intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực đòi hỏi tất cả các thành tố giáo dục đều phải có sự chuyển biến, trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá. Để đổi mới được một trong những khâu cuối cùng, then chốt trong hệ thống giáo dục này thì năng lực đánh giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) cần được nâng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0041 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 167-179 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thu Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực đòi hỏi tất cả các thành tố giáo dục đều phải có sự chuyển biến, trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá. Để đổi mới được một trong những khâu cuối cùng, then chốt trong hệ thống giáo dục này thì năng lực đánh giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) cần được nâng cao. Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng năng lực HS của GV trung học cơ sở (THCS) trên 3 khía cạnh: về kiến thức đánh giá và đánh giá năng lực HS; kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS và thái độ trong đánh giá năng lực HS. Từ đó, chỉ ra các khó khăn và thách thức và các yếu tố tác động đến việc đánh giá năng lực HS của GV các trường THCS hiện nay trên mẫu gồm 235 GV, 07 cán bộ quản lí và 605 HS tại 7 trường THCS trong cả nước. Từ khóa: Thực trạng, năng lực đánh giá, trung học cơ sở. 1. Mở đầu Đánh giá và đánh giá năng lực HS từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo dục trong nước và quốc tế như Tyler; Manger, Bloom (Bloom, 1968) hay Gagne [4], P. Griffin (1996) và Patrick Griffin, Nemanh Hermosa và Esther Care (2014) [6]. J.Raven và J.Stephenson [9] các chuyên gia về đánh giá năng lực đã phân tích một cách có hệ thống các khía cạnh liên quan đến đánh giá dựa trên cơ sở năng lực từ khái niệm, các loại đánh giá, những yêu cầu, nguyên tắc của đánh giá dựa trên cơ sở năng lực. Ở Việt Nam, nghiên cứu về đánh giá và đánh giá năng lực HS được sự quan tâm của các tác giả như Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Nghiêm Đình Vỳ, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Thị Lan Phương (dẫn theo) [1], Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh [2] và một số tác giả khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra về mặt lí luận về đánh giá và đánh giá năng lực HS trên các khía cạnh về phương pháp, công cụ, kĩ thuật đánh giá năng lực HS. Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực được coi là một trong những chuyển biến quan trọng của giáo dục ở nước ta. Một điều tất yếu là khi giáo dục chuyển hướng tiếp cận, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi bởi đổi mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu quan trọng và đột phá trong đổi mới chương trình phổ thông [2]. Điều này không đơn thuần là sự thay đổi được báo trước của một bộ phận cấu thành nên hệ thống buộc phải thay đổi khi hệ thống thay đổi. Đó còn là “sự cải cách” cần thiết của yếu tố động lực vốn đã lạc hậu nhằm tạo động lực Ngày nhận bài: 7/2/2018. Ngày sửa bài: 6/3/2018. Ngày nhận đăng: 15/3/2018. Liên hệ: Nguyễn Thu Hà, e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com 167
  2. Nguyễn Thu Hà ngược, cung cấp thông tin phản hồi, điều khiển, thúc đẩy cả quá trình nói trên chuyển biến nhanh chóng, nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Việc dạy học chú trọng tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn của cuộc sống, đồng thời đòi hỏi đánh giá cũng cần theo chuẩn đầu ra, mà cốt yếu của nó là vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một mức chuẩn nào đó. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong đó vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá được coi là khâu đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực trạng gần đây về đánh giá và đánh giá năng lực HS cho thấy, GV còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đánh giá năng lực HS như thiếu kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ và việc sử dụng kết quả đánh giá năng lực HS. Vậy làm thế nào để phát triển và nâng cao được năng lực đánh giá HS của đội ngũ GV phổ thông nói chung và GV trường THCS nói riêng đáp ứng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lí, trong đó có vai trò của các trường sư phạm. Để trả lời được câu hỏi này, trước hết phải đánh giá năng lực của GV trong việc đánh giá HS của đội ngũ GV ở trường THCS hiện nay như thế nào để từ đó tiến hành đào tạo và bồi dưỡng GV nhằm trang bị cho họ có đủ năng lực đánh giá HS đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đánh giá HS của GV ở trường THCS hiện nay và (2) Chỉ ra những khó khăn, thách thức và các yếu tố tác động đến năng lực đánh giá HS của GV. Những kết quả thu được sẽ là gợi ý tốt để nhóm nghiên cứu xây dựng các nội dung bồi dưỡng cho GV các trường THCS về đánh giá và đánh giá năng lực cho HS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (hiểu biết hay năng lực của HS, chương trình, nhà trường,. . . ) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về HS, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo dục [2]. Đánh giá năng lực học tập của HS là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực hiện các sản phẩm đầu ra thông qua những hành động cụ thể trong một số nhiệm vụ học tập tiêu biểu ở mức độ cụ thể. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của HS dựa trên việc thực hiện đạt/không đạt các sản phẩm đầu ra trong các giai đoạn khác nhau dựa trên chuẩn và tiêu chí đã xây dựng. Như vậy, đánh giá năng lực học tập HS mà chúng tôi đang tiếp cận là hệ thống đánh giá dựa trên năng lực, tiêu chuẩn và sản phẩm đầu ra. Năng lực đánh giá HS của GV theo tiếp cận đánh giá năng lực là khả năng GV vận dụng các kiến thức kĩ năng thái độ và các phẩm chất cá nhân một cách tổng hợp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đánh giá năng lực học tập của HS trong các tình huống khác nhau theo yêu cầu, mục đích, phương pháp, hình thức, nguyên tắc đánh giá năng lực học tập của HS. Năng lực đánh giá HS của GV THCS theo tiếp cận phát triển. Trên cơ sở lí thuyết về đánh giá năng lực học tập của HS cũng như khái niệm năng lực đánh giá HS của GV, chúng tôi đưa ra cấu trúc của năng lực đánh giá HS của GV THCS bao gồm 3 thành phần chính đó là: (i) Nắm vững về bản chất của đánh giá năng lực học tập của HS hay những kiến thức của GV về đánh giá năng lực HS; (ii) Kĩ năng về đánh giá năng lực HS bao gồm: Xây 168
  3. Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở dựng được kế hoạch, tiêu chí đánh giá năng lực HS; Xác định được hình thức, phương pháp, xây dựng công cụ đánh giá năng lực học tập; Đánh giá năng lực học tập của HS; Hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau và (iii) Thái độ của GV đối với đánh giá năng lực HS bao gồm các nguyên tắc khi đánh giá năng lực HS; Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh quá trình dạy học và báo cáo các bên liên quan. 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên THCS * Nội dung khảo sát Năng lực đánh giá HS của GV được xác định bao gồm các thành phần chính là: (i) Kiến thức đánh giá và đánh giá năng lực HS; (ii) Kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS; (iii) Thái độ của GV với đánh giá HS; Những khó khăn, thách thức và các yếu ảnh hưởng đến năng lực đánh giá HS của GV ở các trường THCS trên cả nước. * Mẫu khách thể Tổng số khách thể khảo sát là 847, trong đó có 235 GV; 07 cán bộ quản lí và 605 HS THCS tại 7 trường THCS thuộc 5 tỉnh, thành phố trên cả nước bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thừa Thiên Huế và Tp. Hồ Chí Minh, năm học 2017 - 2018. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu và thống kê toán học. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là tự đánh giá của giáo viên THCS về năng lực đánh giá HS của mình và đánh giá của HS thông qua bảng hỏi. Cụ thể: Phiếu khảo sát thực trạng năng lực đánh giá HS của GV THCS bao gồm 07 câu hỏi với tổng số tiểu mục là 82; trong đó: Kiến thức: 14; Kĩ năng: 27; Thái độ: 13; Khó khăn và thách thức: 18; Các yếu tố ảnh hưởng: 10. Phiếu hỏi dành cho HS để đánh giá thực trạng việc kiểm tra đánh giá của GV THCS hiện nay gồm 05 câu hỏi, với tổng số tiểu mục là 33; trong đó: HS nhận định về cách thức đánh giá: 15; Tổ chức đánh giá: 04; Thay đổi của HS: 04; và Sử dụng kết quả đánh giá: 10). Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của phỏng vấn sâu cán bộ quản lí các trường khảo sát. Nội dung bảng hỏi dành cho GV THCS tập trung vào chủ đề về các mức độ hiện có về các năng lực đánh giá và đánh giá HS; Các khó khăn, thách thức và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đánh giá HS của GV THCS. Các mệnh đề biểu hiện năng lực khảo sát đều được xác định theo 4 mức từ cao xuống thấp, ứng với điểm từ 4 điểm đến 1 điểm theo thang đo Likert, với giá trị khoảng cách là 0,75. Kết quả được xác định theo điểm trung bình (ĐTB); tỉ lệ % các mức và độ lệch chuẩn (ĐLC) phản ánh sự biến thiên giá trị của mỗi cá nhân xung quanh giá trị trung bình tổng thể. Theo đó, chính xác đến 95% là giá trị thực của mỗi cá nhân sẽ thuộc khoảng ĐTB ± ĐLC. + Mức cao (mức 4): 3,25 - 4,00 + Mức tương khá (mức 3): 2,51 - 3.25 + Mức trung bình (mức 2): 1,76 - 2,50 + Mức thấp (mức 1): 1,00 - 1,75 * Độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo đánh giá năng lực đánh giá HS của GV trường 169
  4. Nguyễn Thu Hà THCS cho thấy các tiểu thang đo của cả hai thang đo dành cho GV và HS đều có hệ số Conbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0,80 đến 0,951. Như vậy, khái quát chung, thang đo được thiết kế trực quan, rõ ràng. Về mặt tổng thể hai thang đo dành cho đại diện GV và HS đều có độ tin cậy khá cao, tương tự các tiểu item trong từng thang cũng đảm bảo độ tin cậy theo quy định thống kê. 