intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng biểu hiện hành vi gây hấn của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường mầm non ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Sony Sony | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng hành vi gây hấn trẻ mẫu giáo lớn trên địa bàn thành phố Nam Định. Kết quả khảo sát cho thấy, hành vi gây hấn của trẻ biểu hiện trên cả 4 nhóm, đó là: Hành vi gây hấn với trẻ khác, hành vi gây hấn với người lớn, gây hấn với chính bản thân mình và gây hấn với vật nuôi, trẻ có hành vi gây hấn với trẻ khác và người lớn nhiều hơn là hành vi gây hấn với chính bản thân mình và với vật nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng biểu hiện hành vi gây hấn của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường mầm non ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 18-22<br /> <br /> THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI GÂY HẤN<br /> CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON<br /> Ở THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH<br /> Tạ Thị Huệ - Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định<br /> Ngày nhận bài: 10/03/2018; ngày sửa chữa: 15/04/2018; ngày duyệt đăng: 16/04/2018.<br /> Abstract: This paper presents the results of the survey on the status of aggressive behaviors of<br /> senior preschool children at preschools in Nam Dinh city. The results of the survey show that<br /> aggressive behaviors of children are manifested in four groups: aggression against other children,<br /> aggression against adults, aggression with themselves and aggression against pets. Children engage<br /> in aggressive behaviors with other children and adults more than aggression against themselves<br /> and with pets.<br /> Keywords: Aggression, aggressive behavior, senior preschool children.<br /> 1. Mở đầu<br /> Gây hấn trong trường học hiện đang trở thành vấn<br /> nạn của xã hội, diễn ra dưới nhiều hình thức với các cấp<br /> độ khác nhau và được nhiều nhà tâm lí học xã hội quan<br /> tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hành<br /> vi gây hấn trước đây lại chủ yếu tập trung vào lứa tuổi<br /> học sinh trung cơ sở và trung học phổ thông. Trong bài<br /> viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng biểu hiện<br /> của hành vi gây hấn ở trẻ mẫu giáo lớn trong các trường<br /> mầm non ở TP. Nam Định nhằm chỉ ra các biểu hiện cụ<br /> thể của hành vi gây hấn ở trẻ; từ đó, nâng cao nhận thức<br /> của giáo viên (GV) về hành vi này và có những biện pháp<br /> tác động phù hợp nhằm giảm thiểu những hành vi gây<br /> hấn ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Một số khái niệm<br /> 2.1.1. Hành vi gây hấn<br /> Theo Trần Thị Minh Đức, “hành vi gây hấn là những<br /> hành vi có chủ đích, có ý thức nhằm gây tổn hại hoặc gây<br /> thương tích cho người, vật cho dù mục đích có đạt được<br /> hay không” [1; tr 43]. Theo Từ điển Y học, “gây hấn<br /> được hiểu là sự tấn công, sự xâm hại, hung bạo, hung<br /> hãn hay hung tính” [2; tr 22]. Hồ Thị Thúy Hằng, Trần<br /> Thu Hương cho rằng “Hung tính là cách xử sự trong một<br /> hoàn cảnh cụ thể, được biểu hiện ra ngoài bằng lời nói,<br /> cử chỉ nhằm gây tổn thương cho người khác hoặc cho<br /> bản thân mình” [3; tr 395].<br /> Dù có nhiều quan niệm khác nhau về gây hấn, nhưng<br /> các nhà tâm lí học xã hội đều thống nhất: Gây hấn là<br /> hành vi có chủ ý, có ý thức nhằm gây tổn hại hoặc gây<br /> thương tích cho người hoặc vật, cho dù mục đích có đạt<br /> được hay không. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử<br /> dụng với quan niệm này.