intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 6

Chia sẻ: Afsjkja Sahfhgk | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

212
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dọc trên lưng phần sau có hai vây lưng, vây trước nhỏ, vây sau lớn và nối tiếp với vây đuôi nhỏ. Vây đuôi không phân thùy, khá tròn đều, các tia đối xứng hai bên trụ sống đặc trưng của kiểu đuôi nguyên vĩ. Đây là kiểu đuôi nguyên thủy nhất là nguồn gốc của 3 kiểu còn lại ở cá sụn và cá xương. Cuối phần thân ở mặt dưới có lỗ hậu môn, phía sau có núm niệu sinh dục nhỏ. Hai bên đầu và thân có cơ quan đường bên là những ống nhỏ nằm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 6

  1. 69 Dọc trên lưng phần sau có hai vây lưng, vây trước nhỏ, vây sau lớn và nối tiếp với vây đuôi nhỏ. Vây đuôi không phân thùy, khá tròn đều, các tia đối xứng hai bên trụ sống đặc trưng của kiểu đuôi nguyên vĩ. Đây là kiểu đuôi nguyên thủy nhất là nguồn gốc của 3 kiểu còn lại ở cá sụn và cá xương. Cuối phần thân ở mặt dưới có lỗ hậu môn, phía sau có núm niệu sinh dục nhỏ. Hai bên đầu và thân có cơ quan đường bên là những ống nhỏ nằm dưới da và thông với bên ngoài qua những lỗ nhỏ. Da trần có phủ một lớp nhày do tuyến nhày tiết ra. Các cơ thân và đuôi gồm nhiều khúc hình chữ Z xếp lồng vào nhau. Đó là hiện tượng phân đốt của cơ. Giữa các tiết cơ là vách cơ , có thể quan sát được khi cá được lột da. 3.2 Quan sát cấu tạo nội quan Quan sát các lát cắt của cá Miệng tròn cho thấy : Trên cùng là da bao phủ toàn bộ cơ thể. Dưới da là tầng cơ. Tiếp dưới tầng cơ là tổ chức liên kết. Trên lát cắt dọc (hình 6.10) có thể dễ dàng quan sát được: Hình 6.10. Lát cắt dọc cá Bám 1. Dây sống; 2. Ống thần kinh; 3. Rãnh ống thần kinh; 4. Mô liên kết; 5. Cơ lưng; 6. Não bộ; 7. Lỗ mũi; 8. Túi khứu giác; 9. Mấu não dưới; 10. Phần sau sọ; 11. Phần trước sọ; 12. Sụn trên sau; 13. Sụn trên trước; 14. Sụn vòng; 15. Phễ u miệng; 16. Răng sừng; 17. Sụn dưới lưỡi; 18. Xoang miệng; 19. Thực quản; 20. Ruột; 21. Ống hô hấp; 22. Lỗ túi mang trong; 23. Bao mang trái; 24. Lỗ mang ngoài trái; 25. Tim; 26. Sụn bao tim; 27. Gan; 28. Dịch hoàn; 29. Ruột thẳng; 30. Lỗ hậu môn; 31. Thận; 32. Ống niệu; 33. Núm niệu; 34. Lỗ niệu; 35. Lỗ sinh dục a) Hệ thần kinh Hệ thần kinh của cá Miệng tròn là một ống dài nằm trong bao liên kết. Phía trước ống thần kinh là não bộ (hình 6.11) và phần sau là tủy sống. Não bộ còn rất nguyên thủy nhưng cũng phân ra các phần: Não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành tủy. Các phần của não bộ chưa phân biệt rõ ràng. Chúng đều nằm trên một mặt phẳng vì chưa có hiện tượng uốn khúc não. Có thể thấy thùy khứu giác khá lớn nằm phía trước bán cầu não trước. Sau đó là não trung gian bị kẹp chặt vào giữa hai bán cầu não trước. Mặt trên não trung gian có cơ quan đỉnh và mấu não trên. Nhưng hai bộ phận này rất nhỏ và khó quan sát. Mặt dưới não trung gian có phễu não hình vòm gắn với mấu não dưới, là một tuyến nội tiết và là nơi xuất phát của các dây thần kinh não. Não giữa phát triển chưa đầy đủ, ở nóc lỗ hổng phủ màng biểu mô. Tiểu não chỉ là nếp thần kinh mỏng nằm sau não giữa. Hành tủy lớn chiếm gần một nửa chiều dài não bộ. b) Bộ xương
  2. 70 Bộ xương cá Miệng tròn chưa có chất xương mà chỉ mới ở giai đoạn sụn. Bộ xương gồm dây sống và sọ. Dây sống nằm phía dưới và chạy song song với ống thần kinh. Cũng như ống thần kinh, dây sống nằm trong bao liên kết. Trong lát cắt dọc không thể thấy được sọ nguyên vẹn mà chỉ thấy được các sụn của sọ. Đó là sụn vòng, sụn nóc trước, sụn nóc sau (hình 6.12). Khó quan sát sọ tạng vì các sụn nằm trong cơ ở vùng phễu miệng và vùng bên thành hầu, chỉ thấy được sụn dưới lưỡi rất phát triển, là nơi bám của cơ lưỡi thích nghi với đời sống kí sinh hút máu và dịch từ vật chủ (hình 6.9C). c) Hệ tiêu hóa Hình 6.11 Cấu tạo não bộ của cá Bám Cơ quan tiêu hóa có thể quan sát dễ dàng trên lát I. Mặt trên; II. Mặt dưới 1. Bán cầu não; 2. Thuỳ khứu giác; cắt dọc. Ở mút trước cơ thể là phễu miệng hình tròn. 3. Dây khứu giác; 4. Não trung gian; 5.