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên THCS Kết quả khảo sát các năng lực thành phần trong năng lực đánh giá và đánh giá năng lực HS của GV THCS theo các biểu hiện cụ thể được trình bày dưới đây: 2.3.1. Kiến thức của giáo viên THCS về đánh giá và đánh giá năng lực học sinh Kiến thức của GV THCS về đánh giá và đánh giá năng lực HS được thể hiện ở “Khả năng trình bày được bản chất đánh giá năng lực học tập của HS”. Hiểu biết của GV về đánh giá và đánh giá năng lực HS được phân chia thành hiểu biết về đánh giá HS, đánh giá năng lực HS; hiểu biết về các kĩ năng và phương pháp đánh giá HS, đánh giá năng lực HS và hiểu biết về thái độ đối với đánh giá HS và đánh giá năng lực HS. Bảng 1. Kiến thức của GV về đánh giá và đánh giá năng lực HS Kiến thức của GV về đánh giá năng lực HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc Bản chất đánh giá năng lực HS 235 3,37 0,771 7 Mục đích đánh giá năng lực HS 235 3,46 0,711 3 Phương pháp đánh giá năng lực HS 235 3,47 0,642 2 Hình thức đánh giá năng lực HS 235 3,42 0,677 5 Công cụ đánh giá năng lực HS 235 3,27 0,781 12 Quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá 235 3,36 0,634 8 năng lực HS Cách xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực HS 235 3,49 0,587 1 Cách thiết kế bài tập đánh giá năng lực HS 235 3,43 0,598 4 Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực HS 235 3,35 0,810 9 Thu thập thông tin đánh giá năng lực HS 235 3,20 0,908 14 Phân tích và xử lý thông tin đánh giá năng lực HS 235 3,22 0,806 13 Hướng dẫn HS tự đánh giá năng lực 235 3,31 0,668 10 Thái độ khi đánh giá năng lực HS 235 3,41 0,669 6 Sử dụng kết quả đánh giá năng lực để điều chỉnh 235 3,28 0,737 11 hoạt động học tập của HS Phân tích kết quả Bảng 1 cho thấy, đa số các GV ở 7 trường THCS đại diện trên cả nước đều có sự “Hiểu nhưng chưa vững chắc” đến, “Hiểu vững chắc” về đánh giá và đánh giá năng lực HS với ĐTB đạt từ 3,20 đến 3,49. Tất cả các kiến thức về đánh giá và đánh giá năng lực HS GV đều đạt mức “hiểu vững chắc”, trừ kiến thức về “Thu thập thông tin đánh giá năng lực HS” và “Phân tích và xử lý thông tin đánh giá năng lực HS” GV chỉ đạt mức “hiểu nhưng chưa vững chắc”. Các kiến thức GV có sự hiểu biết vững chắc nhất là “Cách xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực HS” với ĐTB lớn nhất = 3,49 ± 0,587. Tiếp sau đó, đến kiến thức về “Phương pháp đánh giá năng lực HS” và “Mục đích đánh giá năng lực HS”. 170
  5. Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở Kiến thức về “Thu thập thông tin đánh giá năng lực HS” và “Phân tích và xử lý thông tin đánh giá năng lực HS” của GV chỉ dừng lại ở mức “hiểu nhưng chưa vững chắc” với giá trị TB chỉ đạt 3,20 ± 0,908 và 3,22 ± 0,806. Như vậy, trong 3 khối kiến thức về đánh giá và đánh giá năng lực HS, GV các trường khảo sát dường như nắm vững chắc nhất kiến thức về kĩ năng đánh giá năng lực HS, dù còn một vài kĩ thuật về thu thập và xử lí số liệu đánh giá còn chưa vững chắc. Tiếp sau đó, đến kiến thức chung về đánh giá và đánh giá năng lực HS như khái niệm, mục đích và vai trò của đánh giá năng lực HS. Cuối cùng, là sự hiểu biết về thái độ của GV khi đánh giá năng lực HS. Sở dĩ như vậy là bởi vì đánh giá năng lực HS là một khái niệm mới và việc thu thập thông tin cũng như phân tích và xử lí thông tin về đánh giá năng lực HS cũng là những kĩ năng khó đối với GV. Tuy nhiên, theo xếp hạng thứ bậc về các kiến thức GV nắm vững nhất cho thấy rằng, GV tự đánh giá kiến thức về kĩ năng thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực của mình (bậc 1) và phương pháp đánh giá năng lực HS (bậc 2) nhưng việc sự hiểu được bản chất của đánh giá năng lực HS chỉ xếp bậc 7, điều đó có thể chứng tỏ rằng: GV chưa thực sự hiểu được bản chất của đánh giá năng lực HS; chưa phân biệt được đánh giá kiến thức, kỹ năng với đánh giá năng lực HS, và còn nhầm lẫn giữa các kĩ năng này với nhau. 2.3.2. Kĩ năng của giáo viên THCS về đánh giá và đánh giá năng lực học sinh Kĩ năng của GV về đánh giá và đánh giá năng lực HS là một phần quan trọng của năng lực đánh giá HS, được chia thành các kĩ năng nhỏ hơn đó là: Xây dựng được kế hoạch đánh giá năng lực học tập; Đánh giá năng lực học tập của HS thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp, kĩ thuật, công cụ đánh giá năng lực học tập của HS, phối hợp với đồng nghiệp, nhà trường và cha mẹ HS trong việc đánh giá HS; Hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau và Xử lí kết quả đánh giá năng lực HS. Kĩ năng của GV về đánh giá và đánh giá năng lực HS được thể hiện ở mức độ áp dụng có thường xuyên hay không các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS và mức độ thành thạo trong việc thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS. Bên cạnh đó, nhận xét, đánh giá của HS về việc GV tổ chức các buổi kiểm tra đánh giá trên lớp cũng là một chỉ số quan trọng giúp chúng tôi đưa ra được thực trạng kĩ năng của GV THCS về đánh giá năng lực HS. Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, GV các trường THCS được khảo sát thường xuyên áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá và đánh giá năng lực cho HS với tất cả các phương pháp và hình thức đánh giá đều đạt ĐTB từ 2,8 đến 3,9 (ĐTB > 3,25) chỉ có kĩ năng “Phối hợp với phụ huynh trong việc đánh giá HS” (ĐTB = 3,14, ĐLC = 0,758 và “Sử dụng thang đo năng lực” (ĐTB = 2,8) đạt mức độ “Thỉnh thoảng” (ĐTB < 3,25). Phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực HS được GV áp dụng thường xuyên nhất là “Hỏi vấn đáp” (ĐTB = 3,88 và ĐLC = 0,338) và “Vấn đáp trên lớp” (ĐTB = 3,85; ĐLC = 0,396). Phương pháp “Kiểm tra viết (tự luận)” và “Phương pháp trắc nghiệm” mặc dù là phương pháp truyền thống nhưng cũng chỉ được GV áp dụng thường xuyên sau hai phương pháp trên. Phương pháp “Hướng dẫn HS tự đánh giá” cũng được GV áp dụng thường xuyên. Như vậy, có thể thấy rằng, GV đã sử dụng linh hoạt hai hình thức đánh giá truyền thống (Hỏi vấn đáp, Quan sát trên lớp, Tự luận) và hiện đại (Trắc nghiệm, hướng dẫn HS tự đánh giá lẫn nhau và đánh giá qua bài tập, tình huống thực tiễn). Đặc biệt, trong đánh giá năng lực HS, câu hỏi, bài tập thực tiễn là một trong những công cụ đánh giá quan trọng nhất cũng được GV áp dụng khá thường xuyên. Điều đó, chứng tỏ rằng có một sự chuyển biến, thay đổi của GV trong việc sử dụng 171
