intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chia sẻ: Vtu Vtu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

240
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước;... Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà bài viết "Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn" đã được thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ<br /> VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC TỔ CHỨC THỰC THI<br /> CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ<br /> VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC TỔ CHỨC THỰC THI<br /> CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br /> Ths.Nguyễn Văn Hưởng<br /> Trung tâm Khuyến nông Quốc gia<br /> <br /> Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông<br /> nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông<br /> nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng<br /> suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt<br /> hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch<br /> theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục<br /> đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống nhân dân nhiều vùng<br /> nông thôn thay đổi, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao.<br /> Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và<br /> chưa đồng đều giữa các vùng. Nền nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng<br /> trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát<br /> triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực<br /> còn hạn chế, lao động làm nông nghiệp chủ yếu làm nghề theo kinh nghiệm mà chưa<br /> được đào tạo nghề một cách bài bản. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách<br /> thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng<br /> suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất<br /> chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và<br /> nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi<br /> trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế.<br /> Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó<br /> nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân,<br /> nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan<br /> điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển<br /> các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không<br /> hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đầu tư từ ngân<br /> sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp,<br /> chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước<br /> còn nhiều bất cập, yếu kém;<br /> Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, trong những năm vừa qua Đảng và<br /> Nhà nước ta đã có những chiến lược, chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển lĩnh vực đào<br /> tạo nghề. Thể hiện ở các Nghị quyết của Đại hội đảng khoá IX và các Nghị Quyết trung<br /> ương, trong đó Nghị quyết số 26/NQTW khóa X xác định rõ: (1) Nông nghiệp, nông dân,<br /> nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và<br /> bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,<br /> giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn<br /> hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước; (2) Các vấn đề nông nghiệp,<br /> nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công<br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn<br /> là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất<br /> 2<br /> nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là<br /> chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở<br /> công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện,<br /> hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt; (3) Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao<br /> đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định<br /> hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải<br /> phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và<br /> biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực<br /> lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh<br /> đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên<br /> tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân;<br /> (4) Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống<br /> chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự<br /> cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có<br /> đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông<br /> nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.<br /> Thực hiện các Nghị quyết của đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông<br /> dân, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản điều hành, trong đó Quyết định số 1956/QĐ-<br /> TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm<br /> 2020” nhằm phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đồng thời từng bước chuyên môn hóa<br /> sản xuất và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi toàn<br /> quốc, trên nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó nội dung đào tạo nghề nông nghiệp do Bộ<br /> NN&PTNT chủ trì thực hiện với mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 3 triệu nông dân<br /> được đào tạo nghề nông nghiệp.<br /> Trung tâm KNQG là đơn vị được Bộ NN&PTNT giao làm đầu mối thí điểm thực hiện<br /> chỉ đạo một số đơn vị và các địa phương thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho<br /> lao động nông thôn, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với Bộ. Nhiệm vụ đào tạo nghề<br /> nông nghiệp cho lao động nông thôn được Trung tâm bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm<br /> vào năm 2010 tại 11 xã điểm thuộc 11 tỉnh, thành phố,...<br /> <br /> I. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG<br /> ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN<br /> 1. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số nước trên thế giới.<br /> Thành tựu đạt được của nền kinh tế các quốc gia có sự đóng góp một phần rất lớn<br /> của việc tổ chức thực thi tốt chính sách đào tạo nghề cho người lao động nói chung và lao<br /> động nông thôn nói riêng, để có cái nhìn tổng thể về tác động của chính sách đào tạo nghề<br /> với việc phát triển kinh tế, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc<br /> phát triển nguồn lực, công tác tổ chức đào tạo nghề của các nước trên thế giới.