intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thức ăn dinh dưỡng cho bò: Phần 1

Chia sẻ: Kien Kien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

114
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Dinh dưỡng và thức ăn cho bò được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo trong các trường ĐH Nông nghiệp và các cán bộ khoa học, giúp bạn đọc có thêm thông tin cần thiết về các nguyên lý dinh dưỡng và thức ăn cho con bò nói riêng và gia súc nhai lại nói chung. Sau đây là phần 1 của Tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thức ăn dinh dưỡng cho bò: Phần 1

  1. VŨ DUY GIẢNG, NGUYỄN XUÂN BẢ LÊ ðỨC NGOAN, NGUYỄN XUÂN TRẠCH VŨ CHÍ CƯƠNG, NGUYỄN HỮU VĂN DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO BÒ NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2008
  2. LỜI GIỚI THIỆU Tôi hân hạnh ñược giới thiệu với bạn ñọc cuốn sách “DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO BÒ” của các tác giả GS. TS. Vũ Duy Giảng, TS. Nguyễn Xuân Bả, PGS. TS. Lê ðức Ngoan, PGS. TS. Nguyễn Xuân Trạch, TS. Vũ Chí Cương và TS. Nguyễn Hữu Văn. Cuốn sách chuyên khảo về các vấn ñề dinh dưỡng và thức ăn cho bò này ñược viết rất công phu, ñã ñề cập các nguyên lý dinh dưỡng và kỹ thuật nuôi dưỡng gia súc nhai lại nói chung và con bò nói riêng. Nội dung của tài liệu ñã ñược cập nhật với những thông tin mới nhất, ñặc biệt sự ra mắt của cuốn sách là cơ hội rất lớn cho sinh viên ngành Chăn nuôi – Thú y tham khảo khi mà Bộ GD&ðT có chủ trương ñổi mới về quy trình ñào tạo ở các trường ñại học từ “niên chế” sang “tín chỉ”. Các tác giả của cuốn sách là tập thể cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực chăn nuôi gia súc nhai lại và dinh dưỡng - thức ăn gia súc ở các trường ñại học Nông nghiệp và Viện nghiên cứu trong nước. Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) ñã tài trợ dự án (LPS/2002/078) hợp tác nghiên cứu với trường và tài trợ cho việc xuất bản cuốn sách. Với tư cách là Chủ tịch Hội ñồng Khoa học-Giáo dục của trường ðại Học Nông Lâm Huế và với tình cảm ñồng nghiệp chân thành, một lần nữa, tôi vui mừng ñược giới thiệu cuốn sách này với bạn ñọc. Huế, ngày 15 tháng 1 năm 2008 PGS.TS. Trần Văn Minh Hiệu trưởng Chủ tịch Hội ñồng KH &GD Trường ðHNL Huế 2
  3. LỜI NÓI ðẦU Hiện nay, bình quân trên thế giới cứ khoảng 4 người thì có 1 con trâu bò (1,5 tỷ trâu bò/6 tỷ người), trong khi ñó ở nước ta khoảng 10 người mới có 1 con trâu bò (8,5 triệu trâu bò/85 triệu người). Trong những năm gần ñây ñàn gia súc nhai lại ở nước ta có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007, ñàn bò có 6,72 triệu con, tăng 3,29% so với năm 2006 (Hoàng Kim Giao, 2007). Nước ta ñã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm ñẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ñể thỏa mãn nhu cầu thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và là giải pháp xóa ñói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy vậy, năm 2007 sản lượng sữa chỉ ñạt 234 ngàn tấn, ñáp ứng khoảng 25% nhu cầu tiêu dùng trong nước và tổng sản lượng thịt bò ñạt 206,14 ngàn tấn. Nuôi dưỡng gia súc nhai lại là một nghệ thuật hơn là một khoa học bởi gia súc nhai lại là “xã hội cộng sinh” giữa ñộng vật có vú và vi sinh vật, dạ dày gia súc nhai lại trưởng thành là một thùng lên men lớn, ở ñó vô số vi sinh vật ñang phát triển, sinh sôi, nẩy nở. Trong nuôi dưỡng, việc tác ñộng ñể ñiều kiện môi trường dạ cỏ ổn ñịnh là vô cùng quan trọng. Với cùng loại thức ăn và gia súc, một số người chăn nuôi có thể ñạt ñược kết quả tốt, trong khi ñó số khác lại có kết quả kém. Bên cạnh ñó, gia súc nhai lại thuộc diện ñặc biệt, chúng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các mối quan hệ với môi trường, bao gồm cả người chăn nuôi. Mối quan hệ này có thể có ảnh hưởng trực tiếp ñến các vấn ñề dinh dưỡng của gia súc nhai lại. Vì tất cả những lý do trên, việc hiểu biết các nguyên lý dinh dưỡng bao gồm từ ñặc ñiểm tiêu hóa, thu nhận thức ăn ñến nhu cầu các chất dinh dưỡng và vấn ñề giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại trong ñiều kiện nước ta có ý nghĩa quyết ñịnh thành công trong chăn nuôi. Nhằm ñáp ứng nhu cầu ñào tạo trong các trường ñại học Nông nghiệp và các cán bộ khoa học, chúng tôi xuất bản cuốn sách này nhằm giúp bạn ñọc có thêm thông tin cần thiết về các nguyên lý dinh dưỡng và thức ăn cho con bò nói riêng và gia súc nhai lại nói chung. Sách ñược xuất bản nhờ sự tài trợ tài chính của dự án hợp tác nghiên cứu giữa trường ðại Học Nông Lâm Huế và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR). Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng ñã nhận ñược sự giúp ñỡ về chuyên môn của TS Peter Doyle -lãnh ñạo dự án LPS/2002/078, chuyên gia cao cấp về bò sữa ở Trung tâm nghiên cứu bò sữa Kyabram, Victoria, Australia, và sự ñộng viên quý báu của PGS. TS. Trần Văn Minh- Hiệu Trưởng trường ðại Học Nông Lâm Huế. Nhân dịp này chúng tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ vô giá ñó. Hy vọng cuốn sách sẽ góp phần tích cực cho quá trình ñào tạo ñối với ngành chăn nuôi và ñem lại nhiều hữu ích cho bạn ñọc. Tuy nhiên, sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận ñược sự góp ý của bạn ñọc ñể lần tái bản sau ñược tốt hơn. Nhóm tác giả 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG I 10 GIA SÚC NHAI LẠI TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 10 I. VAI TRÒ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ðỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10 1.1. Cung cấp sức kéo 10 1.2. Cung cấp thực phẩm 11 1.3. Cung cấp phân bón và chất ñốt 11 1.4. Cung cấp nguyên liệu chế biến 12 1.5. Ý nghĩa kinh tế-xã hội 12 II. NHỮNG ðẶC THÙ SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA GIA SÚC NHAI LẠI 12 2.1. Khả năng sử dụng thức ăn giàu xơ 13 2.2. Khả năng chuyển hoá protein 14 2.3. Vấn ñề sử dụng thức ăn tinh 15 2.4. Nguồn tài nguyên thức ăn thô 17 2.5. Những vấn ñề về môi trường 17 III. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI Ở NƯỚC TA 20 3.1. Số lượng và phân bố 20 3.2. Năng suất và sản lượng sản phẩm 22 3.3. Quy mô chăn nuôi 22 3.4. Phương thức chăn nuôi 23 3.5. Giải quyết thức ăn 24 CHƯƠNG II 28 TIÊU HOÁ VÀ THU NHẬN THỨC ĂN 28 I. BỘ MÁY TIÊU HOÁ 28 1.1. Miệng 29 1.2. Thực quản 29 1.3. Dạ dày và rãnh thức quản 29 1.4. Ruột non 31 1.5. Ruột già 31 II. HỆ SINH THÁI DẠ CỎ 31 2.1. Môi trường sinh thái dạ cỏ 31 4
  5. 2.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ 32 2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ 37 2.4. Tương tác của vi sinh vật trong dạ cỏ 39 III. QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ THỨC ĂN 41 3.1. Sự nhai lại và tiêu hoá cơ học 41 3.2. Quá trình tiêu hoá các thành phần của thức ăn 41 IV. ðỘNG THÁI PHÂN GIẢI THỨC ĂN 52 4.1. ðộng thái phân giải thức ăn ở gia súc nhai lại 52 4.2. Mô hình hoá ñộng thái phân giải thức ăn 53 V. THU NHẬN THỨC ĂN 56 5.1. Cơ chế ñiều hoà thu nhận thức ăn 56 5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn 59 5.3. Dự ñoán lượng thu nhận thức ăn 67 VI. ðIỀU KHIỂN LÊN MEN DẠ CỎ 70 6.1. ðiều chỉnh quần thể vi sinh vật dạ cỏ 70 6.2. Bảo vệ dinh dưỡng thoát qua phân giải dạ cỏ 71 6.3. ðồng bộ hoá các nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật dạ cỏ 72 6.4. ðiều khiển ñộ axit dạ cỏ thuận lợi cho phân giải xơ 72 CHUƠNG III 77 CÁC HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG VÀ PROTEIN 77 I. CÁC HỆ THỐNG ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG 77 1.1. ðịnh nghĩa và ñơn vị ño 77 1.2. Các dạng năng lượng của thức ăn 79 1.3. Các phương pháp ño nhiệt sản xuất ra và tích lũy năng lượng 87 1.4. Hiệu suất sử dụng năng lượng trao ñổi 95 1.5. Một số hệ thống ñánh giá giá trị năng lượng của thức ăn 99 1.6. Hệ thống năng lượng trao ñổi của ARC 101 II. CÁC HỆ THỐNG ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG 109 2.1. Nhu cầu năng lượng cho duy trì 109 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhu cầu năng lượng cho duy trì 114 2.3. Hiệu quả sử dụng năng lượng trao ñổi 116 5
  6. III. HỆ THỐNG ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PROTEIN 120 3.1. Một số hệ thống ñánh giá giá trị protein của thức ăn cho gia súc nhai lại 120 3.2. Hệ thống protein tiêu hóa ở ruột (Pháp) 121 IV. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ PROTEIN CỦA BÒ THEO HỆ THỐNG UFL VÀ UFV 127 4.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì 127 4.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng 129 4.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho mang thai 130 4.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa 131 4.5. Ví dụ về cách tính toán các nhu cầu dinh dưỡng cho bò 132 CHƯƠNG IV 136 DINH DƯỠNG NƯỚC, VITAMIN VÀ KHOÁNG 136 I. DINH DƯỠNG NƯỚC 136 1.1. Nước và các ion hoà tan trong nước 136 1.2. Vai trò của nước 138 1.3. Nhu cầu nước 140 1.4. Tác hại của sự thiếu nước ở bò 143 II. DINH DƯỠNG VITAMIN 144 2.1. Vitamin hòa tan trong mỡ 145 2.2. ðánh giá mới về nhu cầu của bò ñối với các vitamin hòa tan trong mỡ 162 2.3. Vitamin nhóm B 167 2.4. Vitamin C (Ascorbic acid ) 177 2.5. Vitamin B ñối với loài nhai lại 178 III. DINH DƯỠNG KHOÁNG 188 3.1. Một số ñiểm chung 188 3.2. Vai trò dinh dưỡng của khoáng ña lượng 191 3.3. Vai trò dinh dưỡng của khoáng vi lượng 198 CHƯƠNG V 209 NGUỒN THỨC ĂN VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT THỨC ĂN 209 I. CÁC NGUỒN THỨC ĂN 209 1.1. Thức ăn xanh 209 1.2. Nguồn phụ phẩm từ trồng trọt 220 6
