intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thừa Thiên Huế - Những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội

Chia sẻ: Roong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết của Nguyễn Văn Cao trình bày về việc tái cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2013, một số nhiệm vụ trọng tâm 2014 và 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thừa Thiên Huế - Những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội

THỪA THIÊN HUẾ - NHỮNG NỖ LỰC PHÁT TRIỂN<br /> KINH TẾ - XÃ HỘI<br /> Nguyễn Văn Cao<br /> Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế<br /> <br /> Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát<br /> triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 với ba khâu đột phá, gồm:<br /> (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,<br /> trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành<br /> chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất<br /> lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân,<br /> gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng<br /> khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng<br /> bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và<br /> hạ tầng đô thị lớn.<br /> Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện ba<br /> đột phá chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô<br /> hình tăng trưởng, gắn với thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009<br /> của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị<br /> Huế đến 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám<br /> sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và định hướng chỉ đạo<br /> của Trung ương để nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng<br /> đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đầu tư phát triển các lĩnh<br /> vực văn hóa - du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công<br /> nghệ xứng tầm là trung tâm của khu vực miền Trung và cả nước.<br /> Trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; cuộc khủng<br /> hoảng tài chính - tiền tệ, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, thiên tai<br /> và dịch bệnh, nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của<br /> Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng,<br /> 379<br /> <br /> toàn quân, toàn dân Thừa Thiên Huế, nền kinh tế - xã hội địa phương<br /> vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng<br /> kinh tế bình quân đạt 10,0%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét<br /> theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Huy động vốn đầu<br /> tư tăng khá; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong ba năm 2011-2013 đạt<br /> hơn 37.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm; trong đó, vốn ngân<br /> sách nhà nước tăng trưởng bình quân 6,4%/năm và tỷ trọng trong tổng<br /> vốn đầu tư có xu hướng giảm (thời kỳ 2006-2010, chiếm 38%; đến<br /> nay chiếm khoảng 34%). Thu ngân sách nhà nước đạt mức tăng bình<br /> quân 16%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 1.673<br /> USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%.<br /> Sự phát triển về kinh tế - xã hội đã góp phần thay đổi diện mạo<br /> các đô thị của tỉnh. Hạ tầng đô thị thành phố Huế, thị xã Hương Thủy,<br /> Hương Trà, thị trấn Sịa, Thuận An, các trung tâm tiểu vùng, giao thông<br /> kết nối liên vùng được quan tâm đầu tư phát triển; hệ thống giao thông<br /> nông thôn được kiên cố hóa. Hệ thống di tích Cố đô Huế, di tích lịch sử<br /> cách mạng được tu bổ, tôn tạo, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn<br /> hóa Huế - văn hóa Việt Nam, hỗ trợ phát triển du lịch và xây dựng tỉnh<br /> thành trung tâm văn hóa - du lịch. Trung tâm giáo dục đào tạo có bước<br /> phát triển. Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào<br /> tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao; duy trì và giữ vững chất lượng<br /> giáo dục phổ thông; hệ thống trường dạy nghề phát triển khá. Mạng lưới<br /> y tế cơ sở được đầu tư hoàn thiện. Bệnh viện Trung ương Huế và Trường<br /> Đại học Y Dược Huế không ngừng phát triển theo hướng chuyên sâu,<br /> kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, xứng tầm<br /> là trung tâm y tế chuyên sâu trong khu vực và cả nước. Trung tâm khoa<br /> học công nghệ phát triển theo hướng khai thác các thế mạnh về khoa<br /> học xã hội và nhân văn, y dược, công nghệ thông tin.<br /> Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế; song những kết quả đạt<br /> được là rất quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành trong công tác chỉ<br /> đạo điều hành của lãnh đạo Tỉnh, sự nỗ lực của các cấp các ngành địa<br /> phương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã<br /> 380<br /> <br /> hội. Đặc biệt, đóng góp cho những thành tựu trên còn nhờ vào sự chỉ<br /> đạo sát sao của Trung ương; trong đó có các định hướng lớn về “ba<br /> khâu đột phá chiến lược” được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần<br /> thứ XI.<br /> Tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiêm túc quán triệt, tập trung lãnh đạo,<br /> chỉ đạo thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng<br /> trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững. Theo đó, tập trung<br /> vào ba nhiệm vụ trọng tâm: tái cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực<br /> và xây dựng kết cấu hạ tầng.<br /> 1. Tái cơ cấu kinh tế<br /> Nhằm bổ trợ cho việc thực hiện khâu đột phá chiến lược hoàn thiện<br /> thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh đã nghiêm<br /> túc triển khai thực hiện các chỉ thị, chủ trương, chính sách của Trung<br /> ương về tái cơ cấu kinh tế; trong đó, tập trung vào ba trọng tâm: tái cơ<br /> cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng và tái cơ cấu<br /> doanh nghiệp.<br /> Về tái cơ cấu đầu tư công, đã thực hiện các giải pháp huy động<br /> các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Duy trì tỷ trọng đầu tư<br /> nhà nước hợp lý, trung bình vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm<br /> khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội108.