intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thúc đẩy ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên: Khảo sát tại trường Đại học Thương Mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này đề cập đến các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp xã hội (social entrepreneurship) của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát đối với 1110 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thương mại. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, kết quả đã chỉ ra rằng yếu tố kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thúc đẩy ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên: Khảo sát tại trường Đại học Thương Mại

  1. THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN: KHẢO SÁT TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ThS. Trịnh Thị Nhuần Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp xã hội (social entrepreneurship) của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện khảo sát đối với 1110 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thương mại. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, kết quả đã chỉ ra rằng yếu tố kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Tiếp theo sau đó là yếu tố giáo dục khởi nghiệp xã hội trong trường đại học; nhận thức về sự hỗ trợ xã hội, cuối cùng là yếu tố nghĩa vụ đạo đức là những yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Kết quả nghiên cứu này thực sự hữu ích trong việc cải thiện nhận thức và thúc đẩy ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên bằng việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kiến thức và kỹ năng từ các khóa đào tạo về khởi nghiệp và khởi nghiệp xã hội; các hoạt động tình nguyện; tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn cũng như cần có sự ủng hộ từ phía gia đình, cộng đồng. Từ khóa: khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp xã hội, khởi nghiệp xã hội, sinh viên ABTRAST In this study, the author mentioned factors influencing students' intention of social entrepreneurship. The study was conducted with 1110 students studying at Thuong mai University. By using the multivariate regression analysis method, the results have shown that the factor of work experience is the most important factor positively influencing students' intention of social entrepreneurship. It is followed by social entrepreneurship education in universities; awareness of social supports, and finally the factor of moral obligation are factors that positively impact students' intention of social entrepreneurship. The results of this research are really helpful in improving awareness and promoting students' social entrepreneurship intension by enhancing solutions that help students gain practical experience, improve knowledge and skills from entrepreneurship and social entrepreneurship training; volunteer activities; participate in more social activities as well as need support from family and community. Keywords: entrepreneurship, social entrepreneurship, social entrepreneurship intension, student… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp xã hội (KNXH) đang là một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của cá nhân nhà đầu tư, doanh nghiệp, cộng đồng cũng như các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực học thuật. Khởi nghiệp xã hội là việc áp dụng các phương thức sáng tạo và định hướng thị trường nhằm giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề xã hội và môi trường, từ đó tạo sự thay đổi mang tính hệ 275
  2. thống và cung cấp giải pháp phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ngày càng cao, tạo ra những nguồn lực mới, cơ hội mới đồng thời chúng ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội như y tế, biến đổi khí hậu, giáo dục, nông nghiệp, người yếu thế… Vì vậy, khởi nghiệp xã hội là phương thức tối ưu để có thể giải quyết triệt để những vấn đề xã hội trên. Theo một báo cáo của Global Social Entrepreneurship Network - Mạng lưới Khởi nghiệp Xã hội toàn cầu, 5 quốc gia Mỹ, Canada, Anh, Singapore và Israel là những nước thành công trong việc kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội gắn liền với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam không còn mới nhưng những xu hướng khởi nghiệp xã hội trong nước lại đang có nhiều thay đổi theo sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ... Các doanh nhân, nhà khởi nghiệp trẻ và nhà sáng lập startup ngày càng lựa chọn các hướng khởi nghiệp xã hội đi vào giải quyết những vấn đề khó như ô nhiễm môi trường, thực phẩm sạch, phân bón hữu cơ, phát triển bền vững. Song số lượng những doanh nghiệp đi theo hướng tiếp cận này vẫn chưa nhiều. Bởi có một vài băn khoăn của những nhà sáng lập, doanh nhân khởi nghiệp và các nhà đầu tư nằm ở chính những hiểu biết chưa rõ ràng về các mô hình khởi nghiệp xã hội, tính hiệu quả cả về mô hình kinh doanh lẫn giải quyết các vấn đề xã hội [https://khoinghiep.org.vn/phat-trien-xu-huong-khoi-nghiep-xa-hoi-tai-viet-nam-12352.html]. Trước đây, nhiều startup luôn đứng giữa luồng suy nghĩ về việc bền vững và duy trì hoạt động doanh thu. Sự bền vững thường mang đậm chất lý thuyết vì tâm lý nhà đầu tư luôn muốn kiếm tiền từ những doanh nghiệp có tốc độ phát triển càng nhanh càng tốt. Có tiềm năng, nhưng thực tế, tại Việt Nam, mô hình khởi nghiệp xã hội vẫn chưa phát triển, chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Theo một khảo sát năm 2016 cho thấy, tỷ lệ khởi nghiệp chuyên về doanh nghiệp xã hội chỉ đạt 0,45%, tỷ lệ người trưởng thành đang điều hành các hoạt động xã hội ở Việt Nam chỉ ở mức 0,65 so với trung bình 3,7% trên thế giới, đó là một con số khá thấp [https://baophapluat.vn/kinh- te/khoi-nghiep-xa-hoi-vi-sao-chua-phat-trien-368490.html]. Bên cạnh đó, ở khía cạnh học thuật, các nghiên cứu về khởi nghiệp xã hội còn khá khiêm tốn, nhất là bối cảnh tại Việt Nam. Hiện mới chỉ có một số công trình được nghiên cứu và công bố do Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh, tổ chức CSIP, CIEM… tập trung vào nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm, các thuận lợi và thách thức của doanh nghiêp xã hội, thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam cũng như định hướng phát triển, các vấn đề pháp lý và việc đưa nội dung doanh nghiệp xã hội vào giáo dục khởi nghiệp. Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện về ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Do đó, đây là khoảng trống cần phải được hoàn thiện, bởi muốn nuôi dưỡng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa làn sóng khởi nghiệp xã hội ở Việt Nam, học tập xu hướng các quốc gia phát triển thì thực sự cần thiết phải thúc đẩy các hoạt động đào tạo, ươm tạo, ươm mầm, truyền cảm hứng về khởi nghiệp xã hội. Đặc biệt là thế hệ sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước, cần được ươm tạo và giáo dục tinh thần cũng như kiến thức khởi nghiệp xã hội giúp các em có hành trang vững chắc hơn, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước. Xuất phát từ tầm quan trọng của khởi nghiệp xã hội cùng với những khoảng trống cần được bổ sung về khía cạnh học thuật, nghiên cứu này đề cập đến những yếu tố tác động tới ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên và mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên bằng các nỗ lực từ sinh viên, giảng viên, trường đại học. 276
  3. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Có thể thấy rằng ý định khởi nghiệp đề cập đến định hướng tinh thần của một người, và định hướng đó dẫn dắt người đó từ việc ấp ủ ý tưởng đến việc thực hiện các ý tưởng kinh doanh mới lạ (Bird, 1988), hay đó là mong muốn cá nhân của bạn khi được tham gia vào việc tạo lập một doanh nghiệp mới (Peng, Lu và Kang, 2012). Đó là một hình thức của niềm tin trong việc thành lập một doanh nghiệp trong tương lai (Thompson, 2009). Khi được áp dụng trong bối cảnh KNXH, ý định KNXH đề cập đến niềm tin và mong muốn thành lập một doanh nghiệp xã hội (Tran và Von Korflesch, 2016). Hoặc có thể hiểu “Ý định KNXH đề cập đến niềm tin và mong muốn thành lập một tổ chức hoặc doanh nghiệp mà tổ chức/doanh nghiệp đó có kinh doanh là nguồn thu nhập chính, có mục tiêu xã hội/hoặc mục tiêu môi trường rõ ràng, hướng tới sự cân bằng về giá trị xã hội và giá trị tài chính, hoặc nghiêng về mục tiêu xã hội.” Mô hình nghiên cứu đề xuất: Sự đồng cảm (EMP) H1+ Nghĩa vụ đạo đức (MOB) H2+ Năng lực của bản thân (SEF) định khởi nghiệp H3+ xã hội (SEI) Nhận thức về sự hỗ trợ xã hội (SUP) H4+ Kinh nghiệm (EXP) H5+ Giáo dục khởi sự H6+ kinh doanh xã hội (EDU) H nh 1. Mô h nh nghiên cứu 2.1. Sự đồng cảm Trong mô hình của Mair và Noboa (2006), sự đồng cảm được đề xuất như là thái độ chung của một người hướng tới hành vi kinh doanh xã hội, do đó giải quyết yếu tố đầu tiên của lý thuyết jzen, (1991) của hành vi có kế hoạch (TPB). Thứ nhất, đây là hình ảnh đại diện cho thái độ về hành vi ( TB), đặc biệt là TB phản ánh “một nhận thức của cá nhân về kết quả của một hành vi và mức độ mà một cá nhân đó có đánh giá thuận lợi khi thực hiện hành vi của mình” (Schlaegel và Koenig, 2014). Mặt khác, sự đồng cảm phản ánh thái độ đối với một người hơn là hành vi. Thông thường sự đồng cảm được hiểu là khả năng của cá nhân đó khi tưởng tượng về cảm giác của người khác (Preston và các cộng sự, 2007), hoặc là một xu hướng để đáp lại với người khác dựa trên trạng 277
  4. thái tinh thần, tình cảm (Mehrabian và Epstein, 1972), hoặc là sự từ bi (Goetz, Keltnervà Simon- Thomas, 2010). Nhiều cuộc thử nghiệm và các nghiên cứu trước đây về sự đồng cảm đã được thực hiện, cho thấy rằng những người tham gia đọc các tình huống chứa đầy tính từ đồng cảm cao (ví dụ: đáng thương, cảm động…) có nhiều khả năng phát triển ý định tình nguyện so với những người tham gia đọc mô tả chỉ sử dụng những ngôn ngữ thực tế (Batson, Early và Salvarani, 1997). Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự đồng cảm thường được xác định là một yếu tố dự đoán trực quan về ý định KNXH của các nhà nghiên cứu như London (2010), Dees (2012), Groch và các cộng sự (2012), Miller và các cộng sự (2012) và Wood (2012). Điều này cũng đã được chứng minh bằng các sáng kiến KNXH như sáng kiến về sự đồng cảm shoka ( shoka, 2014). Trong bối cảnh nghiên cứu về KNXH, tác giả quan tâm đến sự đồng cảm nhận thức (khả năng đánh giá một người khác về trạng thái cảm xúc) và sự đồng cảm về mặt cảm xúc (tức là xu hướng phản ứng với trạng thái cảm xúc của người khác). Một yếu tố khác của sự đồng cảm về mặt cảm xúc đó chính là “mối quan tâm thấu cảm” (Zahn Waxler và Radke-Yarrow, 1990) được định nghĩa là một phản ứng về mặt cảm xúc của lòng trắc ẩn và mối quan tâm gây ra bởi việc chứng kiến về nhu cầu hay khó khăn mà một người khác đang cần (Niezink, Siero, Dijkstra, Buunk và Barelds, 2012). Do đó, giả thuyết sau đây có thể được rút ra: Giả thuyết 1 (H1): Sự đ ng cảm có liên quan tích cực đến ý định KNXH. 2.2. Nghĩa vụ đạo đức Một dự đoán thứ hai về sự hình thành ý định trong lý thuyết về hành vi có kế hoạch là ảnh hưởng của các chuẩn mực chủ quan nhận thức (chuẩn mực của chủ thể) ( jzen, 1991). Đây là những niềm tin chuẩn mực nhận thức về những người trong một môi trường của các cá nhân cũng được gọi là các tiêu chuẩn giáo dục (Cialdini, Reno và Kallgren, 1990). Họ được dự đoán là có tác động đến xã hội những người mà có thể giúp củng cố thêm hoặc làm giảm bớt các ý định (Schlaegel và Koenig, 2014). Do đó, các tiêu chuẩn chủ quan đại diện cho niềm tin cá nhân về hành vi được mong đợi và chấp nhận (Forster và Grichnik, 2013). Các giá trị về mặt niềm tin đạo đức đã được chỉ ra rằng nó đóng những vai trò quan trọng quyết định đến hành vi (Kaiser, 2006; Rivis, Sheeran và rmitage, 2009). Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức là một nền tảng khác của lý thuyết về KNXH. Bornstein (1996), Hemingway (2005), Koe Hwee Nga và Shamuganathan (2010) và Yiu và các cộng sự (2014) đều xác định giá trị đạo đức cá nhân là đức tính thiết yếu của các doanh nhân xã hội. Mair và Noboa (2006) cũng đề xuất các bước về nghĩa vụ và những phán xét về giá trị đạo đức (Kohlberg, 1981) là yếu tố đại diện cho các chuẩn mực xã hội. Việc sử dụng mô hình Kohlberg của Mair và Noboa (2006) đã bị Hockerts (2015b) chỉ trích vì hai lý do. Thứ nhất, nó có xu hướng đo lường lý do tại sao một người cảm thấy có nghĩa vụ về mặt đạo đức nhưng không phải là phạm vi của nghĩa vụ đó. Thứ hai, hệ thống phân cấp của Kohlberg, cho thấy các nguyên tắc đạo đức tự chọn là hình thức đánh giá đạo đức cao nhất, trái với quan điểm của TPB, rằng ý định được hình thành bởi nhận thức về các chuẩn mực xã hội bên ngoài. Hockerts (2015b), do đó, dựa trên Haines et al. (2008) người xác định một niềm tin về nghĩa vụ đạo đức như được định vị giữa hành vi phán xét đạo đức và hình thành các ý định đạo đức. Do 278
  5. đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng nhận thức rằng các chuẩn mực xã hội ngụ ý một nghĩa vụ đạo đức nhằm giúp đỡ những người ngoài lề xã hội như một thước đo cho biến thứ hai hơn là các giai đoạn phán xét đạo đức của Kohlberg. Từ đó, giả thuyết sau đây có thể được rút ra: Giả thuyết 2 (H2): Một nhận thức rằng các chuẩn mực xã hội ngụ ý nghĩa vụ đạo đức để giúp đỡ những người ngoài lề xã hội có liên quan tích cực tới ý định KNXH. 2.3. Năng lực của bản thân về các hoạt động xã hội Mô hình Mair và Noboa (2006) bao gồm năng lực bản thân như là một thước đo cho nhận thức kiểm soát hành vi bên trong (PBC) mà họ đưa ra giả thuyết là yếu tố quyết định phù hợp với ý định trong nghiên cứu của lý thuyết jzen (1991). Năng lực bản thân đề cập đến sự đánh giá cá nhân của riêng mình, khả năng có thể thực hiện thành công đối với các hành vi dự định của bản thân (Bandura, 1977). Các nghiên cứu trong quá khứ đã tìm thấy năng lực bản thân trở thành tiền đề quan trọng của các hành vi, hoạt động mang tính thiện nguyện và đóng góp cho xã hội như hiến máu (Giles, McClenahan, Cairnsvà Mallet, 2004) cũng như hành vi kinh doanh (Zhao, Seibert và Hills, 2005). Theo Bandura (2006), đã gợi ý rằng đo lường năng lực bản thân sẽ là những gợi ý quan trọng và là câu hỏi chính trong bối cảnh nghiên cứu về KNXH. Cho rằng nhiều thách thức xã hội khá nan giải, đó là điều không có gì đáng ngạc nhiên bởi niềm tin mạnh mẽ, sự tự tin vào năng lực của bản thân đã được lý thuyết hóa thành một lý thuyết dự đoán về ý định KNXH (Mair và Noboa, 2006; Smith và Woodworth, 2012). Trong bài viết này, năng lực bản thân của doanh nhân xã hội (năng lực hoạt động xã hội) được hiểu là một người tin rằng cá nhân họ có thể đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Từ đó, giả thuyết sau đây được rút ra: Giả thuyết 3 (H3): Năng lực hoạt động xã hội của bản thân có liên quan tích cực đến ý định KNXH. 2.4. Nhận thức về sự hỗ trợ xã hội Cấu trúc thứ tư trong mô hình Mair và Noboa (2006) dựa trên đề xuất của jzen (2002a) đó là: một người có khả năng nhận thức được về những vấn đề bên ngoài, kiểm soát bên ngoài là một tiền đề quan trọng của các ý định. Điều này đề cập đến niềm tin của một người về mức độ phù hợp bối cảnh của hành vi đối với ý chí của cá nhân. Mair và Noboa đưa ra giả thuyết điều này được xác định bởi một cá nhân mong đợi nhận được sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh. Nói cách khác, một doanh nhân xã hội có thể mong đợi nhận được tài trợ hoặc các hình thức hỗ trợ khác từ môi trường của mình không? Trong bối cảnh này, các hệ thống và mạng lưới hỗ trợ như shoka có thể đóng vai trò quan trọng (Meyskens, Robb-Post, Stamp, Carsrud và Reynolds, 2010; Ruttmann, 2012). Từ đó, giả thuyết sau đây có thể được rút ra: Giả thuyết 4 (H4): Nhận thức về sự hỗ trợ xã hội có liên quan tích cực đến ý định KNXH. 2.5. Kinh nghiệm tr ớc đó Nghiên cứu này được dựa trên nghiên cứu của mô hình Hockert (2017) và là sản phẩm mở rộng mô hình của Mair và Noboa (2006) thông qua việc đưa kinh nghiệm trước đây với các vấn đề xã hội như là một yếu tố dự đoán về ý định KNXH. Ví dụ, một loạt các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra kinh nghiệm kinh doanh trước đó từ phía gia đình (Carr và Sequeira, 2007; Chlosta, Patzelt, Klein và Dormann, 2012) hoặc kinh nghiệm làm việc trước đó (Kautonen, Luoto và Tornikoski, 2010) là yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng kinh nghiệm 279
  6. trước đó cũng dự đoán các hành vi, hoạt động hỗ trợ xã hội như tham gia vào một chương trình tái chế (Vining và Ebreo, 1989). Kinh nghiệm phục vụ cộng đồng trước đây cũng đã được chỉ ra là một dự đoán của các khóa học đạo đức đều có tác động trên những người tham gia. Các kiến thức ưu tiên về các vấn đề xã hội cũng đã được Ernst (2011) tìm thấy để dự đoán đối với ý định KNXH cũng như nhận thức kiểm soát hành vi. Hơn nữa, Yiu và các cộng sự đã chỉ ra rằng các doanh nhân tư nhân có nhiều khả năng được thúc đẩy để tham gia các hoạt động từ thiện như hỗ trợ người nghèo, các chương trình giảm nghèo nếu như họ có kinh nghiệm cá nhân trước đó (ví dụ như các cơ hội giáo dục về thất nghiệp, khó khăn và nghèo đói ở nông thôn). Để phục vụ cho mục tiêu của nghiên cứu này, kinh nghiệm trước đây được đo lường là kinh nghiệm thực tế làm việc của một người với các tổ chức, lĩnh vực xã hội khác nhau. Người ta cho rằng những kinh nghiệm như vậy tạo ra sự quen thuộc với hàng loạt các vấn đề mà doanh nghiệp xã hội nhắm đến và giải quyết. Và chính những kinh nghiệm xã hội này là yếu tố tác động đến ý định cho các cá nhân muốn giải quyết những vấn đề là hoàn toàn có khả năng. Vì lý do này, mô hình được thử nghiệm trong nghiên cứu này được mở rộng bằng các giả thuyết sau đây: Giả thuyết 5 (H5): Kinh nghiệm trước đây với các tổ chức xã hội có liên quan tích cực đến ý định KNXH. 2.6. Giáo dục khởi nghiệp xã hội trong tr ờng đại học Một thách thức chính của việc quan sát hành vi kinh doanh là sự khó nắm bắt của quy trình. Trong khi ý định có thể đo lường được ngay lập tức, hành vi kinh doanh thực tế thường chỉ có được thông qua một quá trình dài nhiều lần quan sát sau đó. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hành vi đại diện có thể được sử dụng để xác nhận sự nghiêm túc của một người có ý định KNXH. Một hình thức đặc biệt của biến là lựa chọn các khóa học tự chọn trong lĩnh vực kinh doanh xã hội. Thành và Chu (2014), ví dụ, đã áp dụng TPB để giải thích liệu sinh viên có đăng ký vào các học phần hoặc khóa học có liên quan đến đạo đức kinh doanh hay không, trong khi Shen (2010) đã sử dụng TPB để dự đoán hành vi như đăng ký tham gia các môn giáo dục thể chất ở trường trung học. Trong nghiên cứu của Kai Hockerts (2017) đã mở rộng thêm nghiên cứu trong mô hình của Mair và Noboa (2006) bằng cách thêm số lượng các khóa học tự chọn kinh doanh xã hội được chọn bởi sinh viên như là một biến đại diện cho ý định KNXH. Các khóa học về kinh doanh xã hội là còn tương đối mới, chưa tồn tại trong chương trình đào tạo của các trường đại học. Một giả thuyết khác trong các tình huống như vậy là đối với những trường hợp sinh viên có ý định KNXH thường bổ sung bằng cách tham gia các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội cao tại các tổ chức, doanh nghiệp (CSR)… Dựa trên những nghiên cứu trước đó, tác giả cho rằng giáo dục khởi nghiệp xã hội trong trường đại học sẽ tác động tích cực đến ý định KNXH của sinh viên. Giáo dục KNXH không chỉ đề cập đến các khóa học tự chọn về khởi sự kinh doanh, mà còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng, sự quan tâm ở các hoạt động và các khóa đào tạo về KNXH mà các trường đại học hỗ trợ cho sinh viên. Giả thuyết 6: Giáo dục KNXH có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp xã hội (KNXH). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thang đo và thi t k bảng câu hỏi Thang đo 6 biến số chính được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu từ nghiên cứu của Kai Hockerts (2017). Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm hai phần: Phần 1 gồm 27 câu hỏi liên quan tới 7 biến số chính của mô hình nghiên cứu. Mỗi mục hỏi được đánh giá trên 280
  7. thang đo Likert 7 điểm với 1 là “hoàn toàn không đồng ý”, tới 7 là “hoàn toàn đồng ý”. Phần 2 là các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của sinh viên như sinh viên năm thứ mấy, ngành học, điểm tích lũy trung bình, nghề nghiệp của cha/mẹ, kinh nghiệm đi làm thêm… Bảng 1. Thang đo các bi n số của nghiên cứu Biến số Các mục hỏi Nguồn (variable) (Items) 1. đ nh khởi Trong tương ai tôi d đ nh tham gia vào việc thành lập m t t chức nh m giải Mair và Noboa (2006); nghiệp xã h i quy t các vấn đề xã h i. Kai Hockerts (2017) Tôi có m t tưởng sơ cho m t doanh nghiệp xã h i mà tôi d đ nh s thành lập trong tương ai. Tôi không có d đ nh khởi s m t doanh nghiệp xã h i. M c tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành m t doanh nhân xã h i (chủ doanh nghiệp xã h i). Tôi đ rất nghiêm túc với đ nh khởi s doanh nghiệp xã h i. 2. S đồng Tôi thấy đồng cảm với những người b thiệt thòi. Mair và Noboa (2006); cảm hi ngh về những người có hoàn cảnh h h n tôi cố g ng đ t mình vào v trí Kai Hockerts (2017) của h . Tôi cảm thấy thương cảm với những người ngoài lề xã h i. Khi g p người có hoàn cảnh h h n tôi cảm thấy muốn gi p đỡ h . 3. gh a v Tôi cảm thấy trách nhiệm c n gi p đỡ những người kém may m n hơn m nh. Mair và Noboa (2006); đ o đức Gi p đỡ những người có hoàn cảnh h h n nên m t nguyên t c của xã h i. Kai Hockerts (2017)) Công b ng xã h i đòi h i chúng ta phải gi p đỡ những người kém may m n hơn m nh. Ch ng ta c ngh a v về m t đ o đức đ gi p đỡ những người thiệt thòi trong xã h i. 4. ng c Tôi tin r ng cá nhân tôi có th đ ng g p đ giải quy t các thách thức xã h i n u Mair và Noboa (2006); ho t đ ng xã tôi đ t t m tr v o đ . Kai Hockerts (2017) h i Tôi tin mình có th t m ra cách đ giúp giải quy t các vấn đề mà xã h i đang phải đối m t. Giải quy t các vấn đề xã h i điều mà m i chúng ta có th đ ng g p. 5. Nhận thức M i người s ủng h tôi n u tôi muốn thành lập m t t chức đ gi p đỡ những Mair và Noboa (2006); về s h tr người b thiệt thòi trong xã h i. Kai Hockerts (2017) xã h i N u tôi có k ho ch giải quy t m t vấn đề xã h i quan tr ng, m i người s ủng h tôi. Có th thu h t các nh đ u tư cho t chức muốn giải quy t các vấn đề xã h i. 6. Kinh nghiệm Tôi có m t số kinh nghiệm làm việc với các vấn đề xã h i. Kai Hockerts (2017) trước đ Tôi đ tham gia nhiều ho t đ ng tình nguyện ho c làm việc với các t chức xã h i. Tôi bi t rất nhiều về các t chức xã h i. 7. Giáo d c Trường tôi có các ho t đ ng khuy n khích khởi nghiệp xã h i. Kai Hockerts (2017) khởi nghiệp Trường tôi th c s quan tâm tới khởi nghiệp xã h i của sinh viên. xã h i trong trường b n Trường tôi cung cấp các thông tin về khởi nghiệp xã h i cho sinh viên. Trường tôi t chức các bu i h i thảo, nói chuyện, ngo i khóa về khởi nghiệp xã h i. Trường tôi cung cấp các khóa h c về khởi nghiệp xã h i. 281