  7. 1.3. Nguồn phụ phẩm từ chế biến 223 1.4. Thức ăn tinh hỗn hợp 227 1.5. Thức ăn bổ sung nitơ (Urê) 228 II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT THỨC ĂN 229 2.1. Cân ñối thức ăn quanh năm 229 2.2. Chế biến và dự trữ thức ăn 230 2.3. Phát triển cây thức ăn vào mùa thiếu cỏ 238 2.4. Sản xuất thức ăn tinh và bánh ña dinh dưỡng 240 III. PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN 246 3.1. Yêu cầu của khẩu phần ăn 246 3.2. Cơ cấu khẩu phần và bổ sung dinh dưỡng 246 3.3. Những thông tin cần biết khi xây dựng khẩu phần 254 3.4. Phương pháp xây dựng khẩu phần 255 CHƯƠNG VI 1 CÁC BỆNH DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP Ở BÒ 1 I. BỆNH KETOSIS 1 1.1. Nguyên nhân của bệnh 1 1.2. Triệu chứng của bệnh 4 1.3. Phòng và trị bệnh 4 II. BỆNH AXIT DẠ CỎ 5 2.1. Nguyên nhân của bệnh 5 2.2. Cơ chế sinh bệnh 6 2.3. Những rối loạn gây ra do acidosis dạ cỏ 8 2.4. Phòng bệnh 9 III. BỆNH SỐT SỮA (MILK FEVER, POST PARTURIENT PARASIS) 10 3.1. Rối loạn sinh hoá của bệnh 10 3.2. Những rối loạn thực thể 11 3.3. Phòng và trị bệnh 12 IV. BỆNH DẠ MÚI KHẾ LỆCH CHỖ (DISPLACED ABOMASUM) 13 V. BỆNH VỀ CHÂN MÓNG 14 VI. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGỘ ðỘC THỨC ĂN 16 7
  8. 6.1. Ngộ ñộc cyanoglucoside 16 6.2. Ngộ ñộc nitrat 18 6.3. Ngộ ñộc urê 19 VII. NHỮNG BỆNH DINH DƯỠNG KHÁC 20 8
  9. CHƯƠNG I GIA SÚC NHAI LẠI TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Chương này nhằm cung cấp cho người ñọc một tầm nhìn tổng thể về vị trí và vai trò của gia súc nhai lại, trong ñó có con bò, trên quan ñiểm phát triển bền vững và sinh thái dinh dưỡng trước khi ñi sâu vào những vấn ñề về sinh lý tiêu hoá, khoa học dinh dưỡng hay những vấn ñề về kỹ thuật sản xuất thức ăn và nuôi dưỡng cụ thể trong chăn nuôi bò ở các chương tiếp theo. Sự hiểu biết ñúng ñắn về sinh thái dinh dưỡng là rất cần thiết cho việc hoạch ñịnh chiến lược phát triển một nền nông nghiệp bền vững, trong ñó có việc quyết ñịnh sự tham gia của gia súc nhai lại nói chung và con bò nói riêng ñến mức ñộ nào. Những vấn ñề ñược nêu một cách ngắn gọn trong chương này nhằm ñưa ra những cơ sở khái niệm cho việc khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo thông qua chăn nuôi gia súc nhai lại một cách hợp lý. ðồng thời ñó cũng sẽ là những chủ ñề chính cho việc nên nghiên cứu, hay không nên nghiên cứu, về dinh dưỡng gia súc nhai lại theo hướng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. I. VAI TRÒ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ðỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Gia súc nhai lại (GSNL) ñã có mối quan hệ cộng sinh với con người kể từ thời tiền sử. Mối quan hệ này ñã làm thay ñổi nhiều ñặc tính vốn có của chúng. Những giống GSNL chuyên dụng ngày nay có lẽ phải phụ thuộc sống còn vào con người, trước hết là thức ăn, vì chúng ñã mất ñi những ñặc tính ban ñầu cần thiết ñể tồn tại ñược trong tự nhiên. Trái lại, nhiều cộng ñồng con người cũng có lẽ không thể tồn tại nếu không có GSNL mặc dù không phải mọi cộng ñồng dân cư ñều phải nuôi chúng. ðối với các nước nhiệt ñới thì chăn nuôi GSNL ñã từng và chắc chắn sẽ tiếp tục là một trong những hoạt ñộng kinh tế và xã hội quan trọng nhất vì những lý do chính dưới ñây. 1.1. Cung cấp sức kéo Từ ngàn xưa chăn nuôi trâu bò ñã gắn liền với trồng trọt trong các hệ thống canh tác hỗn hợp ñể cung cấp sức kéo cho việc làm ñất. Trên thế giới, nhất là ở các nước ñang phát triển, trâu bò vẫn ñang ñược sử dụng nhiều ñể cung cấp sức kéo. Theo ước tính có tới khoảng 2 tỷ người trên thế giới ñang phụ thuộc vào sức kéo của gia súc ñể làm ñất, vận chuyển hàng hoá và các công việc lao tác khác. Năm 1990 có 52% số bò và 34% số trâu bò ở các nước 10