<br /> Đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011<br /> của Thủ tướng Chính phủ, góp phần đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý<br /> sử dụng vốn. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cơ bản được phân bổ và<br /> quản lý đúng mục đích, mục tiêu, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.<br /> Số chương trình, dự án giao vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2013<br /> như sau: Dự án hoàn thành năm 2011 là 124 dự án, năm 2012 là 98 dự<br /> án, năm 2013 là 112 dự án; dự án khởi công mới năm 2011 là 100 dự<br /> án, năm 2012 là 75 dự án, năm 2013 là 53 dự án (trong đó chương trình<br /> mục tiêu quốc gia hỗ trợ 21 dự án). So với thời kỳ trước khi có Chỉ thị<br /> 1792/CT-TTg, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà<br /> 108Tỷ<br /> <br /> trọng vốn ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm 2011:<br /> 31,7%; năm 2012: 31,8%; ước năm 2013: 34,6%.<br /> <br /> 381<br /> <br /> nước giai đoạn 2011-2013 có số dự án khởi công mới ít hơn và số dự án<br /> hoàn thành nhiều hơn.<br /> Công tác giao kế hoạch vốn đã bám sát và tuân thủ đúng quy định<br /> của Chỉ thị 1792/CT-TTg, thứ tự ưu tiên bố trí như sau: (1) các dự án đã<br /> hoàn thành và bàn giao, sử dụng trước ngày 31/12 nhưng chưa bố trí đủ<br /> vốn; (2) các dự án dự kiến hoàn thành trong năm; (3) vốn đối ứng cho<br /> các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án. Việc giao kế hoạch đã đảm<br /> bảo tập trung, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không có tình trạng nợ<br /> đọng xây dựng cơ bản hoặc mất khả năng kiểm soát.<br /> Đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các thành<br /> phần kinh tế tham gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển hạ<br /> tầng, các lĩnh vực văn hóa giáo dục v.v...109 Nghiên cứu xúc tiến các<br /> hình thức đầu tư mới như đối tác công - tư (PPP), BOT; cụ thể: triển<br /> khai dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh theo hình thức BOT, đăng<br /> ký danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP đối với một số lĩnh vực<br /> môi trường, cấp nước, năng lượng tái tạo, v.v…<br /> Về tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, đã tập trung xử lý nợ<br /> xấu; tích cực tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại nợ.<br /> Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ giảm mạnh; trong năm 2012 và<br /> những tháng đầu năm 2013, nợ xấu chiếm trung bình 4,8% - 5% trong<br /> tổng dư nợ, song trong tháng 6/2013 tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2,81%.<br /> Về tái cơ cấu doanh nghiệp, đã hoàn thành phương án tổng thể sắp<br /> xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo các Quyết định đã được Thủ<br /> tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện sắp xếp cổ phần hóa 117/117<br /> doanh nghiệp; trong đó: Chuyển thành công ty TNHH Nhà nước một<br /> thành viên: 11 doanh nghiệp; cổ phần hoá: 58 doanh nghiệp; chuyển<br /> sang đơn vị sự nghiệp: 7 doanh nghiệp; sáp nhập vào doanh nghiệp nhà<br /> nước khác: 18 doanh nghiệp; chuyển thành thành viên Tổng Công ty: 1<br /> 109Ban hành Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 5/1/2013 về quy định một số chính sách<br /> hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 15/8/2013 về<br /> Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo<br /> dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn Tỉnh.<br /> <br /> 382<br /> <br /> doanh nghiệp; giao cho tập thể người lao động: 6 doanh nghiệp; bán 1<br /> doanh nghiệp; giải thể: 10 doanh nghiệp; phá sản: 5 doanh nghiệp.<br /> Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã hỗ trợ nâng cao<br /> hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhờ đó, hiệu quả<br /> sử dụng vốn Nhà nước và các nguồn vốn khác trong doanh nghiệp tăng<br /> lên đáng kể. Sau sắp xếp, bộ máy quản lý doanh nghiệp gọn nhẹ, cơ chế<br /> quản lý thông thoáng, chủ động hơn; đồng thời có sự kiểm tra, giám sát<br /> nội bộ chặt chẽ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông.<br /> Việc chuyển sang hình thức đa sở hữu đã nâng cao vai trò làm chủ và<br /> ý thức trách nhiệm của người lao động trong việc theo dõi, quản lý và<br /> tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, góp<br /> phần bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao<br /> động, tạo ra động lực để doanh nghiệp phát triển. Các tổ chức chính trị<br /> - xã hội trong các doanh nghiệp được duy trì hoạt động có hiệu quả, góp<br /> phần thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng định hướng và<br /> chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.<br /> Sau sắp xếp đến nay còn 11 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;<br /> dự kiến tiếp tục sắp xếp trong giai đoạn 2013-2015. Tình hình sản xuất<br /> kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước tương đối ổn định; có tăng<br /> trưởng về doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp, thu<br /> nhập người lao động và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, và không có<br /> đầu tư ra ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính. Phần lớn doanh<br /> nghiệp có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt,<br /> cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. Tuy nhiên,<br /> vẫn còn một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với hiệu quả thấp.<br /> Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số đơn vị chưa thật sự năng<br /> động; chưa đổi mới phương thức quản trị để nâng cao tính tự chủ, tự<br /> chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh.<br /> Bên cạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tỉnh chú trọng<br /> thực hiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham<br /> gia vào quá trình phát triển của địa phương; từ đó, nâng cao khả năng<br /> huy động nguồn lực ngoài ngân sách. Nhờ đó kinh tế ngoài quốc doanh<br /> 383<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2