  8. 3.2. Đối t ợng và mẫu điều tra Về đối tượng điều tra, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu theo sự thuận tiện trong quá trình phát phiếu, tập trung vào đối với sinh viên các chuyên ngành quản trị kinh doanh, marketing, khách sạn du lịch, thương mại điện tử, thương mại quốc tế... thuộc Trường Đại học Thương mại. Mẫu sinh viên được lựa chọn đa phần là sinh viên năm thứ 2 và thứ 3, bởi đặc thù sinh viên Trường Đại học Thương mại trong những năm gần đây có xu hướng theo học tiến độ nhanh khá lớn, nên khi đang là sinh viên năm thứ 2, đa phần các bạn đã được học những môn học cơ sở ngành và chuyên ngành nhất định. Hơn nữa, với những ngành học đã lựa chọn thì đa phần sinh viên đều có những kiến thức, kỹ năng nhất định về kinh doanh và đều có những định hình nghề nghiệp nhất định cho tương lai. Đồng thời, thời gian tiến hành khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian hai tháng, từ tháng 10 đến hết tháng 12 năm 2019, do đó các bạn sinh viên năm thứ 4 đang trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, tác giả không có khả năng tiếp cận thông tin để làm điều tra đối với sinh viên năm thứ 4. Như vậy, việc lựa chọn sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 các chuyên ngành nói trên là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Do lý thuyết về KNXH còn khá mới mẻ, nên tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu với số lượng mẫu lớn nhằm thu được kết quả đáng tin cậy nhất, cỡ mẫu khoảng 1000. Trong thực tế, với việc tiếp cận sinh viên thông qua phát phiếu trên lớp học, tác giả đã tiến hành điều tra 1110 sinh viên, trong đó thu được 994 phiếu sử dụng được, 116 phiếu bị loại do không đảm bảo các yêu cầu trong nghiên cứu. 3.3. Phân tích dữ liệu Sau khi lọc và làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành ba bước phân tích chính. Bước một là phân tích thống kê mô tả đối với các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên để xác định các đặc điểm của mẫu điều tra thu được. Bước hai, tác giả tiến hành phân tích EF và phân tích độ tin cậy nhằm kiểm định sơ bộ thang đo, xác định các nhân tố chính, hệ số tải của từng nhân tố và mức tin cậy của thang đo (Cronbach‟s lpha). Cuối cùng là phân tích mô hình hồi quy đa biến nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố biến độc lập tác động đến ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Đây chính là phân tích quan trọng nhất của nghiên cứu này. Các phân tích đều được thực hiện trên phần mềm SPSS 20. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm mẫu điều tra Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu điều tra STT Thông tin mẫu Tần su t (số ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Sinh viên 994 100% m2 192 19,3 m3 790 79,5 m4 12 1,2 2 Giới tính 994 100% Nam 154 15,5 Nữ 840 84,5 3 Kinh nghiệm làm việc của bạn 994 100% 282
  9. STT Thông tin mẫu Tần su t (số ngƣời) Tỷ lệ (%) Chưa c inh nghiệm làm việc 139 14,0 Làm việc bán thời gian t i doanh nghiệp 391 39,3 Việc làm sinh viên thời v (thời h n ng n) 301 30,3 Làm việc t do t i nhà 112 11,3 Kinh nghiệm hác… 51 5,2 5 Khoa đang theo học 994 100% Quản tr kinh doanh 359 36,1 Marketing 143 14,4 Kinh t - Kinh doanh quốc t 47 4,7 Thương m i điện t 62 6,2 Quản tr nhân l c 81 8,1 Khoa khác (khách s n du l ch thương m i quốc t …) 302 30,5 6 Đã được đào tạo về khởi nghiệp 994 100% Chưa đư c đ o t o về khởi nghiệp 773 77,8 Đ đư c đ o t o về khởi nghiệp (chính khóa ho c ng n h n) 221 22,2 Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu Tỷ lệ điều tra phân bổ không đều ở các khoa là do cách tiếp cận nghiên cứu của tác giả hướng đến sự thuận tiện. Không có mục đích so sánh giữa các khoa hay chuyên ngành ở đây. Mức độ sinh viên đi làm thêm hoặc làm bán thời gian tương đối lớn, vì chỉ có 14% là chưa có kinh nghiệm làm việc gì. Ngoài ra, việc được học các khóa đào tạo chính khóa hoặc ngắn hạn đối với sinh viên còn thấp, có 22,2% tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát cho rằng đã được đào tạo về khởi nghiệp. 4.2. Kiểm định thang đo 4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA và độ tin cậy Cronbach’s Alpha Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EF và độ tin cậy Cronbach‟s Alpha nhằm kiểm định sơ bộ thang đo. Bảng dưới đây trình bày kết quả cuối cùng đạt được. Phân tích nhân tố đối với 27 mục hỏi về các giá trị sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức, năng lực hoạt động xã hội, nhận thức về sự hỗ trợ xã hội, kinh nghiệm trước đó, giáo dục khởi sự KDXH trong trường học và ý định khởi sự KDXH. Theo quan điểm của Nguyễn Đình Thọ (2012): “Trong phân tích nhân tố EFA, khi sử dụng phép quay vuông góc thì không được đưa biến phụ thuộc vào chung với biến độc lập vào cùng lúc để thực hiện EFA. Bởi khi sử dụng phép quay vuông góc, các nhân tố phải không có mối quan hệ tương quan với nhau, nghĩa là không có sự định nghĩa độc lập với phụ thuộc. Do vậy, nếu chúng ta sử dụng phép quay Varimax hay bất kỳ phép quay vuông góc nào thì cần phân tích EFA riêng giữa độc lập và phụ thuộc, không được đưa tất cả 2 nhóm biến này vào phân tích chung một lần.” Do đó, trong nghiên cứu này với việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả đã phân tích EFA riêng giữa biến độc lập gồm: sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức, năng lực hoạt động xã hội của bản thân, nhận thức về sự hỗ trợ xã hội, kinh nghiệm trước đó, giáo dục khởi nghiệp và biến phụ thuộc “ý định KNXH”. 283
  10. Bảng 3. KMO và Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure artlett’s Test of Approx. Chi-Square Sig of Sampling Adequacy Sphericity - df 0,881 13229,825 351 .000 Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu Phân tích EF : Chỉ số KMO = 0,881 > 0.5; giá trị kiểm định Bartlett‟s Test sig = ,000 < 5%, phân tích thành phần chính, với phép quay varimax. Bảng 4. K t quả phân tích nhân tố các bi n độc lập Hệ số tải Thang o Yếu tố 1 2 3 4 5 6 EMP1 0,763 EMP2 0,757 S đồng cảm EMP3 0,750 EMP4 0,685 MOB1 0,585 MOB2 0,778 gh a v đ o đức MOB3 0,844 MOB4 0,780 SEF1 0,810 ng c ho t đ ng xã h i SEF2 0,778 SEF3 0,607 SUP1 0,808 Nhận thức về s h tr xã h i SUP2 0,804 SUP3 0,774 EXP1 0.859 Kinh nghiệm trước đ EXP2 0,860 EXP3 0,850 EDU1 0.814 EDU2 0.825 Giáo d c khởi nghiệp xã h i EDU3 0.887 EDU4 0.874 EDU5 0.826 Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu Bảng 5. K t quả phân tích nhân tố bi n phụ thuộc Thang o Yếu tố Hệ số tải SEI1 0,783 đ nh KNXH SEI2 0,843 SEI4 0,842 SEI5 0,849 Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu 284
