intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thư ngỏ gửi nhà phê bình, và nhà phê bình gửi lại…

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thư ngỏ gửi nhà phê bình Phan Cẩm Thượng Hãy bắt đầu bằng sự vui mừng của những người yêu mỹ thuật khi được biết có một sưu tập “quý” các bậc thầy hội họa của Việt Nam được triển lãm tại TP Hồ Chí Minh. Vui lắm chứ, nhất là ai cũng biết rất nhiều tác phẩm quý của hội họa Việt Nam đã lần lượt ra nước ngoài bởi sự thiếu thốn và nghèo khó trong nước cả một giai đoạn dài. Nay có dịp hiếm hoi, những bức tranh này quay về cho mọi người được nhìn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thư ngỏ gửi nhà phê bình, và nhà phê bình gửi lại…

  1. Thư ngỏ gửi nhà phê bình, và nhà phê bình gửi lại… Thư ngỏ gửi nhà phê bình Phan Cẩm Thượng Hãy bắt đầu bằng sự vui mừng của những người yêu mỹ thuật khi được biết có một sưu tập “quý” các bậc thầy hội họa của Việt Nam được triển lãm tại TP Hồ Chí Minh. Vui lắm chứ, nhất là ai cũng biết rất nhiều tác phẩm quý của hội họa Việt Nam đã lần lượt ra nước ngoài bởi sự thiếu thốn và nghèo khó trong nước cả một giai đoạn dài. Nay có dịp hiếm hoi, những bức tranh này quay về cho mọi người được nhìn ngắm, quả thật là điều đáng mong đợi. Hiếm có triển lãm nào được báo giới và người xem đón chờ như vậy. Hàng chục báo đăng tin với các tít đầy thiện cảm: “Người Thái Lan yêu tranh quý Việt Nam” (VNExpress), “Triển lãm tranh quý về đất nước con người Việt Nam” (Sài Gòn Giải phóng), “Triển lãm 100 bức hội họa quý thời 1930-1970” (Phụ Nữ online), “Người Thái Lan mê tranh Việt Nam (Công An TPHCM), rồi báo VOH, Petrotimes, Quân đội Nhân dân, Thể Thao Văn Hóa, Thanh Niên, Giáo dục & Thời đại…
  2. chưa kể đến các trang mạng cá nhân kiểu như Soi chẳng hạn. Sự kiện mỹ thuật mà được các báo đưa tin đồng loạt như vậy là hiếm, trừ những sự kiện của nhà nước mà các báo phải có trách nhiệm tuyên truyền. Tất cả điều trên đủ để nhận thấy người mình thèm lắm những giá trị hội họa đích thực của quá khứ. Nhưng tại sao, tất cả – từ báo nhà nước tới mạng tư nhân – đều rất vô tư khẳng định đó là những bức tranh quý”. Họ vô tư “giật tít” bởi họ tin vào ai. Họ tin vào uy tín của người giới thiệu triển lãm: nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng. Họ tin vào bề dày hoạt động của ông, họ tin vào những gì ông đã theo đuổi và đã làm cho mỹ thuật nước nhà. Họ tin vào những gì ông nói, ông viết trong bao năm nay mà không mấy ai phản đối. Và nghiễm nhiên, trước uy tín (thứ này không có hội đoàn nào phong, mà hình thành qua cái sự “tin” – tin tưởng), họ đã đặt niềm tin vào ông. Ông Tira mời ông xem tranh, nghe đồn còn mời sang Thái ở cả tháng để viết sách, chắc cũng vì cái uy tín của ông, cái uy tín lan ra đến nước ngoài. Tóm lại, rất nhiều người đã đặt niềm tin vào ông Phan Cẩm Thượng. Thiếu gì người có bằng tiến sỹ mỹ học, phê bình lý luận này nọ nhưng đâu họ có mời… Thế rồi sau vài ngày triển lãm, sau những tay bắt mặt mừng, nhờ có bạn Lý Đợi, mọi người mới ngã ngửa: hai bức tranh được cho là của Bùi Xuân Phái – một danh họa của người Việt) lại là của ông Phương (con ông Phái) vẽ, nhưng lại có chữ kí đàng hoàng của ông Phương. Dĩ nhiên, mọi người có quyền nổi giận vì họ có cảm giác bị lừa. Họ trách cứ ông Phương một phần ( trên phương diện đạo đức là đã đạo
