intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng mua sắm online của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

14
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng mua sắm online của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm xây dựng được góc nhìn nhận bao quát hơn, đưa ra các nhận xét, đánh giá và đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm biết được nhu cầu của sinh viên, cách nhìn nhận của sinh viên về hình thức mua sắm qua Internet, bài viết gói gọn các nghiên cứu khảo sát cụ thể đến nhóm đối tượng là sinh viên tại Đại học Công nghệ Tp.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng mua sắm online của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. THỰC TRẠNG MUA SẮM ONLINE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Thanh, Lương Hoàng Phương Trinh, Nguyễn Thị Thùy Trang Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Đi đôi với việc công nghệ ngày càng hiện đại và phát triển, con người ngày nay cũng dần nâng cao các điều kiện, yêu cầu nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu về thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Trong đó nổi bật nhất có thể nhắc đến là sự phát triển của Internet, nhờ đó người ta đã đưa ra thêm những nhu cầu mới, một phần tất yếu có thể kể đến là mua hàng qua Internet nói cách khác là mua sắm online hoặc mua hàng qua mạng. Khi chưa có sự hiện diện của Internet, việc mua sắm của mỗi người mang lại nhiều sự trải nghiệm khác nhau, đại đa số đều mất một khoảng thời gian nhưng đổi lại họ có mình cái nhìn trực diện về sản phẩm, mua hàng một cách trực tiếp và có thể trao đổi với người bán ngay lập tức. Nhưng đến nay để chạy theo kịp sự phát triển của thời đại, con người càng quý trọng thời gian dẫn đến việc ta dần tối ưu hoá việc mua sắm bằng hình thức mua sắm qua Internet. Hình thức này dần thu hút và có sức ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khách hàng đặc biệt là các bạn trẻ, khái quát hơn là tầng lớp sinh viên. Bên cạnh các ưu điểm về việc mua hàng online vẫn còn nhiều nhược điểm cần phải lưu ý. Để xây dựng được góc nhìn nhận bao quát hơn, đưa ra các nhận xét, đánh giá và đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm biết được nhu cầu của sinh viên, cách nhìn nhận của sinh viên về hình thức mua sắm qua Internet, bài viết gói gọn các nghiên cứu khảo sát cụ thể đến nhóm đối tượng là sinh viên tại Đại học Công nghệ Tp.HCM Từ khóa: Mua sắm online, sinh viên, đại học Công Nghệ. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 ở Việt Nam, các hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến dần trở nên sôi động hơn, có hệ thống và được tổ chức bài bản hơn đã trở thành một phần không thể thiếu. Mua sắm trực tuyến là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hoá hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Các sàn thương mại cạnh tranh một cách gay gắt nhắm đến các đối tượng khách hàng nhằm gây sức ảnh hưởng ở diện rộng. Đối tượng khách hành đa số đều có một trong 4 lí do mua hàng là muốn gây ấn tượng với người khác,ghen tị với người có nhiều hơn mình hay cảm thấy không kiểm soát được cuộc sống của mình hoặc đơn giản chỉ là nạn nhân của tiếp thị, quảng cáo đều không thoát khỏi vũn bùn mua sắm “vô tội vạ”.Nhằm xác định các nguyên do và tìm ra hướng giải quyết cho thực trạng”mua sắm để mua vui” ở mn nói chung đến tầng lớp sinh viên nói riêng đặc biệt là các bạn trẻ Hutech.Đó cũng là lí do chúng tôi quyết định nghiên cứu về: "Thực trạng mua sắm online của sinh viên Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh". Nghiên cứu 1095
  2. sẽ tập hợp các nguyên do cũng như chia sẻ kinh nghiệm, cách thức để giảm thiểu việc mua hàng không cần thiết khi mua hàng trực tuyến của sinh viên. 2. THỰC TRẠNG 2.1 Khái niệm mua sắm online Mua sắm trực tuyến là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Người tiêu dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ tìm kiếm mua sắm, hiển thị sự sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử khác nhau. Kể từ năm 2016, khách hàng có thể mua sắm trực tuyến bằng nhiều loại máy tính và thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính để bà, máy tính xách tay, máy tính bảng vfa điện thoại thông minh. (Theo wikipedia) 2.2 Quyết định mua hàng trực tuyến Theo Jantsch.J3 (2006) nhờ sự phát triển của công nghệ số, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi vì hình thức mua hàng qua điện thoại, mua hàng trực tuyến giúp người tiêu dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí mua hàng. Người tiêu dùng chỉ cần vào các trang mua hàng trực tuyến hay gõ từ khóa về các sản phẩm thì đã có thể thu thập được thông tin, giá cả, đặc tính và những bình luận đánh giá từ các người mua trước đó. Khi mua hàng trực tuyến người tiêu dùng không chỉ có cơ hội tiếp xúc được nhiều thông tin về sản phẩm hơn mà còn có thể so sánh giữa các đơn vị cung cấp để chọn nơi mua hàng uy tín và chất lượng. 