  6. Nguyễn Thu Hà các phương pháp đánh giá năng lực HS giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Ba kĩ năng mà GV chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng đó là “Phối hợp với phụ huynh HS”; “Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS” và “Sử dụng thang đo năng lực” đều là những phương pháp đánh giá khó áp dụng hơn, riêng đối với kĩ năng “Sử dụng thang đo năng lực” là một kĩ năng rất khó, đòi hỏi GV phải được bồi dưỡng và tập huấn cũng như thực hành nhiều trước khi áp dụng, do đó việc kĩ năng này được GV ít áp dụng hơn cũng là điều dễ hiểu. Bảng 2. Kĩ năng của GV THCS trong việc đánh giá năng lực HS Phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc Phương pháp viết (Tự luận) 235 3,57 0,522 3 Phương pháp trắc nghiệm 235 3,32 0,589 6 Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS 235 3,25 0,780 9 Quan sát trên lớp 234 3,85 0,396 2 Hỏi vấn đáp 235 3,88 0,338 1 Hướng dẫn HS tự đánh giá 235 3,56 0,570 4 Hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau 235 3,34 0,586 7 Đánh giá qua bài tập/tình huống thực tiễn 235 3,55 0,548 5 Đánh giá qua hồ sơ học tập 235 3,26 0,706 8 Sử dụng thang đo năng lực HS 235 2,80 0,865 11 Phối hợp với phụ huynh trong việc đánh giá HS 235 3,14 0,758 10 Kiểm tra miệng 235 3,90 0,317 1 Kiểm tra 15 phút 234 3,68 0,475 4 Kiểm tra 45 phút 235 3,40 0,541 5 Kiểm tra cuối kỳ 235 3,34 0,527 6 Kiểm tra làm bài tập trên lớp 235 3,69 0,531 3 Kiểm tra vở bài tập ở nhà 235 3,74 0,518 2 Đối với các hình thức đánh giá năng lực HS, GV thường xuyên áp dụng tất cả các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút, kiểm tra cuối kì, kiểm tra làm bài tập trên lớp và kiểm tra vở bài tập ở nhà với ĐTB đều lớn hơn 3,25. Sở dĩ như vậy là bởi vì đây đều là các hình thức kiểm tra đánh giá năng lực truyền thống trong nhà trường hiện nay. Điều này cũng phù hợp với câu trả lời của cán bộ quản lí các trường THCS khi được hỏi về những “phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá năng lực HS mà GV thường hay sử dụng nhất”. Theo Ông N.V.V, Hiệu phó Trường THCS Hương Ngải - Hà Nội những phương pháp GV hay sử dụng nhất là “Kiểm tra viết (tự luận), trắc nghiệm, đặt câu hỏi trên lớp, đánh giá qua các câu hỏi, bài tập tình huống của HS; Những phương pháp GV ít sử dụng nhất là “Sử dụng thang đo năng lực” vì đây là kĩ năng rất khó đối với GV, chỉ những GV cốt cán được đi tập huấn ở Phòng, Sở mới có thể áp dụng được phương pháp này”. Khi khảo sát HS về cách thức đánh giá hoạt động học tập của GV trên lớp, HS đưa ra câu trả lời ở Bảng 3. Theo HS, các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá được GV áp dụng thường xuyên nhất là: đặt câu hỏi cho HS trả lời, xây dựng các bài tập kiểm tra (ĐTB = 3,88; ĐLC = 0,383), kiểm tra viết (tự luận), xây dựng các tình huống gắn với thực tiễn, cho HS trao đổi, thảo luận trong bài học, tổ chức kiểm tra miệng, kiểm tra làm bài tập trên lớp và kiểm tra 15 phút. Đây đều là 172
  7. Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở những phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống. Những phương pháp kiểm tra đánh giá hiện đại như: thực hiện dự án và đánh giá kết quả qua dự án, GV hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV phối hợp với cha mẹ trong việc đánh giá HS và phương pháp kiểm tra trắc nghiệm ít được GV sử dụng. Như vậy, đánh giá của GV hiện nay vẫn đang nghiêng về đánh giá kiến thức, kĩ năng, GV vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, hình thức, công cụ và kĩ thuật đánh giá năng lực HS. Bảng 3. Học sinh nhận xét về cách thức giáo viên đánh giá năng lực học sinh Cách thức đánh giá hoạt động học tập HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc GV cho làm bài kiểm tra viết 605 3,36 0,557 5 GV cho làm bài kiểm tra trắc nghiệm 605 2,60 1,109 11 GV cho thực hiện dự án và đánh giá kết quả sản 605 2,41 0,979 14 phẩm dự án GV xây dựng các bài tập 605 3,73 0,581 3 GV xây dựng các tình huống gắn liền với thực tiễn 605 3,29 0,789 8 GV đặt câu hỏi cho HS trả lời trong bài học 605 3,88 0,383 1 GV cho HS trao đổi, thảo luận trong bài học 605 3,27 0,649 9 GV tổ chức kiểm tra miệng 605 3,86 1,663 2 GV tổ chức kiểm tra 15 phút 605 3,32 0,526 7 GV tổ chức kiểm tra 1 tiết 605 3,10 0,544 10 GV kiểm tra làm bài tập trên lớp 605 3,63 0,611 4 GV kiểm tra vở bài tập ở nhà 605 3,33 0,785 6 GV hướng dẫn HS tự đánh giá 605 2,42 0,922 13 GV tổ chức cho HS tự đánh giá lẫn nhau 605 2,38 0,924 15 GV có phối hợp với cha mẹ trong việc đánh giá HS 605 2,59 0,928 12 Trong kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS, thiết