<br /> <br /> 18<br /> <br /> 2.1.2. Trẻ mẫu giáo lớn<br /> Trẻ mẫu giáo lớn là những trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi<br /> đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ở lứa tuổi<br /> này, chiều cao và cân nặng của trẻ nằm trong giai đoạn<br /> phát triển với tốc độ cao. Đại não phát triển nhanh, hoạt<br /> động của phổi tăng gấp 3 lần so với trẻ dưới 3 tuổi. Sức<br /> chống đỡ bệnh tật của trẻ đã tăng dần, số lần mắc bệnh<br /> giảm xuống. Các ngón tay của có thể hoạt động tự do,<br /> động tác nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn. Trẻ ở giai đoạn<br /> này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là<br /> do sự phát triển của cơ thể quyết định.<br /> Ở lứa tuổi này, trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ.<br /> Các hiện tượng tâm lí như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng<br /> phát triển hơn giai đoạn trước, cụ thể: tính mục đích được<br /> hình thành và phát triển ở mức độ cao; các thao tác tư<br /> duy phát triển mạnh mẽ, tư duy hành động trực quan vẫn<br /> chiếm ưu thế; xuất hiện tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo<br /> đức, tình cảm thẩm mĩ; ý thức bản ngã được hình thành<br /> nhất là khi tự đánh giá về bản thân.<br /> 2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu<br /> Để tìm hiểu thực trạng hành vi gây hấn của trẻ mẫu<br /> giáo lớn trong các trường mầm non ở TP. Nam Định,<br /> chúng tôi tiến hành khảo sát 214 trẻ đang học lớp mẫu<br /> giáo lớn ở các trường mầm non: Phượng Hồng, Hướng<br /> Dương, Sao Vàng, Ngôi Sao, Sóc Nhí, thời gian từ tháng<br /> 12/2017 đến tháng 3/2018, bằng nhiều phương pháp<br /> nghiên cứu như: nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng<br /> hỏi, sử dụng thang đo, thống kê toán học và sử dụng phần<br /> mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lí số liệu.<br /> Chúng tôi sử dụng thang đo likert 4 bậc (không bao<br /> giờ, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên). Sau<br /> đó lượng hóa như sau: Không bao giờ = 0 lần/tuần, thỉnh<br /> thoảng = 1-3 lần/tuần, thường xuyên = từ 4-6 lần/tuần<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 18-22<br /> <br /> trở lên, rất thường xuyên = trên 7 lần/tuần. Thang đo<br /> được chia làm 4 nhóm, đó là: nhóm gây hấn với trẻ khác;<br /> nhóm gây hấn với người lớn; nhóm gây hấn với chính<br /> bản thân mình; nhóm gây hấn với vật nuôi.<br /> 2.3. Kết quả nghiên cứu<br /> 2.3.1. Thực trạng hành vi gây hấn của trẻ mẫu giáo lớn<br /> trong các trường mầm non ở thành phố Nam Định (xem<br /> biểu đồ 1)<br /> <br /> hành động của trẻ vẫn tồn tại dưới sự phát triển của cơ<br /> thể và ý thức bản ngã, do đó trẻ dễ có hành vi đá, đánh<br /> bạn để giải quyết mâu thuẫn hoặc gây sự chú ý. Trẻ ở độ<br /> tuổi này thường trêu tức trẻ khác, giật đồ của trẻ khác cho<br /> dù không phải trong bất cứ tình huống nào trẻ cũng có<br /> chủ tâm, tuy nhiên khi hành vi xảy ra khiến cho trẻ bị gây<br /> hấn khó chịu cũng là vấn đề đáng lưu tâm trong giáo dục.<br /> Các hành vi còn lại khá quen thuộc và phổ biến trong đời<br /> <br /> Biểu đồ 1. Hành vi gây hấn của trẻ mẫu giáo lớn<br /> <br /> 1.25<br /> 1.2<br /> 1.15<br /> 1.1<br /> 1.05<br /> 1<br /> 0.95<br /> 0.9<br /> <br /> 1,22<br /> 1,15<br /> 1,03<br /> <br /> Gây hấn với trẻ khác<br /> <br /> Gây hấn với người lớn<br /> <br /> Biểu đồ 1 cho thấy, trẻ có hành vi gây hấn với người<br /> lớn và trẻ khác nhiều hơn với chính bản thân mình và vật<br /> nuôi. Người lớn và những trẻ khác là đối tượng thường<br /> xuyên giao tiếp và hoạt động cùng trẻ nên trong nhiều<br /> tình huống trẻ dễ có biểu hiện gây hấn hơn. Bản thân trở<br /> thành một đối tượng gây hấn khi cảm xúc, nhận thức của<br /> trẻ bị hạn chế hoặc chi phối nặng nề bởi những yếu tố<br /> khác. Ở đây, theo đánh giá của GV, 100% trẻ không có<br /> vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần khá phù hợp với<br /> đánh giá ở mức độ thấp cho biểu hiện này. Còn hiện<br /> tượng trẻ có hành vi gây hấn với vật nuôi thì GV ít có<br /> điều kiện chứng kiến, chỉ được nghe hay qua kể lại lời<br /> của phụ huynh nên cũng đánh giá ở mức độ thấp cho các<br /> biểu hiện thuộc nhóm này.<br /> 2.3.2. Thực trạng hành vi gây hấn với trẻ khác của trẻ<br /> mẫu giáo lớn trong các trường mầm non ở thành phố<br /> Nam Định (xem bảng 1 trang bên)<br /> Bảng 1 cho thấy, các biểu hiện hành vi gây hấn với<br /> trẻ khác có xuất hiện ở trẻ mẫu giáo lớn. Trong đó, hành<br /> vi đá, đánh trẻ khác có biểu hiện thường xuyên hơn, xếp<br /> thứ 1. Tiếp theo là các hành vi trêu tức trẻ khác, giật đồ<br /> của trẻ khác xếp thứ 3, lần lượt đến các hành vi phá rối<br /> khi các trẻ khác đang chơi, gọi biệt danh hay tên xấu của<br /> trẻ khác, rủ bạn cô lập trẻ khác, đập phá đồ của trẻ khác.<br /> Trong số các hành vi gây hấn, việc trẻ đá, đánh bạn xuất<br /> hiện nhiều hơn cả. Trẻ tiếp xúc rất thường xuyên với bạn<br /> trong tất cả các hoạt động nên rất dễ xảy ra xích mích,<br /> mâu thuẫn giữa các trẻ với nhau, tính chất bồng bột trong<br /> <br /> 19<br /> <br /> Gây hấn với chính<br /> bản thân mình<br /> <br /> 1,05<br /> <br /> Gây hấn với vật nuôi<br /> <br /> sống của trẻ mẫu giáo xuất hiện với mức độ gần tương<br /> đương nhau.<br /> Ở đây, chúng ta thấy, trong các hành động đó của trẻ,<br /> tính bột phát không còn chiếm ưu thế như ở các lứa tuổi<br /> trước mà thay vào đó là tính có chủ định, hành vi được<br /> thực hiện nhằm vào mục đích nhất định nào đó [3]. Cô<br /> giáo N.T.O (GV Trường Mầm non Phượng Hồng) cho<br /> biết: “trẻ mẫu giáo lớn khá chững chạc, nhiều khi ăn nói,<br /> đối đáp như người lớn nhưng nhiều khi các con hay trêu<br /> đùa, đánh, đá bạn... khiến cho bạn rất khó chịu và dẫn<br /> đến đánh nhau” hay “mấy đứa nó rủ nhau ắt xít bạn<br /> khiến đứa kia khóc nức nở” hay “phá đồ của nhau làm<br /> bạn khóc ầm lên” (Cô H.M.L - GV Trường Mầm non<br /> Phượng Hồng).<br /> Từ việc trẻ làm cho bạn “khó chịu” dẫn đến đánh<br /> nhau, chứng tỏ trẻ đi gây hấn đã làm tổn thương trẻ bị<br /> gây hấn và trẻ bị gây hấn phản ứng lại bằng cách gây hấn<br /> lại. Hầu hết những hành vi gây hấn đều là những hành vi<br /> có tính mục đích và đối tượng. Điều đó không chỉ nói lên<br /> bản chất của hành vi gây hấn mà nó cũng chứng tỏ rằng,<br /> trẻ đang có một sự thay đổi lớn trong nhu cầu thể hiện<br /> bản thân, bởi “tuổi mẫu giáo lớn là tuổi ý thức bản ngã<br /> được xác định rất rõ ràng” [3].<br /> 2.3.3. Thực trạng hành vi gây hấn với người lớn của trẻ<br /> mẫu giáo lớn trong các trường mầm non ở thành phố<br /> Nam Định (xem bảng 2 trang bên)<br /> Bảng 2 cho thấy, hành vi ăn vạ được ghi nhận có biểu<br /> hiện nhiều hơn cả. Điều này một lần nữa khẳng định, tính<br /> <br /> VJE<br /> <br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> <br /> TT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 18-22<br /> <br /> Bảng 1. Biểu hiện hành vi gây hấn với trẻ khác của trẻ mẫu giáo lớn<br /> Mức độ<br /> Không<br /> Thường<br /> Rất<br /> Thỉnh thoảng<br /> bao giờ<br /> xuyên<br /> thường xuyên<br /> Biểu hiện<br /> Số<br /> Tỉ lệ<br /> lượng<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> (%)<br /> (SL)<br /> Đá, đánh trẻ khác<br /> 143<br /> 66,8<br /> 70<br /> 32,7<br /> 1<br /> 0,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> Cắn trẻ khác<br /> 199<br /> 93,0<br /> 13<br /> 6,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> Đập phá đồ đạc của<br /> 203<br /> 94,9<br /> 11<br /> 5,1<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> trẻ khác<br /> Gọi biệt danh hay<br /> 194<br /> 90,7<br /> 20<br /> 9,3<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> tên xấu của trẻ khác<br /> Giật đồ của trẻ khác 179<br /> 83,6<br /> 35<br /> 16,4<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> Phá rối khi các trẻ<br /> 185<br /> 86,4<br /> 28<br /> 13,1<br /> 1<br /> 0,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> khác đang chơi<br /> Trêu tức trẻ khác<br /> 176<br /> 82,2<br /> 38<br /> 17,8<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> Nói xấu trẻ khác<br /> 204<br /> 95,3<br /> 10<br /> 4,7<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> Rủ bạn cô lập trẻ khác 200<br /> 93,5<br /> 14<br /> 6,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> Khiêu khích trẻ khác 205<br /> 95,8<br /> 9<br /> 4,2<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> <br /> Điểm<br /> trung<br /> bình<br /> (M)<br /> <br /> Thứ<br /> bậc<br /> <br /> 1,34<br /> 1,07<br /> <br /> 1<br /> 6<br /> <br /> 1,05<br /> <br /> 7<br /> <br /> 1,09<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1,16<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,14<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1,18<br /> 1,05<br /> 1,07<br /> 1,04<br /> <br /> 2<br /> 7<br /> 6<br /> 8<br /> <br /> Bảng 2. Biểu hiện hành vi gây hấn với người lớn của trẻ mẫu giáo lớn<br /> Mức độ<br /> Không<br /> Thỉnh<br /> Thường<br /> Rất<br /> Biểu hiện<br /> bao giờ<br /> thoảng<br /> xuyên<br /> thường xuyên<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> Không nghe lời khi được yêu<br /> 174 81,3<br /> 39<br /> 18,2<br /> 1<br /> 0,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> cầu chính đáng<br /> Cãi lại khi không được làm<br /> 149 69,6<br /> 64<br /> 29,9<br /> 1<br /> 0,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> theo cách của mình<br /> Đòi hỏi phải được thỏa mãn<br /> 140 65,4<br /> 69<br /> 32,2<br /> 5<br /> 2,3<br /> 0<br /> 0,0<br /> ngay lập tức<br /> La hét với người lớn<br /> 180 84,1<br /> 31<br /> 14,5<br /> 3<br /> 1,4<br /> 0<br /> 0,0<br /> Hăm dọa làm đau người khác 204 95,3<br /> 10<br /> 4,7<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> Không ăn năn hối lỗi sau khi<br /> 173 80,8<br /> 40<br /> 18,7<br /> 1<br /> 0,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> ứng xử sai<br /> Tìm cách trả thù người khác<br /> 198 92,5<br /> 16<br /> 7,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> Dễ mất bình tĩnh<br /> 174 81,3<br /> 37<br /> 17,3<br /> 3<br /> 1,4<br /> 0<br /> 0,0<br /> Cáu giận<br /> 168 78,5<br /> 44<br /> 20,6<br /> 2<br /> 0,9<br /> 0<br /> 0,0<br /> Ăn vạ<br /> 137 64,0<br /> 69<br /> 32,2<br /> 8<br /> 3,7<br /> 0<br /> 0,0<br /> <br /> trẻ con vẫn còn tồn tại rất đậm nét bên cạnh ý thức bản<br /> ngã đang phát triển mạnh mẽ trong con người trẻ. Do đó,<br /> việc giáo dục trẻ trong giai đoạn này cần sự am hiểu tâm<br /> lí sâu sắc của các nhà giáo dục. “Hành vi ăn vạ được hiểu<br /> là ở ì, nằm ì ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền” thể<br /> <br /> 20<br /> <br /> M<br /> <br /> Thứ<br /> bậc<br /> <br /> 1,19<br /> <br /> 6<br /> <br /> 1,31<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1,37<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,17<br /> 1,05<br /> <br /> 7<br /> 9<br /> <br /> 1,20<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1,07<br /> 1,20<br /> 1,22<br /> 1,40<br /> <br /> 8<br /> 5<br /> 4<br /> 1<br /> <br /> hiện rõ mục đích của hành động. Ở độ tuổi này, trẻ nắm<br /> bắt được khá tốt một số đặc điểm tính cách của người<br /> khác, đặc biệt là với người lớn thường xuyên tiếp xúc với<br /> trẻ. Trẻ sẽ thường xuyên ăn vạ với những ai có xu hướng<br /> chấp nhận yêu cầu, đòi hỏi của trẻ khi trẻ có biểu hiện ăn<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 18-22<br /> <br /> vạ, và cường độ sẽ ngày càng tăng cho tới khi trẻ đạt<br /> được mục đích. Với hành động này, người lớn cần tỉnh<br /> táo xem xét nhu cầu của trẻ cùng các điều kiện khác để<br /> xử lí tình huống mang lại hiệu quả giáo dục. Đây vừa là<br /> thách thức, đồng thời vừa là cơ hội để chúng ta điều<br /> chỉnh, giáo dục hành vi cho trẻ.<br /> Xếp thứ hai trong nhóm là hành vi đòi hỏi phải được<br /> thỏa mãn ngay lập tức (32,2%, cãi lại khi không được<br /> làm theo cách của mình (30,4%), cáu giận (29,6%).<br /> Những hành vi này của trẻ thể hiện nhận thức của trẻ về<br /> nhu cầu của bản thân khá rõ, nhận thức cái tôi của mình<br /> và cái tôi đó nó cần được hiểu, được thỏa mãn, được thể<br /> hiện tuy có phần chưa hợp lí với chuẩn mực xã hội. Đối<br /> tượng hướng tới trong nhóm hai chủ yếu là người lớn.<br /> Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta sẽ bắt gặp khá nhiều<br /> hành vi này của trẻ diễn ra trên các đối tượng khác như<br /> trẻ nhỏ tuổi hơn, trẻ lớn tuổi hơn với màu sắc khá đa dạng<br /> “bạn í cứ bắt con đợi, con đã bảo nhanh lên mà bạn í cứ<br /> bắt con phải đợi lâu”, “của tớ chứ của cậu à”.<br /> Hành vi dễ mất bình tĩnh, không ăn năn, không nghe<br /> lời khi được yêu cầu chính đáng phản ánh khả năng nhận<br /> thức và kiểm soát xúc cảm của bản thân. Trẻ đang ở trong<br /> giai đoạn cuối của tuổi mẫu giáo nhưng cũng là giai đoạn<br /> chuyển tiếp lên giai đoạn đầu của một bậc học cao hơn,<br /> nhiều phẩm chất đang hình thành và dần hoàn thiện. Sự<br /> chưa “chín” của quá trình nhận thức và xã hội hóa về mặt<br /> cảm xúc khiến trẻ dễ cáu giận, mất bình tĩnh trong nhiều<br /> tình huống , “bạn í không đợi con” (đang mếu máo nói<br /> với cô - trẻ T.K.A) “nói còn không nghe cơ, còn cố tình<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> cơ” (quát bạn khi bạn không chịu xuống tập thể dục - trẻ<br /> M.S.T). Những hành vi này cũng thường bắt gặp trong<br /> giao tiếp của trẻ với người lớn. “Nhiều khi nó còn quát<br /> mình hoặc là dỗi với mình, gọi mãi nó còn quay mặt đi”<br /> (cô T.T.H). Còn việc trẻ la hét với người lớn, tìm cách<br /> trả thù hay hăm dọa người khác có diễn ra, tuy nhiên với<br /> tần suất thấp nhất ở mức độ thỉnh thoảng.<br /> 2.3.4. Thực trạng hành vi gây hấn với chính bản thân<br /> mình của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường mầm non ở<br /> thành phố Nam Định (xem bảng 3)<br /> Ở bảng 3: Hành vi gây hấn với chính bản thân mình<br /> được ghi nhận trên tất cả các biểu hiện, lần lượt: tự cào<br /> cấu bản thân mình (2,8%), phá hoại đồ đạc của mình<br /> (5,6%), tự đập đầu mình (2,3%), tự giật tóc (1,9%), tự<br /> mắng chửi bản thân (1,4%), tuy nhiên với tỉ lệ nhỏ. Đối<br /> tượng trẻ hướng tới là chính bản thân mình nhằm làm đau<br /> bản thân để đòi hỏi một nhu cầu nào đó hoặc giải tỏa căng<br /> thẳng, bức xúc đang phải chịu đựng. Nếu trẻ đang mắc<br /> một rối loạn tâm thần nào đó rất dễ có những biểu hiện<br /> này, tất nhiên ở trẻ bình thường cũng không loại trừ khi<br /> trẻ chưa được giáo dục đúng hướng hoặc do một số ảnh<br /> hưởng từ các điều kiện sống không thuận lợi khác.