- 6. Hạch habenula; 7. Cơ quan đỉnh; Quanh phễu miệng có diềm da. Bên trong phễu miệng 8. Dây thị giác; 9. Phễu não; 10. Thuỳ thị là xoang miệng. Trong xoang miệng có nhiều răng giác; 11.Lỗ thủng nóc; 12. Dây não giữa; 13. Dây vận nhỡn; 14. Dây sinh ba; sừng. Phía trên miệng có tấm sừng trên lớn, phía dưới 15. Dây thíng giác; 16. Hành tuỷ; 17. Hố có tấm sừng dưới. Ngoài ra còn có răng sừng lưỡi, răng trám; 18. Tiểu não thô sơ sừng môi bên (hình 6.9B). Đáy xoang miệng có lỗ miệng, phía dưới xoang miệng có lưỡi. Lưỡi là một khối cơ chắt kéo dài từ miệng đến trước tim. Đầu lưỡi có nhiều răng sừng nhỏ. Lưỡi có tác dụng như cái pittong cử động trong hầu và khi phễu miệng bám chặt vào vật chủ sẽ tạo áp lực để hút máu, dịch của vật chủ. Tiếp sau miệng là hai ống là ống tiêu hoá và ống hô hấp (ống nhỏ và dài ở phía trên là ống tiêu hoá, ống lớn ngắn phía dưới là ống hô hấp). Phần đầu ống tiêu hóa là thực quản dẫn đến dạ dày chưa Hình 6.12 Sọ và xương tạng của cá Bám phân hóa, là đoạn ruột trước có 1. Dây sống; 2. Cung trên; 3. Hộp sọ; 4. Sụn nóc sau; 5. Túi khứu giác; 6. Túi kích thước lớn hơn đoạn ruột sau t1hính giác; 7. lưỡi;vòng; 8. Sụn nóc trước; 9. Sụn14. Cung mang;Sụn bên sau; Sụn bên trước; 10. 1. Sụn dưới 12. Sụn que; 13. Sụn lẻ dưới; 15. Dải sụn một chút. Sau dạ dày đến ruột mang dọc; 16. Sụn bao tim; 17. Sụn tiêm; 18. Sụn dưới mắt thẳng và dẫn ra ngoài qua lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng. Tuyến tiêu hóa là gan lớn hình túi, nằm phía dưới dạ dày và tụy phân tán ở thành ruột (hình 6.10). d) Hệ hô hấp Cơ quan hô hấp là ống hô hấp nằm phía dưới ống tiêu hóa. Ống này có đầu trong bịt kín, được hình thành từ phần trước của hầu. Hai bên thành của ống có bảy đôi lỗ túi mang
  3. 71 trong thông với bảy đôi túi mang. Mỗi túi mang lại thông ra ngoài qua lỗ túi mang ngoài (hình 6.10). Các lỗ này thấy ở thành bên cơ thể sau vùng đầu. Để tăng diện tích phân bố của các mao mạch, bên trong mỗi túi mang có nhiều lá mang xếp dọc theo đường kinh tuyến của túi. Đầu ngoài của ống hô hấp thông với lỗ mũi lẻ của cá (hình 6.10). e) Hệ tuần hoàn Về cơ bản tương tự cá Lưỡng tỉêm, nhưng cá Miệng tròn đã có tim chính thức. Tiêu bản lát cắt dọc có thể thấy tim nằm trong sụn bao tim. Đó là tấm sụn mỏng màu tím bao lấy tim. Tim gồm tâm nhĩ có thành mỏng nằm phía sau và tâm thất có thành dày hơn nằm phía trước. Từ tâm thất phát bầu chủ động mạch. Từ bầu chủ động mạch phát lên phía trước là động mạch chủ bụng. Động mạch chủ bụng phát ra tám đôi động mạch tới mang đi tới các đôi túi mang. Máu ở mang sau khi trao đổi khí sẽ theo tám đôi động mạch rời mang đổ vào động mạch chủ lưng và đưa đi nuôi cơ thể. Trên lát cắt dọc chỉ có thể quan sát được tĩnh mạch gan đổ vào xoang tĩnh mạch nằm ở phía sau tâm thất (hình 6.13 và 6.14A). Hình 6.13 Tuần hoàn của cá Bám 1 - 2. Động mạch tới và rời mang; 3. Động mạch rời mang của nửa mang trái; 4. Động mạch đuôi; 5 - 6. Động mạch cảnh ngoài và trong; 7. Động mạch phân đốt; 8. Động mạch mạc treo; 9. Ống liên hệ; 10 - 11. Động mạch chủ lưng và bụng; 12. Động mạch bụng; 13. Động mạch gan; 14. Tâm thất; 15. Bầu chủ động mạch; 16. Xoang tĩnh mạch; 17. Tâm nhĩ; 18 - 19. Tĩnh mạch chính trước và sau; 20. Tĩnh mạch đuôi; 21. Tĩnh mạch gan; 22. Tĩnh mạch dư ới ruột; 23. Tĩnh mạch cảnh đuôi f) Cơ quan bài tiết và sinh dục Cơ quan bài tiết của cá Miệng tròn là đôi trung thận dài, hẹp nằm ở hai bên nửa lưng sau khoang bụng, kéo dài đến hậu môn. Đường dẫn niệu là ống Wolff đổ vào xoang niệu sinh dục, đổ ra ngoài qua lỗ niệu sinh dục ở đầu núm niệu sinh dục. Cơ quan sinh dục là một buồng trứng hay một tinh hoàn không có ống dẫn (hình 6.14B).