<br /> Hình thức đào tạo nghề rất đa dạng và khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng chúng ta<br /> có thể học kinh nghiệm của các nước có những điều kiện tương đồng và áp dụng có chọn<br /> lọc kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề tại một số nước trên thế giới và trong khu vực.<br /> 1.1. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề tại Nhật Bản<br /> Ở Nhật Bản, mô hình đào tạo nghề tại công ty, đơn vị sản xuất là mô hình đào tạo chủ<br /> yếu. Đỉnh cao của sự phát triển mô hình này diễn ra trong thập kỷ từ 1960 đến 1970. Phần<br /> lớn lớp trẻ Nhật Bản sau khi tốt nghiệp phổ thông tham gia vào thị trường lao động, được<br /> <br /> 3<br /> công ty thuê và tham gia vào quá trình đào tạo nghề do công ty tổ chức.<br /> Nội dung, chương trình đào tạo tại công ty gồm 2 phần: Định hướng về công ty và<br /> kiến thức thực hành nghề. Định hướng về đào tạo của công ty nhấn mạnh các kiến thức về<br /> nền văn hoá của công ty, giá trị của công việc và thái độ làm việc. Nhân viên mới được<br /> tuyển phải nghe giảng về niềm tin và lòng tự hào khi làm việc tại công ty, về sự tự trọng,<br /> trách nhiệm và nghĩa vụ với công ty. Chương trình học kiến thức thực hành nghề được thực<br /> hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá trình làm việc, các cuốn<br /> cẩm nang tự học và các khoá học tương ứng. Phương thức thực hiện đào tạo kiến thức thực<br /> hành nghề là các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí và tự học.<br /> Điều quan trọng là nước Nhật có hệ thông giáo dục phổ thông tốt và học sinh tốt<br /> nghiệp trung học phổ thông thường có khả năng học và tự học vững vàng. Hiện nay 80%<br /> số học sinh trong độ tuổi theo học trung học phổ thông với một phần đáng kể trong số họ<br /> theo đuổi mô hình đào tạo nghề ban đầu tại công ty và 20% còn lại tham gia hệ thống đào<br /> tạo nghề tại trường. Giáo dục phổ thông tốt là điều kiện căn bản để hệ thống đào tạo nghề<br /> tại công ty của Nhật vận hành được. Cùng với hệ thống đào tạo này Nhật Bản đã đào tạo<br /> cho đất nước đội ngũ công nhân lành nghề đa chức năng và trung thành với công ty, góp<br /> phần tạo nên thần kỳ kinh tế Nhật Bản.<br /> 1.2. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề tại Hàn Quốc<br /> Từ giữa thập kỷ 60. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch đào tạo trên cơ sở kế<br /> hoạch nhân lực, nhờ vậy đầu tư sức người và của cải tập trung để hướng học sinh trung học<br /> theo nhánh đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật. Một số môn học nghề được đưa vào học<br /> trong chương trình trung học cơ sở, tuy nhiên chuyên môn hoá theo ngành đào tạo chỉ được<br /> thực hiện ở cấp trung học bậc trên. Khoảng một phần ba số học sinh theo học trung học bậc<br /> cao lựa chọn trung học nghề còn hai phần ba theo chương trình trung học phổ thông. Các<br /> chuyên ngành được lựa chọn nhiều nhất trong trung học nghề là kỹ thuật và thương mại.<br /> Bên cạnh các trường nghề trung học dành cho đào tạo nghề ban đầu ở Hàn Quốc còn<br /> phát triển mạnh mẽ các TTDN và đào tạo lại. Cả nước có khoảng 90 trung tâm như vậy và<br /> đào tạo nghề ở đây chủ yếu giới hạn ở các khoá ngắn hạn đào tạo các kỹ năng hành nghề<br /> trực tiếp. Phần lớn chi phí cho các trung tâm này được nhà nước hỗ trợ, nhưng các học viên<br /> vẫn phải đóng học phí cho các khoá học này. Đồng thời chính phủ Hàn Quốc còn khuyến<br /> khích mạnh mẽ các công ty thực hiện đào tạo tại CSSX nhằm giảm chi phí.<br /> 1.3. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề tại Singapore<br /> Đào tạo nghề phát triển mạnh mẽ vào những năm 80. Lĩnh vực có sự phát triển và<br /> mở rộng nhanh chóng là giáo dục nghề sau trung học, còn giáo dục nghề trung học tuy có<br /> phát triển song chỉ chiếm phần nhỏ. Trong giáo dục trung học, phần lớn học sinh trong độ<br /> tuổi theo học trung học phổ thông.<br /> Ở Singapore tuy giáo dục nghề trung học ít được Chính phủ khuyến khích song nó<br /> lại là một phần thống nhất không tách rời trong chiến lược phát triển nhân lực. Với chiến<br /> lược tái cơ cấu kinh tế đưa ra năm 1979, mục đích của Singapore là chuyển sang các hoạt<br /> động có giá trị gia tăng cao mà chủ yếu là các dịch vụ cao cấp tài chính và ngân hàng nên<br /> điểm mạnh của đào tạo nghề tại nước này là sau trung học và đào tạo lại cho lực lượng lao<br /> động hiện hành. Đồng thời với công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế chiến lược sử dụng lao<br /> động được chuyển dịch từ dựa vào lao động có kỹ năng trong nước.<br /> Chính phủ Singapore đầu tư thích đáng cho giáo dục đại học nhằm phát triển mạng<br /> lưới nghiên cứu khoa học thông qua việc thành lập trường đại học quốc gia, các viện và<br /> <br /> 4<br /> trung tâm nghiên cứu trong cả nước. Hàng năm chính phủ đầu tư khoảng 990 triệu USD<br /> cho giáo dục, cùng với 360 triệu USD do các nhà trường tạo ra từ các hoạt động khoa học,<br /> công nghệ đào tạo và dịch vụ để thực hiện các chương trình đào tạo lại, các chương trình<br /> đào tạo nghề mới được đẩy mạnh đặc biệt là ở cấp sau trung học, do vậy cơ cấu nghề đã<br /> được chuyển đổi mạnh mẽ.<br /> 1.4. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề tại Trung Quốc<br /> Có thể nói, Trung Quốc đã có một ”cuộc cách mạng” trong việc phân luồng học sinh<br /> sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp rất thành công, từ 90% học sinh sau trung<br /> học cơ sở vào bậc học phổ thông năm 1979 – 1980 giảm xuống còn 43,3% vào năm học<br /> 1995 – 1996, còn lại 56,7% vào học các trường đào tạo nghề<br /> Giáo dục và dạy nghề ở Trung Quốc hiện chia làm 3 cấp. Cấp đầu tiên được thực<br /> hiện chủ yếu trong các trường dạy nghề và nhằm đào tạo công nhân, nông dân và nhân<br /> công cho các ngành nghề với kiến thức nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng nhất định.<br /> Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế địa phương, các trường dạy nghề cấp<br /> một này chỉ được mở ở các vùng nông thôn, nơi kinh tế chưa phát triển.