intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp văn học dân gian ở trung học phổ thông

Chia sẻ: ViApollo11 ViApollo11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

175
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, theo đó dạy học tích hợp được xác định là một quan điểm xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiết đầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tính khả thi và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp văn học dân gian ở trung học phổ thông

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 24-32<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0054<br /> <br /> THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP<br /> VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> Trịnh Thị Lan<br /> Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 là chuyển mạnh quá<br /> trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm<br /> chất người học; theo đó dạy học tích hợp được xác định là một quan điểm xây dựng chương<br /> trình, nội dung và phương pháp dạy học. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xây<br /> dựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiết đầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tính<br /> khả thi và hiệu quả. Chúng tôi đã thiết kế một chủ đề dạy học tích hợp Văn học dân gian<br /> ở Trung học phổ thông và triển khai bằng phương pháp dạy học theo dự án. Hiệu quả khả<br /> quan của chủ đề dạy học tích hợp này khẳng định tính đúng đắn của quan điểm tích hợp<br /> trong xây dựng và triển khai chương trình Ngữ văn cấp Trung học<br /> Từ khóa: Dạy học tích hợp, chương trình Ngữ văn, văn học dân gian.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Từ cuối thế kỉ XX, nhà nghiên cứu Xaviers Roegiers đã chỉ ra rằng: nếu nhà trường chỉ quan<br /> tâm dạy cho học sinh (HS) các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy cơ sẽ hình thành ở HS các “suy<br /> luận theo kiểu khép kín”, sẽ hình thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người<br /> lĩnh hội được kiến thức nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày. Từ đó ông<br /> nhấn mạnh sự cần thiết phải dạy học tích hợp trong nhà trường [6]. Chương trình giáo dục phổ<br /> thông (CTGDPT) môn Ngữ văn năm 2006 đã “lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo nội<br /> dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [2]. Theo<br /> đó, môn học Ngữ văn được xác lập trên cơ sở hợp nhất ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm<br /> văn trước đây. Dù việc biên soạn sách giáo khoa, các tài liệu phục vụ dạy học đã cố gắng thể hiện<br /> “tam vị” phải hướng tới hòa vào “nhất thể”, cũng như những người tham gia dạy học đã nỗ lực tìm<br /> tòi và sáng tạo, đối với môn học Ngữ văn ở trường phổ thông, “quan điểm tích hợp vẫn chưa thể<br /> được áp dụng một cách triệt để”. Dự thảo CTGDPT năm 2017 được định hướng theo tư tưởng chủ<br /> đạo của quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ<br /> yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, theo đó dạy học<br /> tích hợp được xác định là một định hướng xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp dạy<br /> học. Trong các cách triển khai dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề tích hợp là công việc cần thiết<br /> đầu tiên, cũng là công việc thể hiện rõ tính khả thi và hiệu quả. Trong môn Ngữ văn, từ năm 2013<br /> trở lại đây, cách thức này được áp dụng khá rộng rãi trong thực tiễn dạy học và đem lại những kết<br /> quả đáng ghi nhận. Theo tinh thần đó, trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một chủ đề dạy học<br /> Ngày nhận bài: 17/1/2017. Ngày nhận đăng: 20/4/2017.