  3. phong cách của bố), nhưng mặt khác họ có quyền trách ông Thượng (và cả thầy ông, ông Nguyễn Quân) vì tắc trách, vì dốt, hay vì một động cơ nào khác. Đó là quyền chính đáng. Câu chuyện cứ thế ồn lên, các ông vẫn im lặng cho đến một hôm nhận được câu trả lời từ ông Thượng với lí lẽ khá cùn. Thứ nhất, ông bảo, ông và ông Nguyễn Quân “được ông Tira mời phát biểu trong buổi khai mạc…, chứ không mời giám định tranh”. Thế thưa ông: các ông được mời phát biểu về cái gì, về giá xăng dầu hay giá vàng?… Tất nhiên là về giá trị “quý báu” của bộ sưu tập chứ. Thế khi khoa tay nói về sự quý báu của bộ sưu tập, các ông không kịp xem nó là cái gì à? Không cần “giám định” gì à, kể cả bước sơ khai nhất là tranh của ai là tranh của ai? Hay các ông cứ thế thấy tranh người đã chết là đồng thanh bảo quý? 10 bức nói là của Tô Ngọc Vân thật ra chỉ có 1 (còn 9 bức kia của người khác- xem comment của Người Sưu Tầm trong bài “Chuyện động trời…” ) mà cũng bảo quý? Tranh của Phương đề là tranh của Phái cũng quý? Hay cứ vẽ giống ông Phái là quý tất? Đúng, ông có thể không có quyền khẳng định tranh này thật tranh kia giả, hoặc ông thừa biết là tranh giả nhưng vì một lí do rất “nhân văn” vì sợ thủng nồi cơm của người khác mà không nói, thì ông cũng phải trải qua những bước căn bản kia của chuyên gia chứ! Hoặc tất cả là tranh quý thật, chỉ có vài bức bản thân cũng nghi ngờ, thì ông có quyền đòi hỏi ông Tira mời cơ quan giám định đến rồi hẵng phát biểu!…. Tôi cho rằng lời trả lời lần thứ nhất của ông cho bạn đọc là trả lời cùn, kiểu phủi tay, lờ đi hoàn toàn những vụ nhầm lẫn rất cơ bản.
  4. Thế rồi đến lần trả lời thứ hai quả thật là “siêu cùn” kiểu trẻ con: “Mong các bạn hiểu cái khó của nghề này, và nếu các bạn làm được, tôi xin sẵn sàng nhường” (Comment cho bài “Bùi Thanh Phương có nên đại diện cho quỹ Bùi Xuân Phái”). Hay nhỉ, người ta chất vấn ông vì họ coi ông là chuyên gia, ông có làm sai ( tai nạn nghề nghiệp là chuyện thường) thì ông chân thành xin lỗi (vì đã phụ lòng tin tưởng ở mọi người). Chắc cũng chẳng ai nỡ lòng nào trách tiếp. Nay ông lại dằn dỗi: ai giỏi thì làm đi, tôi nhường. Nó cũng rất mâu thuẫn với câu trên của ông: ông nói ông làm việc này vì yêu thích, vậy thì nhường sao được. Người ta chỉ nhường được đối với chức vụ nào đó, ai lại nhường cái sự mình thích mà cũng chẳng ai ép nhỉ? Ông cũng rất lố khi cố biện minh cho mình bằng việc “Phê bình là việc chúng tôi thích làm thì làm chứ không có lương, cũng không có ai phân công, và trách nhiệm với ai cả” (cũng comment cho bài “Bùi Thanh Phương có nên đại diện cho quỹ Bùi Xuân Phái”); Thưa ông; việc đầu tiên là ông phải có trách nhiệm với sự yêu thích của ông, mà ông đã truyền cho những người cũng yêu thích như ông và đã nghe ông. Đúng, ông nói không có lương: nhưng uy tín và sự đi đến cùng niềm yêu mỹ thuật tưởng còn cao hơn lương? Ông cũng sống bằng rất nhiều thứ mang tên Phan Cẩm Thượng chứ? Những tổ chức mời ông làm các công trình (và có trả thù lao) là mời ông Phan Cẩm Thượng mà họ nghe qua báo, qua đài, qua miệng người này chuyền người kia…; thù lao đó là một thứ lương gián tiếp chứ ông!