  4. 72 B A Hình 6.14 Lát cắt ngang qua thân của cá Bám A. Qua vùng tim: 1. Tim; 2. Sụn; 3. Ruột; 4. Tuyến sinh dục; 5. Dây sống; 6. Ống thần kinh B. Qua vùng gan: 1. Gan; 2. Ruột; 3. Tuyến sinh dục; 4. Dây sống; 5. Ống thần kinh Câu hỏi đánh giá 1. Nêu các đặc điểm về hình dạng ngoài và cấu tạo trong của cá Lưỡng tiêm thích nghi với lối sống vùi trong cát, nơi nước trong và không quá sâu? 2. Trình bày cấu tạo cơ quan tiêu hóa và hoạt động dinh dưỡng của cá Lưỡng tiêm? 3. Hình dạng ngoài thích nghi với lối sống bám của cá Bám và cá Mixin? 4. Cấu tạo hệ thần kinh của cá Bám. Nêu rõ tính chất nguyên thủy của hệ thần kinh Cá bám? 5. Trình bày cấu tạo hệ tuần hoàn của cá Bám? So sánh với hệ tuần hoàn của cá Lưỡng tiêm?
  5. 73 Bài 7. Lớp Cá sụn - cá nhám, Cá xương - cá chép I. Nghiên cứu cá nhám 1. Vị trí phân loại Cá Nhám tro Mustelus griseus Họ Cá Nhám Carcharhinidae Bộ Cá Nhám Lamniformes Lớp phụ Cá Mang tấm Elasmobranchii Lớp Cá sụn Chondrichthyes Nhóm Có hàm Gnathostomata Ngành phụ Có sọ Craniota Hay ngành phụ Có xương sống Vertebrata Ngành Có dây sống Chordata 2. Dụng cụ và mẫu vật - Hộp đồ mổ - Chậu mổ - Ván mổ - Khăn lau tay - Kim găm - Cá Nhám tươi ướp lạnh hay đã ngâm trong formalin - Các tranh vẽ: Hình dạng ngoài, cấu tạo nội quan, sơ đồ hệ tuần hoàn, não bộ, hệ niệu sinh dục cá Nhám. 3. Kỹ thuật giải phẫu Trước khi giải phẫu để quan sát hệ cơ, ta dùng dao rạch một hình chữ nhật có kích thước 3cm x 4cm ở bên thân cá. Sau đó dùng kẹp nâng lên rồi lấy mũi dao lột bỏ mảng da đó sẽ thấy cách sắp xếp cơ của cá Nhám. Cơ của cá nhám phân đốt, các đốt cơ hay tiết cơ xếp theo hành chữ “S” hơi thẳng. Các tiết cơ nằm song song với nhau và được ngăn cách bởi các vách cơ (hình 7.1). Hình 7.1 Đường mổ cá nhám tro
  6. 74 Sau khi đã quan sát hình dạng ngoài và hệ cơ ta tiến hành mổ cá. Dùng dao cắt bỏ bớt phần cơ lưng con vật rồi đặt ngửa cá trong chậu mổ. Dùng dao rạch ngang một đường 0,5 cm ở dưới vây lưng một chút. Lấy kẹp nâng da và cơ bụng lên. Dùng kéo lớn cắt theo đường mũi tên lên đến qua đai ngực. Khi cắt chú ý không để kéo hướng sâu xuống sẽ dễ xuyên vào bụng và cạm vào nội quan bên trong, nên cho kéo nằm ngang và cắt ít một (hình 7.1). Tiếp tục dùng kéo cắt bỏ đai ngực và cắt dọc lên đến tận hàm dưới. Cắt sang hai bên, bỏ phần cơ vùng ngực ta sẽ thấy nội quan bên trong xoang ngực. Chú ý trước khi gỡ phần này phải xác định vị trí của tim và động mạch bụng để không chọc vào tim và làm đứt mạch. Sau khi đã xác định được tim, côn chủ động mạch, dùng mũi mác gạt nhẹ lần lượt tìm các động mạch tới mang. Khi đã tìm đủ bốn gốc động mạch tới mang (trong đó gốc thứ tư sẽ được chia làm 2 tới 2 cung mang đầu) có thể dùng kẹp và kéo con gỡ bỏ cơ để hệ mạch tới mang lộ rõ. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1 Quan sát hình dạng ngoài Đặt cá trong chậu mổ, dùng kẹp và kim mũi nhọn, kim mũi mác để xác định vị trí các bộ phận quan sát. Cá Nhám có cơ thể hình thoi thuôn dài chia làm ba phần là đầu, thân, đuôi. a) Đầu Được tính từ mút mõm đến sau khe mang thứ năm. Phía trước của đầu là mõm nhọn. Hai bên đầu có hai mắt to màu đen. Đồng tử mắt tròn, mắt không có mí (ở một số cá Nhám khác có mí mắt thứ ba). Mắt có thể đảo đi đảo lại được nhờ hệ cơ mắt phát triển, nhờ đó cá Nhám có thể phát hiện được con mồi từ xa. Gần ngay sau mắt có lỗ tròn nhỏ thông với hầu gọi là lỗ thở, là di tích của một khe mang. Phía sau lỗ thở, xa hơn một chút là năm đôi khe mang ngoài nằm ở hai phần sau của đầu. Miệng hình chữ “V” có đáy nhọn hướng về phía trước, nằm ở mặt dưới của đầu. Trước miệng có hai lỗ mũi nằm ở hai bên. Mỗi lỗ mũi có một nếp da gọi là van m ũi ngăn không hoàn toàn chia lỗ mũi ra làm đôi. Mũi thông với cơ quan khứu giác nằm trong xoang mũi một lỗ cho nước vào và một lỗ cho nước ra. Xoang mũi chỉ làm nhiệm vụ khứu giác không thông với xoang miệng (hình 7.2). 