intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (Canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát)

Chia sẻ: Quang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành xác định được các giải pháp kỹ thuật canh tác tỏi theo phương thức không bổ sung đất, không thay cát nhưng vẫn giữ được năng suất, chất lượng tỏi ở Lý Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (Canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát)

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THỰC NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG CANH TÁC TỎI Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI (CANH TÁC TỎI KHÔNG BỔ SUNG ĐẤT, KHÔNG THAY CÁT) Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Huy Cường Cơ quan chủ trì đề tài: Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ Năm nghiệm thu: 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm người dân Lý Sơn khai thác 270.000-330.000 m3 cát san hô cho trồng tỏi và hành dẫn đến tác động đáng kể môi trường sinh thái biển và nghiêm trọng hơn là sự xâm thực diễn ra với cường độ lớn và tốc độ nhanh. Bên cạnh hậu quả về môi trường việc thay đất và cát cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ở Lý Sơn. Năm 2000 - 2003, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đã cho thực hiện đề tài “Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn”, đã xác định được giải pháp thay vì bổ sung đất và thay cát thì sử dụng phân chuồng để bón; tuy nhiên ở Lý Sơn, lượng phân chuồng từ chăn nuôi gia súc là không đáng kể. Năm 2009 – 2014, đề tài “Phục tráng giống tỏi Lý Sơn” và dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất tỏi ở huyện Lý Sơn theo hướng bền vững” đã đưa ra được các giải pháp như dùng giống phục tráng, sử dụng hệ thống tưới phun mưa, giảm mật độ trồng, quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM, bón phân cân đối…, làm tăng năng suất từ 3,26 – 27,5% so với sản xuất đại trà. Song vẫn chưa đưa ra được các giải pháp tối ưu để thay thế tập quán canh tác có bổ sung đất bazan và thay cát san hô của người dân ở huyện Lý Sơn. II. MỤC TIÊU Xác định được các giải pháp kỹ thuật canh tác tỏi theo phương thức không bổ sung đất, không thay cát nhưng vẫn giữ được năng suất, chất lượng tỏi ở Lý Sơn. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Đánh giá hiện trạng kỹ thuật canh tác tỏi ở Lý Sơn Đất đai và tình hình sử dụng đất tại các nông hộ của xã điều tra: Diện tích đất nông nghiệp ở các nông hộ trong từng xã bình quân 5,56 sào (xã An Vĩnh: 5,9 sào, An Hải: 5,4 sào), diện tích trồng tỏi của các nông hộ ở hai xã bình quân 5,5 sào (An Vĩnh: 5,7 sào, An Hải: 5,3 sào). Thực trạng bổ sung đất đỏ bazan và thay cát san hô trong canh tác tỏi ở Lý Sơn: + Thực trạng thay cát san hô: 100% nông dân xã An Vĩnh và An Hải thay cát sau mỗi vụ trồng; 100% số hộ ở hai xã đều tự mua; 66,5% dùng để giữ ẩm cây tỏi, 17% dùng để hạn chế sâu bệnh, 4% dùng để làm mát đất; bình quân 59,5% thay cát san hô dày 2cm, có 40,5% lớp cát san hô dày 3cm. + Thực trạng thay đất đỏ bazan: Bình quân có 97,5% nông hộ ở hai xã thay đất đỏ bazan sau 2 vụ trồng, 2,5% thay đất sau 3 vụ trồng; 92,5% nông hộ tự khai thác tại ruộng của mình, 7,5% đi mua; 55,0% nông hộ cho rằng việc thay đất đỏ bazan nhằm cung cấp dinh LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 43