kế đề kiểm tra đánh giá được coi là kĩ năng cơ bản và quan trọng nhất thể hiện việc GV có thành thạo việc đánh giá năng lực HS hay không. Bảng 4. Kĩ năng thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh của giáo viên THCS Kĩ năng thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc Xác định đối tượng đánh giá 235 3,07 0,502 4 Xây dựng nội dung đánh giá 235 2,97 0,647 7 Lựa chọn và sử dụng phương pháp đánh giá 235 3,03 0,442 5 Lựa chọn và sử dụng hình thức đánh giá 235 3,00 0,485 6 Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá (bảng kiểm 235 2,71 0,730 10 quan sát, thang đo đánh giá năng lực,. . . ) Xây dựng trọng số điểm cho đề kiểm tra đánh giá 235 3,08 0,604 3 Xây dựng đáp án cho đề kiểm tra đánh giá 235 3,19 0,546 1 Thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực HS 235 3,11 0,523 2 Xây dựng bài tập/tình huống gắn với thực tiễn 235 2,98 0,554 8 Phối hợp với tổ chuyên môn trong việc xây dựng đề 235 2,95 0,590 9 kiểm tra đánh giá 173
  8. Nguyễn Thu Hà Kết quả khảo sát từ Bảng 4 cho thấy, kĩ năng của GV trong việc thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS chỉ dừng lại ở mức “thành thạo” với ĐTB từ 2,71 đến 3,19 (ĐTB > 2,51). Không có kĩ năng thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS nào GV “Rất thành thạo”. Các kĩ năng về “xây dựng đáp án cho đề kiểm tra, đánh giá” (ĐTB = 3,73; ĐLC = 0,581), “thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực HS” (ĐTB = 3,11; ĐLC = 0,523), “Xây dựng trọng số điểm cho đề kiểm tra” (ĐTB = 3,08; ĐLC = 0,604), và kĩ năng “Xác định đối tượng đánh giá” (ĐTB = 3,07; ĐLC = 0,502), là các kĩ năng thiết kế đề kiểm tra GV thành thạo nhất. Các kĩ năng “Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá (bảng kiểm quan sát, thang đo đánh giá năng lực,. . . ), “Phối hợp với tổ chuyên môn trong việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá” và “Xây dựng bài tập/tình huống gắn với thực tiễn” là các kĩ năng thiết kế đề kiểm tra mà GV ít thành thạo hơn. Sở dĩ như vậy là bởi vì việc thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS đã được tập huấn và bồi dưỡng khá nhiều và từ lâu cho GV các trường THCS nên GV đạt mức độ thành thạo, các kĩ năng mới như lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá năng lực mới như bảng kiểm, thang đo năng lực. . . GV ít thành thạo hơn cũng là điều có thể hiểu được. Điều đó cũng chứng tỏ năng lực thiết kế công cụ đánh giá của họ vẫn còn hạn chế. Bảng 5. Kĩ năng của GV các trường THCS về đánh giá năng lực HS Trường N ĐTB ĐLC Thứ bậc THCS Vĩnh Phúc 19 3,38 0,280 7 THCS Hương Ngải 22 3,59 0,220 3 THCS Song Lãng 22 3,65 0,127 2 THCS Thanh Nê 23 3,68 0,199 1 THCS Phú Lương 89 3,35 0,247 6 THCS Nguyễn Văn Ngữ 11 3,53 0,176 5 THCS Nguyễn Văn Bá 47 3,57 0,230 4 Tổng 233 3,49 0,260 Phân tích các kết quả ở Bảng 5 cho thấy, kĩ năng về đánh giá và đánh giá năng lực HS của GV hầu như không có sự khác nhau giữa các 7 trường THCS được khảo sát, với ĐTB đạt từ 3,25 trở lên, tương đương với mức “Thường xuyên áp dụng”. Tuy nhiên, với từng kĩ năng về đánh giá năng lực HS thông qua việc áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS của GV trải từ mức độ “Hiếm khi” đến “Thỉnh thoảng” và “Thường xuyên”, không có phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá nào mà GV chưa thực hiện. GV trường THCS Thanh Nê (Thái Bình) có mức độ áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS thường xuyên nhất với tất cả các các ĐTB đều đạt từ 3,46 – 3,92 (ĐTB > 3,25). Trong đó, “Hỏi vấn đáp” là phương pháp được GV trường THCS Thanh Nê áp dụng thường xuyên hơn cả; và “Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS” là phương pháp được GV trường này áp dụng ít thường xuyên nhất. Tiếp đó, đến Trường THCS Song Lãng (Thái Bình), THCS Nguyễn Văn Ngữ (Tp. HCM) và THCS Hương Ngải (Hà Nội), THCS Nguyễn Văn Bá (Tp. HCM) theo sau là trường THCS Phú Lương (Thừa Thiên Huế) với mức độ áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS từ mức độ “Thỉnh thoảng” đến “Thường xuyên”. Sau cùng là các trường THCS Vĩnh Phúc với mức độ áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS từ mức “Hiếm khi” đến “Thỉnh thoảng” và “Thường xuyên”. Đối với GV của trường này, phương pháp “Sử dụng thang đo năng lực HS” chỉ được áp dụng ở mức độ “Hiếm khi” vì đây là một phương pháp đánh giá khó, phương pháp “kiểm tra trắc 174
  9. Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở nghiệm” là phương pháp quen thuộc mà GV trường THCS ở Vĩnh Phúc thường xuyên áp dụng. Về kĩ năng thiết kế đề kiểm tra đánh giá của GV các trường khảo sát, đưa ra kết quả không phù hợp với mức độ áp dụng “Thỉnh thoảng” đến “Thường xuyên” của các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá của GV các trường. Tất cả GV của các trường được khảo sát đều có mức độ “Chưa thành thạo” đến “Thành thạo” trong việc thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS; Không có trường nào, GV đạt mức “Rất thành thạo” trong kĩ năng thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS. Đứng đầu về mức độ thành thạo trong thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS thuộc về GV trường THCS Thanh Nê với ĐTB = 3,15; ĐLC = 0,550; Tiếp sau đến Trường THCS Song Lãng với ĐTB = 3,13; ĐLC = 0,235; Theo sau là Trường THCS Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Ngữ; THCS Phú Lương, THCS Hương Ngải. Sau cùng, là Trường THCS Vĩnh Phúc với tất cả các kĩ năng đều chỉ đạt mức “Thành thạo”, ĐTB từ 2,63 đến 2,95. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của cán bộ quản lí Trường THCS Vĩnh Phúc, cho rằng GV trong trường còn hạn chế về kiến thức đánh giá năng lực HS nên việc hạn chế về kĩ năng thiết kế, sử dụng, phối hợp các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS cũng là điều dễ hiểu. 2.3.3. Thái độ của giáo viên trong việc đánh giá và đánh giá năng lực học sinh Thái độ của GV trong việc đánh giá và đánh giá năng lực HS được thể hiện trong nguyên tắc GV đánh giá HS, sự quan tâm của GV đến việc đánh giá HS và sau cùng là sử dụng kết quả đánh giá năng lực HS. Bên cạnh đó, sự quan tâm đến những thay đổi của HS sau kết quả đánh giá cũng là một chỉ số cho biết thêm hiệu quả và thái độ của việc GV đánh giá HS trên lớp. Về các nguyên tắc khi đánh giá và đánh giá năng lực HS, GV nhận thức được tất cả các nguyên tắc: Đảm bảo tính chính xác; Đảm bảo tính khách quan; Đảm bảo sự công bằng; Đảm bảo tính toàn diện và Tôn trọng sự khác biệt của HS đều đạt mức độ “Rất cần thiết” với ĐTB từ 3,42 đến 3,46 (Bảng 6). Như vậy, có thể thấy rằng, GV rất am hiểu về các nguyên tắc trong đánh giá HS và nếu như trong đánh giá HS, một trong những nguyên tắc này mà vi phạm thì ko phải là đánh giá năng lực. Tuy nhiên, nguyên tắc đánh giá “Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động của HS”, “Tôn trọng sự khác biệt của HS” - những nguyên tắc đặc trưng trong đánh giá vì sự tiến bộ của HS chỉ được GV xếp thứ 7, tức là mức độ chú ý thấp nhất thì cũng có thể khẳng định rằng GV vẫn chưa hiểu bản chất thực sự của đánh giá năng lực HS. Bảng 6. Nguyên tắc khi giáo viên THCS đánh giá năng lực học sinh Nguyên tắc khi đánh giá năng lực HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc Đảm bảo tính chính xác 235 3,66 0,482 1 Đảm bảo tính khách quan 235 3,58 0,494 3 Đảm bảo sự công bằng 235 3,62 0,503 2 Đảm bảo tính toàn diện 235 3,52 0,549 4 Tôn trọng sự khác biệt của HS 235 3,35 0,677 7 Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động 235 3,42 0,611 6 học tập của HS Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc dạy học 235 3,48 0,602 5 của GV 175
  10. Nguyễn Thu Hà Các nguyên tắc đánh giá HS của GV còn được HS nhận xét qua cách thức tổ chức đánh giá HS trên lớp học với việc “GV đánh giá bài làm của HS một cách chính xác” (ĐTB = 2,75); “GV đánh giá bài làm của HS một cách công bằng” (ĐTB = 2,69) và “GV có sửa lỗi sai cho HS” (ĐTB = 2,61 với một số GV, “GV có ghi nhận xét bài làm của HS” (ĐTB = 2,33) chỉ thực hiện bởi 1 – 2 GV. Điều đó cho thấy, mặc dù đa số GV có đánh giá mình đảm bảo các nguyên tắc khi tổ chức đánh giá năng lực HS nhưng HS chỉ cảm nhận được điều này ở một số GV. Sự quan tâm của GV đến việc sử dụng kết quả đánh giá năng lực HS cũng có sự khác nhau giữa GV và HS. Bảng 7. Xếp hạng thứ bậc quan tâm của GV và HS đến kết quả đánh giá năng lực HS Sự quan tâm đến kết quả đánh giá Giáo viên Học sinh Thứ Thứ N ĐTB ĐLC N ĐTB ĐLC bậc bậc Xếp loại học tập 235 3,23 0,654 2 605 0,55 0,498 3 Thông báo kết quả đối với gia đình 235 3,23 0,590 2 605 0,35 0,477 5 Đánh giá thành tích của GV 235 2,81 0,775 6 605 0,08 0,273 2 Đánh giá thành tích của nhà trường 235 2,79 0,794 5 605 0,09 0,292 1 Điều chỉnh quá trình học tập của HS 235 3,29 0,595 1 605 0,55 0,498 3 Điều chỉnh quá trình dạy học của GV 235 3,10 0,675 4 605 0,21 0.411 6 Đối với nhóm GV được khảo sát, sự quan tâm lớn nhất đến vấn đề sử dụng kết quả đánh giá để “Điều chỉnh hoạt động của HS” (ĐTB = 3,29; ĐLC = 0,595), tiếp sau đó đến “Điểm số và xếp loại của HS” đều đạt ĐTB = 3,23; việc sử dụng kết quả đánh giá của HS để “Điều chỉnh lại quá trình dạy học của GV trên lớp” được quan tâm kế tiếp với ĐTB = 3,10 và ĐLC = 0,675; “Thành tích của nhà trường” và “Thành tích của GV” sau khi đánh giá HS được GV quan tâm ít hơn. Đối với nhóm HS được khảo sát, sau mỗi lần đánh giá, HS quan tâm nhất đến điểm số của bài kiểm tra (ĐTB = 0,61; ĐLC = 0,512), sau đó mới đến việc “sửa chữa các lỗi sai trong bài kiểm tra” (ĐTB = 0,74; ĐLC = 0,499). HS quan tâm đến “Nhận xét của GV” và “Thứ tự xếp hạng trong lớp” ở vị trí cuối cùng. Cũng sau mỗi lần kiểm tra, HS đánh giá sự thay đổi của chính mình ở việc “Sửa chữa những lỗi sai của HS” (ĐTB = 2,84), “Nhận ra những lỗi sai về mặt kiến thức của HS” (ĐTB = 2,77), “Tạo động lực cho HS” (ĐTB = 2,67) và cuối cùng “Giúp HS vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống” (ĐTB = 2,47). Việc sử dụng kết quả đánh giá, HS quan tâm nhiều nhất đến việc “Đánh giá thành tích của nhà trường” (TB = 0,9), sau đó đến “Đánh giá thành tích của GV” (TB = 0,8), tiếp đến là việc sử dụng kết quả đánh giáHS để “Xếp loại học tập” và “Điều chỉnh quá trình học tập của HS” (TB = 0,55), việc “Thông báo kết quả học tập với gia đình” và “Điều chỉnh kết quả học tập của GV” được quan tâm ở mức độ thấp nhất (ĐTB = 0,21). Có sự mâu thuẫn trong câu trả lời của GV ở trong hai Bảng 6 và Bảng 7. Trong Bảng 6 GV đưa ra nguyên tắc “Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình học tập của HS” chỉ xếp hạng 6 (mức độ cần thiết gần thấp nhất), nhưng đến Bảng 7, GV xếp hạng sự quan tâm của mình đến việc “Sử dụng kết quả đánh giá là để điều chỉnh quá trình học tập của HS” ở thứ hạng 1 (mức độ cần thiết nhất), điều này có thể được giải thích là: về mặt lí thuyết GV luôn nắm được các nguyên tắc đánh giá, nhưng trong quá trình thực hiện việc đánh giá năng lực HS thì GV còn hạn chế và ít quan tâm đến nguyên tắc đánh giá quan trọng này. 176