<br /> Trường dạy nghề cấp hai không chỉ cung cấp cho xã hội những công nhân lành nghề<br /> mà họ còn được đào tạo thêm kiến thức về văn hóa để có thể thích nghi với các khu chế<br /> xuất, khu công nghiệp. Với việc học nghề kéo dài 2-3 năm, giáo dục hướng nghiệp cấp ba<br /> ở Trung Quốc chủ yếu tuyển sinh những học viên đã từng tốt nghiệp các trường dạy nghề<br /> cấp 2 nhằm đào tạo cho đời những công nhân “cổ trắng”. Hiện tại, việc dạy nghề ở Trung<br /> Quốc do các Bộ Giáo dục và Lao động quản lý, nhưng các doanh nghiệp được khuyến<br /> khích “đào tạo nghề” cho chính công nhân của mình.<br /> 1.5. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề tại Đài Loan và Indonesia<br /> Ở Đài Loan, hệ thống giáo dục được phân thành 2 luồng rất rõ rệt, sau trung học cơ<br /> sở thì chỉ khoảng 20% vào học hệ thống giáo dục phổ thông còn lại 80% sẽ vào hệ thống<br /> giáo dục nghề nghiệp.<br /> Ở Indonesia, những năm gần đây Chính phủ nước này đã quyết định giảm dần tỉ lệ<br /> học sinh sau trung học cơ sở vào trung học phổ thông và tăng dần tỉ lệ học sinh sau trung<br /> học vào học nghề. Năm 2007 tỉ lệ học sinh sau trung học phổ thông chỉ còn 57% và 43%<br /> tham gia vào học nghề.<br /> 2. Tình hình đào tạo nghề và đánh giá công tác tổ chức đào tạo nghề ở Việt Nam<br /> Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển dạy nghề, chiến lược,<br /> quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề từ 2001 – 2010. Đến nay dạy nghề đã được phục<br /> hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày<br /> càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong KD, dịch vụ phục vụ phát triển kinh<br /> tế - xã hội. Một số kết quả chủ yếu đã đạt được là:<br /> 2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đào tạo đào tạo nghề tại Việt Nam:<br /> - Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở nước ta từng bước được hình thành góp<br /> phần nâng cao vị thế, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và<br /> chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Hiện nay có 3 cấp dạy nghề bao gồm:<br /> + Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành của<br /> một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề;<br /> + Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn<br /> và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng<br /> dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;<br /> <br /> 5<br /> + Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên<br /> môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và tổ<br /> chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công<br /> việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế.<br /> Ưu điểm của hệ thống dạy nghề theo ba cấp trình độ là: đào tạo nhiều cấp trình độ<br /> theo yêu cầu của thị trường lao động; liên thông trong hệ thông dạy nghề và liên thông<br /> với các trình độ khác của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện và cơ hội cho thanh<br /> niên học tập suốt đời, hoạt động để nâng cao trình độ nghề nghiệp; phù hợp với các trình<br /> độ dạy nghề của các nước, tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế và xuất khẩu lao động.<br /> - Dạy nghề trình độ TCN và CĐN đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực có<br /> tay nghề cao của TTLĐ trong quá trình CNH, HĐH đất nước; dạy nghề trình độ sơ cấp và<br /> dạy nghề thường xuyên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là khu vực<br /> nông thôn) và nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN),<br /> dịch vụ ở nông thôn theo hướng hiện đại.<br /> - Mạng lưới CSDN mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa<br /> phương, vùng, miền:<br /> +Tính đến cuối năm 2011 trên cả nước có 1293 CSDN. So với năm 2001 số<br /> trường nghề tăng 2,84 lần (từ 156 trường dạy nghề năm 2001 lên 443 trường CĐN và<br /> TCN năm 2011); số TTDN tăng 5,66 lần (từ 150 TTDN năm 2001 lên 849 TTDN năm<br /> 2011). Mỗi tỉnh đã có ít nhất một trường nghề, một số huyện, cụm huyện đã có trường<br /> TCN.Trường nghề bao gồm trường CĐN và trường TCN. Từ 2006 trở về trước chỉ có<br /> trường dạy nghề và TTDN. Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề (bao gồm đại học,<br /> cao đẳng, trung tâm khác có dạy nghề) thì mạng lưới CSDN cả nước có 1975 cơ sở, trong<br /> đó CSDN công lập chiếm 67,2%. Số CSDN ngoài công lập chiếm 32,8%.<br /> + Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng<br /> Chính phủ phê duyệt “Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, mạng lưới TTDN<br /> cấp huyện đã được mở rộng. Năm 2011 có 386 TTDN cấp huyện nhằm đáp ứng nhucầu<br /> đào tạo nghề cho LĐNT. Mạng lưới CSDN mở rộng, quy mô đào tạo tăng đã góp phần<br /> nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2011 đạt 32%.<br /> - Mạng lưới các trường, TTDN đã được thành lập theo quy hoạch và được phân bổ<br /> ở tất cả các vùng miền, ở tất cả các loại hình công lập, tư thục, doanh nghiệp trên phạm vi<br /> toàn quốc bước đầu đáp ứng được nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của<br /> đất nước, đáp ứng nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập<br /> của người lao động.<br /> + Theo hình thức sở hữu: Năm 2011 cả nước có tổng số 1293 CSDN, có 836<br /> CSDN công lập (chiếm 64,6%) và 457 CSDN tư thục (chiếm 35,4%).<br /> + Theo vùng kinh tế xã hội: Mạng lưới các CSDN trong những năm qua phát triển<br /> nhanh nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, đô thị, số CSDN ở Đồng bằng<br /> Sông Hồng, chiếm 27,3% số cơ sở trên cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên<br /> hải NamTrung Bộ 20,4%, thấp nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 5,3%. Đồng bằng Sông<br /> Hồng là vùng có số lượng trường CĐN cao nhất trong cả nước: 52 trường, chiếm 38,2%<br /> số trường CĐN toàn quốc. Trong khi vùng Tây Nguyên hiện mới chỉ có 3 trường CĐN<br /> + Theo cấp quản lý: CSDN do Trung ương quản lý bao gồm các CSDN trực thuộc<br /> các Bộ, ngành (Tập đoàn, tổng công ty nhà nước) và các hiệp hội khác như Liên minh<br /> Hợp tác xã Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam,...Năm 2011 số CSDN do Trung<br /> <br /> 6<br /> ương quản lý gồm có 124 cơ sở, trong đó có 108 cơ sở trực thuộc các Bộ, ngành (chủ yếu<br /> thuộc các Bộ, ngành nhưBộ NN&PTNT (35 CSDN), Bộ Xây dựng (17 CSDN), Bộ Quốc<br /> phòng (28 CSDN),Bộ Công thương (38 CSDN), Bộ Giao thông - Vận tải (17 CSDN))và<br /> 16 cơ sở thuộc các hiệp hội khác.