  11. Bảng 6. K t quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tƣơng Cronbach’s Alpha Cronbach’s Thang o Yếu tố quan biến tổng nếu lo i biến Alpha Sự ồng EMP1: Tôi thấy đồng cảm với những người b thiệt 0.582 0.724 cảm thòi E P2: hi ngh về những người có hoàn cảnh khó 0.581 0.725 h n tôi cố g ng đ t mình vào v trí của h 0,778 EMP3: Tôi cảm thấy thương cảm với những người 0.613 0.708 ngoài lề xã h i EMP4: Khi g p người có hoàn cảnh h h n tôi 0.551 0.740 cảm thấy muốn gi p đỡ h Nghĩa vụ MOB1: Tôi cảm thấy trách nhiệm c n gi p đỡ những 0.578 0.808 o ức người kém may m n hơn m nh OB2: Gi p đỡ những người có hoàn cảnh khó 0.662 0.771 h n nên m t nguyên t c xã h i 0,824 MOB3: Công b ng xã h i đòi h i chúng ta phải giúp 0.710 0.748 đỡ những người kém may m n hơn m nh OB4: Ch ng ta c ngh a v về m t đ o đức đ 0.644 0.780 gi p đỡ những người thiệt thòi trong xã h i Năng lực SEF1: Tôi tin r ng cá nhân tôi có th đ ng g p đ ho t ộng giải quy t các thách thức xã h i n u tôi đ t tâm trí 0.614 0.564 xã hội v ođ SEF2: Tôi tin mình có th t m ra cách đ giúp giải 0,729 0.601 0.580 quy t các vấn đề mà xã h i đang phải đối m t SEF3: Giải quy t các vấn đề xã h i điều mà m i 0.448 0.755 chúng ta có th đ ng g p Nhận SUP1: M i người s ủng h tôi n u tôi muốn thành thức về lập m t t chức đ gi p đỡ những người b thiệt thòi 0.658 0.772 sự hỗ trợ trong xã h i xã hội 0,821 SUP2: N u tôi có k ho ch giải quy t m t vấn đề xã 0.731 0.698 h i quan tr ng, m i người s ủng h tôi SUP3: Cố th thu h t các nh đ u tư cho t chức 0.640 0.789 muốn giải quy t các vấn đề xã h i Kinh EXP1: Tôi có kinh nghiệm làm việc với các vấn đề 0.713 0.795 nghiệm xã h i trƣớc ó EXP2: Tôi đ tham gia nhiều ho t đ ng tình nguyện 0,85 0.735 0.775 ho c làm việc với các t chức xã h i EXP3: Tôi bi t rất nhiều về các t chức xã h i 0.711 0.798 Giáo dục EDU1: Có các ho t đ ng nâng cao tinh th n kinh 0.743 0.904 KSKDXH doanh xã h i trong EDU2: Luôn sẵn sàng cho s quan tâm của sinh trƣờng 0.764 0.900 viên về khởi s kinh doanh xã h i của b n EDU3: Cung cấp nhiều thông tin về khởi s kinh 0.841 0.885 0,951 doanh xã h i EDU4: Có các ho t đ ng tư vấn về khởi s kinh 0.821 0.888 doanh xã h i EDU5: Có nhiều h a đ o t o về khởi s kinh doanh 0.757 0.903 xã h i Ý ịnh SEI1: Trong tương ai tôi d đ nh tham gia vào việc KNXH thành lập m t t chức nh m giải quy t các vấn đề xã 0.620 0.834 h i SEI2: Tôi có m t tưởng sơ cho m t doanh nghiệp xã h i mà tôi d đ nh s thành lập trong 0.704 0.800 tương ai 0,848 SEI4: M c tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành m t 0.708 0.798 doanh nhân xã h i (chủ doanh nghiệp xã h i) SEI5: Tôi đ rất nghiêm túc với đ nh khởi s kinh 0.718 0.794 doanh xã h i Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu 285
  12. Bài nghiên cứu tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo với điều kiện các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại và hệ số Cronbach‟s lpha lớn hơn 0,6 (Hair et al., 2010). Kết quả cho thấy, chỉ số Cronbach‟s lpha của cả 7 thang đo đều lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng đa số đều đạt lớn hơn 0,4 ngoại trừ trường hợp đối với thang đo “ý định KNXH”, có một mục hỏi SEI 3 “Tôi không có dự định khởi sự một doanh nghiệp xã hội” bị loại do không đạt các tiêu chí độ tin cậy vì có hệ số tương quan biến tổng = 0,237 < 0,4. Đây là những kết quả đạt được ở mức đáng tin cậy. 4.2.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với phân tích hồi quy đa biến Để kiểm định mối liên hệ giữa các giá trị biến độc lập và ý định KNXH của sinh viên đại học Thương mại, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích hồi quy đa biến, theo đó: Ph ng tr nh hồi quy: = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ....+ βnXn + ei Biến phụ thuộc: Ý định khởi nghiệp xã hội Biến độc lập: 6 nhân tố được hình thành từ các kiểm định trên bao gồm: sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức, năng lực hoạt động xã hội, nhận thức về sự hỗ trợ xã hội, kinh nghiệm trước đó, giáo dục KNXH trong trường đại học. Kết quả phân tích được trình bày trong các bảng sau: Bảng 7. Hệ số R2 về sự phù hợp của mô hình Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 0,600 0,360 0,357 0,90425 Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu điều tra R bình phương hiệu chỉnh - phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Như vậy, với 6 biến độc lập được đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến 35,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc “ý định KNXH của sinh viên”. Đây tuy chưa phải là mức cao nhất nhưng đã giải thích được 1/3 các tác động, điều đó là khá quan trọng. Bảng 8. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 454,311 6 75,718 92,602 0,000 1 Residual 806,229 986 0,818 Total 1260,539 992 Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu điều tra Từ hai bảng trên, kết quả điều tra cho thấy ý nghĩa của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu và các phương pháp phân tích dữ liệu trong việc giải thích mối quan hệ giữa các biến độc lâp và ý định KNXH của sinh viên với chỉ số Adjusted R Square = R2 adjusted = 0,357. Như vậy, tất cả các biến độc lập này giải thích được 35,7% ý định khởi sự kinh doanh xã hội của sinh viên. Đây tuy chưa phải là mức cao nhất nhưng đã giải thích được 1/3 các tác động, điều đó là khá quan trọng. Giá trị Sig của kiểm định F là Sig = 0,000 < 0,05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. 286