<br /> 2.3.5. Thực trạng hành vi gây hấn với vật nuôi của trẻ<br /> mẫu giáo lớn trong các trường mầm non ở thành phố<br /> Nam Định (xem bảng 4)<br /> Bảng 4 cho thấy, thỉnh thoảng trẻ có hành vi đá, đánh<br /> vật nuôi (6,5%) và đập, ném vật nuôi (3,7%). Cô T.T.H<br /> (GV Trường Mầm non Hướng Dương) chia sẻ “nhiều khi<br /> ông bà đưa trẻ đến và kể ở nhà “nó” chỉ thích đuổi theo<br /> <br /> Bảng 3. Biểu hiện hành vi gây hấn với người lớn của trẻ mẫu giáo lớn<br /> Mức độ<br /> Điểm<br /> Không<br /> Thường<br /> Rất<br /> trung<br /> Biểu hiện<br /> Thỉnh thoảng<br /> bao giờ<br /> xuyên<br /> thường xuyên bình<br /> (M)<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> Tự cào cấu bản thân mình 208 97,2<br /> 6<br /> 2,8<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1,03<br /> Phá hoại đồ đạc của mình<br /> 201 93,9<br /> 12<br /> 5,6<br /> 1<br /> 0,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1,07<br /> Tự đập đầu mình<br /> 209 97,7<br /> 5<br /> 2,3<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1,02<br /> Tự giật tóc<br /> 210 98,1<br /> 4<br /> 1,9<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1,01<br /> Tự mắng chửi bản thân<br /> 210 98,1<br /> 3<br /> 1,4<br /> 1<br /> 0,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1,02<br /> Bảng 4. Biểu hiện hành vi gây hấn với vật nuôi của trẻ mẫu giáo lớn<br /> Mức độ<br /> Điểm<br /> Thường<br /> Không<br /> Rất<br /> trung<br /> Biểu hiện<br /> Thỉnh thoảng<br /> bao giờ<br /> thường xuyên bình<br /> xuyên<br /> (M)<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> Đá, đánh vật nuôi<br /> 200<br /> 93,5<br /> 14<br /> 6,5<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1,07<br /> Đập, ném vật nuôi<br /> 206<br /> 96,3<br /> 8<br /> 3,7<br /> 0<br /> 0,0<br /> 0<br /> 0,0<br /> 1,04<br /> <br /> 21<br /> <br /> Thứ<br /> bậc<br /> 2<br /> 1<br /> 3<br /> 5<br /> 2<br /> <br /> Thứ<br /> bậc<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 18-22<br /> <br /> con mèo túm lấy đuôi nó quăng đi, lần nào cũng bị nó cắn<br /> mà vẫn không chừa, ở lớp có mô hình con chó bạn ấy lại<br /> dùng tay tát vào nó”. Ở lứa tuổi này, đa số trẻ em đều<br /> thích chơi với động vật, đặc biệt là các con vật nuôi trong<br /> nhà. Nhiều khi làm đau vật nuôi nhưng trẻ lại không ý<br /> thức được đó là hành vi không nên làm, bởi vì, người lớn<br /> cũng ít khi để ý và giáo dục hành vi này cho trẻ.<br /> 3. Kết luận<br /> Hành vi gây hấn của trẻ mẫu giáo lớn trong các trường<br /> mầm non ở TP. Nam Định đang diễn ra với nhiều biểu<br /> hiện đa dạng, trẻ chủ yếu gây hấn với trẻ khác và người<br /> lớn, còn gây hấn với bản thân và động vật có ít biểu hiện<br /> hơn. Như vậy, hành vi gây hấn có thể xuất hiện từ rất sớm<br /> trong những năm đầu đời. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ<br /> có hành vi gây hấn trong thời thơ ấu và vị thành niên<br /> thường có nguy cơ cao trở thành trẻ cá biệt, bị từ chối ở<br /> trường học, khó có thể duy trì được việc làm, trở thành tội<br /> phạm và khó kết hôn [4]. Do đó, việc nhận diện các biểu<br /> hiện của hành vi gây hấn để từ đó có biện pháp quản lí<br /> hành vi gây hấn ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ có ý nghĩa giáo<br /> dục rất lớn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Trần Thị Minh Đức (2013). Hành vi gây hấn - Phân<br /> tích từ góc độ tâm lí học xã hội. NXB Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội.<br /> [2] Nguyễn Văn Siêm (2003). Từ điển Y học Anh - Pháp<br /> - Việt Tâm thần học và Tâm lí học. NXB Từ điển<br /> Bách khoa.