4 5 6 3 7 2 1 8 10 9 Hình 7.2 Hình dạng ngoài của cá nhám 1. Mõm; 2. Lỗ mũi; 3. Lỗ thở; 4. Tia vây; 5. Vây lưng trước; 6. Vây lưng sau; 7. Vây đuôi; 8. Vây bụng; 9. Vây ngực; 10 Các khe mang ngoài
  7. 75 Dùng kẹp mở miệng cá Nhám ta sẽ thấy có nhiều răng nhỏ nằm trong xoang miệng. Răng có dạng hình côn nhọn hướng vào trong có nguồn gốc từ vẩy tấm. Xung quanh phía trước miệng có nhiều chấm đen, xếp theo đường cong là cơ quan xúc giác, bao gồm nhiều ống nhỏ bên trong chứa dịch. b) Thân Được giới hạn từ sau khe mang thứ năm đến phía trước lỗ hậu môn, được phủ bởi lớp vẩy tấm. Cá Nhám có hai đôi vây chẵn là vây ngực và vây bụng nằm ở mặt bụng thân cá. Các đôi vây chẵn đều xếp theo vị trí nằm ngang, thể hiện tính chất nguyên thủy của kiểu xếp vâ y. Bờ trong mỗi bên vây bụng của cá đực có gai giao cấu do cơ vân biến đổi, là đặc điểm nổi bật để phân biệt với cá cái. Trên lưng cá Nhám có hai vây lưng. Vây lưng trước lớn nằm phía trước thân, vây lưng sau nhỏ nằm ở ranh giới giữa đuôi và thân ở mặt lưng cơ thể. Vây lưng sau chưa có cấu tạo điển hình mà chỉ là nếp da nhô lên, nên gọi là vây giả hay vây mỡ. Trung gian giữa thân và đuôi là lỗ huyệt, là nơi đổ ra của các ống dẫn sinh dục, ống dẫn niệu và lỗ hậu môn (hình 7.2). c) Đuôi Có giới hạn trước là lỗ hậu môn, phía sau là mút đuôi cơ thể, được phủ vẩy tấm. Trên phần đuôi có vây đuôi bao quanh. Vây đuôi có hai thùy. Phía trên là thùy lưng lớn, phía dưới thùy bụng nhỏ. Vây đuôi cá Nhám cấu tạo theo kiểu dị vĩ để thích nghi với việc bơi nhanh trong tầng nước. Mặt dưới đuôi là vây hậu môn lẻ. Dọc hai bên thân cá có hai hàng chấm nhỏ. Đó là cơ quan đường bên. Cơ quan này còn phân bố ở vùng đầu, quanh mắt dưới dạng những đường cong phức tạp (hình 7.2). 4.2 Quan sát cấu tạo trong 4.2.1 Cấu tạo nội quan a) Cơ quan tiêu hóa Bắt đầu ống tiêu hóa là xoang miệng. Quanh bờ xoang miệng có vài dãy răng nhọn, đỉnh hướng vào trong và gắn với cung hàm nhờ tổ chức liên kết. Đáy xoang miệng có lưỡi và nếp màng nhày được nâng đỡ bởi sụn lưỡi. Xoang miệng dẫn đến hầu thủng năm đôi lỗ khe mang trong và đôi lỗ thở hai bên. Tiếp theo là thực quản ngắn. Tiếp đến là dạ dày lớn, gấp khúc hình chữ “V” lệch. Nhánh lớn là thượng vị của dạ dày nối với thực quản, nhánh nhỏ là hạ vị nối với ruột. Phần đầu ruột ngay sau dạ dày là ruột tá có kích thước gần bằng nhánh bé của dạ dày, ranh giới bên ngoài không rõ ràng. Dạ dày có thành cơ dày và có nhiều rãnh dọc. Thành ruột rất mỏng. Sau ruột tá là ruột chính thức kéo dài về sau. Cuối cùng là ruột thẳng. Ranh giới giữa ruột chính thức và ruột thẳng là ruột tịt. Dạ dày và ruột được nâng đỡ bởi vách tràng hệ mạc hay mạc treo ruột. Dùng kéo cắt bỏ biểu mô ở ruột cá đã định hình bằng formalin ta sẽ thấy nếp nhày xếp hơi xoắn ốc gọi là van xoắn ốc. Đó là các đặc điểm của cá thấp, nhằm giảm tốc độ vận chuyển của thức ăn đã tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước.