  10. ñang phát triển ñược dùng vào mục ñích lao tác. ðặc biệt, khi các nguồn nhiên liệu hoá thạch ñã ñược khai thác cạn dần và giá dầu ngày càng tăng cao như hiện nay thì sức kéo của trâu bò lại trở nên có nhiều ưu thế và việc khai thác nó có tính bền vững cao. Ở nước ta hiện nay mặc dù có cơ khí hoá nông nghiệp, nhưng công việc làm ñất vẫn thu hút gần 70% trâu và 40% bò trong toàn quốc, ñáp ứng khoảng trên 70% sức kéo trong nông nghiệp. Ngoài việc làm ñất, trâu bò còn ñược sử dụng ñể kéo xe vận chuyển hàng hoá. Lợi thế của sức kéo trâu bò là có thể hoạt ñộng ở bất kì ñịa bàn nào và sử dụng tối ña nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông nghiệp (không cạnh tranh lương thực với người) ñể cung cấp năng lượng mà không cần ñến nhiêu liệu hoá thạch (ñang ngày càng cạn kiệt). 1.2. Cung cấp thực phẩm Gia súc nhai lại cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao ñối với con người là thịt và sữa. Thịt trâu, bò, dê và cừu ñược xếp vào loại thịt ñỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa ñược xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá. Từ 2000 ñến 2006, sản lượng thịt trâu bò tăng hang năm 1,2% (64 triệu tấn năm 2006 so với 60 triệu tấn năm 2000), trong khi ñó, ở các nước ñang phát triển tăng 3,3%/năm. Tương tự, sản lượng sữa trâu, bò tăng 2,2%/năm (630 triệu tấn năm 2006 so với 557 triệu tấn năm 2000) trên thế giới, và ở các nước ñang phát triển tăng 5,6% (FAOSTAT, 2007). Gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phần khác nhau của thịt và sữa. Mức sống càng ñược cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và sữa càng tăng lên. Do ñó vai trò cung cấp thực phẩm của GSNL ở các nước càng phát triển thì càng trở nên quan trọng. 1.3. Cung cấp phân bón và chất ñốt Phân của GSNL là loại phân hữu cơ có giá trị và khối lượng ñáng kể. Hàng ngày mỗi trâu trưởng thành thải ra từ 15-20 kg phân, bò trưởng thành 10-15 kg. Phân trâu bò ñược làm phân bón cho cây trồng rất phổ biến. Phân trâu chứa 78% nước, 5,4% khoáng, 1,06% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi. Mặc dù chất lượng phân không cao như phân lợn, nhưng nhờ có khối lượng lớn phân trâu bò ñã ñáp ứng tới 50% nhu cầu phân hữu cơ cho nông nghiệp ở nước ta. Trên thế giới, phân trâu bò còn ñược dùng làm chất ñốt. Tại 11
  11. một số nước như Ấn ðộ, Pakistan, phân ñược trộn với rơm băm, nắm thành bánh và phơi nắng khô, dự trữ và sử dụng làm chất ñốt quanh năm. 1.4. Cung cấp nguyên liệu chế biến Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp, các loài GSNL còn sản xuất ra một số sản phẩm khác mà con người có thể sử dụng ñể chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau. Da của GSNL là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da. Da trâu bò có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép, cặp… Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực phẩm. Lông cừu và lông dê là nguyên liệu ñể sản xuất len. Nhờ ñộ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của nó mà lông trâu bò thích hợp cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học. Sừng và xương trâu nếu ñược gia công chế biến cẩn thận có thể trở thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau. 1.5. Ý nghĩa kinh tế-xã hội ðối với nhiều vùng nông thôn và miền núi trâu bò còn ñược coi như một loại tài sản cố ñịnh hay một “ngân hàng sống” ñể ñảm bảo an ninh kinh tế cho hộ gia ñình. Gia súc nhai lại ñóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tích luỹ tài chính và cung cấp tiền mặt cho nhu cầu tiêu dùng của những hộ nông dân nghèo tự cung tự cấp về lương thực nhờ trồng trọt. Chăn nuôi GSNL là kế sinh nhai, là một phương tiện xoá ñói giảm nghèo nhằm góp phần phát triển nông thôn bền vững. Trâu, bò, dê, cừu ñã từng gắn liền với nhiều nền văn minh khác nhau trong lịch sử phát triển của nhân loại. Ở nước ta, trâu bò nói chung, ñặc biệt là con trâu, ñã từng gắn bó với nền văn minh lúa nước và là một thành tố không thể thiếu trong ñời sống văn hoá và tâm linh của người dân nông thôn Việt Nam. Con trâu cùng với cây tre ñã làm nên biểu tượng của làng quê ñất Việt. Các hội thi trâu, chọi trâu, ñâm trâu và các chợ trâu là những sinh hoạt mang tính văn hoá và truyền thống sâu sắc của các dân tộc Việt Nam. Chính con trâu ñã góp phần làm cho người Việt gắn bó với nhau trên một nền văn hoá và truyền thống ñậm ñà bản sắc dân tộc. II. NHỮNG ðẶC THÙ SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ðể khai thác tốt nhất GSNL phục vụ con người ñòi hỏi phải hiểu ñược những ưu thế sinh thái dinh dưỡng của loại gia súc này ñể khai thác có hiệu 12