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 dưỡng, 42,5% hạn chế sâu bệnh hại, 2,5% giữ nước và dinh dưỡng; 61,0% thay ở độ dày 2cm và 34,5% ở độ dày 3cm, 4,5% thay ở độ dày 4cm. Kỹ thuật trồng tỏi tại các điểm điều tra: 100% nông hộ chỉ canh tác tỏi trong vụ Đông xuân; 100% nông dân nhân bằng tép tỏi; 100% nông dân đều trồng thuần; 80% số nông hộ trồng theo mật độ 83 cây/m2, 17,5% nông hộ trồng theo mật độ 102 cây/m2 và 2,5% số nông hộ trồng theo mật độ 67 cây/m2. Thời vụ trồng và năng suất tỏi tại các nông hộ của xã điều tra: Vụ Đông xuân là vụ duy nhất trong năm đối với người nông dân trồng tỏi, năng suất tỏi tươi bình quân/hộ 474,50 kg/ sào (xã An Vĩnh 475,6 kg/sào và An Hải 473,4 kg/sào). Phương thức làm đất và phương thức trồng tỏi tại các nông hộ điều tra: Phương pháp làm đất có 100% nông dân làm bằng thủ công; phương thức trồng có 100% nông dân không lên luống so với các nơi khác; 100% nông dân xã An Vĩnh và An Hải không có hệ thống thủy lợi; 42,0% nông dân cho rằng khi phát hiện sâu, bệnh mới tiến hành phun thuốc, 58,0% nông dân cho rằng phòng sâu, bệnh là chính. Kỹ thuật bón phân cho tỏi tại các điểm điều tra: 85% số hộ nông dân bón phân theo phương pháp truyền thống của địa phương, 15% áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; 46,5% số hộ nông dân ủ nóng và 53,5% ủ nguội; chất hữu cơ để ủ phân chuồng chủ yếu là lá hành chiếm 30,5%, đậu phộng 24,5%, thân ngô 18,5%, phân bò, phân heo chiếm tỷ lệ rất thấp (bình quân 6,0% và 4,5%); lượng phân bón NPK cho tỏi ở hai xã có khác nhau, bón phân cho tỏi chưa cân đối và biến động lớn; lượng phân hữu cơ các hộ sử dụng trung bình 250 kg/sào. Thực trạng nguồn vật liệu hữu cơ tại đảo Lý Sơn: Tổng nguồn vật liệu hữu cơ có thể khai thác ở huyện đảo Lý Sơn khoảng 2.500 tấn/năm, lượng thân xác thực vật chiếm 86% (2.145 tấn); nếu sử dụng 10 tấn thân xác thực vật/ha để phủ bề mặt hoặc bón thì 2.145 tấn có thể áp dụng cho 200 ha tỏi canh tác theo phương thức mới (không bổ sung đất đỏ bazan và cát san hô). Tình hình tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn chủ yếu, những đề xuất của nông dân trồng tỏi tại các điểm điều tra: Tình hình tiêu thụ có 59,5% số phiếu cho rằng thuận lợi, 40,5 số phiếu cho rằng khó khăn; những tồn tại trong sản xuất tỏi bình quân 64,5% nông dân cho rằng chi phí cao, 12,5% chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể, 23,0% khó khăn trong bảo quản; bình quân 59% ý kiến đề nghị giúp đỡ về tập huấn quy trình kỹ thuật, 18,5 % cần giúp đỡ về tập huấn bảo quản, 8,5% ý kiến về tập huấn kỹ thuật không thay đất cát biển, đất đỏ bazan. Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế trồng tỏi ở huyện đảo Lý Sơn: Trên 1 sào 500m2, giá 50.000kg/tỏi khô, lãi thuần trung bình đạt 5.891.900 đồng (tương đương 117.000.000 đồng/ha). Kết quả giám định một số loài vi sinh vật gây bệnh trong mẫu đất canh tác tỏi ở Lý Sơn: 3/6 mẫu có sự hiện diện của nấm Fusarium sp, 4/6 mẫu có sự hiện diện của nấm Aspegilus niger, 2/6 mẫu có sự hiện diện của vi khuẩn Erwinia sp, 6/6 mẫu có sự hiện diện của tuyến trùng. 2. Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát và xác định lượng dinh dưỡng N, P, K thiếu hụt trong đất trồng tỏi ở Lý Sơn 44 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 2.1. Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát trong cơ cấu Tỏi + Hành + Hành 2.1.1. Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất và không thay cát trên cây tỏi Lý Sơn vụ Đông Xuân 2015-2016 và Đông Xuân 2016-2017 Ảnh hưởng của giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát đến sinh trưởng trên cây tỏi Lý Sơn: Việc không bổ sung đất và không thay cát ảnh hưởng đến sinh trưởng về hình thái của cây tỏi Lý Sơn ở tất cả các chỉ tiêu về chiều cao thân giả, số lá/cây, chiều dài lá, chiều rộng lá, đường kính thân giả và thời gian sinh trưởng. Số lá/cây giữa các công thức không có sự chênh lệch ở cả 2 thời vụ (vụ Đông xuân 2015 - 2016 số lá/cây đạt 13 lá, vụ Đông xuân 2016 - 2017 đạt trung bình 15 lá/cây). Chiều cao thân giả ở các công thức trong cùng mùa vụ không có sự biến động lớn, giữa 2 vụ Đông xuân 2015 - 2016 và 2016 -2017 có sự chênh lệch khá lớn (vụ Đông xuân 2015-2016 động từ 24,7 - 26,5 cm, vụ Đông xuân 2016 - 2017 đạt từ 27,6 - 30,9 cm); đường kính gốc thân giả, ở phương thức canh tác không bổ sung đất, không thay cát (công thức 3,4) đạt tương đương so với công thức đối chứng (công thức 1) và đạt cao hơn so với công thức 2 (giữ nguyên lớp cát cũ để canh tác) từ 0,3- 0,4cm. Chiều rộng lá dao động qua 2 thời vụ từ 0,9-1,5cm, trong cùng thời vụ thì giữa các công thức thực nghiệm không có sự sai khác đáng kể so với đối chứng; chiều dài lá ở công thức 1, 3 và 4 đạt tương đương nhau và cao hơn so với công thức 2 từ 3,7 - 5,0 cm. Các công thức thực nghiệm không thay đất đỏ bazan và cát san hô có thời gian thu hoạch dài hơn so với đối chứng từ 2 - 6 ngày. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây tỏi Lý Sơn: Thu hoạch dao động trong khoảng 69,6- 76,5 cây; số tép/củ dao động giữa các công thức và ở 2 thời vụ từ 12,2 - 21,4 tép/củ; đường kính củ biến động trong khoảng 2,0 - 2,6cm; khối lượng củ tươi và khô đạt tương đương; năng suất củ tươi ở 4 công thức trong 2 thời vụ dao động từ 5,76 - 7,71 tấn/ha; năng suất tỏi khô trong 2 thời vụ dao động từ 4,22 - 6,03 tấn/ha. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến chất lượng tỏi Lý Sơn: Hàm lượng I ốt, Protein, tinh dầu và alixin giữa các công thức có sự sai khác. Ở công thức 2 khi giữ nguyên lớp cát cũ để canh tác thì tất cả 4 chỉ tiêu đều cho hàm lượng thấp hơn đáng kể so với công thức đối chứng (canh tác có bổ sung đất và thay cát) và công thức 3, 4 (canh tác không bổ sung đất, không thay cát); ở công thức 3 cho tất cả 4 chỉ tiêu đều đạt hàm lượng tương đương so với công thức 1 (đối chứng theo phương thức canh tác có bổ sung đất đỏ bazan và thay cát san hô của người dân). Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của cây tỏi Lý Sơn: Ở các công thức không bổ sung đất và không thay cát (công thức 3 và 4), khi đất được cày xới kỹ, bổ sung đầy đủ phân bón phân hữu cơ, đa, trung và vi lượng kết hợp với việc che phủ luống bằng thân xác thực vật đã làm giảm một số bệnh hại chính so với phương thức canh tác truyền thống của người dân. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến hiệu quả kinh tế của cây tỏi Lý Sơn: Các công thức cho lãi từ 122.600.000 - 142.400.000 đồng/ha vụ Đông xuân 2015 - 2016 và 185.600.000 - 224.300.000 đồng/ha vụ Đông xuân 2016 - 2017. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến tính chất đất LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 45