  8. 76 10 8 9 11 7 6 12 5 4 13 14 3 2 1 17 25 23 15 16 24 21 20 19 18 22 Hình 7.3 Cấu tạo nội quan cá nhám 1. Mõm; 2.não cùng; 3. Não giữa; 4. Não trung gian; 5. Động mạch rời mang; 6. Động mạch chủ lưng; 7. Tinh hoàn; 8. Động mạch bụng; 9. Dạ dày; 10. Thận; 11. Vây lưng; 12. Lá lách; 13. Động mạch đuôi; 14. Tĩnh mạch đuôi; 15.Vây hậu môn; 16. Huyệt; 17. Tuyến trực tràng; 18. Van xoắn; 19. Ruột; 20. Tuỵ; 21. Gan; 22. Vây bụng; 23. Tâm nhĩ; 24. Động mạch chủ bụng; 25 Động mạch tới mang . Ruột đổ thẳng ra lỗ hậu môn nằm trong xoang huyệt, là điểm cuối cùng của ống tiêu hóa (hình 7.3). Tuyến tiêu hóa của cá Nhám gồm có: Gan chia hai thùy, thùy lớn nằm trên dạ dày. Trong thùy lớn có túi mật, ống dẫn mật đổ vào ruột tá. Tuyến tụy hình dải nhỏ màu trắng đục, nằm bên ngoài sau dạ dày, có ống dẫn đỏ vào phần cuối của dạ dày và đầu của ruột tá. Tì tạng hay lá lách là cơ quan sinh máu nhỏ, dài, màu đỏ sẫm, nằm bên n goài dạ dày, kéo dài đến đầu ruột. b) Hệ tuần hoàn + Tim được bao bởi xoang tim nằm trong xoang ngực. Xoang bao tim thường dính sát vào đai ngực. Dùng kẹp nâng lên, lấy kéo cắt bỏ xoang bao tim sẽ thấy tim lộ ra rõ ràng. Vùng tim gồm bốn phần là tâm thất, tâm nhĩ, phía trước có côn chủ động mạch và phía sau có xoang tĩnh mạch. Dưới tâm nhĩ là xoang tĩnh mạch cũng có thành mỏng hơn. Xoang tĩnh mạch là nơi tập trung máu tĩnh mạch ở khắp cơ thể trước khi đổ vào tim. Gạt tâm thất lên sẽ thấy tâm nhĩ có thành mỏng hơn. Tâm thất hình chóp có thành dày, đỉnh nhọn hướng về phía trước. Côn chủ động mạch có dạng hình chóp nằm phía trước tâm thất, được xem là một phần của tâm thất phân hóa thành, có van và có thể co bóp để cho máu chảy theo một chiều. + Từ côn chủ động mạch phát ra động mạch chủ bụng đi lên phía trước. Từ động mạch chủ bụng phát ra bốn đôi gốc động mạch tới mang. Động mạch tới mang trên cùng chia làm hai nhánh đi vào hai cung mang đầu tiên (I) và (II). Nhánh trên cùng phát ra hai nhánh nhỏ là động mạch dưới lưỡi đi tới cung dưới lưỡi. Các gốc động mạch còn lại đưa máu tới các cung mang theo thứ tụ III, IV, V (hình 7.3). c) Cơ quan hô hấp Dùng kẹp mở rộng xoang miệng cá để quan sát ta thấy sau xoang miệng là hầu . Hầu thủng thành năm đôi lỗ khe mang trong và thông với bên ngoài bởi năm đôi khe mang ngoài. Cơ quan hô hấp của cá Nhám là mang. Cá Nhám có ba loại mang :
  9. 77 + Mang nguyên là mang đầy đủ, gồm cung mang là vòng cung bằng sụn, vách mang, lá mang đính vào hai bên vách mang. + Mang nửa cũng có cung mang, vách mang và lá mang, nhưng lá mang chỉ có một hàng đính vào một bên vách mang. + Mang giả chỉ có cung mang, vách mang không có lá mang. Cá Nhám có bốn đôi mang nguyên, một đôi mang nửa và một đôi mang giả. d) Cơ quan bài tiết Là hai khối thận. Để thấy rõ thận ta gạt ruột sang một bên. Thận hình dải dài, màu nâu sẫm, nằm sát thành lưng con vật ở hai bên cột sống. Dọc mặt bụng của thận có niệu quản tương đồng với ống Wolff đổ vào lỗ huyệt (hình 7.3). Thận của cá Nhám là trung thận, ở cá đực ống Wolff giữ chức phận kép: Phần đầu dẫn tinh, phần cuối dẫn sản phẩm bài tiết. e) Cơ quan sinh dục Quan sát bên ngoài có thể phân biệt cá đực và cái nhờ gai giao cấu