  12. quả nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhưng ít bị cạnh tranh làm thức ăn cho chúng. ðồng thời cũng phải biết ñược những hạn chế sinh thái của chúng ñể tránh phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại một cách “duy ý chí”, gây ra nhiều tổn thất nặng nề về mặt kinh tế-xã hội và sinh thái. 2.1. Khả năng sử dụng thức ăn giàu xơ Người xưa có câu “lợn thì ăn cám ăn bèo, trâu bò ăn cỏ, người nghèo ăn khoai”. Như vậy, người xưa ñã nhận ra ñược tầm quan trọng của cỏ ñối với trâu bò nói riêng và gia súc ăn cỏ nói chung (Hình 1.1). Câu nói trên cũng hàm chỉ ra ñược vị trí của gia súc nhai lại trong hệ sinh thái dinh dinh dưỡng, tức là chúng cần ăn và sử dụng ñược thức ăn thô giàu xơ. Thức ăn thô xanh là yếu tố quan trọng bậc nhất trong nuôi dưỡng gia súc Hình 1.1. Những loài gia súc ăn cỏ chính nhai lại nói chung và con bò nói riêng. ðó là kinh nghiệm mà người nông dân qua hàng nghìn ñời ñã tích luỹ ñược và thực tế họ ñã nuôi dưỡng gia súc nhai lại bằng các nguồn thức ăn giàu xơ rất có hiệu quả. ðến nay, những kinh nghiệm và nghệ thuật nuôi dưỡng ñó của nông dân có thể ñược giải thích một cách có cơ sở khoa học. Gia súc nhai lại có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô nhiều xơ là nhờ có cấu tạo ñặc biệt của ñường tiêu hóa ñể tạo cơ hội cho quá trình lên men vi sinh vật (VSV) diễn ra trước và sau quá trình tiêu hoá men của ñường ruột (xem chương 2). ðó là kết quả của quá trình tiến hoá với sự hình thành hệ VSV cộng sinh trong dạ cỏ (và cả ruột già) có khả năng phân giải liên kết β- 1,4-glucozit trong các ñại phân tử cellulose và hemicellulose của vách tế bào thực vật. ðồng thời cũng nhờ VSV cộng sinh này mà GSNL ít phụ thuộc vào nguồn vitamin B và các axit amin từ thức ăn. Khả năng này không có ñược ở người và ñộng vật dạ dày ñơn. Trước hết, nhờ khả năng tiêu hoá xơ mà gia súc nhai lại có khả năng sử dụng ñược các loại thức ăn mà con người và các loài 13
  13. gia súc dạ dày ñơn không tiêu hoá ñược. ðiều này có ý nghĩa rất lớn, cho phép chăn nuôi bò cũng như các loài gia súc nhai lại khác dựa trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh và do vậy mà có thể phát triển bền vững. Cũng chính vì vậy mà gần ñây ngành nghiên cứu dinh dưỡng gia súc nhai lại ñã phát triển nhanh chóng và bao hàm cả nhiều lĩnh vực khoa học khác như khoa học cây trồng, vi sinh vật học và sinh thái học. Một khẩu phần hoàn toàn bằng thức ăn thô xanh có thể ñảm bảo “ñủ” cho sự phát triển bình thường của gia súc nhai lại. Ngoài việc cung cấp năng lượng, protein, khoáng thì thức ăn thô xanh còn cung cấp thêm vitamin và các hoạt chất sinh học khác. Thức ăn thô còn là yếu tố “cần” không chỉ ñơn thuần là nguồn dinh dưỡng mà còn có ảnh huởng cơ giới trực tiếp ñến vách ñường tiêu hoá, cần thiết ñể duy trì hoạt ñộng tiêu hoá ñược bình thường. Do vậy, một khẩu phần giàu thức ăn thô xanh là khẩu phần “an toàn” cho bò, tránh ñược nhiều rối loạn về tiêu hoá và trao ñổi chất thường gặp trong chăn nuôi thâm canh khi thức ăn tinh quá bị lạm dụng (xem chương 6). Mặc dù VSV cộng sinh trong dạ cỏ cho phép GSNL sử dụng ñược thức ăn xơ, nhưng quá trình tiêu hoá này cũng có những mặt tiêu cực của nó. Quá trình tiêu hoá thức ăn xơ ñòi hỏi gia súc phải nhai, nhai lại và nhu ñộng dạ cỏ nhiều lần làm tiêu tốn năng lượng ñã ñược hấp thu (năng lượng gia nhiệt của thức ăn cao). Hơn nữa, quá trình lên men dạ cỏ sinh ra nhiệt và khí mêtan. Ngoài việc tiêu tốn năng lượng ñể mang dạ cỏ, tiêu hoá cơ học và nhiệt lên men, chỉ việc thải khí mêtan này làm lãng phí năng lượng của thức ăn lên tới 6-12%. Bởi thế gia súc nhai lại không thể chuyển hoá thức ăn thành năng lượng của cơ thể có hiệu quả như ñộng vật dạ dày ñơn. Như vậy, quá trình lên men thức ăn ở dạ dày trước ñối với các loại thức ăn không cần lên men như tinh bột trong các loại ngũ cốc ñã làm tiêu tốn một lượng năng lượng không cần thiết. 2.2. Khả năng chuyển hoá protein Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, gia súc nhai lại không những có khả năng sử dụng thức ăn xơ mà còn có khả năng sử dụng các nguồn protein chất lượng thấp. Vi khuẩn cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ sản phẩm phân giải các nguồn protein thực vật không cân ñối axit amin và cả từ nitơ phi protein (NPN). Protein VSV dạ cỏ có giá trị sinh vật 14
  14. học tương ñối cao và là nguồn cung cấp protein quan trọng cho vật chủ. Nhờ khả năng này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại thức ăn protein chất lượng cao có thành phần axit amin cân ñối. Trái lại, người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn NPN công nghiệp như urê ñể thoả mãn một phần quan trọng nhu cầu protein của gia súc nhai lại. ðiều này cũng có ý nghĩa kinh tế và sinh thái rất lớn do giảm ñược giá thành và sự cạnh tranh thức ăn trong chăn nuôi. Trong khi VSV dạ cỏ có khả năng phân giải các protein thực vật chất lượng thấp hay NPN ñể lấy nguyên liệu tổng hợp nên protein của bản thân chúng với giá trị sinh vật học cao hơn thì quá trình này lại không có lợi khi cho GSNL ăn những nguồn protein chất lượng cao. Cũng như các nguồn protein chất lượng thấp, protein có giá trị sinh vật học cao sẽ bị phân giải ñể rồi tái tổng hợp thành protein VSV. Chỉ có 50-70% protein của VSV là có khả năng tiêu