<br /> Liên hệ: Trịnh Thị Lan, e-mail: lantrinh@hnue.edu.vn<br /> <br /> 24<br /> <br /> Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp Văn học dân gian ở Trung học phổ thông<br /> <br /> tích hợp cụ thể cho chương trình Ngữ văn lớp 10 như một minh chứng cho khả năng thiết kế và<br /> triển khai thành công các chủ đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn<br /> <br /> Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại được vận dụng nhằm giải quyết mâu thuẫn<br /> giữa khối lượng kiến thức ngày càng lớn với thời gian học tập có hạn. Tích hợp tạo ra một chỉnh<br /> thể hướng đích từ các thành phần hữu cơ thuộc một hay nhiều chỉnh thể khác nhau, gần nhau. Tích<br /> hợp còn là sự thống nhất, gắn kết các phần giống nhau, gần nhau trong những chỉnh thể khác nhau<br /> trên cơ sở một vấn đề thực tiễn đang tồn tại. Kết quả của quá trình là sự ra đời một hệ thống mới<br /> mà trong đó các thành tố liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Trong dạy học, tích hợp là một hướng nhằm<br /> phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau<br /> theo những hình thức, những mô hình, những cấp độ khác nhau hướng tới những mục tiêu, những<br /> yêu cầu khác nhau. Dạy học tích hợp làm cho việc học có nhiều ý nghĩa hơn khi xét theo mọi góc<br /> độ: sự liên kết giữa HS và HS, HS và GV, sự liên kết các môn học, độ phức hợp và khả năng giải<br /> quyết vấn đề. Xét riêng bình diện HS, HS cảm thấy hứng thú hơn vì được thể hiện năng lực của<br /> chính mình trong quá trình học tập [7, 9]. Như vậy, dạy học tích hợp xuất phát từ yêu cầu của mục<br /> tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, yêu cầu HS phải tăng cường vận dụng kiến thức vào giải<br /> quyết những vấn đề thực tiễn.<br /> Dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp là làm cho quá trình h0ọc tập các kiến thức, kĩ<br /> năng ngôn ngữ và văn học có giá trị hơn bằng cách đặt các quá trình học tập vào hoàn cảnh có<br /> ý nghĩa đối với HS, làm cho nhà trường và cuộc sống ngoài nhà trường không còn là hai thế giới<br /> riêng biệt. Muốn vậy, quá trình dạy học phải giúp HS nắm được những kiến thức ngôn ngữ, văn<br /> học cần yếu và các cách thức vận dụng chúng vào các tình huống của cuộc sống để HS trở thành<br /> những người lao động có khả năng thích ứng cao và có năng lực sáng tạo. Điều này có nghĩa là<br /> trong quá trình dạy học, kiến thức không phải chỉ là lí thuyết chung mà còn là gì thật cụ thể phục<br /> vụ cho cuộc đời của mỗi con người để hòa nhập, hội nhập, tự khẳng định mình. Việc đánh giá kết<br /> quả học tập của HS chính là đánh giá HS có khả năng sử dụng kiến thức như thế nào trong thực<br /> tiễn.<br /> Hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp trong xây dựng nội dung chương trình, biên<br /> soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn không còn đặt ra nữa.<br /> Bài toán đang đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên<br /> cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông như thế nào cho hiệu<br /> quả, để “phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ<br /> trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững<br /> chắc” [2] nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực<br /> hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp cho phần Văn học dân gian<br /> ở THPT<br /> <br /> Trong dạy học Ngữ văn, ở giai đoạn triển khai CTGDPT năm 2006, nguyên tắc tích hợp đòi<br /> hỏi phải lấy khâu đọc văn và làm văn làm hai trục tích hợp chủ yếu, phải xử lí đúng đắn mối quan<br /> hệ giữa cung cấp tri thức lí thuyết với rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng năng lực tiếng Việt cho HS.<br /> Biểu hiện cụ thể là: trên cơ sở trình độ và khả năng vận dụng tiếng Việt vào hoạt động đọc hiểu<br /> và tạo lập các loại văn bản của HS, GV hướng dẫn các em tổng hợp, khái quát hoá thành các tri<br /> thức về khái niệm, quy tắc lí thuyết, tạo tiền đề và phương hướng cho HS tiếp tục tự học. CTGDPT<br /> 25<br /> <br /> Trịnh Thị Lan<br /> <br /> năm 2017 tiến thêm một bước khi xác định cấu trúc chương trình phổ thông môn Ngữ văn được<br /> xây dựng dựa trên các trụ cột chính tương ứng với các năng lực giao tiếp: đọc, viết, nói và nghe.<br /> Các năng lực này sẽ được phân giải thành những yêu cầu cần đạt theo độ khó tăng dần và liên tục<br /> từ các lớp cấp dưới đến cấp học cao hơn. Mục tiêu phát triển năng lực sẽ bám sát đối tượng trung<br /> tâm của bài học là văn bản, định hướng phát triển khả năng đọc, viết, nói và nghe của HS về nhiều<br /> kiểu loại văn bản đa dạng, cần thiết cho cuộc sống như: văn bản văn học (literary texts), văn bản<br /> nghị luận (persuasive texts), văn bản thông tin (informational texts). Những văn bản này chính là<br /> ngữ liệu của bài học Ngữ văn và yêu cầu đầu tiên đối với ngữ liệu phải là thuộc về những đề tài,<br /> chủ điểm phù hợp với trải nghiệm thực tiễn và hứng thú của HS. Như vậy, sức hấp dẫn và hiệu quả<br /> của các bài học Ngữ văn sẽ phụ thuộc không ít vào việc xây dựng các chủ đề dạy học.