  11. Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở 2.3.4. Những khó khăn, thách thức và yếu tố tác động đến năng lực đánh giá học sinh của giáo viên THCS * Những khó khăn của giáo viên THCS Trong quá trình thực hiện việc đánh giá và đánh giá năng lực HS, GV các trường THCS đã đưa ra những khó khăn và thách thức họ gặp phải đó là: các hạn chế về nhận thức về đánh giá năng lực HS; hạn chế về kiến thức, phương pháp và thái độ khi đánh giá năng lực HS; thiếu các văn bản chỉ đạo, sự hỗ trợ, giám sát của nhà trường, tổ chuyên môn; thiếu sự phối hợp với phụ huynh và HS; sức ép của thi cử và hạn chế các điều kiện đảm bảo đánh giá năng lực HS. Bảng 8. Khó khăn của GV trong việc đánh giá năng lực HS Khó khăn của GV trong việc đánh giá năng lực HS SL % Thứ bậc Chưa có nhận thức đúng đắn về đánh giá năng lực HS 68 28,9 12 Hạn chế về kiến thức cơ bản về đánh giá năng lực HS 69 29,4 11 Hạn chế về phương pháp đánh giá năng lực HS 86 36,6 8 Hạn chế về hình thức đánh giá năng lực HS 76 32,3 10 Hạn chế về quy trình tổ chức đánh giá năng lực HS 90 38,3 7 Thiếu tài liệu hướng dẫn về đánh giá năng lực HS 123 52,3 2 Thiếu các văn bản chỉ đạo về đánh giá năng lực HS 83 35,3 9 Sức ép của việc đảm bảo chỉ tiêu thi đua 140 59,6 1 Sức ép của gia đình và cộng đồng 92 39,1 6 Thiếu sự hỗ trợ của nhà trường về mặt chuyên môn 59 25,1 12 Thiếu giám sát đánh giá của BGH nhà trường và tổ 49 20,9 13 chuyên môn Thiếu giám sát đánh giá của tổ chuyên môn 41 17,4 14 Thiếu sự hợp tác của HS 98 41,7 5 Thiếu sự phối hợp với gia đình HS 116 49,4 3 Hạn chế về điều kiện đảm bảo đánh giá năng lực HS (kinh phí 100 42,6 4 và thời gian) Từ kết quả khảo sát ở Bảng 8 cho thấy, trong quá trình đánh giá năng lực HS, GV các trường THCS gặp khó khăn lớn nhất ở vấn đề “Sức ép của việc đảm bảo chỉ tiêu thi đua” với 140/235 GV được hỏi trả lời gặp khó khăn, chiếm tới 59,6%; tiếp sau đó là “Thiếu các tài liệu hướng dẫn về đánh giá năng lực HS” chiếm 52,3%, “Thiếu sự phối hợp với gia đình HS” chiếm 49,4%. Ít GV cảm thấy khó khăn trong việc “Thiếu sự giám sát của tổ chuyên môn” chiếm 17,4% và “Thiếu sự đánh giá của tổ chuyên môn” chiếm 20,9%. Các điều kiện đảm bảo đánh giá năng lực HS như kinh phí và thời gian cũng được coi là khó khăn của GV khi đánh giá năng lực HS với số lượng 100 GV được hỏi trả lời chiếm 42,6%. Bên cạnh khó khăn, khi đánh giá năng lực HS, GV cũng gặp phải các thách thức đó là: Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực (chiếm 58,3%); Đánh giá năng lực HS thông qua việc dạy các môn học tích hợp (chiếm 51,5%) và Yêu cầu của đổi mới cơ chế quản lý, chỉ đạo đánh giá HS (chiếm 45,5%). * Yếu tố ảnh hưởng Theo GV, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đánh giá HS của GV bao gồm 3 nhóm yếu tố đó là: (i) Từ công tác đào tạo, bồi dưỡng; (ii) Từ sự rèn luyện chuyên môn của GV; (iii) Từ các yêu cầu khách quan, cơ chế quản lí, chính sách và nguồn lực. Tất cả các yếu tố này đều tác động 177
  12. Nguyễn Thu Hà đến năng lực đánh giá HS của GV từ mức độ “Vừa” đến “Mạnh” với ĐTB từ 2,48 đến 2,60. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất đến năng lực đánh giá HS của GV là “Nỗ lực của GV trong việc phát triển năng lực đánh giá HS” (ĐTB = 2,74; ĐLC = 0,925); Tiếp theo đến những “Yêu cầu của việc đổi mới chương trình và SGK mới” (ĐTB = 2,64; ĐLC = 0,920). Các yếu tố có ảnh hưởng ít hơn đến năng lực đánh giá HS của GV đó là “Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của Phòng/Sở và nhà trường về công tác đánh giá năng lực HS” (ĐTB = 2,48; ĐLC = 0,879) và “Cách lựa chọn môn thi và vị thế của môn học trong nhà trường” (ĐTB = 2,54; ĐLC = 0,957). 3. Kết luận Từ những dữ liệu trên về kiến thức, kĩ năng và thái độ của GV khi đánh giá HS cho thấy bức tranh tổng thể về thực trạng năng lực đánh giá HS của GV các trường THCS tham gia khảo sát đó là: Về kiến thức đánh giá và đánh giá năng lực HS của GV: Mặc dù qua kết quả tự đánh giá của đa số các GV ở 7 trường THCS tham gia khảo sát đều có sự hiểu biết cơ bản về tất cả các kiến thức về đánh giá và đánh giá năng lực HS nhưng qua khảo sát cũng cho thấy trong kiến thức của GV về đánh giá năng lực HS vẫn còn có những hạn chế, GV chưa thực sự hiểu được bản chất của đánh giá năng lực, chưa phân biệt được sự khác nhau và kế thừa của đánh giá kiến thức, kĩ năng với đánh giá năng lực HS; Về kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS của GV: Đa số GV các trường THCS được khảo sát thường xuyên áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực học sinh kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp truyền thống (như vấn đáp, quan