hoá, phần còn lại bị liên kết trong vách tế bào và axit nucleic. ðây là một ñiều bất lợi khi gia súc nhai lại cao sản có nhu cầu protein vượt quá khả năng cung cấp từ sinh khối của VSV dạ cỏ. Mặt khác, quá trình phân giải protein và NPN trong dạ cỏ tạo ra ammonia có thể vượt quá khả năng lợi dụng cuả VSV dạ cỏ. Trong trường hợp này ammonia thừa sẽ ñược hấp thu và thải ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng urê làm lãng phí nitơ ăn vào. Trong trường hợp cấp tính, lượng ammonia hấp thu vượt quá khả năng tổng hợp urê của gan, con vật sẽ bị trúng ñộc và có thể chết. 2.3. Vấn ñề sử dụng thức ăn tinh Như ñã ñề cập ở trên, thức ăn thô xanh là loại thức ăn lý tưởng nhất cho gia súc nhai lại. Tuy vậy, trong chăn nuôi GSNL thức ăn tinh (giàu bột ñường, khoáng và vitamin) có thể ñược sử dụng với những lý do sau: - Khi khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng kém, bổ sung thức ăn tinh ở một mức nhất ñịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt lực của vi sinh vật phân giải xơ nên làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu nhận thức ăn. - ðối với bò sữa cao sản hay bò thịt vỗ béo do có năng suất cao (kết quả của chọn lọc nhân tạo) nên khẩu phần thức ăn thô (với lượng thu nhận có hạn) dù cho có chất lượng tốt hay ñã có bổ sung hiệu chỉnh ñể tối ưu hoá hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ vẫn không ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng. Trong 15
  15. trường hợp này cần phải bổ sung thức ăn tinh (có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều) mới cung cấp ñủ dinh dưỡng ñể khai thác hết tiềm năng sản xuất cao của con vật. - Mặt khác, tiến bộ kỹ thuật nuôi dưỡng ngày càng làm cho hiệu quả chuyển hoá thức ăn ở tất cả các loài gia súc, gia cầm không ngừng ñược cải thiện nhờ việc sử dụng những khẩu phần ăn giàu năng lượng (nhiều thức ăn tinh) và tăng lượng thu nhận thức ăn ñể giảm tỷ lệ năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể. Việc sử dụng các khẩu phần nhiều xơ kém hiệu quả của GSNL cũng là một lý do ñể người ta cho chúng ăn nhiều thức ăn tinh. Hơn nữa, ở nhiều vùng trên thế giới giá thành sản xuất một ñơn vị năng thuần ñối với thức ăn tinh (ngô hạt) thấp hơn ñối thức ăn thô xanh nên ñã thúc ñẩy các nhà dinh dưỡng ñi sâu nghiên cứu khắc phục những rối loạn tiêu hoá và trao ñổi chất thường gặp khi cho GSNL ăn nhiều thức ăn tinh (xem chương 6). Khẩu phần giàu thức ăn tinh có hệ số choán thấp nên cho phép tăng lượng thức ăn thu nhận và nhờ vậy mà tăng ñược năng suất của gia súc. Việc cho GSNL ăn khẩu phần giàu thức ăn tinh ñã gây ra tranh luận về sự cạnh tranh lương thực giữa người và vật nuôi. Cho GSNL ăn thức ăn tinh thực ra chỉ có thể có hiệu quả kinh tế cao hơn ở những nước phương Tây phát triển, ở ñó giá thành sản xuất thức ăn tinh rẻ hơn thức ăn thô xanh tính trên một ñơn vị năng lượng. Trái lại, ở các nước ñang phát triển giá thành thức ăn tinh vẫn cao nên hầu hết gia súc vẫn ñược nuôi bằng những loại thức ăn mà con người không sử dụng ñược. Nếu xét về mặt năng lượng thì 1 kg thức ăn tinh trung bình gấp khoảng 6-8 lần so với 1 kg cỏ tươi. Trong khi ñó theo giá bán hiện nay ở nước ta thì 1 kg thức ăn tinh ñắt gấp khoảng 15 lần so với 1 kg cỏ tươi. ðiều ñó có nghĩa là một ñơn vị năng lượng thuần trong thức ăn tinh ñắt khoảng gấp ñôi so với thức ăn thô xanh. Chỉ xét riêng về sự chênh lệch giá như vậy cũng ñủ cho thấy nếu dùng thức ăn tinh thay thế thức ăn thô xanh ñể nuôi bò thì sẽ không có lợi về mặt kinh tế do giá thành thức ăn trong mỗi ñơn vị sản phẩm chăn nuôi sẽ cao hơn. Hơn nữa, nếu xét về mặt năng suất sản xuất của ñất, trồng cỏ làm thức ăn xanh sẽ cho năng suất (tính theo năng lượng thuần) gấp ít nhất là 2 lần so với sản xuất ngũ cốc làm thức ăn tinh. 16
  16. 2.4. Nguồn tài nguyên thức ăn thô Vì lý do kinh tế và sinh thái dinh dưỡng, gia súc nhai lại cần ñược cho ăn càng nhiều càng tốt những thức ăn nhiều xơ. Thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại rõ ràng là cỏ xanh. Tuy nhiên, ñồng cỏ ngày càng bị thu hẹp bởi sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt ñộng kinh tế khác. ðất nông nghiệp ñược giành ưu tiên chủ yếu ñể trồng cây lương thực và rau màu cho nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của con người. Do vậy, thâm canh trồng cỏ ñể tăng năng suất chất xanh là tối cần thiết ñể chăn nuôi GSNL khi nguồn cỏ tự nhiên bị hạn chế và nguồn tài nguyên ñất ñai canh tác bị hạn hẹp. Trái lại, phần lớn những diện tích ñất ñai không phù hợp với việc trồng trọt, kể cả trồng cỏ, cũng có thể khai thác ñể sản xuất protein ñộng vật thông qua