2.3 Thực trạng mua sắm online của sinh viên Theo khảo sát hầu hết người tham gia khảo sát là sinh viên (88,5%) đều thường xuyên mua sắm trực tuyến điều này cho thấy được nhu cầu mua sắm của sinh viên khá cao. Điều này cho thấy nhu cầu mua hàng trực tuyến đã trở thành xu hướng cực kỳ phổ biến trong giới trẻ. 3 John Jantsch là một tác giả, diễn giả và nhà tư vấn tiếp thị chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. 1096
  3. Hình 4: Thống kê mức độ thường xuyên mua hàng của sinh viên HUTECH. Theo khảo sát đối với sinh viên cho thấy mặt hàng được sinh viên lựa chọn mua trực tuyến nhiều nhất theo tỷ lệ từ cao đến thấp bao gồm: quần áo (96,2%), trang sức/ phụ kiện thời trang (78,8%), mỹ phẩm (63,5%), đồ gia dụng (48,1%),… Các nhóm mặt hàng còn lại tỷ lệ sinh viên mua trực tuyến không phổ biến. Hình 5: Số liệu thống kê sản phẩm được mua nhiều nhất 1097
  4. Hình 6: Số liệu thống kê số tiền sinh viên bỏ ra cho việc mua sắm. Trong nhóm những mặt hàng trên, sinh viên sẳn sàng chi tiêu cho các mặt hàng nói trên nằm ở khung từ 100.000đ – 500.000đ chiếm 57,7%. Mua hàng trực tuyến rất đa dạng diễn ra trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, website, mạng xã hội,…. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên thường lựa chọn các trang thương mại điện tử có uy tín để mua sắm như là: Shopee, Lazada...(96,2%), tiếp đó là website có uy tín(42,3%) và các trang mạng xã hội( facebook, instagram,..) có lượng theo dõi lớn(40,4%),… Hình 7: Các hình thức mua sắm thường thấy 1098
  5. Điều mà sinh viên quan tâm nhất khi mua sắm online là vấn đề :giá cả (90,4%), uy tín ( 75%), thương hiệu (59,6%),… Hình 8: Số liệu thống kê các yếu tố được quan tâm khi mua sắm trực tuyến. 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT Như vậy, xu hướng mua hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội rất phổ biến ở sinh viên trong mẫu nghiên cứu sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và đây cũng là một trong những hoạt động được đánh giá là quan trọng của sinh viên trên không gian mạng. Sinh viên có xu hướng lựa chọn mua sắm trên các sàn thương mại, website,... phổ biến nhất và tỷ lệ mua sắm trực tuyến của sinh viên trên sàn thương mại điện tử như shopee, lazada cao hơn đáng kể so với các sàn thương mại điện tử khác. Bên cạnh những lựa chọn phổ biến chung, sinh viên nam và nữ cũng có những xu hướng lự chọn nhóm mặt hàng mua sắm trực tuyến khác nhau nhất định. Kết quả nghiên cứu gợi mở những giải pháp đối với các sàn thương mại điện tử hiểu hơn về xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên khi muốn phát triển khách hàng hướng đích là sinh viên trong tương lai. Ngoài việc mang đến tính tiện ích, mua hàng trực tuyến còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng Tuy nhiên, cũng không ít người vì không có kinh nghiệm mua sắm online, hoặc đã có kinh nghiệm rồi, nhưng vẫn có phen phải dở khóc, dở cười khi nhận được những sản phẩm mình đặt mua nhưng không đúng chất lượng như lời quảng cáo. Vậy làm thế nào để có thể mua hàng online tốt nhất: - Lựa chọn nơi mua hàng đáng tin cậy - Đọc kỹ thông tin, chi tiết sản phẩm - Đọc đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ 1099
  6. - Tìm giá tốt nhất thông qua các website - Tham khảo giá bán trước khi mua - Chính sách hoàn trả của công ty - Yêu cầu biên lai khi nhận hàng - Kiểm tra hàng trước khi thanh toán TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp Chí Công Thương (2020) “Thương mại trực tuyến và hành vi mua sắm của người tiêu dùng” 2. Nguyễn Tuyết Anh (2021) “Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến” 3. Theo wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Mua_s%E1%BA%AFm_tr%E1%BB%B1c_tuy%E1%BA%BFn 1100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2