<br /> 2.2. Quy mô dạy nghề theo các trình độ đào tạo và điều chỉnh cơ cấu nghề đào tạo<br /> - Quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng (Số lượng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3<br /> ngàn người (ngoài công lập 170 ngàn) năm 2001 lên 1,860 triệu người (ngoài công lập<br /> 700 ngàn) năm 2011, tăng 2,01 lần, trong đó trình độ TCN và CĐN tăng 3,3 lần.<br /> - Quy mô tuyển sinh dạy nghề trình độ TCN và CĐN (dạy nghề dài hạn) năm 2011<br /> là 221.336 người (trong đó CĐN là 79.737 người, TCN là 141.629 người tăng 1,77 lần so<br /> với năm 2001<br /> - Cơ cấu nghề đào tạo đã được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường lao động: Ban<br /> hành danh mục nghề đào tạo mới có 301 nghề đào tạo trình độ CĐN và 385 nghề đào tạo<br /> trình độ TCN, trong khi năm 2001 mới chỉ có 256 nghề đào tạo dài hạn.<br /> - Đa dạng hóa hình thức, phương thức đào tạo nghề: dạy nghề chính quy, dạy nghề<br /> thường xuyên;dạy nghề tập trung, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại doanh nghiệp, làng<br /> nghề. Đã triển khai đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và dạy nghề cho nông<br /> dân gắn với việc làm và tạo việc làm; thực hiện thí điểm nhà nước đặt hàng đào tạo nghề<br /> với các trường để cung cấp lao động qua đào tạo nghề theo vị trí làm việc theo yêu cầu<br /> của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty; thí điểm đào tạo nghề cho lao động ở các vùng<br /> chuyên canh cây công nghiệp.<br /> 2.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề<br /> - Tập trung đầu tư tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề để cải<br /> thiện chất lượng:<br /> + Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: Tính đến tháng 12 năm 2011, cả nước đã có<br /> 35.794 giáo viên dạy nghề (GVDN) tại các trường CĐN, TCN và TTDN, trong đó,<br /> 12.807 giáo viên tại các trường CĐN, 11.412 giáo viên tại các trườngTCN và 11.575 giáo<br /> viên tại các TTDN. So với số giáo viên trong các trường dạy nghề năm 2007 (14.261<br /> người), năm 2011, số GVDN trong các trường CĐN, TCN là 24.219 tăng 1,7 lần. Ngoài<br /> ra,còn có hàng ngàn người là các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, nông dân sản<br /> xuất giỏi, người có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.<br /> + Về trình độ chuyên môn được đào tạo: Trong những năm gần đây đội ngũ GVDN<br /> tăng cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là về trình độ CMKT. Số GVDN có trình độ thạc<br /> sỹ trở lên tại các CSDN là 2956 người (năm 2011), trong đó số người có trình độ này tại các<br /> trường CĐN tăng 6,14 lần từ năm 2007 đến năm 2011.Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2011,<br /> thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT, các CSDN đã huy động được đông đảo đội ngũ<br /> người dạy nghề là nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp tham<br /> gia dạy nghề, nên số người dạy nghề có trình độ khác ở các TTDN tăng đáng kể, đặc biệt 2<br /> năm 2010 và năm 2011.<br /> + Về sư phạm dạy nghề: Để đáp ứng với yêu cầu về năng lực của GVDN trong<br /> thời gian vừa qua, Tổng cục dạy nghề đã xây dựng, ban hành chương trình khung nghiệp<br /> vụ sự phạm dạy nghềcho giáo viên dạy trình độ TCN, CĐN; chương trình SPDN cho giáo<br /> viên dạy trình độ SCN; chương trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho người dạy nghề và<br /> 06 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nâng cao tiếp cận trình độ quốc tế<br /> <br /> <br /> 7<br /> City&Guilds. Tỷ lệ giáo viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại các trường<br /> CĐN chiếm 80,8%, tại các trường TCN chiếm 71,2%,tại các TTDN là 53,5%.<br /> + Về kỹ năng nghề: Trong tổng số 83% giáo viên đang giảng dạy thực hành và<br /> tích hợp chỉ có 57,8% giáo viên đạt chuẩn về kỹ năng nghề (4/7 hoặc tương đương trở<br /> lên). Tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt 1/20, thực hiện bồi dưỡng kỹ thuật công nghệ mới theo<br /> định kỳ cho giáo viên để nâng cao trình độ và kỹ năng nghề.<br /> + Về chương trình dạy nghề: Chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung<br /> cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng tới rèn luyện kỹ năng<br /> nghề cho người học, năm 2008 đã xây dựng được 114 bộ chương trình khung trình độ<br /> TCN, chương trình khung trình độ CĐN theo phương pháp tiên tiến của Thế giới, trên cơ<br /> sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM, trong đó có 99 nghề thuộc lĩnh vực phi<br /> nông nghiệp (chiếm 87%), 15 nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư (chiếm 13%). Năm<br /> 2011 tiếp tục xây dựng và ban hành 28 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho<br /> giáo viên dạy trình độ CĐN, TCN; 12 chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho<br /> giáo viên dạy trình độ SCN; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kỹ năng giảng dạy theo<br /> chương trình khung trình độ CĐN, TCN; xây dựng, ban hành được 138 chương trình, tài<br /> liệu; xây dựng, ban hành 51 chương trình tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới.<br /> Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng<br /> bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.<br /> Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.<br /> Khoảng 500 chương trình dạy nghề ngắn hạn, thường xuyên và SCN được các Bộ, ngành,<br /> địa phương và CSDN xây dựng và ban hành, trong đó có 70 chương trình được các Dự án<br /> ODA hỗ trợ xây dựng bằng phương pháp phân tích nghề. Các hội nghề nghiệp (Hội Làm<br /> vườn, Hội Nông dân, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội Khoa học kỹ thuật nông<br /> nghiệp …) đã xây dựng hàng trăm bộ chương trình, tài liệu chuyển giao công nghệ thông<br /> qua các Dự án khuyến công, nông, lâm, ngư … thuộc lĩnh vực chế biến nông, lâm sản,<br /> TTCN; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; cơ điện nông thôn,…<br /> + Về Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: tính đến năm 2011 đã có 148 nghề được<br /> xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và đã ban hành cho 109 thuộc các lĩnh vực Xây<br /> dựng, Giao thông vận tải, Công nghiệp và Thương mại và nông nghiệp có 13 nghề được<br /> ban hành Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.