<br /> [3] Hồ Thị Thúy Hằng - Trần Thu Hương (2017). Hành<br /> vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn trên địa bàn thành<br /> phố Đà Nẵng. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Tâm lí học<br /> Đông Nam Á lần thứ nhất - Hạnh phúc con người và<br /> phát triển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,<br /> tr 395-402.<br /> [4] Nguyễn Thị Bích Hằng (2014). Lối sống hành xử<br /> bạo lực, coi thường pháp luật của một số bộ phận<br /> giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn từ hai bản<br /> năng Fros và Thanatos của S. Freud. Tạp chí Triết<br /> học, số 7, tr 76-82.<br /> [5] Nguyễn Ánh Tuyết - Nguyễn Thị Như Mai - Đinh Thị<br /> Kim Thoa (2014). Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm<br /> non (từ lọt lòng đến 6 tuổi). NXB Đại học Sư phạm.<br /> [6] Gentile D. A. - Bushman B. J. (2012). Reassessing<br /> media violence effects using a risk and resilience<br /> approach to understanding aggression. Psychology<br /> of Popular Media Culture, Vol. 1, pp. 138-151.<br /> [7] Hurd H. D. - Gettinger M. (2011). Mothers’ and<br /> teachers’ perceptions of relational and physical<br /> <br /> 22<br /> <br /> aggression in preschool children. Early Child<br /> Development and Care, Vol. 181, pp. 1343-1359.<br /> [8] Kim K. J. - Sundar S. S. (2013). Can interface<br /> features affect aggression resulting from violent video<br /> game play? An examination of realistic controller<br /> and large screen size. Cyberpsychology, Behavior,<br /> and Social Networking, Vol. 16, pp. 329-334.<br /> PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ...<br /> (Tiếp theo trang 32)<br /> kiến thức xã hội sống động; qua đó, hình thành nên các<br /> kĩ năng sống, NL và phẩm chất cụ thể đối với người học<br /> thông qua các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ.<br /> Vìvậy, khi tổ chức các HĐTN, người dạy cần chú ý xây<br /> dựng các mục tiêu, yêu cầu cần đạt về NLNN và chú ý<br /> nghiên cứu các hình thức tổ chức phù hợp với nội dung<br /> chủ đề, nội dung kiến thức và đảm bảo tính vừa sức đối<br /> với HS THCS; đồng thời, cần phát huy vai trò chủ đạo<br /> của người dạy và sự tích cực chủ động của người học<br /> nhằm phát triển ở người học các NL chung cũng như NL<br /> đặc thù của bộ môn.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông - Chương trình tổng thể.<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông môn Ngữ văn (Dự thảo).<br /> [3] Bộ GD-ĐT (2017). Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu<br /> chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên trung<br /> học cơ sở hạng II. NXB Giáo dục Việt Nam.<br /> [4] Đinh Thị Kim Thoa (2012). Tâm lí học dạy học.<br /> NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [5] Nguyễn Trọng Hoàn (2001). Rèn luyện tư duy sáng<br /> tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. NXB Giáo<br /> dục.<br /> [6] Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn (2001). Một số<br /> vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng<br /> Việt. NXB Giáo dục.<br /> [7] Nguyễn Quang (2016). Từ năng lực ngôn ngữ đến<br /> năng lực liên văn hóa. Tạp chí Khoa học, Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội, số 32, tr1-9. NXB Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội.<br /> [8] Phan Trọng Luận - Trương Dĩnh (2011). Phương<br /> pháp dạy học văn (tập 1). NXB Đại học Sư phạm.<br /> [9] Trần Anh Tuấn (2017). Nâng cao năng lực sư phạm<br /> cho giáo viên thông qua tổ chức hoạt động trải<br /> nghiệm sáng tạo. NXB Giáo dục Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2