intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thụ lý vụ án kinh tế những bất cập và giải pháp hoàn thiện

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

82
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này các tác giả phân tích các quy định của pháp luật về những bất cập của thụ lý vụ án kinh tế và đưa ra những giải pháp trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thụ lý vụ án kinh tế những bất cập và giải pháp hoàn thiện

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> THỤ LÝ VỤ ÁN KINH TẾ <br /> NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN<br /> <br />                                                                                                                      Đoàn Đức  <br /> Lương<br />                                                                                            Tr ường Đại học khoa học, Đại học  <br /> Huế<br /> <br /> <br /> Việc giải quyết các vụ án kinh tế, dân sự, hành chính, lao động nói chung và  <br /> vụ  án kinh tế nói riêng phải tuân theo những trình tự, thủ  tục nhất định. Giải quyết  <br /> vụ  án kinh tế  tại Tòa án trên cơ  sở  Pháp lệnh thủ  tục giải quyết các vụ  án kinh tế <br /> năm 1996, theo đó việc khởi kiện và thụ  lý vụ  án được quy định từ  Điều 31 đến  <br /> Điều 33. Thụ lý vụ án kinh tế có ý nghĩa quan trọng vì nó đặt trách nhiệm của Tòa án  <br /> phải giải quyết vụ án trong thời hạn nhất định kể  từ  thời điểm thụ  lý vụ  án; đồng  <br /> thời kể từ thời điểm này Tòa án mới tiến hành các hoạt động tố tụng để  giải quyết  <br /> vụ  án. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về  thụ  lý vụ  án <br /> kinh tế  còn gặp nhiều vướng mắc do pháp luật thiếu thống nhất, thiếu cụ  thể. Vì <br /> vậy, trong bài viết này chúng tôi phân tích các quy định của pháp luật về  những bất  <br /> cập của thụ lý vụ án kinh tế và đưa ra nhưng giải pháp trong quá trình xây dựng Bộ <br /> luật tố tụng dân sự.<br /> 1. Pháp luật hiện hành về thụ lý vụ án kinh tế.<br />  Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ  án kinh tế <br /> năm 1994 thì cá nhân, pháp nhân theo thủ  tục do pháp luật quy định có quyền khởi  <br /> kiện vụ  án kinh tế  để  yêu cầu Tòa án bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  <br /> Quyền khởi kiện vụ án kinh tế là cơ sở pháp lý đầu tiên để các chủ thể tham gia vào  <br /> quan hệ tố tụng, thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, không phải  <br /> bất kỳ chủ thể nào khởi kiện vụ án kinh tế  Tòa án cũng thụ lý giải quyết, việc giải  <br /> quyết của Tòa án khi đảm bảo các điều kiện sau:<br />     Thứ  nhất , chủ thể khởi kiện phải có tư  cách pháp lý. Đối với cá nhân thực  <br /> hiện quyền khởi kiện bằng việc trực tiếp ký vào đơn khởi kiện hoặc thông qua  <br /> người đại diện theo  ủy quyền. Đối với năng lực hành vi tố  tụng của cá nhân trong  <br /> Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định cụ thể, việc khởi <br /> kiện vụ  án kinh tế  thì những chủ  thể  kinh doanh luôn luôn phải đảm bảo năng lực <br /> 49<br /> hành vi đầy đủ  mới được tiến hành các hoạt động kinh doanh nên trong Pháp lệnh  <br /> thủ tục giải quyết vụ án kinh tế không đề cập đến năng lực hành vi tố tụng. Đối với <br /> pháp nhân thực hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện bằng văn bản. Trong <br /> tố  tụng dân sự  thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố, tổ  chức xã hội có quyền khởi  <br /> kiện vì lợi ích chung trong những trường hợp nhất định liên quan đến người chưa <br /> thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự... Trong tố  tụng kinh tế  pháp luật <br /> không quy định quyền khởi tố  của Viện kiểm sát, quyền khởi kiện của tổ  chức xã  <br /> hội vì công việc kinh doanh là vấn đề  riêng tư  của các chủ  thể, các cá nhân hoặc  <br /> pháp nhân có đủ khả năng cân nhắc có nên khởi kiện tại Tòa án hay lựa chọn những  <br /> phương thức giải quyết khác phù hợp hơn.<br />      Thứ  hai, việc khởi kiện vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa  <br /> án nhân dân. Việc xác định vụ án có phải là vụ án kinh tế và thuộc thẩm quyền giải  <br /> quyết của Tòa án nhân dân hay không thông qua việc nghiên cứu đơn khởi kiện, các  <br /> tài liệu do nguyên đơn cung cấp và đối chiếu với Điều 12 của Pháp lệnh thủ tục giải  <br /> quyết các vụ án kinh tế năm 1994:<br /> ­ Các tranh chấp về  hợp đồng kinh tế  giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa  <br /> pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.<br /> ­ Các tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau và các thành viên  <br /> công ty với công ty liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty.<br /> ­ Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.<br /> Khi đã xác định vụ  án kinh tế  thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân <br /> dân cũng cần lưu ý các bên có thỏa thuận trọng tài hay không. Theo Điều 1, Điều 3  <br /> và Điều 5 của Pháp lệnh trọng tài Thương mại năm 2003 và Nghị quyết 05/2003/NĐ  <br /> ­ HĐTP Tòa án nhân dân tối cao thì trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết  <br /> các tranh chấp phát sinh tronh hoạt động thương mại nếu trước hoặc sau khi xảy ra  <br /> tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thỏa thuận  <br /> trọng tài nhưng thỏa thuận bị  vô hiệu theo Điều 10 của Pháp lệnh trọng tài thương  <br /> mại, có quyết định của Tòa án hủy quyết định của trọng tài (nếu các bên không có <br /> thỏa thuận khác thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết).<br />       Thứ  ba. thủ  tục khởi kiện chỉ  được khởi kiện đối với những việc còn thời  <br /> hiệu khởi kiện. Việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp kinh tế có ý  <br /> nghĩa quan trọng để Tòa án thụ lý giải quyết hay không. Thời hiệu khởi kiện vụ án <br /> kinh tế là 06 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật có quy <br /> định khác. Ngoài ra trong một số trường hợp luật chuyên ngành có quy định thời hiệu <br /> khởi kiện riêng " thời hiệu tố tụng áp dụng cho tất cả các hành vi thương mại là 02 <br /> năm kể từ thời điểm phát sinh quyền khiếu nại" (Điêu 242 của Luật Thương mại).<br /> 50<br />       Thứ  tư, chủ  thể  khởi kiện chỉ  được khởi kiện những việc trước đó Tòa án <br /> chưa giải quyết bằng bản án hay quyết định có hiệu lực của Tòa án hay của cơ quan  <br /> có thẩm quyền khác.<br /> Việc   giải   quyết   các   tranh   chấp   kinh   tế   thường   thông   qua   các   hình   thức <br /> thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc Tòa án. Trong trường hợp vụ  án kinh tế  đã  <br /> được gải quyết bằng quyết định, bản án của Tòa án hoặc quyết định trọng tài đã có  <br /> hiệu lực pháp luật thì Tòa án không thụ lý giải quyết nữa mà trả lại đơn cho đương  <br /> sự theo khoản 03 Điều 32 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. <br /> Sau khi nghiên cứu đơn kiện và các chứng cứ  do nguyên đơn cung cấp thấy  <br /> đủ các điều kiện nêu trên và vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp mình thì thông  <br /> báo ngay cho nguyên đơn biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ  ngày nhận được thông  <br /> báo nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật và Tòa án  <br /> vào sổ thụ lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn xuất trình chứng cứ về việc nộp tiền tạm  <br /> ứng án phí.<br /> 2. Những bất cập của pháp luật về thụ lý vụ án kinh tế và giải pháp.<br /> Điều 33 của Pháp lệnh thủ  tục giải quyết các vụ  án kinh tế  quy định " Nếu <br /> Tòa án xét  thấy vụ  án thuộc thẩm  quyền của mình thì phải thông báo ngay cho <br /> nguyên đơn biết". Thời gian từ khi Tòa án nhận đơn khởi kiện đến khi thông báo cho  <br /> nguyên đơn biết được xác định là bao nhiêu được hiểu một cách trừu tượng "thông  <br /> báo ngay"  nên dẫn đến việc kéo dài việc xem xét đơn khởi kiện và thụ  lý vụ  án. <br /> Theo pháp luật hiện hành thì thụ  lý vụ  án kinh tế, dân sự, lao động được quy định <br /> trong ba pháp lệnh khác nhau. Theo Điều 37 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ <br /> án dân sự  thì trong thời hạn  một tháng  hoặc tối đa là  hai tháng kể  từ  ngày Tòa án <br /> nhận đơn, đương sự  phải nộp tạm  ứng án phí thì Tòa án không thụ  lý vụ  án. Việc  <br /> thụ lý vụ án lao động theo Điều 35 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp  <br /> lao động năm 1996 thì thời hạn bảy ngày kể từ  ngày nộp đơn nguyên đơn phải nộp <br /> tiền tạm ứng án phí. Như vậy, thời hạn và thời điểm tiến hành thủ  tục thụ  lý vụ án <br /> không thống nhất mà không thể  lý giải được các quy định này dựa trên cơ  sở  khoa  <br /> học nào. Đối với vụ án kinh tế thời hạn nộp tạm ứng án phí là một hoặc hai tháng kể <br /> từ ngày nhận đơn. Theo chúng tôi khi xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự nên quy định <br /> về thụ lý vụ án kinh tế, lao động, dân sự thống nhất về thời điểm:  người khởi kiện  <br /> phải nộp tiền tạm  ứng án phí trong thời hạn hai mươi ngày kể  từ  ngày nhận được  <br /> giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.<br /> Trong trường hợp không đủ điều kiện thụ  lý thì Tòa án trả  lại đơn kiện cho  <br /> người khởi kiện. Điều 32 của Pháp lệnh quy định việc trả lại đơn kiện: Người khởi  <br /> kiện không có quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện đã hết, sự  việc đã được giải <br /> 51<br /> quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước <br /> có thẩm quyền.Khi trả lại đơn kiện thẩm phán có phải ra một quyết định về việc trả <br /> lại đơn kiện hay không. Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định những căn cứ mà chưa  <br /> quy định trình tự  thủ  tục trả  lại đơn kiện. Trong thực tế  nhiều trường hợp do nhận  <br /> thức khác nhau về điều kiện thụ lý (như Tòa án cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện, <br /> người khởi kiện lại chứng minh rằng còn thời hiệu khởi kiện và việc trả  lại đơn <br /> kiện không có cơ  sở), người khởi kiện không thể  khiếu nại việc không thụ  lý của  <br /> Tòa án vì không có văn bản. Vấn đề này hiện nay có ý kiến cho rằng Tòa án phải ra  <br /> quyết định thụ  lý vụ  án hoặc quyết định không thụ  lý vụ  án và trả  lại đơn kiện. <br /> Trong trường hợp này người khởi kiện có quyền khiếu nại quyết định không thụ  lý <br /> của Tòa án. Theo chúng tôi để  bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi  <br /> kiện thì Tòa án khi trả lại đơn khởi kiện không qua văn bản trả lại đơn kiện (chẳng  <br /> hạn thông báo về việc trả lại đơn kiện) trong đó có nêu rõ lý do. Trong trường hợp  <br /> người khởi kiện không thống nhất với văn bản trả  lại đơn khởi kiện do thẩm phán <br /> ký có quyền khiếu nại với chánh án Tòa án có thẩm quyền. Nếu theo quan điểm  <br /> thẩm phán ra quyết định không thụ lý vụ án kinh tế là chưa phù hợp vì từ  thời điểm <br /> thụ  lý vụ án mới xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết vụ án và ra  <br /> các quyết định theo pháp luật tố  tụng, thẩm phán không thể  ra các quyết định trước  <br /> khi thụ lý vụ án.<br /> Trong các quy định của pháp luật phải xác định rõ thời gian mà không nên quy  <br /> định chung chung "thông báo ngay" dẫn đến việc áp dụng không thống nhất. Trên  <br /> thực tế  có những vụ án thời hạn một tuần kể từ ngày nộp đơn đã có thông báo nộp <br /> tạm  ứng án phí, ngược lại có những vụ  án nguyên đơn nộp đơn một vài tháng mà <br /> không được thông báo. Do vậy, đối với các vụ án dân sự, kinh tế, lao động nói chung <br /> và án kinh tế  nói riêng liên quan đến lợi ích của các chủ  thể  nên cần xác định thời  <br /> gian xem xét đơn khởi kiện cụ  thể. Hiện nay trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự <br /> (lần thứ  11) tại Điều 172 vẫn giữ  nguyên quy định của các pháp lệnh là "Tòa án  <br /> thông báo ngay cho người khởi kiện" là chưa hợp lý. Đối với quy định này theo chúng <br /> tôi có thể  quy định theo hướng: Trong thời hạn 20 ngày kể  từ  ngày nhận được đơn <br /> khởi kiện Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện biết để  làm thủ  tục nộp tiền <br /> tạm ứng án phí.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và thi  <br /> hành án, nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2001).<br /> <br /> <br /> <br /> 52<br /> 2. Phạm  Thanh Phấn,  Nguyễn Huy  Anh.  Những nội  dung cơ  bản  trong Luật  <br /> Thương mại nước CHXHCN Việt Nam, nxb  Đồng Nai (1997).<br /> 3. Phan Hữu Thư.  Xây dựng Bộ  luật tố  tụng dân sự. Những vấn đề  lý luận và  <br /> thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội  (2001).<br /> 4. Ủy ban thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm (2003).<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Thụ lý vụ án kinh tế là công việc dầu tiên của Tòa án, là bước mở đầu của quá trình  <br /> tố  tụng. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về  thụ  lý vụ  án kinh tế  còn khái  <br /> quát, nhiều điểm bất hợp lý. Trong bài viết này chúng tôi phân tích các quy định của pháp  <br /> luật, những bất cập và đưa ra những giải pháp về  thụ  lý vụ  án kinh tế  trong quá trình xây  <br /> dựng Bộ luật tố tụng dân sự.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 53<br /> THE ENROLMENT OF ECONOMIC CASE ­  THE DRAWBACKS<br /> AND SOLUTIONS TO PERFECT<br />                                                                                                               Doan  Duc Luong<br />                                                               College of  Sciences, Hue University<br /> SUMMARY<br /> The enrolment of economic case is first activity of the Court and it is also the first step  <br /> of legal procedure.The legal provisions of the enrolment of economic case, however, are quite  <br /> general and some of  them are irritional. In this writing, we would like to analyse the current  <br /> legal provisions, their drawbacks and propose the solutions to perfect them in the process of  <br /> building the Vietnamese Civil Procedure Code.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 54<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2