ở con đực. + Cá Nhám đực có hai khối tinh hoàn lớn, dài nằm hai bên xoang bụng có màu trắng nhạt. Bỏ lớp màng bụng ở bên ngoài thận có thể thấy ống dẫn tinh, cũng là ống Wolff. Cuối ống dẫn tinh có túi chứa tinh rất dễ bị rách khi cắt bỏ màng bụng. + Cá Nhám cái có hai buồng trứng dài màu vàng nhạt, nằm sát với thận. Hai ống dẫn trứng chính là hai ống Mulle. Phần đầu ống này mở rộng thành phễu nằm ở xoang ngực. Phần sau ống phình rộng thành tử cung có thể thấy rõ ở cá Nhám đang đẻ. Phần gốc tử cung hai bên chập lại cũng đổ vào huyệt. f) Hệ thần kinh Dùng dao và kéo lột bỏ da đầu cá. Sau đó dùng mũi dao mở nóc hộp sọ, chú ý không chọc sâu mũi dao sẽ làm nát não. Sau khi đã mở nóc sọ, dùng mũi kéo cắt hai bên sẽ thấy được các phần của não bộ và vài đôi dây thần kinh. Não cá Nhám gồm 5 phần kể từ trước ra sau: + Não trước gồm hai bán cầu não nhỏ, chưa tách biệt. Phía trước não có hai thùy khứu giác khá phát triển liên hệ với bao khứu giác nhờ đôi dây thần kinh khứu giác là đôi dây thần kinh số I. + Não trung gian nằm sau não trước. Mặt lưng hoàn toàn bị che khuất. Mặt bụng có thể xác định được nhờ gốc đôi dây thần kinh thị giác. Bóc màng não mỏng sẽ thấy não thất ba là một túi rỗng. Nóc não trung gian có mấu não trên. + Não giữa nằm ngay sau não trung gian, gồm hai thùy thị giác khá phát triển. Xoang bên trong là rãnh Sylvius. + Tiểu não là khối lớn phân thùy. Tiểu não là trung khu điều khiển hoạt động vận động thứ cấp nên khá phát triển do cá Nhám hoạt động tích cực trong tầng nước.
  10. 78 Hình 7.4 Hệ thần kinh cá nhám I - X Dây thần kinh não; 1 - 2 Dây thần kinh tuỷ sống + Hành tủy phía trên có hố trám. Trên hố trám là não thất tư được che phủ bởi túi mạch (plexus chorioideus). Từ hành tủy phát ra nhiều đôi dây thần kinh đi tới các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và cảm giác (hình 7.4). Phần cuối hành tủy liên hệ với tủy sống. Nóc não cá Nhám đã có chất thần kinh. Trục não có hiện tượng uốn khúc. Đó là hai đặc điểm tiến bộ của hệ thần kinh cá Nhám. 4.2.2 Bộ xương cá Nhám a) Xương sọ Gồm hai phần là hộp sọ và sọ tạng. - Hộp sọ hay sọ thần kinh hình thành do sự gắn liền đôi sụn giường và đôi sụn bên sống với ba đôi nang: nang khứu giác chứa thùy khứu giác, nang thị giác chứa nhỡn cầu và nang thính giác chứa tai trong. Tất cả các đôi sụn và nang sụn đó tạo nên hộp chứa đựng não bộ. Quan sát thấy phía trước hộp sọ là ba que sụn mõm. Mặt bụng có một que nằm giữa gọi là que sụn giữa. Mặt lưng có hai que nằm ở hai bên gọi là que sụn bên. Ba que này hợp lại với nhau ở phía trước tạo nên hình tháp để đỡ mõm. Nhìn chung họp sọ cá Nhám chưa tách ra những sụn riêng biệt mà toàn bộ là một khối thống nhất không phân rõ ranh giới. Vùng khứu giác ở phía trước và hai bên của hộp sọ là nơi đi ra của hai que sụn bên . Vùng này được gọi là nang khứu giác hay túi mũi có dạng trái xoan, bên trong chứa thùy khứu. Mặt bụng túi mũi có lỗ thông với xoang mũi bên trong lỗ có sụn van mũi. Trung gian túi mũi và xoang mũi có sụn vách mũi, ở giữa thủng lỗ là nơi đi ra của dây thần kinh khứu giác. Trên nóc sọ, giữa đôi túi mũi là lỗ thóp trước có hình tam giác, mặt trên phủ màng mỏng.