  13. Bảng 9. Mối quan hệ giữa giá trị bi n độc lập và ý định KNXH của sinh viên Unstandardized Coefficients Standardized Model t Sig. B Std. Error Coefficients Beta (Constant) 0.246 0.252 0.976 0.329 EMP: S đồng cảm -0.001 0.043 -0.001 -0.035 0.972 MO : Nghĩa vụ o ức 0.104 0.035 0.092 2.958 0.003 SEF: ng c ho t đ ng xã h i 0.030 0.042 0.023 0.723 0.470 SUP: Nhận thức về sự hỗ trợ xã hội 0.190 0.034 0.168 5.526 0.000 EXP: Kinh nghiệm làm việc trƣớc ó 0.316 0.022 0.383 14.088 0.000 EDU: Giáo dục khởi nghiệp xã hội 0.201 0.028 0.201 7.175 0.000 Ngu n: Kết quả chạy dữ liệu Dựa vào kết quả nghiên cứu trên cho thấy được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố biến độc lập đến ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Sig hệ số hồi quy của các biến độc lập nào nhỏ hơn hoặc bằng 0,05, thì các biến này có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Do đó, có bốn yếu tố tác động đến ý định KNXH của sinh viên bao gồm: nghĩa vụ đạo đức, nhận thức về sự hỗ trợ xã hội, kinh nghiệm trước đó, giáo dục KNXH. Còn lại hai yếu tố bị loại bỏ, hay nói cách khác là không có tác động đến biến phụ thuộc ý định KNXH bao gồm sự đồng cảm và năng lực hoạt động xã hội. 5. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả kiểm định các giả thuyết được tổng hợp trong bảng dưới đây, trong đó có 4 giả thuyết được khẳng định và có 2 giả thuyết không được khẳng định. Bảng 10. K t quả kiểm định các giả thuy t Giả thuyết Nội dung Kết quả H1 S đồng cảm c iên quan t ch c c đ n đ nh XH hông đ t t nhận thức r ng các chu n m c x h i ng ngh a v đ o đức đ gi p đỡ những H2 Đ t người ngo i ề x h i c iên quan t ch c c tới đ nh KNXH H3 ng c ho t đ ng x h i của ản th n c iên quan t ch c c đ n đ nh XH hông đ t H4 hận thức về s h tr x h i c iên quan t ch c c đ n đ nh XH Đ t H5 inh nghiệm trước đ y với các t chức x h i c iên quan t ch c c đ n đ nh XH. Đ t H6 Giáo d c XH c tác đ ng t ch c c đ n đ nh hởi nghiệp x h i Đ t Theo kết quả nghiên cứu ở trên, “kinh nghiệm làm việc trước đó với các tổ chức xã hội” là yếu tố quan trọng nhất tác động đến ý định KNXH của sinh viên với hệ số tác động beta là 0,383. Tiếp theo sau là “yếu tố giáo dục khởi nghiệp xã hội” (với hệ số beta tác động là 0,201), yếu tố “nhận thức về sự hỗ trợ xã hội” có mức độ tác động lớn thứ ba (với hệ số beta tác động là 0,168) và cuối cùng là yếu tố “nghĩa vụ đạo đức”. Cả ba yếu tố trên đều tác động tích cực. Tác động có ý nghĩa thống kê của biến số này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Hockert (2017). Về các yếu tố “sự đồng cảm” và thang đo “năng lực hoạt động xã hội” không có ý nghĩa thống kê trong mẫu nghiên cứu này. Đây là điểm hạn chế của nghiên cứu này so với những nghiên 287
  14. cứu trước đó của Mair và Noboa (2006), Hockert (2015), Hockert (2017). Nguyên nhân của những hạn chế này được phỏng đoán do thuật ngữ khởi nghiệp xã hội còn khá mới mẻ đối với đa phần sinh viên, dẫn đến kết quả nghiên cứu có những sự khác biệt so với những công trình trước đó. Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả xin đề xuất một số gợi ý và khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Ở góc độ người học mỗi sinh viên cần tăng cường khả năng tự học, chủ động trau dồi kiến thức và kỹ năng về KNXH, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động thiện nguyện… nhằm tăng kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội. Ở góc độ các trường đại học cần tăng cường các hoạt động đào tạo về khởi nghiệp và sáng tạo xã hội. Nội dung về khởi nghiệp xã hội có thể xem xét và cân nhắc như là một chương của học phần khởi nghiệp hoặc là một học phần tự chọn trong đào tạo khởi nghiệp. Bởi những kiến thức về khởi nghiệp và khởi nghiệp xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nền tảng kiến thức và năng lực KNXH cho sinh viên. Nhà trường cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức khác để thực hiện những hoạt động đào tạo, ươm tạo tài năng KNXH,... một cách hiệu quả. Ngoài ra, tăng cường hoạt động của các đoàn, hội sinh viên trong việc thúc đẩy đổi mới và sáng tạo xã hội, cần tăng cường các hoạt động ươm tạo tài năng kinh doanh theo hướng tác động xã hội trong các trường đại học. Cuối cùng, sự nhận thức về sự hỗ trợ xã hội đóng vai trò quan trọng tác động đến nhận thức KNXH của các bạn sinh viên. Mỗi sinh viên cần nhận được sự hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần nhiều hơn cho KNXH từ phía gia đình, bạn bè, người thân, các doanh nghiệp đối tác, các tổ chức xã hội, nhà tài trợ và cả cộng đồng nhằm thúc đẩy tinh thần KNXH. Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về doanh nghiệp xã hội để có hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển; bên cạnh các trường đại học, nhiều tổ chức khác trong cộng đồng như các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,... cũng cần tham gia vào quá trình đào tạo, phổ biến rộng rãi kiến thức cũng như định hình giúp các cá nhân phát huy sở thích làm việc vì xã hội; các tổ chức trong cộng đồng cần tích cực tham gia hỗ trợ cho các trường đại học trong đào tạo, nghiên cứu và ươm tạo tài năng, đặc biệt là các tổ chức như Hội đồng Anh, CSIP, SPARKS, các doanh nghiệp xã hội, các tổ chức thiện nguyện,... Bên cạnh đó, việc nhiều sinh viên hiện nay đặt ra những mục tiêu khác nhau sau khi tốt nghiệp đại học như mục tiêu tìm kiếm những cơ hội việc làm khác thay vì khởi nghiệp, hay khởi nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận thuần túy cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên. Những giải pháp cuối cùng được đặt ra suy cùng vẫn xoay quanh vấn đề nâng cao nhận thức, thái độ và cung cấp kiến thức về khởi nghiệp xã hội đối với sinh viên. Bởi chỉ có nhận thức, thái độ và những hiểu biết đúng, kiến thức về KNXH, sinh viên mới thực sự hiểu những giá trị và tác động mà KNXH mang lại, không chỉ cho người khởi nghiệp mà cả xã hội. 6. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp xã hội của sinh viên trường Đại học Thương mại. Kết quả cho thấy có bốn nhân tố tác động tích cực đến ý định KNXH của sinh viên bao gồm: kinh nghiệm làm việc, giáo dục KNXH trong trường đại học, nhận thức về sự hỗ trợ xã hội và nghĩa vụ đạo đức. Các yếu tố “sự đồng cảm” và “năng lực hoạt động xã hội của bản thân” không có tác động đến ý định KNXH của sinh viên. Từ những kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số kiến nghị và trao đổi đối với người học, trường đại học và các tổ chức xã hội 288
