intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tập chuyên đề GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT

Chia sẻ: Bui Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:43

731
lượt xem
172
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công ty TNHH Hoàng Phát trước đây là một xưởng chế biến hàng lâm sản xuất khẩu, xưởng này được hình thành năm 1993. Lúc đó, mặt bằng chỉ có 20.923 m2 với 30 thiết bị chuyên dùng để sản xuất ra một số loại bàn ghế, số lượng công nhân tham gia sản xuất lúc đó khoảng 200 người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tập chuyên đề GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT

  1. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An ---------- Thực tập chuyên đề: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 7
  2. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Mục lục PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT ............. 7 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hoàng Phát: ....................................... 7 Tên và địa chỉ Công ty: ....................................................................................................... 7 Thời điểm thành lập và các mốc thời gian trong quá trình phát triển: .................................. 7 Qui mô hiện tại của Công ty: .............................................................................................. 8 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Hoàng Phát: .......................................................... 8 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty:............................................................................................. 9 1.2.3. Các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của Công ty: .............................................. 9 Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Công ty: .................................................. 10 Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất: ........................................................................... 10 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hoàng Phát: ............................... 12 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty: ....................................................... 12 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: ........................................ 13 PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT ...................................................................................................... 15 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing của công ty: ........................... 15 2.1.1. Giới thiệu các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của Công ty: ................................ 15 2.1.3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Công ty: ............................................. 17 2.1.4. Phương pháp định giá các mặt hàng của Công ty: ................................................ 19 2.1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty: ......................................................... 19 2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty: ..................................................... 19 2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty: .......................................................................... 20 2.2. Công tác lao động, tiền lương của Công ty: ................................................................ 21 2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty: .............................................................................. 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 48 SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 7
  3. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hoàng Phát: Tên và địa chỉ Công ty: Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Phát. Tên giao dịch quốc tế: HOANGPHATCo.,ltd. Địa chỉ: Lô B16, đường Trung Tâm, khu công nghiệp Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Mã số thuế: 4100298468-1. Số tài khoản: 0051000000968 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quy Nhơn. Điện thoại: (84.56) 841632 – 841011 – 741199. Fax: (84.56) 841976. Website: hoangphatfurniture.com. Email: hoangphat@dng.vnn.vn. tichhoan@.vnn.vn. Thời điểm thành lập và các mốc thời gian trong quá trình phát triển: Công ty TNHH Hoàng Phát trước đây là một xưởng chế biến hàng lâm sản xuất khẩu, xưởng này được hình thành năm 1993. Lúc đó, mặt bằng chỉ có 20.923 m2 với 30 thiết bị chuyên dùng để sản xuất ra một số loại bàn ghế, số lượng công nhân tham gia sản xuất lúc đó khoảng 200 người. Do yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp đã mở rộng thêm nhà xưởng, thiết bị, máy móc để củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng gỗ với quy mô phát triển toàn diện. Khi tỉnh Bình Định có dự án đầu tư phát triển Khu công nghiệp Phú Tài, nắm bắt tình hình này Giám đốc Công ty đã xin phép được thành lập công ty TNHH Hoàng Phát. Công ty TNHH Hoàng Phát được thành lập theo quyết định số 65/GP/TLDN ngày 23/10/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 043993 ngày 28/10/1998 và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác số 176 ngày14/11/1998. Trong những năm đầu, Công ty đã có nhiều cố gắng nỗ lực, vừa xây dựng cơ bản, đồng thời vừa phát triển sản xuất kinh doanh để hòa nhập vào nhịp độ phát triển của đất nước. Ngày 18/10/1999, Công ty mở rộng và xây thêm phân xưởng sản xuất 2. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 7