chăn thả GSNL. ðiều ñó có nghĩa là những vùng ñất rộng lớn không trồng trọt ñược lại có thể dùng làm ñồng cỏ chăn thả GSNL. Mặt khác, khoảng 50% năng lượng quang hợp của các loại cây trồng lấy hạt và ngũ cốc nằm trong rơm rạ không làm thức ăn cho người ñược nhưng GSNL lại tiêu hoá ñược. ðặc biệt, nhờ những kiến thức tích luỹ ñược trong vài thập kỷ qua trong lĩnh vực sinh lý dinh dưỡng gia súc nhai lại, cùng với việc hoàn thiện các kỹ thuật dinh dưỡng mới, bây giờ các loại phụ phẩm vốn ñược coi là có chất lượng thấp như rơm rạ có thể khai thác ñược ở mức tối ña làm thức ăn cho trâu bò và các gia súc nhai lại khác. Do vậy, chăn nuôi GSNL là một hợp phần bổ sung quan trọng của trồng trọt vì gia súc sử dụng ñược những nguồn phụ phẩm của trồng trọt không phù hợp ñể làm thức ăn cho con người. Như vậy, chăn nuôi gia súc nhai lại góp phần làm cho việc khai thác ñất ñai trở nên có hiệu quả hơn. 2.5. Những vấn ñề về môi trường Một mối quan tâm ngày càng gia tăng hiện nay là hoạt ñộng của con người ñang gây ra ô nhiễm bầu khí quyển (sự nóng lên của trái ñất), sự phá rừng, sự xói mòn, ô nhiễm nguồn ñất và nước và làm mất ñi tính ña ñạng sinh học (Preston, 1995). Những vấn ñề này có thể là mối ñe doạ tới những hệ sinh thái nông nghiệp, sản xuất, an toàn và an ninh lương thực thực phẩm. Bởi thế, những quan tâm về môi trường, quản lý tốt các nguồn lợi thiên nhiên, duy trì tính ña dạng sinh học và sản xuất nông nghiệp cơ bản là một và rốt cuộc ñều có ảnh hưởng ñến chất lượng cuộc sống của con người. Những nỗ lực nhằm 17
  17. ñạt ñược năng suất tối ña trong nông nghiệp cần phải ñi ñôi với việc bảo vệ môi trường. Do vậy, những vấn ñề sau ñây cần phải ñược xem xét khi chăn nuôi GSNL. 2.5.1. Hiệu ứng nhà kính Về mặt môi trường, khí mêtan là một nguồn khí gây ra hiệu ứng nhà kính, không có lợi cho môi trường. Khí mêtan tích tụ trong khí quyển với tốc ñộ hàng năm khoảng 1% và ñóng góp khoảng 19% vào sự nóng lên của trái ñất (Leng, 1993). GSNL ñóng góp khoảng 15-20% tổng lượng khí mêtan sinh ra trên trái ñất từ quá trình lên men ở dạ cỏ và gián tiếp từ nguồn phân trong quá trình phân giải yếm khí. Tuy nhiên, GSNL lại là một trong số rất ít nguồn sinh khí mêtan mà con người có thể kiểm soát ñược. Tỷ lệ tương ñối của khí mêtan so với lượng thức ăn ăn vào hay sản phẩm của GSNL phụ thuộc vào hiệu quả lên men của VSV dạ cỏ và hiệu quả chuyển hoá thức ăn (FCR) của gia súc nói chung. Cả hai yếu tố này ñều phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi dưỡng của con người (xem chương 2). Kết quả nghiên cứu trong những năm gần ñây ñã chứng minh rõ ràng rằng bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho GSNL ñược nuôi bằng khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp sẽ làm tăng rõ rệt năng suất của gia súc nhờ tăng ñược hiệu quả chuyển hoá thức ăn và ñồng thời giảm ñược luợng khí mêtan sinh ra như một nguồn phụ phẩm của lên men dạ cỏ. Khi cho GSNL ăn khẩu phần thức ăn thô kém chất lượng một số yếu tố dinh dưỡng cần cho VSV dạ cỏ bị thiếu nên hoạt ñộng lên men của chúng sẽ kém hiệu quả. Trong những trường hợp như thế này khí mêtan sinh ra có thể chiếm tới 15-18% năng lượng tiêu hoá của thức ăn ăn vào, nhưng nếu biết bổ sung dinh dưỡng (ñể hiệu chỉnh) hợp lý thì có thể giảm con số này xuống thấp chỉ còn 7%. 2.5.2. Ô nhiễm Vấn ñề ô nhiềm ñất và nước ñược quan tâm nhiều trước tiên là do việc sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp thâm canh, ñặc biệt là do canh tác ñộc canh. Ngoài ra, việc ñốt các phụ phẩm cây trồng cũng có ảnh hưởng tiêu cực lên các hệ sinh thái tự nhiên. Các hệ thống canh tác kết hợp chăn nuôi một hoặc nhiều loại gia súc gia cầm, trong ñó có GSNL, với trồng cây và nuôi trồng thuỷ sản (VAC) cho phép các hợp phần có thể bổ sung ñược cho nhau. Sản phẩm của một hợp phần (ví dụ 18
  18. như phân chuồng) lại là ñầu vào cho các hợp phần khác (làm thức ăn cho cá chẳng hạn). Sự phối kết hợp này của các hợp phần của hệ thống nhờ vậy mà cho ra ñược một khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng cộng những sản phẩm ñơn lẻ của chúng. Hơn nữa, những hệ thống này cho phép giảm thiểu chất thải nhờ tái sử dụng và cùng với việc tái sử dụng các chất thải các hệ thống sản xuất kết hợp như vậy còn giúp cho việc bảo vệ môi trường nhờ ít sử dụng hoá chất nông nghiệp hơn. Tuy nhiên, do nguồn thức ăn chính là thức ăn thô có tỷ lệ tiêu hoá không cao nên GSNL thải ra một khối lượng phân rất lớn (khoảng 1/3 khối lượng vật chất khô ăn vào). ðây lại là một gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chăn nuôi trâu bò tập trung quy mô lớn, nhất là bò sữa, theo