  4. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 trồng tỏi trong cơ cấu Tỏi - Hành – Hành: Tính chất đất ở các công thức trước thí nghiệm và sau thí nghiệm có sự thay đổi ở đa số các chỉ tiêu. 2.1.2. Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất và không thay cát trên cây hành Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến sinh trưởng trên cây hành: Đã ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của cây hành ở cả vụ Xuân hè và Hè thu trong năm 2016 và 2017 như số lá, chiều dài lá, đường kính lá và thời gian sinh trưởng ở 2 công thức thực nghiệm theo giải pháp (không bổ sung đất, không thay cát) đã có sự khác biệt so với đối chứng. Vụ Hè thu, khả năng sinh trưởng của cây hành giảm hơn so với vụ Xuân Hè. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây hành: Trong năm 2016 và 2017, vụ Xuân hè, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hành đạt cao hơn so với vụ Hè Thu; số thân giả/m2 dao động từ 195,7 - 236,8 thân. Đường kính củ dao động giữa các công thức qua 4 thời vụ từ 2,0 - 2,9 cm, vụ Xuân hè đạt cao hơn vụ Hè thu và năm 2017 đạt cao hơn năm 2016. Khối lượng củ dao động từ 7,2 - 12,5 g, vụ Xuân hè đạt cao hơn vụ Hè thu. Năng suất thực thu ở 4 công thức qua 4 vụ dao động từ 7,33 - 12,66 tấn/ha, vụ Xuân hè đạt từ 9,86 -12,66 tấn/ha, cao hơn vụ Hè thu từ 0,62 - 5,33 tấn/ha. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh chính trên cây hành: Bọ trĩ ở tất cả các công thức đều ghi nhận mức độ xuất hiện là như nhau trong cùng 1 thời vụ. Với bệnh thối nhũn, năm 2016 tỷ lệ cây bị bệnh nặng hơn so với năm 2017. Bệnh khô đầu lá xuất hiện với tỷ lệ từ 10,6 - 16,8% số cây bị hại. Bệnh sương mai chỉ thấy xuất hiện trong vụ Xuân hè với tỷ lệ bị hại từ 3,0 - 5,7%. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến hiệu quả kinh tế của cây hành: Các công thức cho lãi từ 126.010.000 - 151.330.000 đồng/ha vụ Xuân hè và 51.250.000 - 69.570.000 đồng/ha vụ Hè thu. 2.2. Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát trong cơ cấu Tỏi + Lạc xen ngô 2.2.1. Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất và không thay cát trên cây tỏi Lý Sơn vụ Đông Xuân 2015-2016 và Đông Xuân 2016-2017: Ảnh hưởng của giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát đến sinh trưởng trên cây tỏi Lý Sơn: Việc không bổ sung đất và không thay cát đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và hình thái của cây tỏi ở tất cả các chỉ tiêu về chiều cao thân giả, số lá/cây, chiều dài lá, chiều rộng lá, đường kính thân giả và thời gian sinh trưởng. Số lá/cây giữa các công thức không có sự chênh lệch ở cả 2 thời vụ (vụ Đông xuân năm 2015 - 2016, số lá/cây đạt 13 lá, vụ Đông xuân 2016 - 2017 đạt trung bình 15 lá/cây). Chiều cao thân giả ở các công thức trong cùng mùa vụ không có sự biến động lớn nhưng giữa 2 vụ Đông xuân 2015 - 2016 và 2016 -2017 có sự chênh lệch khá lớn (vụ Đông xuân 2015-2016 động từ 23,6 - 24,8 cm, vụ Đông xuân 2016 - 2017 đạt từ 27,1 - 30,2 cm); đường kính gốc thân giả ở cả 4 công thức có sự sai khác không đáng kể, dao động từ 2,2 - 2,5 cm. Chiều rộng lá dao động qua 2 thời vụ từ 0,9-1,5cm, trong cùng thời vụ thì giữa các công thức thực nghiệm không có sự sai khác đáng kể so với đối chứng. Thời gian thu hoạch dài hơn so với đối chứng từ 1 - 6 ngày. 46 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  5. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây tỏi: Số cây thu hoạch/ô ở 2 thời vụ dao động trong khoảng từ 70,1-79,6 cây. Số tép/củ dao động giữa các công thức và ở 2 thời vụ từ 13,8 - 23,6 tép/củ. Đường kính củ biến động trong khoảng 2,1 - 2,6cm. Khối lượng củ tươi và khô đạt tương đương. Năng suất củ tươi ở 4 công thức trong 2 thời vụ dao động từ 5,73 - 7,65 tấn/ ha. Năng suất tỏi khô trong 2 thời vụ dao động từ 4,07 - 5,92 tấn/ha. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến chất lượng tỏi Lý Sơn: Hàm lượng I ốt, Protein, tinh dầu và alixin giữa các công thức có sự sai khác. Ở công thức 2 khi giữ nguyên lớp cát cũ để canh tác thì 3/4 chỉ tiêu (trừ hàm lượng I ốt) đều cho hàm lượng thấp hơn so với công thức đối chứng (canh tác có bổ sung đất và thay cát) và công thức 3, 4 (canh tác không bổ sung đất, không thay cát), nhưng tỷ lệ thấp hơn là không đáng kể so với ở cơ cấu Tỏi - Hành - Hành. Ở công thức 3 cho tất cả 4 chỉ tiêu đều đạt hàm lượng tương đương so với công thức 1 (đối chứng theo phương thức canh tác có bổ sung đất đỏ bazan và thay cát san hô của người dân). Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của cây tỏi Lý Sơn: Ở các công thức canh tác theo phương thức không bổ sung đất và không thay cát (công thức 3 và 4) đã làm giảm một số bệnh hại chính so với phương thức canh tác truyền thống của người dân. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến hiệu quả kinh tế của cây tỏi Lý Sơn: Các công thức cho lãi từ 73.300.000 - 133.300.000 đồng/ha vụ Đông xuân 2015 - 2016 và 134.200.000 - 216.600.000 đồng/ha vụ Đông xuân 2016 – 2017. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến tính chất đất trồng tỏi Lý Sơn trong cơ cấu Tỏi - Lạc xen ngô: Tính chất đất ở các giải pháp canh tác khác nhau trước thí nghiệm và sau thí nghiệm có sự thay đổi ở đa số các chỉ tiêu. 2.2.2. Ảnh hưởng của nền đất không bổ sung đất bazan và không thay cát san hô sau vụ canh tác tỏi đến cây ngô và lạc trồng xen vụ Xuân hè 2016 và 2017 * Đối với cây lạc: Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất đỏ bzan, không thay cát san hô đến khả năng sinh trưởng của cây lạc vụ Xuân hè: Chiều cao cây biến động từ 40,2-45,8cm, thời gian sinh trưởng biến động trong khoảng 103-112. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất đỏ bazan, không thay cát san hô đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây lạc vụ Xuân hè: Số quả/cây dao động từ 11,6-13,2 quả/cây; số quả chắc/cây cao nhất ở công thức 3 (9,7 - 10,5 quả/cây) và thấp nhất ở công thức 2 (8,4-8,5 quả/cây); khối lượng 100 quả dao động từ 100,5 - 115,7 g; khối lượng 100 hạt và tỷ lệ nhân đạt cao nhất ở công thức 3, khối lượng 100 hạt đạt từ 42,8- 44,9 g, tỷ lệ nhân đạt từ 74,7 - 75,6%; năng suất thực thu ở 4 công thức qua 2 vụ có sự biến động khá lớn từ 19,80 -25,14 tạ/ha. Ảnh hưởng của giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát đến khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của cây lạc vụ Xuân hè: Với sâu hại, sâu xám và sâu xanh ở 4 công thức qua 2 vụ xuất hiện với mật độ thấp và mức độ chênh lệch mật độ sâu hại giữa 4 công thức không đáng kể. Với bệnh hại, 4 loại bệnh theo dõi đều cho thấy ở công LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 47