<br /> + Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: Cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều<br /> CSDN đã được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn (NSTW, NSĐP, các dự án nước ngoài,<br /> đầu tư của doanh nghiệp, CSSX kinh doanh - dịch vụ, các CSDN tự đầu tư,…). Đến nay<br /> khoảng 50% số CSDN đã được trang bị bổ sung, nâng cấp đáp ứng một bước yêu cầu của<br /> việc thực hành cơ bản; một số trường được trang bị tương đối đồng bộ, hiện đại ở một số<br /> nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó: có 15 trường của dự án ADB; 25<br /> trường của các dự án Đức, Hà Lan, Hàn Quốc …; 60 trường được đầu tư tập trung và 250<br /> TTDN được đầu tư tập trung từ Dự án tăng cường năng lực dạy nghề; 37 TTDN của dự<br /> án Thụy Sỹ … và đại bộ phận các CSDN khác đã được trang bị các thiết bị đáp ứng được<br /> yêu cầu thực hành cơ bản theo yêu cầu của chương trình dạy nghề. Một số trường đã có<br /> thư viện và phòng thí nghiệm hiện đại.<br /> - Triển khai hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề:<br /> từ năm 2008 đến 2011 đã thực hiện 115 lượt KĐCLDN cho tổng số 112 CSDN trên tổng<br /> số 1293 CSDN toàn quốc (khoảng 9%). Khối trường CĐN đã được kiểm định chất lượng<br /> <br /> 8<br /> chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 loại hình CSDN và được ưu tiên kiểm định chất lượng ngay<br /> trong giai đoạn thực hiện thí điểm từ năm 2008, các tiêu chí kiểm định chất lượng TTDN<br /> mới có từ 2010 và các TTDN bắt đầu được thực hiện kiểm định chất lượng từ năm 2010.<br /> - Phát triển các CSDN liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo nghề tiên tiến trên<br /> thế giới, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên. Đầu tư xây dựng CSDN chất lượng cao để<br /> đào tạo một số nghề tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.<br /> - Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong nước mà còn<br /> góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động (tỷ lệ lao động có kỹ<br /> năng nghề chiếm khoảng 25% trong tổng số lao động xuất khẩu), qua đó góp phần nâng cao<br /> thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động.<br /> 2.4. Về công tác quản lý tài chính và chính sách đầu tư cho dạy nghề<br /> - Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương đã được<br /> tăng cường, hầu hết các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Phòng dạy nghề.<br /> - Đã tăng cường phân cấp cho các cấp các ngành để nâng cao tính tự chủ, tự chịu<br /> trách nhiệm cơ quan quản lý các cấp; đồng thời cũng phân cấp mạnh cho các CSDN tạo<br /> quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, quản lý chi tiêu tài chính của cơ sở.<br /> - Đã hoàn thành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ<br /> đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn; chính sách tín dụng cho<br /> học sinh, sinh viên. Đã thí điểm triển khai đặt hàng đào tạo nghề cho đối tượng chính<br /> sách, đối tượng bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiểu số.<br /> - Đầu tư cho dạy nghề ngày càng tăng, trong đó, ngân sách nhà nước vẫn giữ vai<br /> trò chủ đạo, NSNN cho dạy nghề tăng 10,1 lần sau 10 năm, từ 2001 đến 2011. Giai đoạn<br /> 2006 - 2011, mỗi năm đầu tư cho dạy nghề tăng trên dưới 1000 tỉ đồng. Đặc biệt, năm<br /> 2007 khi Luật Dạy nghề bắt đầu có hiệu lực, đầu tư cho dạy nghề tăng hơn 1300 tỉ đồng<br /> nhằm nâng cấp các trường dạy nghề lên trường CĐN và TCN. Năm 2010, NSNN cho<br /> dạy nghề cũng tăng hơn 2000 tỉ đồng [30, Tr79-80].<br /> 3. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến năm<br /> 2013.<br /> Ở nước ta, kể từ khi đổi mới đến những năm 90 của thế kỷ 20, nhà nước ta đã ban<br /> hành và thực thi nhiều chính sách đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Tuy<br /> nhiên việc ban hành nhiều chính sách đào tạo nghề dẫn đến khó khăn trong việc triển<br /> khai, việc tổ chức đào tạo nghề phân tán, thiếu chiến lược... Từ khi có Quyết định<br /> 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành định Đề án “Đào tạo<br /> nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” chính sách đào tạo nghề cho lao động nông<br /> thôn mới được chỉ đạo một cách thống nhất, đồng bộ, tập trung thông qua một chính sách<br /> chung có tính tổng thể gọi tắt là đề án 1956. Quá trình thực thi đề án 1956 đã đem lại một<br /> số thành tựu trong việc phát triển lực lượng lao động Việt Nam trong những năm qua, cụ<br /> thể như sau:<br /> 3.1. Mạng lưới đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hiện nay<br /> Đào tạo nghề là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được các cấp, các ngành<br /> quan tâm. Trong những qua Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích phát triển<br /> dạy nghề cụ thể như sau: Ngày 28/12/2001 Chính phủ có Quyết định số 201/2001/QĐ-<br /> TTg định hướng phát triển dạy nghề từ năm 2001-2010; Nghị quyết số 07/2006/QĐ-<br /> BLĐTBXH về việc phê duyết “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường<br /> TCN, TTDNđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; đây là những chính sách rất<br /> <br /> 9<br /> quan trọng khẳng định từ nay đến năm 2013 công tác dạy nghề được đặt trên “đường ray”<br /> nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự<br /> nghiệp CNH-HĐH đất nước.<br /> Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính, Bộ<br /> Nông nghiệp và PTNT được giao các nhiệm vụ:<br /> - Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng<br /> danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy<br /> nghề thường xuyên;<br /> - Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa,<br /> hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã;<br /> - Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: xây dựng cơ chế, chính sách về<br /> dạy nghề cho lao động nông thôn; phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn;<br /> - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan thí điểm<br /> triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;<br /> - Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông<br /> thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng<br /> hợp.<br /> Từ năm 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao thêm nhiệm vụ: Trực tiếp chỉ<br /> đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (theo các<br /> thông báo số 230/TB-VPCP ngày 27/9/2011; số 28/TB-VPCP ngày 30/01/2012 của Văn<br /> phòng Chính phủ).