<br /> Chương trình Ngữ văn THPT chưa bao giờ và không thể thiếu nội dung dạy học kiến thức<br /> về văn học dân gian (VHDG) Việt Nam. Ở chương trình Ngữ văn hiện hành, các văn bản VHDG<br /> được chọn là văn bản dạy học đọc hiểu cho HS THPT ngay từ những bài học Ngữ văn đầu tiên vừa<br /> phù hợp với thông lệ từ trước, vừa đảm bảo tính chất đồng tâm với chương trình Ngữ văn THCS.<br /> Ở những bài học này, HS vừa cần phải hiểu được các vấn đề nội dung, nghệ thuật của văn bản<br /> VHDG, vừa phải nắm được các vấn đề thuộc về kiểu loại văn bản có trong VHDG Việt Nam như<br /> tự sự, trữ tình, kịch; trên cơ sở đó mà hình thành kĩ năng đọc hiểu tất cả các văn bản văn học dân<br /> gian khác và chuẩn bị tri thức một cách chu đáo cho việc làm văn - tạo lập văn bản tự sự trong<br /> chương trình. Như vậy, việc dạy học đọc hiểu văn bản VHDG ở THPT có ý nghĩa rất quan trọng.<br /> Đối với HS, các văn bản VHDG không chỉ là những văn bản văn học cần đọc hiểu đầu tiên ở THPT<br /> mà còn là đối tượng tiếp xúc kéo dài trong suốt cả một học kì.<br /> Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, ở lớp 10 có các bài học về VHDG sau:<br /> - Khái quát về VHDG Việt Nam<br /> - Ôn tập VHDG Việt Nam<br /> - Các bài học về văn bản VHDG Việt Nam bao gồm: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích,<br /> ca dao, chèo. . . [5].<br /> Việc học liên tục các bài học VHDG trong hình thức của các giờ học đọc hiểu văn bản độc<br /> lập về nội dung rất khó cuốn hút HS. Dạy và học như thế nào để việc đọc hiểu văn bản đảm bảo sự<br /> chính xác, đúng đắn mà vẫn đem lại sự hấp dẫn cho mỗi giờ học? Làm thế nào để gắn kết những<br /> giá trị của VHDG Việt Nam với thực tiễn đời sống? Trả lời những câu hỏi này thật không dễ dàng.<br /> Chúng tôi cũng đã từng nghĩ cách tích hợp kiến thức Ngữ - Văn (Tiếng Việt - Văn học) trong các<br /> bài học học về VHDG. Nhưng nếu thiết kế được chủ đề dạy học tích hợp cho chủ điểm Văn học<br /> dân gian Việt Nam, hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều.<br /> Chúng tôi đề xuất kết hợp các bài học Tiếng Việt, Làm văn khác để có một chủ đề dạy<br /> học tích hợp VHDG Việt Nam như sau. Chủ đề dạy học này đã được triển khai dạy học ở 2 lớp<br /> 10 (lớp 10D1 và lớp 10D4) - Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) trong năm học<br /> 2016-2017.<br /> Tên chủ đề: Vẻ đẹp và sức sống của VHDG Việt Nam (Chương trình Ngữ văn 10)<br /> * Mục tiêu của chủ đề: Giúp HS<br /> - Hiểu rõ các đặc trưng cơ bản của VHDG Việt Nam, hệ thống thể loại và các giá trị về mặt<br /> nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian; sưu tầm và phân loại các văn bản VHDG Việt Nam;<br /> đọc hiểu văn bản VHDG theo đặc trưng thể loại<br /> - Chỉ ra được mối quan hệ giữa VHDG và văn hóa dân gian, vai trò của VHDG trong đời<br /> sống của dân tộc từ xưa đến nay; nhận diện, phân tích, vận dụng giá trị của VHDG vào đời sống<br /> thực tiễn.<br /> - Diễn xướng, viết tiếp, viết lại, sáng tác,... các tác phẩm VHDG; sáng tạo các tác phẩm có<br /> 26<br /> <br /> Thiết kế và triển khai chủ đề dạy học tích hợp Văn học dân gian ở Trung học phổ thông<br /> <br /> sử dụng chất liệu VHDG.<br /> - Vận dụng kết hợp kiến thức liên môn Ngữ văn - Lịch sử - Giáo dục công dân - Nghệ thuật<br /> để giải thích các vấn đề cơ bản của VHDG Việt Nam qua từng thời kì lịch sử; hiểu sâu sắc hơn<br /> về vai trò của VHDG trong việc gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Từ đó, khơi dậy ở<br /> HS niềm yêu thích, trân trọng những sáng tác dân gian của nhân dân lao động xưa; tự hào đối với<br /> những giá trị văn hóa, VHDG ông cha để lại cho đời sau; hình thành thái độ và hành vi phù hợp<br /> để góp phần tuyên truyền, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp, sức sống của VHDG Việt Nam.