intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thúc đẩy đầu tư của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này cho thấy 3/5 nhóm nhân tố được kiểm định có tác dụng thúc đẩy hộ kinh doanh cá thể tăng cường đầu tư bao gồm: Khả năng được thị trường chấp nhận, Hỗ trợ của Nhà nước và Khả năng mở rộng thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thúc đẩy đầu tư của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại Hà Nội

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 133 THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI Hoàng Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Với mẫu nghiên cứu gồm 150 hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại Hà Nội, áp dụng kỹ thuật EFA và hồi quy logistic, bài viết này cho thấy 3/5 nhóm nhân tố được kiểm định có tác dụng thúc đẩy hộ kinh doanh cá thể tăng cường đầu tư bao gồm: Khả năng được thị trường chấp nhận, Hỗ trợ của Nhà nước và Khả năng mở rộng thị trường. Khi các nhân tố này được cải thiện, hộ kinh doanh sẽ tăng cường đầu tư, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng của dân cư đô thị, tạo việc làm và góp phần tăng trưởng GDP của thành phố. Từ khóa: Đầu tư, hộ kinh doanh cá thể, Việt Nam PROMOTING INVESTMENT OF NON-AGRICULTURAL INDIVIDUAL BUSINESS HOUSEHOLDS IN HANOI Abstract Applying EFA and logistic regression in a sample of 150 non-agricultural individual households in Hanoi, the authors explored that three factors impacted on household’s investment are Market acceptance, State support and Market expansion ability. If these factors are improved, households will increase the size of investment, so that they can meet the consumption demand of urban residents, create jobs, as well as contribute to GDP of Hanoi. Key words: Investment, Households, Vietnam 1. Giới thiệu Hộ kinh doanh cá thể là đặc điểm điển hình của nền kinh tế Việt Nam và có lịch sử phát triển lâu hơn bất kỳ loại hình doanh nghiệp chính thức nào (Truong và cộng sự, 2013). Nhờ số lượng lớn, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp các địa phương, các hộ kinh doanh cá thể đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hiện tại, quy mô đầu tư phát triển của hộ kinh doanh cá thể còn rất nhỏ bé, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh cũng như quá trình chuyển lên hình thức doanh nghiệp tư nhân (chính thức, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn). Điều này phần nào gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Do đó, cần thiết làm rõ những nhân tố thúc đẩy quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể, tạo cơ sở khoa học cho
  2. 134 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa các biện pháp quản lý, chính sách hỗ trợ phù hợp, đặc biệt với nhóm hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại thành thị (đang chưa được quan tâm nghiên cứu như nhóm DN tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể nông nghiệp tại nông thôn). Theo khảo sát của các tác giả, hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 28,5% tổng số hộ trên vùng đồng bằng sông Hồng nhưng quy mô rất nhỏ, tổ chức sản xuất kinh doanh giản đơn, mang tính gia đình trong một phạm vi hẹp, gần như không áp dụng bất kỳ công nghệ tiên tiến nào vào sản xuất kinh doanh. Quy mô đầu tư cũng nhỏ bé với số tiền đầu tư mới hàng tháng tại các hộ dao động từ 2 triệu VND đến lớn nhất là 1,5 tỷ VND/tháng, chủ yếu nhằm duy trì hoạt động hơn là phát triển lên một cấp độ mới. Những hạn chế này đang khiến các hộ gặp rất nhiều khó khăn khi gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy vậy, với số lượng đông đảo và khả năng cung cấp việc làm cho lượng lớn lao động trình độ thấp, loại hình kinh doanh này vẫn cần được hỗ trợ để tồn tại trên địa bàn. Do đó, một nghiên cứu khoa học để xác định các nhân tố thúc đẩy quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại Hà Nội là cần thiết. Vì những lý do trên, bài báo này được thực hiện để trả lời câu hỏi những nhân tố thúc đẩy quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể tại thành phố Hà Nội. Đồng thời, do các hộ kinh doanh cá thể không có hệ thống ghi chép để theo dõi số liệu định lượng đầy đủ và chính xác, xuất phát từ sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, năng lực quản lý hoặc cố tình không cung cấp số liệu để trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nên nghiên cứu này chỉ tập trung vào nhân tố định tính. Kết quả nghiên cứu từ bài báo có tác dụng lan tỏa tới nhiều đô thị khác trên cả nước như Đà Nẵng, Hải Phòng, Hồ Chí Minh… cũng như các nước trong khu vực có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam (Lào, Campuchia, Philipines, Malaysia…). 2. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới, khi đề cập tới hình thức cá nhân kinh doanh hoặc kinh doanh một chủ, một số nhà khoa học đã chỉ ra những nhân tố định lượng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhóm này gồm quy mô vốn, số lao động, lợi nhuận bình quân… (xem Das, 2012; Bialowolski and Bialowolski, 2013). Ngoài ra, dựa trên phương pháp điều tra bảng hỏi, nhiều tác giả giả đã phát hiện một số nhóm nhân tố định tính ảnh hưởng tới đầu tư của DN nói chung, cụ thể như sau: * Nhóm yếu tố về hệ thống luật pháp và chính sách Hệ thống Luật pháp: Các hộ kinh doanh cá thể sẽ ra quyết định đầu tư khi hệ thống luật pháp đảm bảo vững chắc quyền lợi và tài sản của họ, giúp họ giảm thiểu rủi ro, giảm các chi phí hành chính cũng như các chi phí kinh doanh cần thiết. Khi nghiên cứu về vai trò của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức tại Việt Nam, Doumer và cộng sự (2017) đã khuyến nghị đưa khu vực hộ sản xuất kinh doanh cá thể vào trong mô hình tăng trưởng mới. Và một trong những giải pháp cần thiết là hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm định hướng và hỗ trợ cho sự phát triển của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ này. Tương tự, CIEM (2017) khi khảo sát các hộ kinh doanh ở Việt Nam cũng khẳng định hệ thống luật pháp có vai trò rất
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 135 quan trọng trong việc điều tiết, thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh của các hộ kinh doanh hiện nay tại Việt Nam. Thủ tục hành chính: Thực tế cho thấy rằng thủ tục hành chính phức tạp, tham nhũng, cửa quyền luôn là những vấn đề nhức nhối tại các quốc gia đang phát triển. World Bank (2005) đã chứng minh rằng các doanh nghiệp đều coi việc thực thi kém các văn bản pháp luật, chính sách và dịch vụ công của các tổ chức chính quyền là hạn chế nghiêm trọng, ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Các thủ tục hành chính chồng chéo, phức tạp, kém minh bạch đang góp phần triệt tiêu các cơ hội đầu tư kinh doanh tiềm năng của hộ kinh doanh cá thể. Chính sách hỗ trợ và ưu đãi: Khi bàn về “Kinh tế hộ gia đình”, tác giả Burns (1977) cho rằng để các hộ kinh doanh này phát triển lành mạnh và ổn định thì hỗ trợ của Chính phủ về thuế thu nhập là nhân tố quan trọng hàng đầu. Ayele (2006) cũng chỉ ra rằng chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương ở Ethiopia bao gồm: hỗ trợ vốn lãi suất thấp, bảo lãnh vay vốn, trợ cấp tài chính và các hỗ trợ khác về lao động, đất đai… có ảnh hưởng tích cực tới việc quyết định vị trí đầu tư, gia tăng quy mô đầu tư và ngành nghề đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả nghiên cứu tương tự được Storey và cộng sự (2016) phát hiện tại các công ty tư nhân nhỏ của Anh. Định hướng đầu tư của nhà nước: khi các đơn vị kinh doanh thiếu thông tin thị trường hoặc kinh nghiệm kinh doanh, họ sẽ có xu hướng đầu tư ít hơn (Liu và Pang, 2009). Do đó, nếu nhà nước hỗ trợ cung cấp một hệ thống các thông tin định hướng bao gồm cả dự báo cung cầu thị trường trong và ngoài nước, xu hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực, quy luật của thị trường… DN sẽ có cơ sở ra quyết định đầu tư chính xác hơn. Từ Quang Phương (2012) xác nhận định hướng đầu tư tốt sẽ có tác dụng kích thích đầu tư tư nhân. Ở khu vực nông thôn của các nước Mỹ La Tinh, tình trạng thông tin bất cân xứng, thiếu thị trường tín dụng và bảo hiểm đã cản trở không nhỏ hoạt động đầu tư của các hộ kinh doanh nhỏ (Janvry và Sadoulet, 2000). * Nhóm nhân tố điều kiện sản xuất kinh doanh Khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính: Asante (2010) đã xác nhận vấn đề tín dụng