  4. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Ngày 01/02/2000, khánh thành phân xưởng, đồng thời nhập mới một số máy móc trị giá 1,8 tỷ đồng từ Nhật Bản và Đài Loan để phục vụ cho quá trình sản xuất. Ngày 12/07/2001, Công ty đăng ký kinh doanh thêm một số ngành nghề mới, đó là ngành buôn bán gỗ tròn và gỗ xẻ. Ngày 20/10/2003, vì nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu Công ty đã tiếp tục mở rộng và xây thêm phân xưởng sản xuất 3, kịp thời nâng cao sản lượng cung ứng cho thị trường. Ngày 10/03/2004, Công ty được Bộ Thương mại tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác xuất khẩu hàng hóa. Đến nay, cơ sở hạ tầng của Công ty được trang bị tương đối đảm bảo cho quá trình sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất bình quân từ 2000 đến 2007 m3 gỗ/năm với lượng hàng xuất khẩu đạt bình quân 25 container/tháng. Qui mô hiện tại của Công ty: Công ty TNHH Hoàng Phát được thành lập với quy mô vừa, đây là loại hình doanh nghiệp được sử dụng rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Loại hình này rất phù hợp với các doanh nghiệp chế biến các mặt hàng từ gỗ, giúp cho các doanh nghiệp này dễ dàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Từ khi được thành lập đến nay, quy mô của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng và phát triển, cụ thể đến năm 2007: - Tổng vốn kinh doanh: :39.345.869.211 đồng. Trong đó: + Vốn chủ sở hữu :22.388.835.196 đồng. + Vốn vay :16.957.034.015 đồng. - Tổng lao động: 779 người. Trong đó: + Bộ phận lao động gián tiếp :72 người. + Bộ phận lao động trực tiếp :707 người. - Diện tích: 390.000m2. Tuy thời gian thành lập chưa lâu và từ khi thành lập đến giờ, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn trước sự cạnh tranh của nhiều đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng đã có trên thị trường từ rất sớm, ngay từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế. Bản thân công ty đã nỗ lực và không ngừng vươn lên tự khẳng định mình trên thị trường trong nước và từng bước thâm nhập sang thị thường quốc tế. Doanh thu qua các năm không ngừng tăng lên, thêm vào đó, hàng năm Công ty cũng đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước với chiều hướng tăng lên không ngừng tương đương với chiều hướng tăng doanh thu của doanh nghiệp. Sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Hoàng Phát: Công ty TNHH Hoàng Phát là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến hàng lâm sản xuất khẩu, sản phẩm làm ra là hàng trang trí nội thất, bàn ghế ngoài trời. Sản phẩm của Công ty được chế biến từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Mục đích SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 8
  5. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thu được nhiều lợi nhuận, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời cũng giúp Công ty ngày càng phát triển, giúp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Để đạt được mục đích đó, Công ty đã từng bước hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau: 1.1.1. Chức năng của Công ty: - Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quan chức năng của Nhà nước. - Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ký kết các hợp đồng về lao động, đồng thời ưu tiên sử dụng lao động của địa phương. - Tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước. - Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước. 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty: - Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh với phương châm năm sau cao hơn năm trước, trực tiếp quản lý để khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cao nhằm đảm bảo đầu tư mở rộng trang thiết bị, cân đối thu chi và làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty. - Nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, nâng cao công suất sản xuất, hạ thấp giá thành. - Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. - Quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường. 1.2.3. Các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của Công ty: Công ty TNHH Hoàng Phát là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh chủ yếu là thực hiện việc sản xuất và chế biến gỗ nguyên liệu. Công ty đang từng bước đầu tư để phát triển và mở rộng hình thức kinh doanh chế biến gỗ, thực hiện nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các mặt hàng lâm sản của Công ty đang sản xuất kinh doanh bao gồm các sản phẩm như: bàn, ghế, tủ, … với nhiều kiểu dáng và mẫu mã đẹp, đa dạng, được dùng để trang trí nội thất và ngoại thất, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay. Ngoài ra, Công ty đang tiến hành sản xuất sản phẩm để lát nhà, tường, trần nhà theo nhu cầu của khách hàng. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 9
  6. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển Công ty còn tiến hành mở rộng lĩnh vực hoạt động như kinh doanh dịch vụ buôn bán gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, và dịch vụ buôn bán rượu. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Công ty: Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất: Trong Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam, quan niệm: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Bất cứ công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần. Các thành phần này tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện quá trình biến đổi mong muốn. Các thành phần này hàm chứa trong phương tiện kỹ thuật, trong kỹ năng con người, trong các tư liệu và khung thể chế để điều hành sự hoạt động của công nghệ. Công nghệ sản xuất giữ vai trò hết sức chủ đạo trong các doanh nghiệp sản xuất. Việc xây dựng một quy trình công nghệ như thế nào cho phù hợp với quá trình sản xuất luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Quy trình công nghệ phải hoàn chỉnh tất cả các khâu và thông suốt nhằm tiết kiệm thời gian và giảm được một số chi phí trong sản xuất sản phẩm. Đối với Công ty TNHH Hoàng Phát, công nghệ sản xuất được thực hiện thông qua một quy trình sau: Sơ đồ I.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Gỗ tròn nguyên liệu Cưa xẻ Rong biên Luộc Sấy Phôi tinh KCS1 Nguội Lắp ráp Phôi thô Nhúng dầu KCS2 Đóng bao bì Nhập kho thành phẩm 1.1.2. Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ: - Bước 1 (Gỗ tròn nguyên liệu): Lượng gỗ tròn nguyên liệu của Công ty được mua từ các tỉnh trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Trong nước, gỗ nguyên liệu được Công ty mua từ các tỉnh lân cận như KonTum, Gia Lai, Đaklak với sự cho phép khai thác của chính phủ. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này ngày càng hạn hẹp do tình trạng khai thác rừng bừa bãi ở nước ta cùng với chính sách đóng cửa rừng của chính phủ, muốn khai thác phải có giấy phép của các cấp có thẩm quyền. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 10