  11. 79 Hai bên hộp sọ là đôi nang thị giác hay đôi túi mắt là nơi chứa hai nhãn cầu (hình 7.8). Phía trước và phía sau túi mắt có mấu sụn nhô lên là mấu sụn trước mắt. Thành bên của túi mắt thủng nhiều lỗ là nới đi ra của các dây thần kinh não và mạch máu: dây thần kinh thị giác, thần kinh tam thoa, thần kinh lưỡi hầu (hình 7.5). Hình 7.5 Sọ cá nhám 1. Sụn mõm; 2. Bao khứu giác; 3. Dây chằng; 4. Sụn khẩu cái vuông; 5. Sụn môi; 6. Sụn mecken; 7. Lỗ dây sinh ba; 8. Lỗ dây ròng rọc; 9. Lỗ dây thị giác; 10. Lỗ dây vận nhỡn; 11. Lỗ nhánh thị giác sâu; 12. Dây sinh ba; Sụn móng hàm; 14. Sụn móng; 15. Que sụn mang; 16. Sụn ngoài; 17. Sụn hầu mang; Sụn trên; 19. Sụn sừng mang; 20. Sụn móng Hai bên phía sau hộp sọ là nang thính giác hay túi tai chứa tai trong. Mặt bụng túi tai là vòm miệng có hai lỗ nhỏ là nơi đi ra của động mạch cảnh trong. Phía mặt lưng, giữa hai túi tai có hố nội dịch lõm. Phía trước hố nội dịch có hai lỗ tròn nhỏ là lỗ thông ống nội dịch, bên trong lỗ này có đôi lỗ hình bầu dục là cửa sổ bầu dục thông với xoang tai trong. Bên ngoài có một lớp màng mỏng giống như màng nhĩ ở tai giữa động vật có xương sống bậc cao. Nhờ đó mà âm thanh qua da truyền vào tai trong. Phía sau hộp sọ có lỗ chẩm lớn là nơi hành tủy thông với tủy sống. Hai bên lỗ chẩm có hai lỗ nhỏ là nơi đi ra của đôi dây thần kinh mê tẩu. Phía dưới là lỗ thần kinh lưỡi hầu. Sọ tạng: Gồm một dãy đôi cung sụn bao quanh phần đầu ống tiêu hóa (vùng miệng hầu). Có bảy đôi cung sụn chia ba loại là cung hàm, cung móng, cung mang. Cung hàm: Là cung lớn nhất bao quanh miệng, gồm hai phần. Phía trên là sụn khẩu cái vuông làm nhiệm vụ hàm trên. Phía trước có mấu khẩu cái nhô lên và được treo vào hộp sọ bởi dây chằng. Thân sau là nơi khớp với hàm dưới. Phần dưới cung hàm là sụn Mecken khớp với sụn khẩu cái vuông ở phía sau, làm nhiệm vụ hàm dưới. Phía sau sụn Mecken nối với sụn móng hàm nhờ tổ chức liên kết (hình 7.5). Trên cung hàm có hai đôi sụn môi. Đôi thứ nhất ở phía trước sụn khẩu cái vuông, gồm hai que sụn nhỏ nằm trên đôi sụn này. Đôi thứ hai nằm sát khớp sụn khẩu cái vuông và sụn Mecken, mỗi sụn gồm hai que sụn nhỏ: Một nằm trên sụn khẩu cái vuông và một nằm trên
  12. 80 sụn Mecken. Vì vậy, về giải phẫu so sánh, giải thích cung hàm bắt nguồn từ cung tạng III. Sụn môi là đặc trưng cho cá sụn. Cung móng: Còn gọi là cung dưới lưỡi, gồm hai đôi sụn chẵn và một sụn lẻ. Sụn móng hàm chẵn, nằm phía trên gắn vào hộp sọ, tạo nên kiểu treo hàm hyoxtin. Sụn móng chính thức cũng là sụn chẵn nằm dưới sụn móng hàm. Sụn gốc lưỡi là sụn lẻ còn gọi là sụn tiếp hợp nối hai bên với sụn móng chính thức. Sụn này có dạng hình tam giác nhưng đỉnh không nhọn, là sụn nâng đỡ lưỡi (hình 7.6). Cung mang: Ở cá Nhám có năm đôi. Cấu tạo điển hình một cung mang gồm bốn Hình 7.6 Sọ tạng cá nhám (nhìn phía dưới) đôi sụn chẵn và một sụn lẻ: + Hầu mang là tấm sụn dẹp phẳng hình tam giác, nhỏ dần ở các cung mang sau. + Trên mang nằm tiếp ngay dưới sụn hầu mang. Mặt lưng có rãnh dọc là vị trí của động mạch mang + Góc mang nằm dưới và hơi dài hơn sụn trên mang. + Dưới mang là sụn nhỏ ngắn, nằm sau sụn góc mang và ở mặt bụng cung mang. Các sụn dưới mang thu ngắn dần từ cung I đến cung III, thiếu ở cung IV và V. + Gốc mang là tấm sụn lẻ, phẳng nằm ở mặt bụng cung mang, phía sau nhọn. Phần sụn góc mang cung mang IV và V gắn trực tiếp vào sụn gốc mang. Phía trên các cặp cung mang II đến V có sụn mang ngoài để nâng đỡ mang. Ngoài ra ở cung mang còn có những sợi sụn nhỏ là sợi nang đỡ mang (hình 7.6). - Cột sống: Cột sống cá Nhám chia làm hai phần: phần thân và phần đuôi. Cấu tạo một đốt sống thân điển hình gồm có thân đốt, cung thần kinh và mấu ngang. Thân đốt là thể hình trụ, lõm hai mặt, cấu tạo sụn. Kiểu đốt sống lõm hai mặt là cấu tạo Hình 7.7 Cấu tạo đốt sống cá nhám điển hình của đốt sống cá. Mặt I. Đốt sống phần thân: 1. Sườn; 2. Mấu ngang; 3. Gai sống; 4. Cung thần kinh; 5. Thân đốt lưng của thân đốt có cung thần II. Đốt sống phần đuôi: 1. Gai sống; 2. Cung thần kinh; 3. Thân đốt; kinh là vòng cung sụn nhô cao 4. Lỗ động mạch đuôi; 5. Lỗ tĩnh mạch đuôi; 6. Gai huyết