có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân tại Ghana. Tương tự, Rosarivà cộng sự (2016) khẳng định việc phân bổ tín dụng và hỗ trợ vốn làm tăng sản xuất, chi tiêu tiêu dùng và đầu tư của các nông hộ tại Indonesia. Theo cách tiếp cận ngược lại, Ali và cộng sự (2014) đã chứng minh việc hạn chế tín dụng đã làm giảm 6,3% khả năng tham gia vào các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình tại Rwanda- một trong những quốc gia đông dân nhất của Châu Phi. Điều này cũng ngụ ý rằng cần phải điều chỉnh chính sách tín dụng và hỗ trợ vốn cho hộ kinh doanh và coi đó là yếu tố thúc đẩy hành vi đầu tư của họ. Khả năng tiếp cận mặt bằng kinh doanh: Đặc thù của hộ cá thể là sản xuất kinh doanh trên mặt bằng gia đình sẵn có, hoặc đi thuê với diện tích hạn chế, bị chia nhỏ cùng với nhiều
  4. 136 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa hộ kinh doanh khác. Do vậy, nếu hộ muốn ra quyết định đầu tư mở rộng hoặc đầu tư theo chiều sâu với công nghệ sử dụng hiện đại hơn đòi hỏi phải có mặt bằng kinh doanh đủ rộng. Yếu tố này đã được Galan và cộng sự (2007) phát hiện tại các công ty đa quốc gia của Tây Ban Nha, thể hiện bằng tác động thuận chiều của biến số Dễ dàng tiếp cận đất đai với quyết định đầu tư của DN. Cùng quan điểm đó, Mwanza (2011) cho thấy thu nhập của hộ kinh doanh ở nông thôn Zambia càng cao khi diện tích đất của hộ càng lớn. Chi phí sản xuất: theo Dunning (1977), mọi chủ đầu tư đều bị thôi thúc tìm kiếm các đầu vào giá rẻ, sẵn có và lâu dài. Nếu chi phí sản xuất lớn, hoạt động đầu tư sẽ trở nên khó khăn hơn, đồng nghĩa khả năng ra quyết định đầu tư sẽ giảm sút. Trong nghiên cứu của Lu and Yang (2007), quyết định đầu tư của các doanh nghiệp logistic quốc tế tại Đài Loan chịu ảnh hưởng của chi phí đất đai, chi phí lao động, thuế. Tương tự Galan và cộng sự (2007) cũng chứng minh được yếu tố chi phí (chi phí lao động, chi phí vận chuyển, hậu cần, chi phí nguyên liệu, năng lượng, nước) có ảnh hưởng đáng kể tới quyết định đầu tư hay không và quy mô ra sao của các doanh nghiệp tại Tây Ban Nha. Khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại: Khi nghiên cứu về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh Bình Phước, Việt Nam, Nguyễn Thị Lan Hương (2016) nhấn mạnh để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất thiết phải nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Mặc dù sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, phương thức giản đơn nhưng trong thời đại 4.0, các hộ kinh doanh cá thể cũng cần đổi mới mô hình, cách thức tổ chức hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận với thị trường nhanh và rẻ nhất. * Nhóm nhân tố về thị trường Giá bán sản phẩm: Do nguồn lực đầu tư hạn chế nên các DN tư nhân siêu nhỏ và hộ kinh doanh cá thể thường dựa vào giá bán từng loại sản phẩm như một chỉ báo để định hướng phân bổ đầu tư. Các nghiên cứu về DN tại Việt Nam của Phạm Lê Thông và cộng sự (2008), Lê Bảo Lâm và Lê Văn Hưởng (2016) đều cho thấy đầu tư của DN phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận trước thuế. Khả năng cạnh tranh của hộ đối với các đối thủ cạnh tranh hiện đại: ở thành thị, hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh nhỏ, phục vụ trực tiếp nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của các hộ dân tại các khu dân cư. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh trực tiếp cả các hộ là mạng lưới các siêu thị, cửa hàng tiện ích ngày càng phát triển rộng khắp tại các nước đang phát triển. Galan và cộng sự (2007) khẳng định khả năng cạnh tranh tốt sẽ thúc đẩy quyết định đầu tư của các doanh nghiệp tại Tây Ban Nha. Khả năng hộ mở rộng thị trường sang địa bàn khác: Gangopadhyay và Hatchondo (2009) nghiên cứu hành vi đầu tư kinh doanh của hộ gia đình tại Mỹ đã cho thấy đầu tư của hộ gia đình có tương quan với sản lượng trong tương lai nhiều hơn so với hiện tại và trong quá khứ. Điều này hàm ý rằng khả năng mở rộng thị trường trong tương lai, đặc biệt là khả