  7. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Hầu như, gỗ nguyên liệu hoàn toàn được nhập từ nước ngoài, như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Inđônêsia, Malaysia, ... Trong đó, Lào và Campuchia là hai nước chủ yếu cung cấp gỗ nguyên liệu cho Công ty. Do yêu cầu của ngành nghề sản xuất nên gỗ là nguồn nguyên liệu chính để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Vấn đề tìm kiếm, thu mua và dự trữ nguồn nguyên liệu chính này rất được công ty chú trọng nhằm cung ứng đầy đủ và liên tục cho quá trình sản xuất sản phẩm theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Sau khi được vận chuyển về Công ty, gỗ sẽ được tập trung tại các kho bãi để chuẩn bị đưa vào xưởng cưa để thực hiện việc cưa xẻ. - Bước 2 (Cưa xẻ gỗ): Tại xưởng cưa, gỗ tròn được xẻ ra từng phách gỗ theo quy cách định sẵn bằng máy cưa CD. - Bước 3 (Rong biên): Tấm gỗ sau khi xẻ và bấm mã được đưa lên máy cưa dĩa để rong bỏ hai mép biên gỗ cho thẳng, loại bỏ phần xấu, đồng thời tiết kiệm được chi phí cho các bước gia công luộc, sấy tiếp theo. - Bước 4 (Luộc): Luộc gỗ là bước nhằm làm giảm bớt lượng mủ trong gỗ hoặc lượng dầu (đối với gỗ dầu) để gỗ đạt đến độ chín hơn, sấy mau khô, dễ dàng gia công và màu sắc gỗ sẽ đẹp hơn. - Bước 5 (Sấy): Sau khi luộc, gỗ được đưa vào buồng sấy để đạt độ ẩm từ 10 đến 15% (độ thủy phân). - Bước 6 (Phôi thô): Sau khi sấy xong, gỗ được đưa đến bộ phận sơ chế để tạo ra những phôi thô ban đầu. Bước gia công này đòi hỏi phải thực hiện một số công việc như: cưa đứt, cưa lượn, bào thẩm, bào cuốn, … - Bước 7 (Phôi tinh): Kết thúc giai đoạn sơ chế, những phôi thô tiếp tục được thực hiện qua một số bước gia công như: vẽ, lọng, bào 2 mặt (chi tiết cong), bào 4 mặt (chi tiết thẳng), tupi, khoan, đục, đánh mộng để tạo thành những phôi tinh chế. - Bước 8 (Lắp ráp): Lắp ráp những chi tiết đơn (phôi tinh) thành cụm chi tiết theo yêu cầu của bảng vẽ. - Bước 9 (Nguội): Tiến hành sửa chữa một số khuyết tật của cụm chi tiết như trám, trít các kẽ mộng và chà nhám thủ công bề mặt cụm chi tiết. - Bước 10 (KCS1): Bộ phận kiểm tra thứ nhất thực hiện kiểm tra cụm chi tiết, các khuyết tật của cụm chi tiết mà bộ phận nguội vừa sửa chữa để đảm bảo cụm chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. - Bước 11 (Nhúng dầu): Để bảo quản bề mặt của sản phẩm, đồng thời tạo độ bóng sáng cho sản phẩm, các chi tiết và cụm chi tiết được nhúng hoàn toàn trong bể dầu khoảng 1 phút, sau đó đem ra hong phơi tự nhiên cho khô. Dầu nhúng có thể là dầu P.EM hoặc dầu HP. - Bước 12 (KCS2): Bộ phận kiểm tra thứ hai có nhiệm vụ kiểm tra độ thấm dầu, đồng thời kiểm tra lại toàn bộ quy trình gia công, lắp ráp sản phẩm nhằm hoàn thiện sản phẩm và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng trước khi tiến hành đóng bao bì. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 11
  8. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An - Bước 13 (Đóng bao bì): Tùy loại sản phẩm theo yêu cầu của đơn đặt hàng để đặt in bao bì bao gồm nhựa bóng, nhãn mác và thùng carton. Quá trình đóng bao bì phải đảm bảo trong mỗi thùng carton phải có đúng và đủ các chi tiết, các cụm chi tiết của sản phẩm, không thừa hoặc thiếu. - Bước 14 (Nhập kho thành phẩm): Sau khi hoàn thành công đoạn bao bì, từng thùng hàng sẽ được đóng kiện và được sắp trên pallet để vận chuyển vào nhập kho thành phẩm chờ giao cho khách hàng đúng hạn theo đơn đặt hàng. Như vậy, để hoàn thiện một sản phẩm cụ thể đòi hỏi quá trình sản xuất phải trải qua tuần tự từng bước của quy trình công nghệ trên. Thông qua quy trình công nghệ trên, ta thấy một sản phẩm hoàn thiện đã phải trải qua hai công đoạn kiểm tra nên các chi tiết được kiểm tra liên tục. Do đó, chất lượng của sản phẩm được đảm bảo hơn, đồng thời tiết kiệm được thời gian cho các bước gia công tiếp theo. 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hoàng Phát: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty: Công ty TNHH Hoàng Phát là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô tổ chức bộ máy gọn nhẹ, năng động, đơn giản và nhạy bén nhưng chặt chẽ và có hiệu quả. Để theo dõi kịp thời, chính xác cho việc chỉ đạo và quản lý chặt chẽ kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ sau: Sơ đồ I.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Giám Đốc P.GĐ nhân sự P.GĐ sản xuất P.GĐ tài chính Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế Bảo vệ TC - HC KH - XNK KT toán – Tài vụ Quản đốc phân xưởng sản xuất Phân Phân Phân Bộ phận xưởng xưởng xưởng sản xuất 1 2 3 phụ trợ SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 12