  13. 81 khỏi thân đốt. Mặt lưng cung thần kinh có gai thần kinh. Giữa cung thần kinh là lỗ tủy, nơi đi qua của tủy sống. Hai bên thân đốt, gần mặt bụng là nơi đi ra của đôi mấu ngang. Đầu mấu ngang có đính sườn (hình 7.7). Các sống đuôi khác đốt sống thân là không có mấu ngang. Mặt dưới thân đốt có cung huyết tạo nên ống huyết để động mạch và tĩnh mạch đuôi đi qua. Mặt bụng cung huyết là gai huyết (hình 7.7). - Xương chi: Cá Nhám có hai loại vây là vây lẻ và vây chẵn. Vây lẻ: Bao gồm vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn. Các vây này gắn với bộ xương bởi những hàng tia sụn, vây lưng và vây hậu môn có ba hàng, vây đuôi chỉ có một hàng. Bên ngoài là tia da (hình 7.8). Vây chẵn: Là vây ngực và vây bụng. Vây chẵn được gắn với bộ xương đai. + Đai ngực là cung sụn bao quanh phần ngực. Mỗi bên đai ngực gồm hai phần : trên là phần bả, dưới là phần quạ . + Chi tự do vây ngực gồm ba tấm sụn gốc nối với đai. Bên ngoài các tấm sụn gốc là ba hàng sụn tia. Ngoài cùng là tia da (hình 7.9). + Đai bụng chỉ là tấm sụn lẻ. Vây bụng tự do gồm hai tấm sụn gốc gắn với đai. Bên ngoài là hai hàng sụn tia. Ngoài cùng là tia da. Mép trong vây bụng của cá Nhám đực có gai giao cấu. 1 I II Hình 7.8 Xương vây lẻ cá nhám I. Vây lưng: 1. Tấm tia; 2. Tia vây II. Vây đuôi: 1. Cột sống; 2. Tấm tia; 3. Tia vây; 4. Phần lưng vây đuôi; 5. Phần bụng vây đuôi Hình 7.9 Xương vây chẵn cá nhám I. Vây ngực: 1. Phần quạ; 2. Lỗ dây thần kinh; 3 - 4. Tấm gốc trước; 5. Tấm gốc giữa; 6. Phần bả; 7. Tấm gốc sau; 8. Tấm tia; 9. Tia vây II. Vây bụng: 1. Phần chậu; 2. Lỗ dây thần kinh; 3. Tấm gốc sau; 4. Gai giao cấu; 5 - 6. Tấm tia; 7. Tia vây
  14. 82 II. Nghiên cứu cá chép 1. Vị trí phân loại Cá Chép Cyprinus carpio Họ Cá Chép Cyprioidea Bộ phụ Cá Chép Cyprinoidae Bộ Cá Chép Cypriniformes Tổng bộ Cá xương Teleostei Lớp phụ Cá vây tia Actinoptrygii Lớp Cá xương Osteichthyes Nhóm Có hàm Gnathostomata Ngành phụ Có sọ Craniota hay ngành phụ Có xương sống Vertebrata Ngành Có dây sống Chordata 2. Phương pháp giải phẫu Cầm ngửa cá lên tay trái. Dùng kéo cắt một đường từ lỗ huyệt lên đến góc mang. Sau đó cắt vòng bên thân từ lỗ huyệt lên đến phía trên hộp mang theo đường mũi tên. Chú ý không chọc sâu mũi kéo tránh làm hỏng nội quan bên trong. Dùng dao lược bỏ bớt phần cơ lưng đến sát gai thần kinh. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Quan sát hình dạng ngoài Cá chép có cơ thể hình thoi chia làm ba phần: đầu, thân và đuôi (hình 7.10). a) Đầu Được giới hạn từ sau khe mang trở về trước. Mút trước của đầu là miệng có hình bán nguyệt. Quanh miệng có nếp môi trên và nếp môi dưới. Bên miệng có hai đôi râu là cơ quan xúc giác của cá Chép. Mắt cá tròn, không mí nằm hai bên đầu. Trước mắt, phía trên miệng là đôi lỗ mũi thông với xoang khứu giác. Trong lỗ mũi có van mũi ngăn đôi. Sau mắt, ở hai bên đầu là hộp mang che các cung mang nằm bên trong. Sau hộp mang là khe mang. Viền quanh hộp mang ở khe mang là nếp da mỏng đóng vai trò quan trọng trong động tác hô hấp. b) Thân Từ sau khe mang đến trước lỗ huyệt. Trên thân phủ lớp vẩy xương tròn. Dọc hai bên thân có cơ quan đường bên là hai hàng chấm chấm chạy từ khe mang đến tận đuôi. Số vẩy của cơ quan đường bên cũng như số vẩy một hàng thẳng đứng với trục cơ thể phía trên và phía dưới cơ quan này có ý nghĩa quan trọng trong phân loại cá. Phía sau lưng thân cá có vây lưng. Ba tia đầu tiên của vây lưng biến đổi thành gai cứng để nâng đỡ vây. Vây lưng cá giữ chức năng thăng bằng trong vận động. Phía bên thân gần mặt bụng, sau nắp mang là đôi vây ngực cũng giữ chức năng thăng bằng. Mặt bụng của thân sau vây ngực là đôi vây bụng cũng giữ chức năng thăng bằng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2