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 137 năng mở rộng sang các địa bàn khác ngoài khu vực hoạt động truyền thống, có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của các hộ gia đình tại quốc gia này. * Nhóm nhân tố văn hóa xã hội Galan và cộng sự (2007) phát hiện văn hóa xã hội cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của DN tại Tây Ban Nha. Trong đó, yếu tố văn hóa xã hội bao gồm: tiêu chuẩn sống của dân cư tại địa phương; thái độ của công đồng địa phương đối với hoạt động đầu tư của DN và sự tương đồng về văn hóa giữa chủ đầu tư và địa phương. Theo quan điểm đó, nếu các hộ kinh doanh cá thể nhận thấy hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của mình được coi trọng trong xã hội, được thừa nhận và ủng hộ bởi xã hội thì họ sẽ ra các quyết định đầu tư mạnh mẽ hơn và ngược lại. Như vậy, một số nhân tố định tính đã được xác nhận có ảnh hưởng tới đầu tư của DN nói chung (gồm nhiều loại hình: công ty đa quốc gia, DN nhà nước, DN tư nhân, hộ kinh doanh cá thể…) tại nhiều quốc gia trên thế giới với các mức độ phát triển khác nhau như Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Đài Loan, Indonesia, Ghana, Rwanda, Zambia... Các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này dù đã có nhưng tập trung vào các DN không phân biệt tính chất sở hữu hoạt động trên cùng 1 tỉnh, hoặc riêng nhóm SMEs của cả nước hay trong một ngành nghề cụ thể, các đối tượng này có nhiều điểm khác biệt với hộ kinh doanh cá thể. Những nghiên cứu ít ỏi về hộ kinh doanh cá thể của Doumer và cộng sự (2017), CIEM (2017) lại mang tính chất lập luận logic, thống kê số liệu để mô tả thực trạng, khẳng định vai trò của nhóm hộ này mà không phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng mô hình định lượng khoa học. Do đó, dựa trên tổng quan nghiên cứu, các tác giả bài báo sẽ xây dựng bảng hỏi phù hợp và kiểm định mô hình nhằm xác nhận, phát hiện các nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động đầu tư của hộ kinh doanh cá thể, gắn với đặc thù hoạt động phi nông nghiệp tại thành phố Hà Nội, Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 150 hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp thuộc khu vực nội thành Hà Nội, kinh doanh đa dạng trong các lĩnh vực thực phẩm, hiệu thuốc, thời trang, sửa chữa xe máy, điện tử, văn phòng phẩm, làm đẹp, quán ăn… Số lượng quan sát như vậy là đủ tiêu chuẩn để áp dụng kỹ thuật EFA và hồi quy đa biến (Tabachnick & Fidell, 2007). Thông tin thu thập từ phiếu trả lời đạt yêu cầu của 150 chủ hộ kinh doanh cá thể trong khoảng thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 5/2018. Bảng khảo sát gồm 3 phần: Thông tin của hộ kinh doanh; Đánh giá mức độ quan trọng theo thang đo Likert 5 về 15 nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng tới quyết định đầu tư; Quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh trong tương lai. 3.2. Kỹ thuật xử lý dữ liệu Các kỹ thuật kiểm định chính được sử dụng là thống kê mô tả, phân tích nhân tố (EFA) và hồi quy binary logistic bằng phần mềm SPSS 22. Đồng thời, các tác giả sử dụng các kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin, Bartlett’s test, Total Variance Explained, Loading Factor
  6. 138 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa (in Rotated Component Matrix) và Cronbach’s Alpha để đo lường tính hợp lý và độ tin cậy của các thang đo. Sau đó, dùng các nhóm nhân tố thu được (FAC) như là biến độc lập trong mô hình hồi quy binary logistic. Mô hình này có dạng: Log (p/1−p) = α + β1X1 + β2X2 +.... + βnXn (1) Trong đó: p đo lường khả năng/xác suất hộ kinh doanh cá thể ra quyết định đầu tư cho các năm tiếp theo. X1, X2... Xn là các nhóm nhân tố (FAC) tìm được sau khi phân tích nhân tố (EFA). Để đánh giá sự phù hợp của mô hình Logistic, các tác giả dựa trên chỉ số -2 Log likelihood và sig. trong Hosmer and Lemeshow Test. Biến số: Biến phụ thuộc là Quyết định đầu tư, nhận giá trị bằng 1 nếu hộ kinh doanh cá thể quyết định đầu tư cho các năm tiếp theo và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại. 15 thang đo là các nhân tố tiềm ẩn, có thể tác động đến quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể, được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Các thang đo của mô hình EFA Nhóm Tên Giải thích biến biến biến Nhân tố CS1 Hệ thống Luật pháp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ được quy