  9. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: - Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của công ty. Giám đốc quyết định chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong phạm vi cấp thẩm quyền quy định. Là chủ tài khoản, quan hệ giao dịch với các tổ chức bên ngoài và trực tiếp quan hệ với các phòng, các bộ phận khác để có kế hoạch sản xuất phù hợp. - Phó giám đốc: là người trợ giúp Giám đốc trong việc trực tiếp quản lý xí nghiệp, thực hiện các chức năng quản lý được Giám đốc giao phó hoặc ủy quyền giải quyết công việc thay cho Giám đốc trong việc tổ chức sản xuất trong khi Giám đốc đi vắng. Hiện tại, công ty có ba Phó Giám đốc đảm nhiệm từng nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: P.GĐ nhân sự, P.GĐ sản xuất và P.GĐ tài chính. - Phòng KH – XNK: thực hiện các hợp đồng giao dịch với khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng các dự án quy hoạch dài hạn, ngắn hạn, xây dựng tiến độ sản xuất, lập kế hoạch nguyên vật liệu để cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, theo dõi kịp thời việc cấp phát nguyên vật liệu để cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, theo dõi việc cấp phát nguyên vật liệu theo định mức cho từng đơn đặt hàng và lên kế hoạch giá thành sản phẩm. Đồng thời, tiến hành giao hàng theo các đơn đặt hàng của khách hàng. - Phòng Kế toán - Tài vụ: tiến hành thực hiện các hoạt động tài chính của Công ty, theo dõi và phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo phương pháp kê khai thường xuyên, lập báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời theo dõi nguồn vốn, các loại vốn và ngân quỹ của Công ty. - Phòng KT: có trách nhiệm xây dựng và giám sát các định mức kỹ thuật, nghiên cứu và thiết kế mẫu mã mới, chuẩn bị sản xuất, quản lý quy trình kỹ thuật. - Phòng TC - HC: có chức năng làm tham mưu giúp công tác tổ chức quản lý, bảo vệ tài sản, hàng hóa an toàn cho công ty, tổ chức tự vệ PCCC, chịu trách nhiệm tổ chức, tiếp nhận và lưu chuyển công văn, lưu trữ tài liệu, in ấn, tiếp đãi khách đến giao dịch với công ty, tổ chức công tác bảo hộ lao động, tổ chức tuyển dụng và đào tạo lao động, làm hợp đồng lao động. - Phòng Bảo vệ: có trách nhiệm bảo vệ an toàn tài sản của Công ty, cảnh giác, đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty, theo dõi chấm công người lao động hộ cho phòng kế toán. - Quản đốc phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ phụ trách chung các phân xưởng sản xuất và bộ phận lao động phụ trợ, chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc và Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất của các phân xưởng, đồng thời kiểm tra, giám sát kỹ thuật chế biến, chất lượng sản phẩm, thực hiện tiến độ sản xuất theo kế hoạch. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 13
  10. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Trong mỗi phân xưởng bao gồm nhiều tổ khác nhau, mỗi tổ thực hiện một khâu, một giai đoạn công nghệ. Đứng đầu mỗi tổ là các tổ trưởng, tổ phó có nhiệm vụ vừa tham gia sản xuất vừa kiểm tra, đôn đốc công nhân trong tổ mình thực hiện tốt công việc của mình dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. Các công nhân phân xưởng có trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm theo công việc được phân công. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 14
  11. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing của công ty: 2.1.1. Giới thiệu các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của Công ty: Khi mới bắt đầu hình thành, Công ty TNHH Hoàng Phát chỉ là một xưởng chế biến lâm sản với quy mô nhỏ sản xuất chủ yếu một số loại bàn ghế đặc thù. Do giai đoạn này, thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Song trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ được mở rộng và có nhu cầu đa dạng. Do yêu cầu của sự phát triển cùng với sự nỗ lực không ngừng, Công ty đã tìm kiếm và mở rộng thị trường nên tình hình tiêu thụ ngày càng có xu hướng tốt hơn. Chính việc mở rộng thị trường đòi hỏi Công ty phải tập trung nghiên cứu và thiết kế ra nhiều mẫu mã mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm cho công ty, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phức tạp của thị trường. Tùy theo đơn đặt hàng và nhu cầu của khách hàng, hàng năm Công ty đã tiến hành sản xuất rất nhiều loại sản phẩm. Hiện nay, Công ty hiện có gần 400 loại sản phẩm với nhiều mẫu mã khác nhau, có tính năng, công dụng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Nhưng nhìn chung, mặt hàng chủ lực của công ty vẫn là bàn và ghế. Về bàn, có các sản phẩm như: Aluminiu rec, EXT.Oval, Square, Bali, Victory, Havana, … Về ghế, có các sản phẩm như: Havana folding, Bahari, Derby arm, Mega Position, Muitipos, … Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm như tủ, giường, … Hầu như các sản phẩm của Công ty đều là các sản phẩm dùng ngoài trời nên đòi hỏi các sản phẩm phải vững chắc và được gia công từ các loại gỗ chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, như gỗ căm xe. Còn có một số sản phẩm được dùng làm trang trí nội thất, văn phòng, nhà ở, được thiết kế với nhiều kiểu dáng mà khách hàng có thể lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Công ty còn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán rượu, gỗ tròn và gỗ xẻ, chủ yếu sử dụng các loại gỗ như: Keruing, căm xe, chò chủa, dầu, Kapu, … 2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Công ty: Do sản phẩm của Công ty là rất đa dạng và tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng vào mỗi năm mà có thể năm trước sản xuất mặt hàng này nhưng sang năm sau lại không sản xuất mặt hàng này nên không thể liệt kê chi tiết doanh thu tiêu thụ của tất cả các mặt SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 15