  6. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 thức 3 và 4 đều bị nhiễm nhẹ hơn so với công thức đối chứng và công thức giữ lại lớp cát cũ. * Đối với cây ngô: Canh tác không bổ sung đất và không thay cát ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây ngô ở vụ Xuân hè 2016 và 2017, chiều cao cây dao động 190,4 - 200,2 cm, thời gian sinh trưởng dao động 106 -111 ngày; ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây ngô so với phương pháp canh tác truyền thống của người dân, năng suất thực thu dao động từ 12,72 - 17,53 tạ/ha; lợi nhuận từ 12.286.000 - 26.989.000 đồng/ha. 2.3. Nghiên cứu xác định nguyên tố dinh dưỡng N, P, K thiếu hụt trong đất trồng tỏi Lý Sơn và xây dựng lượng phân bón thích hợp cho vụ tỏi Đông xuân 2.3.1. Ảnh hưởng của thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng N, P, K đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây tỏi ở Vụ Đông Xuân 2016-2017: Ở các công thức bón phân khác nhau thì số cây thu được/m2 cũng khác nhau và dao động từ 74,2-77,6 cây/m2. Số tép/củ lại đạt thấp nhất ở công thức bón thiếu lân (-P) đạt 19,2 tép/củ, công thức bón thiếu đạm (-N) đạt 20,4, cao nhất là ở công thức bón thiếu kali (-K) và bón đầy đủ NPK đạt từ 21,2 - 21,7 tép/củ. Đường kính củ dao động từ 2,2-2,6 cm. Khối lượng củ tươi dao động từ 7,9 - 10,3 g; khối lượng củ khô đạt thấp nhất khi bón thiếu kali (-K) chỉ đạt 5,1 g, cao nhất khi bón đầy đủ NPK đạt 7,8 g. Năng suất thực thu củ tươi ở 4 công thức dao động từ 5,24 - 7,72 tấn/ha. Năng suất thực thu củ khô, công thức bón thiếu kali (-K) đạt 3,71 tấn/ha, thiếu đạm (-N) đạt 4,11 tấn/ha và bón thiếu lân (-P) đạt 5,08 tấn/ha. 2.3.2. Xác định lượng phân bón thích hợp cho cây tỏi Lý Sơn dựa vào kỹ thuật ô khuyết ở vụ Đông Xuân 2016-2017: Xác định mức năng suất mục tiêu, năng suất mục tiêu cần đạt được là 6,8 tấn/ha; xác định lượng dinh dưỡng N, P, K do đất cung cấp dựa vào năng suất ở các ô khuyết (-N,-P, -K), theo năng suất đạt được ở từng ô thiếu hụt thì 1 ha đất đã cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây tỏi là 60 kg N, 13 kg PO5 và 41 kg K2O; xác định lượng dinh dưỡng để đạt năng suất mục tiêu, lượng dinh dưỡng mà 1ha đất trồng tỏi ở Lý Sơn có thể cung cấp thì để đạt được năng suất mục tiêu 6,8 tấn/ha ở vụ Đông xuân, cây tỏi Lý Sơn cần hấp thu 98,6 kg N, 17,0 kg P2O5 và 74,8 kg K2O; xác định lượng phân cần bón, để đạt được năng suất 6,8 tấn/ha thì cần bổ sung lượng dinh dưỡng bón vào 1ha đất là 96,5 kg N + 10,0 kg P2O5 + 84,5 kg K2O. 3.3. Xây dựng mô hình canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát Mô hình canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát được xây dựng ở 2 xã An Hải và An Vĩnh trong vụ Đông xuân 2016 - 2017 với quy mô là 5.000 m2 (2.500 m2/điểm). Kết quả cho thấy: Tỷ lệ bệnh hại ở mô hình thực nghiệm đã giảm so với mô hình đối chứng. Bệnh thỗi nhũn giảm 2,1%, bệnh khô đầu lá giảm 4% và đặc biệt bệnh sương mai đã giảm 9,3%. Số cây thu hoạch/m2 ở mô hình thực nghiệm đạt 77,6 cây, nhưng ở mô hình đối chứng