  15. nhằm nâng cao tinh thần và ý định KNXH đối với sinh viên giúp thúc đẩy nhân rộng mô hình các doanh nghiệp tạo tác động xã hội, vì một nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh những thành công đạt được của nghiên cứu, bài viết còn một số hạn chế có liên quan đến tới mẫu nghiên cứu. Việc lựa chọn sinh viên của một số khoa trong Trường Đại học Thương mại vì sự thuận tiện trong nghiên cứu, có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện cho toàn bộ sinh viên của trường và khó có thể suy rộng ra cho những sinh viên ở các trường đại học khác. Ngoài ra, thuật ngữ “khởi nghiệp xã hội” còn khá mới mẻ và chưa được sinh viên am hiểu dẫn đến một số câu trả lời của sinh viên có thể giảm độ tin cậy và ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu chung của công trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong n ớc 1. Britsh Council, CFVG, NIPTEX (2016), Hệ sinh thái cho khởi sự kinh doanh xã hội và sáng tạo xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Britsh Council, CIEM, CSIP (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - khái niệm, bối cảnh và chính sách, NXB Thanh niên. 3. CIEM, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hội đồng Anh Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2016), Điển hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, NXB Thanh niên. 4. Đỗ Thị Đông (2016), Các hoạt động nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh xã hội: Kinh nghiệm ở một số trường Đại học ở Anh và một vài gợi ý đối với Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Hệ sinh thái cho KNXH và sáng tạo xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Nguyễn Phương Mai (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 6. Trương Thị Nam Thắng (2016), Tinh thần kinh doanh xã hội và sáng tạo xã hội: Bối cảnh thảo luận, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Hệ sinh thái cho KNXH và sáng tạo xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Nguyễn Đình Thọ (2012), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính. 8. UNDP, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2018), Thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam, NXB Công Thương. 9. VCCI (2018), Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018, NXB Thanh niên. Một số website: 10. Cổng thông tin khởi nghiệp quốc gia - Khởi nghiệp.org.vn: https://khoinghiep.org.vn/phat- trien-xu-huong-khoi-nghiep-xa-hoi-tai-viet-nam-12352.html 11. https://baophapluat.vn/kinh-te/khoi-nghiep-xa-hoi-vi-sao-chua-phat-trien-368490.html Tài liệu n ớc ngoài 1. Ajzen, I. (1991), The Theory of Planned Behavior - Organizational Behavior and Human Decision Processes 50. 289
  16. 2. Ajzen, I. (2002a), Perceived behavioral control, self-efficacy, locus of control, and the theory of planned behavior, Journal of Applied Social Psychology. 3. Anne-Claire PacheandImran Chowdhury (2012), Social Entrepreneurs as Institutionally Embedded Entrepreneurs: Toward a New Model of Social Entrepreneurship Education, Academy of Management Learning and Education, The 11(3): pp.494-510. 4. Ashoka (2014), About Ashoka‟s Empathy Initiative, http://empathy.ashoka.org/about-ashokas- empathy initiative 5. Braga, J. C., et al. (2015), Motivations for social entrepreneurship - Evidences from Portugal, TÉKHNE - Review of Applied Management Studies http://dx.doi.org/10.1016/j.tekhne.2015.01.002 6. Ernst, K. (2011), Heart over mind - an empirical analysis of social entrepreneurial intention formation on the basis of the theory of planned behaviour, Unpublished Dissertation, University Wuppertal. 7. Hockerts, K. (2017), Determinants of social entrepreneurial intentions, Entrepreneurship Theory and Practice, 41(1), pp.105-130. 8. Jean Paolo G. Lacap (2018), The mediating effects of social entrepreneurial antecedents on prior experience and social entrepreneurial intentions: The case of Filipino and Indonesian university students, Journal of Science and Technology Policy Management, Volume 9 Issue 3. 9. Kirby and Ibrahim (2011), The case for social entrepreneurship education in Egyptian universities, Education and Training 53(5): pp.403-415. 10. Mair, J.and Noboa, E. (2006), Social Entrepreneurship: How Intentions to Create a Social Venture Get Formed. In J. Mair, J. Robinsonand K. Hockerts (Eds.), Social Entrepreneurship: pp.121-136. New York: Palgrave MacMillan. 11. Mair, J.and Martí, I. (2006), Social entrepreneurship research: A source of explanation, prediction, and delight, Journal of World Business, 41(1): pp.36-44. 12. Ronny Baierl (2014), Antecedents of social entrepreneurial intentions: the role of an individual‟s general social appraisal, Volume 5 - Journal of Social Entrepreneurship, pp.123-145. 13. S.Bacq and S.Janssen (2011), The multiple faces of social entrepreneurship: A review of definitional issues based on geographical and thematic criteria, in Entrepreneurship and Regional Development 23(5): pp.373-403. 14. Urban and Kujinga (2017), The institutional environment and social entrepreneurship intentions, International Journal of Entrepreneurial Behavior and Research, Volume 23 Issue 4 290
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2