  12. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An hàng mà chỉ tổng hợp thành các số liệu chính về doanh thu của Công ty trong ba năm vừa qua như sau: Bảng II.1: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của Công ty. Đơn vị: đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán bàn ghế 29.443.154.024 47.914.181.799 63.279.397.323 2 Doanh thu dịch vụ vận chuyển 1.587.564.269 1.612.465.172 2.464.011.469 3 Doanh thu dịch vụ gia công bàn ghế 20.201.136 4.888.570.127 61.700.352 4 Doanh thu bán gỗ tròn 3.007.233.392 219.634.180 1.551.676.106 5 Doanh thu bán gỗ xẻ 2.572.395.095 537.708.965 2.755.638.852 6 Doanh thu dịch vụ xẻ sấy gỗ 0 0 233.342.043 7 Doanh thu bán rượu 0 25.500.000 404.944.119 8 Doanh thu chuyển nhượng TSCĐ 363.636.364 41.558.441 0 9 Doanh thu khác 192.775.501 171.269.824 299.536.557 10 Doanh thu bán phế phẩm 180.000.000 0 0 Tổng doanh thu bán hàng 37.366.959.781 55.410.888.508 71.050.246.821 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Thông qua bảng tổng hợp ở trên, ta thấy doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu về bán bàn ghế. Điều này càng chứng tỏ lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là chuyên sản xuất các sản phẩm gia công từ gỗ. Vào năm 2005, doanh thu bán bàn ghế chiếm 78,79% tổng doanh thu bán hàng, sang năm 2006, chiếm 86,47% và năm 2007 chiếm 89,6%. Như vậy, doanh thu từ bán bàn ghế có xu hướng tăng qua từng năm. Ngoài ra, Công ty còn có các khoản doanh thu về dịch vụ vận chuyển, về dịch vụ gia công bàn ghế, về bán gỗ tròn và gỗ xẻ, về dịch vụ xẻ sấy gỗ, về bán rượu, và các khoản doanh thu khác. Như vậy, ngoài hoạt động sản xuất các sản phẩm gia công từ gỗ, Công ty còn hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác. Nhưng doanh thu từ các hoạt động này không cao, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng từng năm. Và các hoạt động kinh doanh này không mang tính đều đặn, chẳng hạn như về dịch vụ xẻ sấy gỗ trong ba năm vừa qua chỉ có năm 2007 mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Về kinh doanh rượu, Công ty chỉ mới tiến hành vào năm 2006 nên năm 2005 chưa có doanh thu từ hoạt động này. Còn về các hoạt động như chuyển nhượng TSCĐ chỉ phát sinh doanh thu vào năm 2005 và 2006 còn bán phế phẩm chỉ phát sinh doanh thu vào năm 2005. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì các hoạt động này không phải là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty nên doanh thu từ các hoạt động này không mang tính liên SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 16
  13. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An tục, như hoạt động chuyển nhượng TSCĐ và hoạt động bán phế phẩm chỉ được thực hiện khi có nhu cầu phát sinh. Nhìn chung, tốc độ tăng tổng doanh thu bán hàng của Công ty qua các năm tương đối cao. Tổng doanh thu bán hàng năm 2006 tăng 48,29% so với năm 2005, tương ứng tăng 18.043.928.727 đồng. Còn tổng doanh thu bán hàng năm 2007 tăng 28,22% so với năm 2006, tương ứng tăng 15.639.358.313 đồng. Như vậy, hoạt động kinh doanh của Công ty qua những năm gần đây có bước phát triển đáng kể nhưng đóng góp lớn nhất trong tổng doanh thu bán hàng của Công ty phải kể đến là hoạt động sản xuất bàn ghế xuất khẩu. Đây là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty có mức tăng doanh thu hàng năm như sau: năm 2006 so với năm 2005 tăng 62,73% còn năm 2007 so với năm 2006 tăng 32,07%. So với quy mô hiện tại của Công ty thì mức tăng doanh thu qua từng năm là tương đối đảm bảo và phù hợp với mục tiêu của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng đang không ngừng phấn đấu để đưa mức doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận đặt ra và giữ vững ổn định sản xuất. 2.1.3. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Công ty: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đã đề ra cùng với phương châm “phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng”, trong thời gian vừa qua Công ty đã không ngừng xây dựng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ rộng lớn cả trong nước lẫn ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, Công ty sản xuất kinh doanh gỗ để phục vụ cho dân dụng, trang trí nội thất. Sản phẩm của Công ty có mặt ở thị trường các tỉnh trong nước. Công ty còn chú trọng để đưa sản phẩm của mình có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước thông qua việc giới thiệu sản phẩm của mình ở các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng, hàng Việt Nam chất lượng cao, … được tổ chức ở các địa phương khác nhau. Đối với thị trường nước ngoài, đây là một thị trường giàu tiềm năng, đòi hỏi cần được chú trọng và khai thác hơn nữa trong những năm sắp tới. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở các nước trên thế giới. Sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu ở cả thị trường Châu Á và sang cả các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, trong đó, Châu Âu: Đức, Hà Lan, Italia, …;Châu Á: Singapo, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, …; Châu Mỹ: Braxin, …; Châu Phi: Nam Phi, … Doanh thu tiêu thụ được thể hiện theo cơ cấu thị trường như sau: Bảng II.2: Bảng doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu thị trường. Năm Thị trường trong nước Thị trường quốc tế Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) 7.923.805.757 21,21 29.443.154.024 78,79 2005 7.496.706.709 13,53 47.914.181.799 86,47 2006 7.770.849.498 10,94 63.279.397.323 89,06 2007 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 17
  14. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Theo bảng doanh thu theo cơ cấu thị trường trên cho thấy, thị trường tiêu thụ nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với trong nước. Năm 2005, doanh thu tiêu thụ thị trường quốc tế là 29.443.154.024 đồng, chiếm 78,79% trong tổng doanh thu của cả năm. Giá trị sản phẩm tiêu thụ thị trường quốc tế tăng qua từng năm, đến năm 2006 là 47.914.181.799 đồng, chiếm 86,47% và năm 2007 là 63.279.397.323 đồng, chiếm 89,06%. Còn đối với thị trường trong nước, doanh thu tiêu thụ có giá trị tương đối đều qua mỗi năm nhưng cụ thể qua mỗi năm thì tỷ trọng của doanh thu tiêu thụ thị trường trong nước trong tổng doanh thu có xu hướng giảm. Khi xét doanh thu theo cơ cấu thị trường, chúng ta thấy được giá trị hàng hóa xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn giá trị hàng hóa tiêu dùng nội địa. Nhưng mà thị trường nước ngoài luôn là thị trường chủ yếu mà doanh nghiệp đã hướng đến do sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho thị trường ngoài nước nên giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng qua từng năm là một biểu hiện tốt cho doanh nghiệp. Đồng thời, điều đó càng chứng tỏ rằng, Công ty đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ ở ngoài nước. Mặc dù, doanh thu qua các năm của doanh nghiệp là tương đối lớn nhưng các khoản thực thu của doanh nghiệp là thấp hơn. Thông qua sổ sách kế toán, các khoản nợ mà khách hàng chiếm dụng của Công ty còn tương đối lớn. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng II.3: Bảng tập hợp các khoản phải thu khách hàng tính đến cuối năm. Giá trị (đồng) Chênh lệch Khách hàng Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Khách hàng trong nước 1.574.743.978 1.058.485.421 -516.258.557 - 32,78 Khách hàng nước ngoài 3.130.987.071 4.191.319.513 1.060.332.442 33,87 4.705.731.049 5.249.804.934 544.073.885 11,56 Tổng cộng (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Năm 2006, các khoản phải thu khách hàng chiếm 8,49% tổng doanh thu của Công ty và năm 2007 chiếm 7,39% trong tổng doanh thu. Năm 2007, tổng các khoản phải thu khách hàng tăng 544.073.885 đồng, tăng 11,56% so với năm 2006. Trong đó, khoản phải thu khách hàng trong nước năm 2007 giảm 56.258.557 đồng, tương ứng giảm 32,78% so với năm 2006. Trong khi đó, khoản phải thu khách hàng nước ngoài năm 2007 lại tăng 1.060.332.442 đồng, tương ứng tăng 33,87% so với năm 2006. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy do trong năm 2006 doanh thu từ thị trường ngoài nước là 47.914.181.799 đồng, sang năm 2007 là 63.279.397.323 đồng, tăng 1.536.521.552 đồng, tương ứng tăng 32,07% so với năm 2006. Nhưng mức tăng của doanh thu từ thị trường nước ngoài của năm 2006 so với năm 2007 thấp hơn mức tăng của khoản phải thu từ thị trường nước ngoài. Vì vậy, Công ty phải có các giải pháp rõ ràng và cụ thể để thu hồi các khoản nợ mà khách hàng đang chiếm dụng của Công ty. Hiện tại, Công ty đã áp dụng giải pháp chiết khấu 1% cho các khách hàng thanh toán tiền mua hàng ngay. Do để đảm bảo tình SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 18
  15. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An hình tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã áp dụng hình thức thanh toán chậm đối với khách hàng có thời gian thanh toán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xuất hàng. Nếu khách hàng thanh toán chậm hơn thời gian quy định trên sẽ tính mức phạt theo lãi suất ngân hàng. 2.1.4. Phương pháp định giá các mặt hàng của Công ty: Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, việc định giá cho mỗi sản phẩm rất khó. Giá của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào chi phí tạo ra sản phẩm mà còn phụ thuộc vào tình hình thị trường, giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần việc định giá không phù hợp có thể làm cho doanh nghiệp mất khách hàng của mình vào tay của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các đối thủ, khảo sát thị trường về giá cả và nhu cầu của sản phẩm. Trên cơ sở đó đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu với các mặt hàng đa dạng, yếu tố giá cả của sản phẩm cũng là một vấn đề rất nhạy cảm đối với khách hàng. Vì vậy, Công ty định giá của các sản phẩm bằng cách dựa trên cơ sở phân tích giá cả của các đối thủ cạnh tranh và từng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với các khoản chi phí có liên quan trên cơ sở luôn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Phương pháp định giá này được áp dụng theo cách cộng lãi vào giá thành và được xây dựng như sau: Giá bán = Giá thành + Thuế (nếu có) + Lợi nhuận (dự kiến). 2.1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty: Phân phối là một biến số quan trọng của Marketing hỗn hợp. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa, dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu dùng. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là biến số Marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối. Các kênh phân phối cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng các lợi ích về thời gian, địa điểm và sở hữu. Hiện nay, việc phân phối hàng hóa của Công ty được thực hiện chủ yếu bằng kênh phân phối trực tiếp, tức là sản phẩm từ nhà sản xuất sẽ chuyển thẳng đến người tiêu dùng mà không cần phải thông qua các nhà phân phối trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Người tiêu dùng ở đây là các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của Công ty và tiêu dùng trực tiếp sản phẩm đó vào các hoạt động của họ như kinh doanh khách sạn, du lịch, trang trí nội thất ở công sở hoặc hộ gia đình. 2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty: Mỗi sản phẩm, dịch vụ cụ thể trên những thị trường cụ thể trong những thời kỳ nhất định cần phải sử dụng những công cụ truyền thông phù hợp. Vì vậy, các doanh nghiệp khác nhau sử dụng những hỗn hợp xúc tiến khác nhau. Các doanh nghiệp cũng luôn luôn tìm những phương cách mới để phối hợp giữa quảng cáo, tuyên truyền, xúc tiến bán và bán hàng cá nhân sao cho có hiệu quả. Có thể khẳng định rằng, xúc tiến bán hàng là một khâu cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 19
  16. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Công ty. Đồng thời, nếu Công ty kết hợp các hình thức xúc tiến bán hàng với nhau phù hợp và có hiệu quả thì hình ảnh và thương hiệu của Công ty càng được thị trường biết đến và có ý muốn tham gia giao dịch với Công ty. Hiện tại, Công ty TNHH Hoàng Phát đang áp dụng hai hình thức xúc tiến bán hàng chủ yếu là quảng cáo và khuyến mãi. Trong đó: Quảng cáo: là hình thức mà Công ty thực hiện đưa hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp kèm theo một số thông tin liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng. Công ty đã xây dựng cho mình một website về Công ty nhằm giới thiệu về Công ty, về các mặt hàng chủ lực cùng với các thông tin về mẫu mã, giá cả, chức năng, công dụng của từng sản phẩm. Website đó là: hoangphatfurniture.com. Khuyến mãi: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xuất giao hàng, Công ty thực hiện giảm giá 1% cho những khách hàng mua với số lượng lớn và trả tiền đầy đủ một lần sau khi giao hàng. Nhìn