chính định rõ ràng sách CS2 Khi hộ muốn thay đổi quy mô đầu tư (như tăng vốn, lao động, mở rộng mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân…) thì thủ tục hành chính đơn giản. CS3 Chi phí hành chính cho việc thay đổi quy mô đầu tư (như tăng vốn, lao động, mở rộng mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân…) đúng quy định và có hóa đơn chứng từ rõ ràng CS4 Hộ kinh doanh được hưởng hỗ trợ/ưu đãi của Nhà nước/chính quyền địa phương (ưu đãi về thuế, mặt bằng, lãi suất…) khi muốn thay đổi quy mô đầu tư CS5 Nhà nước/chính quyền địa phương có định hướng đầu tư khi hộ muốn thay đổi quy mô đầu tư (hướng dẫn hộ nên mở rộng đầu tư vào ngành hay lĩnh vực gì để đạt hiệu quả cao nhất) Nhân tố TT1 Giá bán sản phẩm của hộ được thị trường chấp nhận thị TT2 Khả năng cạnh tranh của hộ với các đối thủ cạnh tranh hiện đại (cửa hàng trường tiện ích, siêu thị...) tốt
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 139 Nhóm Tên Giải thích biến biến biến TT3 Khả năng hộ mở rộng thị trường sang địa bàn khác tốt Nhân tố VH1 Thái độ của người dân trên địa bàn: coi trọng sự phát triển của hộ kinh văn hóa doanh, mong muốn hộ phát triển với quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn xã hội VH2 Thái độ của chính quyền địa phương: nhiệt tình ủng hộ, hỗ trợ các hộ kinh doanh phát triển với quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn Nhân tố DK1 Khả năng tiếp cận các nguồn vay vốn dễ dàng điều DK2 Khả năng thuê hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh dễ dàng kiện sản xuất DK3 Chi phí cho các dịch vụ hạ tầng (điện, nước, giao thông) liên quan trực kinh tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ hợp lý doanh DK4 Khả năng hộ kinh doanh thuê được lao động với giá thấp DK5 Khả năng hộ tiếp cận được các công nghệ hiện đại Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Kiểm tra độ tin cậy và hợp lý của thang đo Áp dụng kỹ thuật EFA đối với 15 thang đo tại bảng 1, các tác giả thu được chỉ số KMO là 0,75 (lớn hơn 0,5) và giá trị Sig. trong Bartlett test is 0,000 (nhỏ hơn 0,05) Như vậy, sử dụng EFA là hợp lý và tin cậy, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Từ 4 nhóm nhân tố ban đầu, phân chia lại thành 5 nhóm nhân tố mới. Giá trị tổng phương sai trích bằng 67,740% (> 50%) cho thấy 5 nhóm nhân tố mới bảo tồn được 67,740% sự thay đổi của tất cả các nhân tố ban đầu. Kết quả phân tích với 5 nhóm nhân tố hình thành gồm 13 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Hai biến Thái độ của chính quyền địa phương và Khả năng tiếp cận công nghệ do có hệ số tải nhân tố 0,6). Danh sách 13 thang đo thuộc 5 nhóm nhân tố được trình bày tại bảng 2. Bảng 2. Các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể Nhóm nhân tố Ký Factor Loading Nhóm nhân Ký Factor Loading hiệu tố hiệu CS4 0,873 TT1 0,776 CS5 0,748 FAC3 TT2 0,755 FAC1 CS2 0,647 VH2 0,555 CS3 0,559 FAC4 DK2 0,798
  8. 140 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa DK3 0,766 TT3 0,586 FAC2 DK1 0,805 CS1 0,675 FAC5 DK4 0,783 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Tiếp tục áp dụng kỹ thuật hồi quy Binary Logistic với 5 nhóm nhân tố mời hình thành, thu được giá trị sig. trong Omnibus Tests of Model Coefficients là 0,000 (< 0,05) chứng tỏ việc sử dụng mô hình là phù hợp. Kết quả hồi quy trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Kết quả kiểm định B S.E. Wald df Sig. Exp(B) FAC 1 0.576 0.191 9.068 1 0.003 1.779 FAC 2 0.143 0.187 0.589 1 0.443 1.154 FAC 3 0.735 0.201 13.354 1 0.000 2.085 a Step 1 FAC 4 0.418 0.185 5.124 1 0.024 1.519 FAC 5 0.156 0.183 0.723 1 0.395 1.169 Constant 0.249 0.183 1.856 1 0.173 1.282 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Sử dụng thống kê Wald Chi Square để kiểm tra mức ý nghĩa thống kê của giá trị ước lượng riêng trong mô hình. Kết quả cho thấy có 3 nhóm biến là FAC 1, FAC 3 và FAC 4 có tác động đáng kể, cùng chiều tới quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 4.3 Thảo luận kết quả Nhóm nhân tố Khả năng được thị trường chấp nhận FAC 3 có vai trò quan trọng và tích cực nhất đến quyết định đầu tư của hộ kinh doanh cá thể (β=0,735). Điều này cho thấy nếu giá bản sản phẩm của hộ kinh