hình thức nuôi nhốt tại chuồng hay chăn nuôi ở các khu dân cư chật hẹp. Vì vậy việc tổ chức các cơ sở chăn nuôi lớn ở gần các khu ñô thị và dân cư là không bền vững về mặt môi trường và thường bị cấm. 2.5.3. Xói mòn ñất và phá rừng Nguồn thức ăn chính của trâu bò là cỏ cho nên trâu bò thường ñược chăn thả trên ñồng cỏ hay những nơi ñất có cỏ tự nhiên. Việc này tuy cho phép khai thác ñược thức ăn rẻ tiền nhưng sự dẫm ñạp trong quá trình chăn thả sẽ làm tăng xói mòn ñất, ảnh hưởng xấu ñến môi trường. Hơn nữa, việc phá rừng làm ñồng cỏ chăn thả GSNL ở nhiều nước nhiệt ñới ñang phát triển cũng là một nguyên nhân làm suy giảm tính ña dạng sinh học, khả năng giữ nước và lọc khí của rừng (Preston, 1995). May thay, các hệ thống ñồng cỏ chăn thả ở các vùng ñồi núi không phải là phương thức chăn nuôi truyền thống và phổ biến ở Việt Nam. Vai trò chính của trâu bò là cung cấp sức kéo cho trồng trọt nên chúng ñược nuôi chủ yếu là ở những vùng dân cư nông nghiệp và ñược cho ăn bằng các phụ phẩm cây trồng cùng với việc gặm cỏ trên bờ ruộng và ñất công. Chính vì thế mà vấn ñề xói mòn do chăn thả gia súc không nghiêm trọng ở nước ta và thậm chí những vùng rừng núi rộng lớn ở miền Trung bị rải chất ñộc màu da cam không còn màu xanh trong chiến tranh thì nay ñã ñược phủ xanh trở lại. 19
  19. III. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI Ở NƯỚC TA 3.1. Số lượng và phân bố Hiện tại bình quân trên thế giới cứ khoảng 4 người thì có 1 con trâu bò (1,5 tỷ trâu bò/6 tỷ người), trong khi ñó ở nước ta khoảng 10 người mới có 1 con trâu bò (8,5 triệu trâu bò/85 triệu người). Trong những năm gần ñây ñàn gia súc nhai lại có xu hướng tăng, nhưng với tốc ñộ khác nhau ñối với từng loại vật nuôi. Tổng ñàn bò từ 3,89 triệu con (2001) tăng lên 6,51 triệu con (bò sữa 113 ngàn con) năm 2006. ðàn bò cả nước giai ñoạn 2001-2006 có tỷ lệ tăng ñàn cao, bình quân trên 9,67% năm. Năm 2007, ñàn bò có 6,72 triệu con, tăng 3,29% so với năm 2006. Tổng ñàn trâu từ 2,81 triệu (2001) lên 2,92 triệu (2006), tăng trưởng bình quân 0,72%/năm. Năm 2007, ñàn trâu tăng trưởng 2,5% và ñạt 2,996 triệu con (Hoàng Kim Giao, 2007). Bảng 1.1. Số lượng ñàn trâu bò của cả nước trong những năm qua (1000 con) Năm Trâu Bò 1980 2 313 1 664 1985 2 590 2 598 1990 2 854 3 121 1995 2 963 3 638 2000 2 960 4 127 2005 2 920 5 540 Nguồn: FAO Statistics (2005) Về truyền thống chăn nuôi trâu bò ở nước ta chủ yếu là khai thác sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, cơ khí nhỏ trong nông thôn ñang dần dần thay thế cho sức kéo của trâu bò, vì vậy số lượng, cơ cấu ñàn và mục ñích sử dụng của ñàn trâu bò cũng có thay ñổi. Trong khi ñàn trâu bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi trâu bò lấy thịt và sữa ñang ngày càng phát triển ñể ñáp ứng nhu cầu về thịt và sữa ngày càng tăng của nhân dân. Trong 5 năm 2001-05, ñàn bò thịt tăng hàng năm 9,24%, bò sữa 26,08% và dê tăng 23,1%. 20
  20. Phân bố của ñàn trâu bò của nước ta theo các vùng sinh thái ñược trình bày ở bảng 1.2. Khoảng 40% tổng số ñàn bò của cả nước tập trung ở các tỉnh miền Trung, khoảng 54,5% ñược phân bố trên 5 vùng sinh thái khác nhau của ñất nước, là nguồn sức kéo chủ yếu của nông nghiệp cho các vùng trên. Tây Nguyên là vùng ñất rộng lớn, có nhiều ñất ñai và ñồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi bò nhưng tại ñây số lượng bò chỉ chiếm khoảng 11,1% tổng số bò của cả nước và ñàn trâu rất ít. Bảng 1.2. Phân bố ñàn trâu bò theo vùng sinh thái (năm 2004) Vùng sinh thái ðàn trâu (%) ðàn bò (%) 1. Miền núi phía Bắc 58,3 16,9 2. ðồng bằng sông Hồng 5,1 12,3 3. Bắc Trung bộ 23,9 20,2 4. Nam Trung bộ 4,2 18,8 5. Tây Nguyên 1,8 11,1 6. Miền ðông Nam bộ 3,9 12,2 7. ðồng bằng sông Cửu Long 1,6 8,5 Tổng số 100 100 Nguồn: Cục Nông nghiệp (2005) Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê ñã tuy ñã có từ lâu ñời, nhưng chủ yếu là nuôi quảng canh tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê là dê Cỏ ñịa phương nhỏ con, năng suất thấp. Nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa ñược hình thành. Gần ñây do nhu cầu tiêu thụ thịt dê tăng nhanh, giá bán cao nên ngành chăn nuôi dê có tốc ñộ phát triển khá nhanh. Theo số liệu của Cục Nông nghiệp Bộ NN và PTNT năm 2003 tổng ñàn dê của cả nước có khoảng trên 850.000 con, trong ñó 72,5% phân bổ ở miền Bắc, 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%, ðông và Tây Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 2,1-3%). ðàn dê ở vùng núi phía Bắc chiếm 48% tổng ñàn dê của cả nước, và chiếm 67% tổng ñàn dê của miền Bắc. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2