chung, đây là hình thức rất phổ biến, các đối thủ cạnh tranh cũng áp dụng hình thức này. Ngoài ra, Công ty còn có một Showroom ở Nam Phi để giới thiệu một số mặt hàng chủ lực. Đồng thời, còn tham gia các buổi hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu, chào bán các sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới và trao đổi trực tiếp với khách hàng đã giao dịch để biết được sự hài lòng của họ về sản phẩm và các dịch vụ kèm theo khi mua sản phẩm. 2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty: Nền kinh tế thị trường tồn tại song song với các quy luật khách quan vốn có của nó. Trong đó, cạnh tranh mang tính tất yếu và là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì cần phải điều tra và nghiên cứu mọi biến động trên thị trường và của các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, đề ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để từng bước chiếm lĩnh thị trường. Riêng đối với Công ty TNHH Hoàng Phát đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến đồ gỗ - một lĩnh vực thuộc trong nhóm ngành chủ lực của nước ta. Số lượng doanh nghiệp sản xuất gỗ ngày càng nhiều. Do đó, hiện nay doanh nghiệp đang phải đối đầu với một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Bình Định, ở các tỉnh khác trong nước cũng như ở ngoài nước. Xét trong phạm vi của tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện có 91 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong đó có 65 doanh nghiệp chế biến gỗ (chiếm tỷ trọng 59%) và phần lớn tập trung ở khu công nghiệp Phú Tài. Hiện tại, khu công nghiệp có rất nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn với giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hàng chục triệu USD như các công ty: công ty TNHH Quốc Thắng, công ty TNHH Tiến Đạt, DNTN Duyên Hải, … Với quy mô vừa, doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những biến đổi của thị trường. Tuy nhiên, cũng gây cho doanh nghiệp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ lớn. Các đối thủ này với quy mô lớn cùng dây chuyền công nghệ hiện đại nên các đối thủ cạnh tranh có lợi thế hơn Công ty trong việc đưa ra các sản phẩm với chủng loại đa dạng phù hợp với thị hiếu của thị trường hiện nay cùng với các chính sách giá cả, thay đổi mức giá dễ dàng hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ của Công ty. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 20
  17. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Không chỉ cạnh tranh về chính sách giá, các doanh nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu hiện nay còn cạnh tranh nhau gay gắt về chủng loại sản phẩm và mẫu mã chất lượng của sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ. Các doanh nghiệp cũng không ngừng đổi mới các chính sách phân phối và xúc tiến bán hàng với nhiều sự đổi mới và thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng khi đến với doanh nghiệp của họ. Do đó, Công ty cũng đang không ngừng ngiên cứu để đề ra các chính sách trong các dịch vụ để đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng mà không làm giảm sút lợi nhuận cho Công ty. Ngoài ra, Công ty còn cạnh tranh với các doanh nghiệp chế biến gỗ ở ngoài tỉnh và ở ngoài nước. Họ có nhiều lợi thế hơn về công nghệ và các nguồn lực khác để tạo ra các sản phẩm có mẫu mã và chất lượng tốt để cạnh tranh với Công ty. 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty: Hiện tại, Công ty đang kinh doanh với các mặt hàng đa dạng về chủng loại, mẫu mã với mức giá tương đương với các đối thủ cạnh tranh nên dễ dàng chiếm lĩnh thị trường và có một số ưu thế hơn trong tiêu thụ sản phẩm nhờ các ưu đãi và dịch vụ kèm theo cho khách hàng. Thị trường tiêu thụ của Công ty có xu hướng ngày càng mở rộng. Kết quả tiêu thụ sản phẩm tăng qua các năm với tốc độ tăng tương đối cao. Tuy nhiên, việc phân phối sản phẩm của Công ty còn hạn chế. Việc tiêu thụ sản phẩm chỉ thông qua kênh trực tiếp, chưa xây dựng cho Công ty một mạng lưới phân phối và giới thiệu sản phẩm rộng rãi. Đồng thời, các hoạt động xúc tiến bán hàng hiệu quả chưa cao. Các thông tin về doanh nghiệp chưa được truyền thông rộng rãi, chưa tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội. Do vậy, Công ty cần quan tâm nhiều đến hoạt động xúc tiến bán hàng và xây dựng thêm các hệ thống phân phối sản phẩm để đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. 2.2. Công tác lao động, tiền lương của Công ty: 2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty: Công ty TNHH Hoàng Phát là một đơn vị sản xuất với sản phẩm tạo ra phải trải qua cả một quy trình công nghệ bao gồm nhiều khâu sản xuất. Trong mỗi khâu, bên cạnh các máy móc phục vụ cho sản xuất sản phẩm thì còn có đội ngũ lao động để sử dụng các máy móc đó nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào tạo ra các chi tiết sản phẩm cần thiết. Do vậy, đội ngũ lao động ở Công ty tương đối nhiều. Đồng thời, do nhu cầu về sản phẩm tăng nên quy mô lao động của Công ty cũng tăng qua từng năm. Bảng II.4: Quy mô lao động của Công ty. Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chỉ tiêu SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) Lao động gián tiếp 71 9,66 72 9,24 1 1,41 Lao động trực tiếp 664 90,34 707 90,76 43 6,48 SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 21