doanh được thị trường chấp nhận (đồng nghĩa với bù đắp được chi phí và có lợi nhuận), hộ cá thể có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh hiện đại như chuỗi các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện ích…và đặc biệt được sự ủng hộ của dân cư trong khu vực sẽ khuyến khích các hộ mở rộng quy mô đầu tư. Hai biến số giá bán sản phẩm tốt và khả năng cạnh tranh có thể đại diện cho Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Do đó, kết quả này khá đồng nhất với kết quả của các nghiên cứu trước như của Phạm Lê Thông và cộng sự (2008) tại Kiên Giang gồm: kết quả kinh doanh, Lê Bảo Lâm và Lê Văn Hưởng (2016). Đối với biến số Thái độ ủng hộ của người dân có thể được luận giải bằng thực tế tại thủ đô Hà Nội và các đô thị lớn khác của Việt Nam: trong một thời gian dài do xã hội có xu hướng không mấy quan tâm tới các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ. Thậm chí sự biến mất của
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 141 một quán mỳ nhỏ đã tồn tại 20 năm của một hộ gia đình, đã phục vụ rất tốt nhu cầu ăn sáng của người dân trong khu vực cũng không thu hút bằng một doanh nghiệp đang phải bán thương hiệu phở cho nước ngoài (Nguyễn Việt, 2018). Ý kiến của một doanh nghiệp lớn về mức thuế phải nộp của họ thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng nhưng việc thủ tục thuế của hàng ngàn hộ cá thể có được hướng dẫn hay không lại chưa được quan tâm đúng mức. Chính sự thiếu quan tâm đó đã khiến các hộ kinh doanh đã có quy mô nhỏ nhưng lại không thể lớn. Thực tế cho thấy quá trình kinh doanh của các hộ cá thể nếu chỉ dựa vào bản thân nội lực của chính họ và gia đình là chưa đủ. Họ cần tới sự hỗ trợ của chính những người xung quanh, sự ủng hộ của người dân trong khu vực cũng như toàn toàn xã hội- thể hiện ở thái độ coi trọng sự phát triển của hộ kinh doanh, mong muốn hộ phát triển với quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu ở đây đã cho thấy thái độ ủng hộ của người dân là nhân tố tác động tương đối tích cực tới quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh là phù hợp với tình hình thực tế. Nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước FAC 1 tác động thuận chiều tới quyết định đầu tư thể hiện ảnh hưởng tích cực từ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước tới hoạt động của hộ kinh doanh cá thể (bao gồm định hướng đầu tư, cung cấp ưu đãi về thuế/mặt bằng/lãi suất…, thủ tục hành chính gọn nhẹ và chi phí hành chính minh bạch). Các lý thuyết như của Ayele (2016) đã khẳng định các chính sách hỗ trợ của nhà nước có ảnh hưởng tích cực tới việc quyết định vị trí đầu tư, gia tăng quy mô đầu tư và ngành nghề đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu thực tiễn của CIEM (2017) khi đánh giá về thực trạng “chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam cũng khẳng định vai trò quan trọng của nhà nước trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các hộ kinh doanh. Tương đồng với các kết quả đã có nêu trên, nghiên cứu này cũng cho thấy hỗ trợ của nhà nước là vấn đề mà các hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội dành nhiều sự quan tâm và có ảnh hưởng tương đối lớn khi quyết định đầu tư (β=0,576). Có thể thấy, không chỉ các doanh nghiệp chính thức đang trông chờ hỗ trợ của chính phủ mà cả các hộ kinh doanh cá thể cũng mong muốn nhận được sự quan tâm này. Trên thực tế, các hộ kinh doanh cá thể với xuất phát là các hộ gia đình thường rất e ngại khi phải tiếp xúc với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nên càng khó yêu cầu sự hỗ trợ từ phía các cơ quan này. Kết quả khảo sát cho thấy chưa tới 60% các hộ được hỏi có ý định chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang hình thức doanh nghiệp tư nhân. Các hộ kinh doanh còn lại (40% hộ được hỏi không muốn chuyển đổi hình thức đầu tư kinh doanh) đều bày tỏ thái độ e ngại về khả năng mở rộng đầu tư theo hình thức doanh nghiệp do thiếu sự hướng dẫn, động viên cả về tinh thần và vật chất. Rất nhiều hộ đã ấp ủ mong muốn được phát triển thành doanh nghiệp song chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước, từ hướng dẫn các thủ tục hành chính để chuyển đổi đến việc thực thi các chế độ thuế, sổ sách, báo cáo tài chính... Tâm lý chung của các hộ là e ngại tuân thủ gánh nặng cao hơn về thủ tục pháp lý hành chính như: kiểm toán, báo cáo kế toán, thủ tục tài chính về thuế, chế độ cho lao động bên cạnh những lo lắng doanh nghiệp chính thức sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, thực hiện nghĩa vụ với người lao động và cơ quan quản lý nhiều hơn. Khi trao đổi với một chủ hộ kinh doanh đã có 15 năm