<br /> - Qua quá trình học tập chủ đề này, HS phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp xã hội:<br /> làm việc nhóm, tìm hiểu, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, báo cáo, thuyết trình; năng lực cảm thụ và<br /> sáng tạo văn học (năng lực thẩm mĩ); năng lực sử dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ cụ thể...<br /> Tóm lại, triển khai chủ đề dạy học “Vẻ đẹp và sức sống của VHDG Việt Nam” theo hướng<br /> tích hợp liên môn, bằng phương pháp dạy học dự án sẽ mang đến cho học sinh một cái nhìn toàn<br /> diện và sâu sắc hơn về một vấn đề không chỉ thuộc về văn học mà còn về những vấn đề chung của<br /> đời sống xã hội.<br /> * Các bài học liên quan<br /> Triển khai thành công chủ đề dạy học tích hợp này có thể sẽ đồng thời đạt được mục tiêu<br /> của các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 sau: Khái quát VHDG Việt Nam, Ôn tập VHDG<br /> Việt Nam, Các bài học về văn bản VHDG, Các bài học Làm văn về văn bản tự sự, Luyện tập về<br /> các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, phép điệp, phép đối... [5].<br /> * Cách thức triển khai: Chúng tôi thiết kế chủ đề dạy học này bằng ý tưởng dạy học theo<br /> dự án (Project- Based Learning) [1]:<br /> (1) Tình huống thực tiễn của dự án (vai thực tiễn của HS): Học sinh là thành viên của một<br /> Ban Văn hóa - Truyền thông, có nhiệm vụ vận động, chuẩn bị làm hồ sơ giới thiệu về VHDG Việt<br /> Nam đề nghị tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Mỗi Ban<br /> này có 6-8 người.<br /> (2) Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên dự án là: Tìm hiểu về những “trầm tích” VHDG<br /> trong dòng thời gian lịch sử của dân tộc; Khai phá, làm phát lộ vẻ đẹp của những lớp trầm tích ấy,<br /> để thêm ngưỡng mộ, trân trọng; Mài giũa, “chế tác”, đem VHDG đến với cuộc sống hiện tại; Tự<br /> hào giới thiệu với mọi người, để VHDG có chỗ đứng trong lòng mỗi người Việt và bạn bè quốc tế.<br /> (3) Thời gian thực hiện dự án: 5 tuần làm việc (tương ứng với thời gian tiến hành trên lớp<br /> các hoạt động đọc hiểu các văn bản thuộc các thể loại VHDG Việt Nam khác nhau trong sách giáo<br /> khoa.<br /> (4) Sản phẩm dự án (tính với mỗi nhóm gồm 6-8 thành viên) bao gồm:<br /> - Bài thuyết trình trước lớp về “Những vẻ đẹp của VHDG Việt Nam”. Tự chọn công cụ hoặc<br /> hình thức thể hiện: poster, power point, mind map, Prezi. . .<br /> - Tập san tổng hợp, bao gồm: các tác phẩm VHDG Việt Nam đặc sắc, có giá trị trường tồn;<br /> những phân tích, đánh giá, cảm thụ tác phẩm VHDG; các sáng tác thơ, nhạc, họa lấy chất liệu từ<br /> VHDG, mô phỏng VHDG; các tác phẩm tự sự được phỏng tác hoặc viết tiếp truyện dân gian. Tự<br /> chọn hình thức: viết tay hoặc xuất bản. . .<br /> - Tiết mục diễn xướng VHDG (dân ca, hát múa, chèo, tuồng,. . . ) được biểu diễn trực tiếp<br /> hoặc quay clip.<br /> - Nhật kí dự án (dưới dạng phim tư liệu, nhật kí ảnh, nhật kí viết tay, các báo cáo tiến độ. . . ).<br /> - Bảng chấm công, đánh giá của nhóm (đối với mỗi thành viên).<br /> (5) Quá trình triển khai dự án<br /> 27<br /> <br /> Trịnh Thị Lan<br /> <br /> - Hoạt động khởi động dự án (Tuần 1 - Tiết thứ nhất của chủ đề)<br /> - GV nêu vấn đề, giới thiệu dự án và tổ chức cho HS thảo luận để xác định các hoạt động<br /> chính của dự án. HS nhận nhiệm vụ.<br /> - Sắp xếp nhóm theo năng lực, sở thích và điều chỉnh nhóm theo năng lực Ngữ văn và khả<br /> năng ứng dụng CNTT của HS.<br /> - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch nhóm, gợi ý cho HS một số nguồn tài liệu có thể tham<br /> khảo giúp các em hoàn thành nhiệm vụ.<br /> <br /> liệu. . .<br /> <br /> thu<br /> <br /> - Các hoạt động triển khai dự án (Từ tiết thứ 2 trở đi)<br /> - HS tìm hiểu thông tin, trải nghiệm thực tế, nhập vai nhân vật, phỏng vấn, thu thập tư<br /> <br /> - GV giám sát HS hoàn thành các sản phẩm, chuẩn bị sản phẩm cho buổi báo cáo nghiệm<br /> <br /> - Trên lớp, GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản VHDG theo thể loại. Các văn bản đọc hiểu<br /> có thể thuộc sách giáo khoa, có thể ngoài sách giáo khoa. Việc đọc hiểu văn bản VHDG theo thể<br /> loại giúp hoàn thành các sản phẩm của dự án đạt chất lượng tốt nhất.<br /> 28<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2