<br /> Tính đến 31 tháng 12 năm 2013, sau 4 năm triển khai nhiệm vụ được giao, Bộ<br /> Nông nghiệp đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, trong<br /> đó mục tiêu đào tạo nghề đã và đang từng bước được xã hội hoá thu hút được nhiều tổ<br /> chức, đơn vị đã tham gia tích cực vào mạng lưới chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh<br /> vực nông nghiệp bao gồm các trường dạy nghề của trung ương, các trường dạy nghề của<br /> các tỉnh, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, các TTDN,<br /> CSDN khác nằm trong các làng nghề, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).<br /> Bảng 1: Số cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn tính đến năm 2013<br /> Doanh<br /> TT TT Cơ<br /> Tổng Tr. Tr. TT nghiệp, cơ<br /> Quy mô GD KTTH sở<br /> số CĐN TCN DN sở SXKD,<br /> TX HN khác<br /> HTX<br /> Cả nước 1.355 77 165 520 79 22 122 353<br /> Trung du và M.<br /> 287 11 20 150 12 6 29 59<br /> núi phía Bắc<br /> Đồng bằng<br /> 279 24 44 65 10 12 32 92<br /> sông Hồng<br /> Bắc T.B. Duyên<br /> 294 17 39 125 27 4 26 56<br /> Hải NTB<br /> Tây Nguyên 62 1 8 36 1 0 3 13<br /> Đông Nam Bộ 84 3 12 24 11 0 9 25<br /> Tây Nam Bộ 236 7 29 95 17 0 19 69<br /> 10<br /> Các Bộ, ngành 113 14 13 25 1 0 4 39<br /> Nguồn: Bộ NN&PTNT (2014), Báo cáo tóm tắt công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông<br /> thôn do thực hiện QĐ 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo ngày 16 tháng<br /> 04 năm 2014).<br /> Như vậy, sau 4 năm triển khai Đề án về đào tạo nghề, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề<br /> nông nghiệp cho lao động nông thôn cả nước có 1.355 cở sở tham gia công tác đào tạo nghề<br /> cho lao động nông thôn, trong đó vùng Bắc trung bộ - và Duyên hải miền Trung là có số<br /> lượng đơn vị tham gia lớn nhất với 294 đơn vị, sau là các vùng như Trung du và Miền núi<br /> phía Bắc 287 đơn vị; ĐBSH với 279 đợn vị; Tây Nam Bộ là 236 đơn vị; các vùng có số<br /> lượng đơn vị tham gia đào tạo nghề thấp nhất là Tây Nguyên với 62 đơn vị và Đông Nam<br /> Bộ với 84 đơn vị tham gia.<br /> Bảng 2: Số lượng giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến<br /> năm 2013<br /> Loại hình giảng<br /> viên Cán bộ<br /> Quy mô/đơn vị<br /> Thỉnh kỹ thuật<br /> Cơ hữu<br /> giảng<br /> Cả nước 11.600 9.731 9.821<br /> Vùng Trung du và Miền núi<br /> 2.333 1.822 1.984<br /> phía Bắc<br /> Đồng bằng Sông Hồng 3.440 2.456 3.053<br /> <br /> Bắc Trung Bộ-Duyên Hải 1.926 1.986 1.874<br /> Vùng Tây Nguyên 193 268 360<br /> Vùng Đông Nam Bộ 711 517 493<br /> Vùng Tây Nam Bộ 1.498 1.331 1.396<br /> Các Bộ, ngành 1.588 1.351 1016<br /> <br /> Sự phát triển mạnh của mạng lưới cơ sở đào tạo lao động nông thôn tính đến năm<br /> 2013 cả nước có 31.152 người tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có<br /> 11.600 giảng viên cơ hữu, 9.731 giảng viên thỉnh giảng và 9.821 nghệ nhân, cán bộ kỹ<br /> thuật tại các công ty, CSSX và các làng nghề, tổ hợp tác (THT). Tuy nhiên, bên cạnh sự<br /> phát triển về số lượng thì mạng lưới dạy nghề hiện nay cần phải thường xuyên bồi dưỡng<br /> kỹ năng nghề và tăng cường đào tạo kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nghiệp vụ<br /> quản lý dạy nghề cho các doanh nghiệp, CSSX và các nghệ nhân, kỹ sư...có trình độ<br /> chuyên môn nghiệp vụ tham gia vào công tác đào tạo nghề thì công tác đào tạo nghề mới<br /> đạt được hiệu quả cao.<br /> 3.2. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 từ năm 2010 đến 2013<br /> 3.2.1. Tổ chức bộ máy triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn<br /> Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ,<br /> Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tính đến năm<br /> 11<br /> 2013 cả nước đã thành lập các ban chỉ đạo thực hiện đề án ở các cấp. Ở trung ương, Ban<br /> chỉ đạo do Chính phủ thành lập với sự tham gia của các Bộ có liên quan do Phó Thủ<br /> tướng Chính phủ làm trưởng ban. Ban chỉ đạo cấp tỉnh do UBND tỉnh do Chủ tịch UBND<br /> tỉnh thành lập. Hiện nay, cả nước có 63 ban chỉ đạo cấp tỉnh; cấp huyện có 654 ban/667<br /> đơn vị hành chính cấp huyện, đối với cấp xã có 9.879 ban chỉ đạo hoặc tổ công tác/10.448<br /> đơn vị hành chính cấp xã.<br /> 3.2.2. Một số kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến năm 2013<br /> Theo Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 01/07/2012 cả nước có 52.581.300<br /> người trong độ 15 tuổi trở lên, trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đang làm việc trong<br /> nền kinh tế đã qua đào tạo chiếm 17,6% tương đương với 2.987.573 người, chi tiết được<br /> nêu tại bảng 3 và bảng 4:<br /> <br /> Bảng 3: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi<br /> Đơn vị tính: nghìn người<br /> Chia ra<br /> Tổng số<br /> Năm 15 – 24 25 – 49 50+<br /> 10.20<br /> 2010 50.392,9 9.245,4 30.939,2<br /> 8,3<br /> 11.42<br /> 2011 51.398,4 8.465,2 31.503,4<br /> 9,8<br /> 12.44<br /> 2012 52.580 7.887,8 32.014,5<br /> 5,7<br /> Sơ bộ năm 13.42<br /> 53.245,6 7.916,1 31.904,5<br /> 2013 5<br /> Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2013 – Tổng cục Thống kê<br /> Bảng 4: Tỷ lệ (%) lao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo<br /> phân theo giới tính và thành thị, nông thôn từ năm 2010 đến 2013<br /> Phân theo giới Phân theo thành<br /> Tổng tính thị, nông thôn<br /> số Thành Nông<br /> Nam Nữ<br /> Năm thị thôn<br /> 2010 14,6 16,2 12,8 30,6 8,5<br /> 2011 15,4 17,2 13,5 30,9 9,0<br /> 2012 16,6 18,6 14,5 31,7 10,1<br /> Sơ bộ năm<br /> 17,9 20,3 15,4 33,7 11,2<br /> 2013<br /> Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2013 – Tổng cục Thống kê<br /> <br /> Có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ lao động qua đào tạo giữa lao động nông thôn<br /> và lao động thành thị, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ qua đào tạo giữa<br /> lao động nam và lao động nữ.<br /> <br /> <br /> 12<br /> Đánh giá kết quả 4 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (từ<br /> năm 2010 đến năm 2013) trên cả nước cho thấy một số kết quả nổi bật như đào tạo trên<br /> 1,6 triệu lao động nông thôn trong đó về lĩnh vực nông nghiệp đào tạo được trên 711.746<br /> lao động; nghề phi nông nghiệp là 890.145 người, trong đó chi ra làm 3 loại đối tượng ưu<br /> tiên. Đối tượng 1 là 585.769 chiếm 36,57% tổng số lao động được đào tạo(Người được<br /> hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 34.905 người; Người dân tộc thiểu<br /> số 329.944 người; Người thuộc hộ nghèo 176.199; Người thuộc hộ bị thu hồi đất 35.152<br /> người ; người khuyết tật 9.528 người). Đối tượng 2 và 3 chiếm 63,56%.