  10. 142 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa kinh nghiệm quản lý hộ với số lao động trong hộ là 9 người, nhưng câu trả lời là “không dám” nghĩ sẽ đổi thành doanh nghiệp vì nếu thành doanh nghiệp thì thủ tục cũng như các loạt quy định sẽ phải áp dụng, rồi các loại thuế doanh nghiệp, chi phí thuê kế toán, phải báo cáo sổ sách... rất phức tap trong khi hộ chưa đủ trình độ để thưc hiện mà không biết tìm sự hỗ trợ từ đâu. Không chỉ thế, có những hộ đã chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân song trong những năm đầu hoạt động thiếu vắng sự hỗ trợ của nhà nước về tín dụng,… nên chỉ hoạt động được vài năm lại quay về kinh doanh hộ cá thể. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các chính sách định hướng đầu tư cho các hộ kinh doanh (cung cấp thông tin thị trường, xu hướng phát triển của các ngành nghề trong và ngoài nước…) cũng là một rào cản đáng kể đối với các chủ hộ vốn có tầm nhìn thấp, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản trị và lập chiến lược còn yếu kém. Nhóm nhân tố khả năng mở rộng thị trường FAC 4 có vai trò ít quan trọng hơn so với 2 nhóm nhân tố trên (β= 0,418) song cũng được các hộ xem xét khi ra quyết định đầu tư. Đồng nghĩa với việc khả năng mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh tại chỗ hoặc tại địa bàn khác, cũng như phát triển được thị trường mới là yếu tố đáng lưu tâm khi quyết định đầu tư mở rộng. Điều này xuất phát từ đặc thù của các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại Hà Nội và đa phần các thành phố khác của Việt Nam thường sản xuất kinh doanh ngay trên mặt bằng diện tích nhà ở để giảm bớt các chi phí thuê mặt bằng (CIEM, 2017). Mà diện tích đó tất yếu không lớn do mật độ dân số tại các đô thị của Việt Nam đều cao hơn từ 10 lần đến 20 lần mức bình quân của cả nước (290 người/km2 năm 2019). Đồng thời do mặt bằng kinh doanh bị chia cắt bởi sở hữu của các hộ kinh doanh khác nhau nên khả năng tập trung mặt bằng để sản xuất kinh doanh lớn thường phức tạp. Thực tế cũng cho thấy các hộ kinh doanh hiện nay trên địa bàn thành phố Hà nội đều đang gặp khó khăn vì mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ. Các hộ cá thể được phỏng vấn đều cho biết mặt bằng kinh doanh hiện nay phần nhiều đều phụ thuộc vào diện tích nhà ở của gia đình. Mặt bằng kinh doanh nhỏ làm hạn chế không chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh mà ảnh hưởng tới khả năng áp dụng công nghệ sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp được hỗ trợ về mặt bằng đất đai, có khu chế xuất, khu công nghiệp … để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh thì vấn đề này của các hộ kinh doanh cá thể vẫn chưa được các cơ quan quản lý quan tâm đúng mức. Cũng chính vì khó khăn trong viêc thuê, mua mặt bằng cộng với quy mô thị trường bị bó hẹp trong khu vực dân cư nhỏ nên yếu tố khả năng mở rộng thị trường sang các địa bàn lân cận có ý nghĩa đáng kể đối với quyết định đầu tư của các hộ cá thể. Khả năng mở rộng thị trường ở đây gắn bó chặt chẽ với khả năng thuê mua mặt bằng tại địa bàn mới và được thị trường tại đia bàn đó chấp nhận. Thực tế quan sát cho thấy, nhiều hộ kinh doanh cá thể lớn có nhiều chi nhánh tại nhiều quận (ví dụ như các hộ kinh doanh ẩm thực truyền thống Hà Nội, đồ gỗ nội thất…) là những hộ rất có tiềm năng để phát triển thành các doanh nghiệp chính thức trên thị trường đều mong muốn mở rộng hơn nữa các địa bàn hoạt động của mình nhằm cung cấp tốt hơn các sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Do đó, yếu tố về mở rộng mặt bằng kinh doanh, mở rộng thị trường phục vụ cho sản xuất và cung ứng sản phẩm ở quy mô lớn có ý nghĩa đối với việc ra quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh.