sát, tự luận. . . ) và phương pháp hiện đại (trắc nghiệm, đánh giá qua các bài tập, tình huống, nhiệm vụ gắn với thực tiễn,. . . ), kĩ thuật thiết kế ma trận đề kiểm tra đánh giá của GV đạt mức thành thạo ở các kĩ năng truyền thống, còn lại các kĩ năng mới như “Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá (bảng kiểm quan sát, thang đo đánh giá năng lực,. . . ) và xây dựng câu hỏi/bài tập/tình huống gắn với thực tiễn còn hạn chế. Điều đó thấy được sự chuyển biến trong năng lực đánh giá của GV hiện nay, tuy nhiên, đánh giá của GV hiện nay vẫn đang nghiêng về đánh giá kiến thức, kĩ năng, GV vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp, hình thức, công cụ và kĩ thuật đánh giá năng lực HS. Về thái độ trong đánh giá và đánh giá năng lực HS của GV: Trong quá trình đánh giá HS, GV đều nhận thức được tất cả các nguyên tắc cơ bản và cần thiết. Tuy nhiên, sự quan tâm của GV đến việc phản hồi và sử dụng kết quả đánh giá năng lực HS không thực sự phù hợp với lí thuyết đánh giá mà GV nắm được. GV vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc “Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình học tập của HS”. Điều này, một lần nữa khẳng định rằng, GV vẫn chưa thực sự hiểu được bản chất thực sự của việc đánh giá vì sự tiến bộ của HS. Từ thực trạng năng lực đánh giá HS của GV cũng như những khó khăn và thách thức đối với năng lực này của GV đòi hỏi, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV về năng lực đánh giá HS, giảng viên các trường đại học sư phạm trọng điểm phải là lực lượng chủ yếu trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng của đội quân chuyên nghiệp, đi dạy nghề, tránh để các trường sư phạm “đứng ngoài cuộc nhìn vào” hoặc chỉ đóng vai trò “được mời tham gia” như trước đây. Cần lưu ý rằng, việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn GV là hết sức cần thiết nhưng đó mới chỉ là “lớp sơn” phủ bên ngoài và không thể thay thế được “chất gỗ” bên trong. Điều cốt yếu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV là từ Sở đến các nhà trường, tổ chuyên môn phải có các cơ chế quản lí giáo dục thích hợp tác động đến khối óc và con tim GV để họ thay đổi từ bên trong, tạo cho GV động cơ tích cực để tự học, tự bồi dưỡng, tự đào tạo, tự nghiên cứu mà vươn lên. Có như vậy, GV mới thực sự nâng cao năng lực nghề, năng lực đánh giá HS đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông mới. 178
  13. Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Kiều, Trần Đình Châu (đồng chủ biên), 2012. Đổi mới công tác đánh giá (về kết quả học tập của HS trường THCS. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [2] Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, 2015. Giáo trình kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [3] Nguyễn Thị Lan Phương (Chủ biên), 2011. Đánh giá kết quả học tập của HS phổ thông: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [4] The Boeing Company, Centre for Learning Connections, 1999. Performance asessment and Curriculum Development (Guidebook Volume II). Washington State Board forr Community and Technical Colleges. [5] NCVET, 2008. Assessment in Competency-Based education. The OAS Hemispheric Project on School Management an Education Certification for Training and Accreditation of Labour and Key Competencies in Secondary Education. [6] Patrick Griffin, Nemah Hermosa and Esther Care, 2014. Assessment in Education. [7] P.Griffin, 1996. Assessment and reporting framework. In Gillis, S. and Griffin, P. (Eds) Workplace Assessor Training: Reading Guide. Assessment Research Centre, The University of Melbourne. [8] J. Hartig, E. Kliêm, & D. Leutner, 2008. Assessment of Competencies in Educational Contexts, p. 3-22. Hogrefe & Huber Publishers. [9] Singapore Workforce Development Agency, 2012. Develop Competency-Based Assessment Plans. Quality Assurance Division Develop Competency-Based Assessment Plans Version 1.1. ABSTRACT Students assessment competence of teachers in secondary lower secondary schools Nguyen Thu Ha Institutes of Educational Research, Hanoi National University of Education Renovation of the curriculum towards competence-based development requires all elements of education to be transformed, including the stage of examination and evaluation. In order to renew the last stage, the key in this education system is the competency to assess teacher which is required to be improved. The survey was conducted to find out the current status of secondary school students’ assessment competence of lower secondary teachers in three aspects: knowledge of assessment and student competency assessment; skills assessment and competency assessment and attitudes in assessment student competence. From that, it points out the difficulties and challenges and factors affecting the assessment of the current competencies of lower secondary school teachers on the sample of 235 teachers; 07 managers and 605 students at 7 lower secondary schools in the country. Keywords: Student assessment competence, reality, reality of student assessment competence, teachers in lower secondary schools, students. 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2