<br /> Đánh giá kết quả sau đào tạo cho thấy cả nước có 1.194.688 người đã qua đào tạo<br /> có việc làm chiếm 79%, trong đó số lao động qua đào tạo nghề nông nghiệp có việc làm<br /> là 563.298 người chiếm 82,8% tổng số lao động được đào tạo, số lao động qua đào tạo<br /> nghề phi nông nghiệp có việc làm là 631.390 người chiếm 75,902%, xét về số lượng thì<br /> số lao động qua đào tạo nghề phi nông nghiệp có việc làm cao hơn số lao động có việc<br /> làm qua đào tạo nghề nông nghiệp, tuy nhiên so sánh về tỷ lệ trên số được đào tạo trên số<br /> có việc làm thì tỷ lệ người có việc làm thông qua đào tạo nghề phi nông nghiệp có tỷ lệ<br /> cao hơn.<br /> 3.2.3. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Bộ NN&PTNT chủ<br /> trì phối hợp với các Bộ ngành, địa phương thực hiện từ năm 2010 đến 2013<br /> 3.2.3.1. Kết quả tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề các nghề nông<br /> nghiệp trình độ SCN<br /> Thực hiện Thông tư số 31/TT-LĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động -<br /> Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề<br /> trình độ sơ cấp và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề, trong 04 năm (2010-<br /> 2013), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức xây dựng và ban hành chương trình và giáo<br /> trình của 132 nghề nông nghiệp trình độ SCN cho lao động nông thôn<br /> Các nghề được xây dựng tập trung vào các nhóm nghề trồng trọt 50 nghề; chăn<br /> nuôi chiếm 12 nghề; lâm nghiệp chiếm 12 nghề, thủy sản 33 nghề và 25 nghề liên quan<br /> đến thủy lợi, diêm nghiệp và chế biến nông sản.<br /> Bộ NN&PTNT cũng đã chỉ đạo các Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình và giáo<br /> trình dạy nghề gắn với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt tại Việt<br /> Nam (ViệtGAP). Các chương trình, giáo trình bước đầu được đánh giá phù hợp với người<br /> học và có tính thực tiễn. Đây là các nghề cấp thiết và có nhu cầu thực tế ở các địa phương.<br /> Nội dung các chương trình và giáo trình được đăng tải trên các Website của Văn phòng Bộ<br /> (http://www.omard.gov.vn) và các Website của các đơn vị trực thuộc<br /> (khuyennongvn.gov.vn,...), được các địa phương, cơ sở đào tạo nghề trong cả nước sử<br /> dụng. Bên cạnh việc xây dựng mới các chương trình, giáo trình, Bộ NN&PTNT đã thường<br /> xuyên chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch và thực hiện thẩm định, đánh giá chất lượng<br /> và sự phù hợp của các chương trình, giáo trình đã ban hành làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ<br /> sung các chương trinh đã ban hành và có những điều chỉnh cần thiết cho việc ban hành các<br /> chương trình tiếp theo.<br /> 2.2.3.2. Thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch<br /> vụ nông nghiệp, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn<br /> Công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông<br /> thôn là một trong những hoạt động thuộc nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT trong việc thực<br /> hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong suốt quá trình triển khải từ năm<br /> <br /> 13<br /> 2010 đến năm 2013, Bộ NN&PTNTđã thực hiện một số nội dung liên quan và đạt kết quả<br /> như sau:<br /> - Xây dựng chuyên trang “Tư vấn - dạy nghề” trên Báo Nông nghiệp Việt Nam:<br /> Chuyên trang đã tổ chức thông tin, tuyên truyền có hiệu quả về công tác đào tạo nghề<br /> nông nghiệp cho lao động nông thôn. Nhiều bài viết đã giới thiệu, phản ánh đa dạng về<br /> các kinh nghiệm, mô hình dạy nghề, học nghề hiệu quả trên cả nước. Ngoài ra, chuyên<br /> trang cũng có nhiều bài giới thiệu thông tin đào tạo, tuyển sinh của các trường nghề, nhu<br /> cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đặc biệt từ<br /> tháng 6/2012, chuyên trang đã mở chuyên mục “Nhịp cầu nhà nông” đăng tải thông tin<br /> mua bán nông, lâm, thủy sản, tạo điều kiện cho nông dân kết nối với các doanh nghiệp<br /> trong việc sản xuất hàng hóa và tiêu thụ nông sản, được đông đảo lao động nông thôn đón<br /> nhận.<br /> - Xây dựng chuyên mục“Mách nghề nông nghiệp” trên Kênh truyền hình Nông<br /> nghiệp - Nông thôn (VTC16): Giai đoạn 2012-2013, đã sản xuất và phát sóng 60 chuyên<br /> mục “Mách nghề nông nghiệp”. Các chuyên mục đã cung cấp các thông tin về chính sách,<br /> định hướng phát triển; giới thiệu và tư vấn về công tác đào tạo và việc làm đối với lao<br /> động nông thôn; các mô hình kinh tế nông nghiệp mới, các ngành nghề nông nghiệp được<br /> Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo và người lao động nông thôn quan tâm. Thêm vào<br /> đó, kênh VTC16 cũng mở thêm chuyên mục hỏi đáp trong ngày để cung cấp thêm thông<br /> tin cho bà con nông dân và người lao động nông thôn về đào tạo nghề nông nghiệp.<br /> Ngoài ra, Bộ cũng đã xuất bản các số chuyên đề về “Đào tạo nghề cho lao động<br /> nông thôn” trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT (2011-2012); Phối hợp sản xuất và phát<br /> sóng các chương trình “Chuyện làm giàu của nhà nông” trên kênh VTV2, Đài Truyền<br /> hình Việt Nam; Phối hợp sản xuất và phát sóng các chuyên mục “Mách nghề cho nông<br /> dân” trên hệ VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam (năm 2011).<br /> Nhìn chung, các kênh thông tin trên đã góp phần thông tin thị trường hàng hóa, hỗ<br /> trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, tư vấn học nghề và việc làm<br /> cho lao động nông thôn;phổ biến, nhân rộng và khuyến khích nhiều người học tập làm theo<br /> những doanh nghiệp, nông dân, những cá nhân và tập thể có những thành công trong lĩnh<br /> vực nông nghiệp. Nhiều nông dân đã lựa chọn được nghề, CSDN phù hợp với khả năng và<br /> điều kiện sản xuất tại địa phương để học nghề. Sau khi học nghề đã tổ chức sản xuất và<br /> bước đầu đã nâng cao được thu nhập<br /> 3.2.3.3. Kết quả thí điểm triển khai hình thức cấp Thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động<br /> nông thôn<br /> Bộ NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-TB&XH, Bộ Tài chính ban<br /> hành Thông tư liên tịch số 66/2010/TTLT-BNNPTNT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn quản<br /> lý, phát hành, sử dụng thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp từ nguồn kinh phí Chương trình<br /> mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo và phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 2 tỉnh Thanh<br /> Hoá và Bến Tre triển khai thí điểm.