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 143 5. Kết luận và khuyến nghị Với mẫu nghiên cứu gồm 150 hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tại Hà Nội, áp dụng kỹ thuật EFA và hồi quy logistic, bài viết này cho thấy ngoài những yếu tố định lượng như doanh thu, lợi nhuận…, quyết định đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố định tính, bao gồm: Khả năng được thị trường chấp nhận, Hỗ trợ của Nhà nước và Khả năng mở rộng thị trường. Đây đều là những vấn đề thuộc môi trường đầu tư kinh doanh mà những hộ kinh doanh cá thể vô cùng nhỏ bé không thể tự giải quyết được. Căn cứ vào nội dung phân tích tại mục 4, một số giải pháp cần thực hiện như sau: (1) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể. (2) Tăng cường hơn nữa công tác động viên, tuyên truyền đối với các hộ kinh doanh cá thể. (3) Tăng cường các chính sách định hướng, hỗ trợ đầu tư phát triển cho các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. (4) Tiếp tục đổi mới các thủ tục hành chính có liên quan theo hướng đơn giản, minh bạch. (5) Hỗ trợ mặt bằng và tăng cường liên kết đầu tư giữa các hộ kinh doanh cá thể nhằm mở rộng mặt bằng kinh doanh. (6) Phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản trị doanh nghiệp và đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển./. Tài liệu tham khảo Ali D.A, Deininger K, Duponchel M (2014), ‘Credit Constraints, Agricultural Productivity, and Rural Nonfarm Participation- Evidence from Rwanda’, World Bank Asante Y (2000), ‘Determinats of private investment behavior in Ghana’, African Economic Research Consortium research paper 100. Ayele S (2006), ‘The industry and location impacts of investment incentives on SMEs start- up in Ethiopia, Journal of International Development’, 18 (1), 1 - 13. Bialowolski P và Bialowolski D. W (2013), ‘External factors affecting investment decisions of companies’, available at http://www.economics- ejournal.org/economics/discussionpapers/2013-44 Burns S (1977), ‘The household economy: Its shape, origins, and future’, Beacon Press Publisher. CIEM (2017), ‘Báo cáo nghiên cứu Chính thức hóa hộ kinh doanh ở Việt Nam, thực trạng và khuyến nghị giải pháp’, NXB Hồng Đức, Hà Nội, Việt Nam. Das S (2012), ‘Dynamics of the informal household sector in India’, Doctor of Philosophy thesis, India. Doumer L. P, Oudin X. và Nguyen T. (2017), ‘Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và khu vực phi chính thức đối với tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam’, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, Việt Nam. Dunning J. H. (1977), ‘Trade, location of economic activity and the multinational enterprise: search for an eclectic approach’, InB. Ohlin, P. O. Hesselborn & P. M. Nijkman (Eds),
  12. 144 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa The international allocation of economic activity, 395-418. Galan J. I, Benito J. G and Vincente J (2007), ‘Factors determining the location decisions of Spanish MNEs: an analysis based on the investment development path’, Journal of International Business Studies, 38 (6), 975-997. Gangopadhyay K and Hatchondo J. C (2009), ‘The Behavior of household and Business Investment over the Business Cycle’, Economic Quarterly, 95 (3), Summer 2009. Janvry A.D. and Sadoulet E. (2000), ‘Making Investment in the Rural Poor into Good Business: New Perspectives for Rural Development in Latin America’, Conference on Development of the Rural Economy and Poverty Reduction in LAC at the Annual Meeting of the Inter-American Development Bank, New Orleans. Lê Bảo Lâm và Lê Văn Hưởng (2016), ‘Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang,’ Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh Số 4 (27)-2012. Liu J and Pang D (2009), ‘Finacial factors and company investment decision in transitional China’, Managerial and Decision Economics, 30 (2), 91 – 108. Lu C. S and Yang C. C (2007), ‘An evaluation of the investment environment in the international logistic zones: A Taiwanese manufacturer’s perspective’, International Journal of Production Economics, 2007, vol. 107 (1), 279-300. Mwanza, J. F (2011), ‘Assessment of Factors of household capital/assets that influence income of smallholder farmers under International Development Enterprises (IDE) in Zambia’, Master thesis, Ghent University, Belgium. Nguyễn Thị Lan Hương, 2016, ‘Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh Bình Phước khi Việt Nam thực thi Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới’, Bài trình bày tại Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các Hiệp định thương mại tự do, tổ chức ngày 26/7/2016 tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Nguyễn Việt (2018), ‘Doanh nghiệp siêu nhỏ đang bị “ngó lơ”’, truy cập ngày 23/10/2021 từ https://diendandoanhnghiep.vn/doanh-nghiep-sieu-nho-dang-bi-ngo- lo-140647.amp Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt Khải (2008), ‘Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Kiên Giang’, Tạp chí Khoa học 9/2008. Storey D.J, Keasay K, Watson R and Wynaczic P (2016), ‘The Performance of Small Firms: Profits, Jobs and Failures’, Routledge Publisher, UK. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). ‘Using multivariate statistics’ (5th ed.). Allyn & Bacon/Pearson Education, Boston, UK. Truong D. T., Tran B. T. and Pham K. D. (2013), ‘The non- farm house hold business sector in Vietnam’, available at:
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 145 http://www.economica.vn/Portals/0/MauBieu/fd921a86edc2a4407dc0ad2543d0e92d.p df Từ Quang Phương (2012), ‘Giáo trình Kinh tế đầu tư’, nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam. World Bank (2005), ‘A better investment climate for everyone, World development report 2005’, A co-publication of the World bank and Oxford university Press, UK.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2