  5. Tôi nhớ lại vụ phim Tàu giả Việt cách đây không lâu: ở cương vị cố vấn, ông không làm tốt; tất nhiên ông có nhiều lí do để đổ lỗi. Khá nhiều người vốn yêu ông đã thất vọng về ông. Lần này, chúng tôi không muốn một lần nữa thất vọng về ông. Ông chỉ cần một lời xin lỗi chân tình, thí dụ mắt kém, thí dụ không tập trung… Chẳng ai cố chấp mà trách tiếp. Ai chẳng có phút nắm tay bị lỏng. Nhưng chả nhẽ, một lời xin lỗi lại khó thế. Bởi chúng tôi đều hiểu ông là người có tâm. Vì chuyện bé, chúng tôi không muốn mất một người thầy, một người bạn. Người Xem Hà Nội Thư của họa sĩ Phan Cẩm Thượng gửi Người Xem Hà Nội Tôi rất mừng (các) bạn đã viết một bức thư thế này, chứ không phải là bàn tán theo cảm hứng, nên tôi xin trả lời như sau: Việc tôi đi làm cố vấn cho phim “Đường đến thành Thăng Long” có nhiều việc mình tôi không quyết định được, nhất là trong hoàn cảnh
  6. làm ở bên Trung Quốc, đạo diễn Trung Quốc, diễn viên phụ và đạo cụ cũng của họ. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại tôi chưa muốn nói đến chuyện đó, mà để đến một thời điểm khác. Tôi cũng đã nhận lỗi về việc không làm tốt với bộ phim đó. Mong các bạn thông cảm. Về triển lãm bộ sưu tập của ông Tira tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM vừa rồi, tôi xin nói vài điểm: - Tôi sang Bang Kok về việc làm cuốn sách khác, không liên quan gì đến việc triển lãm. Tiền vé đi về và vé TPHCM do tôi tự mua. Các bạn chớ hiểu lầm tôi làm việc cho ông Tira để nhận cái gì. - 10 bức tranh khắc gỗ nằm trong bộ minh họa Kiều, xuất bản năm 1942, thực ra có 13 bức do 13 tác giả vẽ khắc in, trong đó có Tô Ngọc Vân. Tôi cũng đã chú thích cho ông Tira đầy đủ, nhưng trong Triển lãm, chỉ chú thích là của Tô Ngọc Vân, cái đó là do người làm trưng bày không biết thôi. - Bức tranh của anh Bùi Thanh Phương, mà ông Tira chú thích là Bùi Xuân Phái, do khi mua ông ấy được cho biết là như vậy. Tôi chưa tiện nói với ông ấy, nhất là khi ông đang phấn khởi, không nỡ bảo cục vàng của người ta là cục đất, ngay khi đó. Tôi cảm kích việc làm của ông Tira, có sưu tập, nhưng luôn nghĩ đến người Việt Nam đầu tiên, tự chi phí mà trưng bầy cho người mình xem, nên giúp được ông ấy cái gì thì giúp. Chuyện cải chính một cái tên tranh rồi trước sau sẽ làm, có gì mà làm to chuyện. Một việc nữa là
  7. nước ta chưa có luật về hoạt động và kinh doanh nghệ thuật, nên mọi cái đều quen thói nhận định thoải mái. Điều đó có thể nói riêng, trên mạng cá nhân, chứ không thể nói trên các phương tiện chính thức. Thử tưởng tượng nếu một người có một bức tranh của Picasso, mà ai đó cứ bảo là tranh giả thì hậu quả có thể là rất nghiêm trọng cho cả hai bên. Chúng ta cần làm quen với một xã hội dân chủ, mọi thứ khi ra chính trường cần được phán xét dưới góc độ luật pháp, không phải ai cũng có quyền nói gì tùy ý về người khác, mà phải chứng minh bằng khoa học và kinh nghiệm, sau đó hãy kết luận. Tôi chỉ là một cá nhân, một khán giả nghệ thuật, không hơn gì mọi người. Tôi không có quyền gì tự cho mình là nhà phê bình mà phát biểu điều này trên báo chí. Tôi từng va chạm chuyện này không ít, và chỉ có thể nói dưới câu chuyện cá nhân. Gọi là nhà phê bình cho oai, chứ cái danh đó không có thật. Và nếu có thật tôi cũng xin từ bỏ luôn khi phần đông không hiểu người làm phê bình nghiên cứu ở nước ta là thế nào. Cám ơn bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2