<br /> Sau hai năm thực hiện mô hình thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp, hai tỉnh<br /> Thanh Hóa và Bến Tre đã cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho 10.299 lao động nông thôn<br /> và đào tạo được 9.757 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp theo hình thức cấp thẻ.<br /> Việc đào tạo nghề nông nghiệp theo hình thức cấp thẻ học nghề đã đạt được những<br /> kết quả tích cực, cụ thể như sau:<br /> <br /> <br /> 14<br /> - Việc cấp Thẻ học nghề nông nghiệp tạo được cơ chế cho lao động nông thôn<br /> được quyền lựa chọn nghề học và cơ sở đào tạo nghề phù hợp với điều kiện sản xuất của<br /> học viên;<br /> - Việc tổ chức học nghề được gắn với kế hoạch phát triển sản xuất của địa phương<br /> và của từng hộ gia đình (do học viên được lựa chọn học nghề thiết thực) nên hiệu quả đào<br /> tạo cao hơn, tỷ lệ người được áp dụng kiến thức học vào công việc ngay trong thời gian<br /> học và sau khi tốt nghiệp lớn, hạn chế được lãng phí đào tạo;<br /> - Các CSDN có chất lượng thu hút được nhiều người học, tạo ra được cơ chế thị<br /> trường bình đẳng trong dạy nghề, hạn chế cơ chế xin - cho, khuyến khích các CSDN nâng<br /> cao chất lượng dạy nghề và các dịch vụ liên quan.<br /> Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế<br /> cần phải có những điều chỉnh phù hợp nếu muốn nhân ra diện rộng. Cụ thể một số khó<br /> khăn tồn tại như sau:<br /> - Việc phối hợp giữa các cơ quan thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT với các cơ<br /> quan thuộc ngành Lao động-TB&XH ở các địa phương chưa theo đúng tinh thần chỉ đạo<br /> của Quyết định 1956; vai trò tham gia Đề án của Sở Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm<br /> Khuyến nông tại các địa phương chưa rõ nét và còn thụ động, dẫn đến việc hướng dẫn<br /> người lao động chọn nghề học phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp tại<br /> địa phương và phát huy hiệu quả học nghề của người lao động còn yếu;<br /> - Một bộ phận người lao động chưa thực sự được học đúng nghề, đúng cơ sở đào<br /> tạo theo nhu cầu do khó khăn trong công tác tổ chức lớp học: lớp ít người không đủ điều<br /> kiện mở lớp, đi học xa, kinh phí thấp. Chỉ tiêu kinh phí thấp, mức ưu đãi chưa đủ hấp dẫn<br /> người học ...<br /> - Các CSDN còn lúng túng trong việc xin cấp ứng kinh phí dạy nghề và thủ tục<br /> thanh quyết toán kinh phí sau khi kết thúc lớp học. Chưa có cơ chế xin ứng kinh phí<br /> trước khi mở lớp.<br /> Nguyên nhân của những hạn chế và khó khăn trong công tác triển khai là:<br /> - Văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu, chưa cụ thể và còn một số nội sung khó<br /> thực hiện (một phần do cơ chế hiện tại chưa cho phép), nếu mô hình đào tạo nghề này<br /> được nhân rộng thì cần bổ sung và hoàn thiện dần hệ thống văn bản;<br /> - Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt giữa các sở: Lao động -<br /> TB&XH, Nông nghiệp và PTNT và Tài chính chưa nhuần nhuyễn và kịp thời; vai trò của<br /> Sở Nông nghiệp và PTNT trong thực hiện Đề án còn mờ nhạt;<br /> - Các CSDN còn lúng túng trong đào tạo nghề theo hình thức cấp thẻ, việc phải<br /> ứng trước kinh phí tổ chức và thanh quyết toán kinh phí sau kết thúc lớp học còn khó<br /> khăn, nên chưa thật nhiệt tình tham gia đề án;<br /> - Công tác tuyên truyền, tư vấn chưa thật tốt nên người lao động chưa nắm vững<br /> các quy định của đề án; còn một bộ phận người lao động do nhiều nguyên nhân chưa tha<br /> thiết với học nghề;<br /> - Một số địa phương do trình độ phát triển sản xuất còn thấp, khó tổ chức lớp học<br /> có hiệu quả;<br /> - Việc chuẩn bị cho đào tạo theo hình thức cấp thẻ còn ngắn, chưa lường được<br /> những phát sinh xảy ra, chưa có thời gian để các CSDN thích ứng và có thời gian quảng<br /> bá hình ảnh của mình đến người lao động.<br /> <br /> <br /> 15<br /> 3.2.3.4. Kết quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao<br /> động nông thôn tại các địa phương<br /> Năm 2012, do mới được giao nhiệm vụ nên các Sở Nông nghiệp và PTNT gặp một<br /> số khó khăn và vướng mắc: chưa được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức dạy<br /> nghề (công tác lập kế hoạch, quy trình tổ chức lớp học, lựa chọn CSDN, thủ tục thanh<br /> quyết toán); lúng túng, thiếu thống nhất trong việc chọn đầu mối giao nhiệm vụ quản lý<br /> công tác đào tạo nghề; không được giao hoặc chậm được thông báo kinh phí dẫn đến<br /> thiếu chủ động và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, Sở Nông<br /> nghiệp và PTNT các tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với Sở Lao động -Thương binh<br /> và Xã hội tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp. Các Sở<br /> được UBND tỉnh giao kinh phí đều thực hiện được hầu hết các lớp theo kế hoạch được<br /> tỉnh phê duyệt.<br /> Năm 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh đã chủ động hơn trong chỉ đạo và tổ<br /> chức thực hiện. Phần lớn Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh đã được UBND tỉnh quyết<br /> định giao nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp, kết<br /> quả cụ thể:<br /> - Kết quả thực hiện đào tạo nghề: theo kết quả báo cáo của các địa phương, tổng số<br /> lao động được học nghề nông nghiệp là 203.119 người, trong đó có 78.537 lao động nữ<br /> (chiếm 38,6%); Trong số đó, có 8.649 lao động được hưởng chính sách có công với cách<br /> mạng (4,25%); 48.628 lao động là người dân tộc thiểu số (23,9%); 23.449 lao động thuộc<br /> hộ nghèo (11,5%); 4.660 người thuộc hộ bị thu hồi đất (2,3%) và có 679 người bị khuyết<br /> tật (0,3%); 7.514 người thuộc hộ cận nghèo (3,7%) và 116.615 người là lao động nông<br /> thôn khác (57,4%).<br /> - Hiệu quả sau học nghề: Trong số 188.768 lao động nông thôn đã học xong,có<br /> 166.526 người (chiếm 88,2%) đã có việc làm mới hoặc tiếp tục l
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2