  18. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An + Lao động chính 628 85,44 667 85,62 39 6,21 + Lao động phục vụ 16 2,18 20 2,57 4 25,00 + Lao động quản lý PX 20 2,72 20 2,57 0 0,00 735 100,00 779 100,00 44 5,99 Tổng lao động (Nguồn: Phòng TC – HC) Tổng lao động năm 2007 tăng 44 người, tương ứng tăng 5,99% so với năm 2006 . Năm 2007, Công ty đã tuyển thêm 44 người. Trong đó, lao động gián tiếp chỉ tăng 1 người, tức tăng 1,41%. Còn bộ phận lao động trực tiếp tăng 43 người, tương ứng tăng 6,48%. Và tùy thuộc vào từng khâu sản xuất mà nhu cầu về lao động theo giới tính khác nhau. Chẳng hạn, đối với khâu làm máy thì cần lao động nam, còn đối với khâu làm nguội với yêu cầu sự khéo léo và tỉ mỉ thì cần lao động nữ. Sau đây là bảng cơ cấu lao động của Công ty qua hai năm 2006 và 2007: Bảng II.5: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty. Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007 so với 2006 Giới tính SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) Nam 468 63,67 489 62,77 21 4,49 Nữ 267 36,33 290 37,23 23 8,61 735 100,00 779 100,00 44 5,99 Tổng số (Nguồn: Phòng TC – HC) Do đặc thù của ngành nghề sản xuất, có nhiều khâu đòi hỏi phải có sức mạnh ở người lao động như vận chuyển gỗ, bốc xếp, khoan, tiện, đục, … nên cần nhiều lao động nam. Chỉ còn một số khâu còn lại ít hơn mặc dù không đòi hỏi cao về sức mạnh nhưng cần phải đạt một mức độ nhất định về sự khéo léo và tỉ mỉ ở người lao động nên thích hợp với lao động nữ. Điều này càng được thể hiện rõ thông qua bảng cơ cấu lao động theo giới tính ở trên. Năm 2006, nam lao động chiếm 63,67% trong tổng số lao động, nữ chỉ chiếm 36,33%. Và năm 2007, nam lao động chiếm 62,77% và nữ lao động chiếm 37,23% trong tổng số lao động cả năm. Mặc dù, lao động nam năm 2007 có tăng so với năm 2006 là 21 người, tương ứng tăng 4,49% nhưng lao động nữ năm 2007 lại tăng nhiều hơn và tăng 23 người, tương ứng tăng 8,61% so với năm 2006. Vì vậy, sang năm 2007 tỷ lệ nữ trong tổng lao động đã tăng hơn năm 2006 nhưng mức tăng cũng không đáng kể. Nhìn chung, do đáp ứng nhu cầu của công việc, độ tuổi của lao động tương đối trẻ, phần lớn người lao động có độ tuổi khoảng từ 18 đến 35 tuổi. Với độ tuổi này, công nhân hoàn toàn phù hợp với công việc, Công ty có được lợi thế về sức lao động, đảm bảo tiến độ phát triển theo xu hướng thị trường hiện nay. SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 22
  19. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An Còn nếu xét theo chuyên môn và tay nghề của lao động, so với năm 2006, nguồn lao động của năm 2007 cũng có sự chuyển biến nhưng chưa rõ nét. Cụ thể, lao động có trình độ đại học của năm 2007 chỉ tăng 1 người so với năm 2006. Lao động có trình độ đại học năm 2006 chiếm 2,04% và năm 2007 chiếm 2,18% so với tổng lao động của từng năm. Tay nghề của lao động còn ở mức độ khá. Số lượng lao động có tay nghề trung bình chiếm tỷ lệ cao 49,93% trong tổng lao động. Trong khi đó, lao động chưa qua đào tạo cũng khá lớn, chiếm 22,34%. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm do Công ty tạo ra. Sự chuyển biến trên được thể hiện cụ thể qua bảng phân tích sau: Bảng II.6: Cơ cấu lao động theo chuyên môn và tay nghề của Công ty. Năm 2006 Năm 2007 STT Chỉ tiêu SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) 1 Đại học 15 2,04 17 2,18 2 Cao đẳng, trung cấp 112 15,24 112 14,38 3 Bậc thợ của công nhân 456 62,04 476 61,10 3.1 + Bậc 1 – 3 147 20,00 164 21,05 3.2 + Bậc 4 – 5 223 30,34 225 28,88 3.3 + Bậc 6 – 7 86 11,70 87 11,17 4 Chưa qua đào tạo 152 20,68 174 22,34 735 100,00 779 100,00 Tổng cộng (Nguồn: Phòng TC – HC) 2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động của Công ty: Chất lượng và quy cách sản phẩm luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Không chỉ như thế, Công ty còn rất chú ý đến tiến độ làm việc của công nhân để kịp thời gian giao hàng đúng hạn. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín với khách hàng, giúp cho Công ty có thể tiếp tục ký kết các hợp đồng tiếp theo với khách hàng và mở rộng thị trường. Do đó, Công ty đã xây dựng định mức thời gian lao động cụ thể để làm căn cứ cho việc xác định thời gian giao hàng trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng. Phương pháp xây dựng này được dựa theo công thức: MTH = MCN + MPV + MQL Trong đó: - MTH: Mức lao động tổng hợp của một sản phẩm cụ thể (giờ/cái). SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 23
  20. Báo cáo thực tập tổng hợp. GVHD: Th.S Lê Việt An - MCN: mức lao động công nghệ, được xác định bằng tổng thời gian định mức có căn cứu kỹ thuật hoặc theo thống kê kinh nghiệm của những công nhân chính thức thực hiện những nguyên công theo quy trình công nghệ (giờ/cái). - MPV: Mức lao động phục vụ (giờ/cái). MPV = HPV x MCN Với HPV là hệ số phân bổ lao động phục vụ và: Lao động phục vụ HPV = Lao động chính - MQL: Mức lao động quản lý. MQL = HQL x (MCN +MPV) Với HQL là hệ số phân bổ lao động quản lý và: Lao động quLn lý ộng quản lý ảao đ HQL = Lao động chính + Lao động phục vụ Lao động chính + Lao động phục vụ 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của Công ty: Đối với các công ty sản xuất, lao động thường được cơ cấu thành hai bộ phận cơ bản, đó là bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận lao động gián tiếp. Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, do đó, thời gian làm việc của từng bộ phận cũng khác nhau. + Đối với bộ phận lao động gián tiếp: - Sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30. - Chiều : từ 13 giờ đến 17 giờ. - Ngày nghỉ cuối tuần là chủ nhật. + Đối với bộ phận lao động trực tiếp: làm việc theo ca sản xuất, bao gồm 3 ca: - Ca 1 từ 7 giờ đến 15 giờ, nghỉ giữa ca từ 11 giờ đến 11 giờ 45; - Ca 2 từ 15 giờ đến 23 giờ, nghỉ giữa ca từ 19 giờ đến 19 giờ 45; - Ca 3 từ 23 giờ đến 7 giờ, nghỉ giữa ca từ 3 giờ đến 3 giờ 45; Mỗi công nhân thường làm việc 1 ca/ngày. Họ làm việc một trong hai ca đầu. Việc làm ở thời gian ca ba được thực hiện khi có lệnh tăng ca của Ban lãnh đạo để đáp ứng kịp thời tiến độ giao hàng của đơn đặt hàng. Ngày nghỉ cuối tuần của công nhân không nhất thiết là chủ nhật mà thường nghỉ vào một ngày nào đó đã thống nhất trước. Nhìn chung, việc bố trí thời gian lao động của Công ty là hợp lý, theo đúng quy định của Nhà nước về thời gian lao động. Điều này đảm bảo được sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi để người lao động tiếp tục làm việc tốt trong thời gian kế tiếp. Đồng thời, còn SVTH: Đỗ Thị Kim Luyến Trang: 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2