chỉ đạt 75,4 cây. Số tép/củ giữa 2 mô hình không có sự khác biệt nhưng đường kính củ khối lượng củ thì có sự khác biệt. Kích thước củ ở mô hình đối chứng đạt cao hơn so với mô hình thực nghiệm 0,2cm, nhưng ngược lại khối lượng củ tươi và củ khô ở mô hình đối chứng lại thấp hơn so với mô hình thực nghiệm (tủ tươi 0,9g/củ và củ khô 0,8 g/củ). Sau khi hạch toán hiệu quả kinh tế thì ở mô hình thực nghiệm cho lãi thuần đạt 219,4 triệu đồng/ha, cao hơn so với mô hình đối chứng là 20,7 triệu đồng/ha và tỷ suất lãi so với 48 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  7. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 vốn đầu tư ở mô hình thực nghiệm đạt 1,11, trong khi đó ở mô hình đối chứng chỉ đạt 0,99. IV. KẾT LUẬN Đối với hiện trạng canh tác tỏi ở Lý Sơn: Tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là những vùng có địa hình cao, việc bổ sung đất, thay cát làm tăng chí phí đầu tư và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chưa hợp lý nên chất lượng sản phẩm còn thấp, trong đất canh tác tồn tại các vi sinh vật gây bệnh. Kết quả thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát và xác định lượng dinh dưỡng N, P, K thiếu hụt trong đất trồng tỏi ở Lý Sơn: + Thực nghiệm các giải pháp canh tác trong cơ cấu Tỏi - Hành – Hành: Đối với cây tỏi, trong 4 công thức thí nghiệm, công thức 3 khi trồng tỏi theo phương thức không bổ sung đất, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + che phủ thân xác thực vật (đã xử lý) + phân vô cơ + phân vi sinh FITO HUMIC + phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95% không làm sụt giảm năng suất và chất lượng so với phương thức đối chứng, hiệu quả kinh tế tăng thêm từ 13.700.000 - 31.900.000 đồng/ha. Đối với cây hành, giải pháp canh tác không bổ sung đất, không thay cát (công thức 3) đảm bảo năng suất hành không giảm so với phương thức đối chứng của người dân, hiệu quả kinh tế cao hơn 15.800.000 đồng/ha vụ Xuân hè và 12.300.000 đồng/ha vụ Hè thu. + Thực nghiệm các giải pháp canh tác trong cơ cấu Tỏi - Lạc xen ngô: Đối với cây tỏi, ở công thức 3 trồng tỏi theo phương thức mới không làm sụt giảm năng suất và chất lượng so với phương thức đối chứng, hiệu quả kinh tế tăng thêm từ 60.000.000 đồng/ha vụ Đông xuân 2015-2016 và 82.400.000 đồng/ha vụ Đông xuân 2016-2017. Đối với cây lạc xen ngô, năng suất và lợi nhuận của lạc và ngô trồng ở nền đất trồng tỏi theo phương thức mới (công thức 3) đạt tương đương khi trồng ở nền đất đối chứng (lạc đạt 24,42 - 25,14 tạ/ha, ngô đạt 17,26 - 17,53 tạ/ha), lợi nhuận từ 12.286.000 - 26.989.000 đồng/ha. Xác định thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng N, P, K, so với bón đầy đủ N, P, K thì thiếu lân ít ảnh hưởng nhất đến năng suất tỏi chỉ giảm so với bón đầy đủ 0,97 tấn/ha, không bón đạm giảm 1,94 tấn/ha và không bón kali giảm so với bón đầy đủ 2,34 tấn/ha; để đạt năng suất mục tiêu 6,8 tấn/ha vụ Đông xuân, cây tỏi cần bón bổ sung vào đất là 98,6 kg N, 17,0 kg P2O5 và 74,8 kg K2O. Kết quả xây dựng mô hình canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát: Năng suất ở mô hình thực nghiệm và đối chứng đạt tương đương nhau, mô hình thực nghiệm cho lãi thuần cao hơn đối chứng 20,7 triệu đồng/ha. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2