intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) thông qua các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC LƯU TRÚ, LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI THEO BỘ TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM CURRENT SITUATION OF HUMAN RESOURCES IN THE FIELD OF ACCOMMODATION, TRAVELLING IN QUANG NGAI PROVINCE ACCORDING TO VIETNAM TOURISM OCCUPATIONAL STANDARDS Ngày nhận bài : 17.8.2022 TS. Trần Thị Trương - ThS. Lê Thị Tuyết Dung Ngày nhận kết quả phản biện : 24.8.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 20.9.2022 TÓM TẮT Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, quyết định của sản phẩm du lịch và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của điểm đến. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) thông qua các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy: a) nhân viên ở các vị trí quản lý có trình độ chuyên môn và đào tạo tương đương với trình độ nghề VTOS cao hơn so với các nhân viên ở các vị trí khác; b) khoảng 60% - 70% lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu công việc; c) khoảng hơn 20% lao động không đáp ứng được yêu cầu đối với các đơn vị năng lực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số kết luận và khuyến nghị nhằm phát triển lực lượng lao động trong hai lĩnh vực này. Từ khóa: lưu trú; lữ hành; nguồn nhân lực, bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam, hiệu quả lao động. ABSTRACT Human resources are an important and decisive factor of tourism products and affect the competitiveness of the destination. In this article, the author uses qualitative and quantitative research methods to analyze the current situation of human resources in the field of accommodation and travelling in Quang Ngai province according to the Vietnamese tourism professional standards. (VTOS) through the indicators of quantity, quality and structure of human resources. The research results show that: a) employees in management positions have higher qualifications and training equivalent to VTOS vocational qualifications than employees in other positions; b) about 60% - 70% of the workforce meets the job requirements; c) about more than 20% of workers do not meet the requirements for units of capacity. On the basis of the research results, the author has made some conclusions and recommendations to develop the workforce in these two fields. Keywords: human resource, VTOS, labor efficiency. 1. Đặt vấn đề Con người được coi là thành phần quan trọng nhất của ngành công nghiệp du lịch, đại diện cho quốc gia và địa phương quảng bá hình ảnh của quốc gia và địa phương đến với du khách. thành công của du lịch phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhân lực của ngành. Ngoài ra, để cạnh tranh với các quốc gia khác trong ngành du lịch, chất lượng dịch vụ cao là cần thiết. Do đó, không thể phủ nhận tầm quan 61
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN trọng của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch (DNDL). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trước đây, nội dung về nguồn nhân lực trong tổ chức chưa phong phú, chưa được cụ thể, rõ ràng trong mối liên hệ với bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS). Điều này tạo ra khoảng trống về nguồn nhân lực trong mối liên hệ với VTOS trong tổ chức cần phải có nghiên cứu bổ sung, đặc biệt là nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành ở tỉnh Quảng Ngãi. Chính vì những vấn đề này việc nghiên cứu nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) là thực sự cần thiết. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận *Khái niệm nguồn nhân lực Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nguồn nhân lực như của Bùi Văn Nhơn (2006), Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012), Trần Kim Dung (2015), tùy theo cách tiếp cận của các nhà khoa học và có thể kết luận, nguồn nhân lực là lực lượng lao động có đầy đủ tiềm năng để tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Tiềm năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. *Khái niệm nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch Qua nghiên cứu của các nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008); Trần Sơn Hải (2011); Đinh Thị Hải Hậu (2014) và Nguyễn Văn Lưu (2014) thì nguồn nhân lực (NNL) Du lịch là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cũng theo các tác giả này NNL ngành du lịch được chia làm 3 nhóm chính là: (1) Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch; (2) Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch; (3) Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Đối tượng nghiên cứu của bài viết là nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch (nhóm 3) và chỉ nghiên cứu nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách. Đây là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách và được khái niệm như sau: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch bao gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp du lịch thể hiện ở số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực và được liên kết với nhau để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp du lịch. * Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) VTOS là bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ (dự án EU). Phiên bản mới 2015 của VTOS đã được Tổng cục Du lịch (VNAT) phê duyệt để triển khai các hoạt động đào tạo trong khuôn khổ của Dự án EU. Bộ Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt nam VTOS được chia thành hai phân ngành chính trong ngành Du lịch (Lưu trú và Lữ hành) bao gồm sáu lĩnh vực nghề chính phù hợp với ASEAN: Lưu trú du lịch (Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn) và Lữ hành (Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành) với 32 chức danh nghề. Tiêu chuẩn VTOS bao gồm năm bậc trình độ từ bậc 1 đến bậc 5 trong sáu lĩnh vực nghề chính. Bậc 1: Kỹ năng cơ bản thông thường trong bối cảnh xác định; Bậc 2: Phạm vi kỹ năng rộng trong các bối cảnh khác nhau với trách nhiệm cao hơn; Bậc 3: Năng lực giỏi về kỹ thuật kết hợp kỹ năng giám sát; Bậc 4: Năng lực chuyên ngành kết hợp kỹ năng quản lý; Bậc 5: Năng lực tinh vi, rộng và chuyên ngành kết hợp kỹ năng quản lý cấp cao. Ngoài ra, theo VTOS, việc đánh giá hiệu quả lao động phải dựa trên 5 đơn vị năng lực bao gồm: đơn vị năng lực chuyên ngành, đơn vị năng lực cơ bản, đơn vị năng lực chung, đơn vị năng lực quản lý và đơn vị năng lực có trách nhiệm. 62
  3. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn chuyên gia. Nghiên cứu định lượng sử dụng công cụ Excel để phân tích, được thực hiện thông qua bảng khảo sát. Bảng khảo sát thứ 1 dùng để thu thập thông tin ở lĩnh vực Lưu trú và bảng khảo sát thứ 2 dùng để thu thập thông tin ở lĩnh vực Lữ hành về trình độ NNL theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS); hiệu quả sử dụng các đơn vị năng lực ở các vị trí công việc theo VTOS; số lượng nhân viên ở mỗi vị trí theo giới tính, bằng cấp. Bảng khảo sát thứ 1 và bảng khảo sát thứ 2 gồm 2 phần. Phần 1: Thông tin chung; phần 2: Thông tin về nhân viên (số lượng, chất lượng theo bộ tiêu chuẩn nghề VTOS); các câu hỏi trong 2 bảng khảo sát này dựa trên các tiêu chí đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực theo Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS. Các câu hỏi trong bảng hỏi đã được trao đổi thảo luận và khẳng định cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Đối với bảng khảo sát thứ nhất dành cho lĩnh vực Lưu trú, mẫu nghiên cứu được chọn là các cơ sở lưu trú được xếp hạng từ 3 sao đến 5 sao, tác giả chọn mẫu này khảo sát vì mẫu này đảm bảo đủ các vị trí quản lý và các vị trí chức danh theo VTOS để thu thập thông tin, đối tượng khảo sát là người đại diện cho khách sạn với một trong các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng nhân sự. Tổng số người tham gia khảo sát thực tế là 11 người, trong đó có 4 Giám đốc và 7 Phó Giám đốc. Bảng khảo sát thứ 2 dành cho lĩnh vực Lữ hành, mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cao và mẫu này đảm bảo đủ các vị trí quản lý và các vị trí chức danh theo VTOS để thu thập thông tin. Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ngãi, trong tổng số các DN Lữ hành hiện có, thì chỉ có 7 doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí của mẫu được chọn, đối tượng tham gia khảo sát là 7 Giám đốc của 7 doanh nghiệp này, là những người có kiến thức và hiểu biết về lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Việc điều tra và phân tích chỉ thực hiện đối với các chức danh chính trong 32 chức danh công việc của sáu phân ngành theo phân loại của VTOS vì những chức danh này có khả năng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở Lưu trú và doanh nghiệp Lữ hành. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Số lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch Năm 2015 có 275 cơ sở lưu trú với tổng số lao động là 2.900 người; 10 doanh nghiệp lữ hành với tổng số lao động là 100 người thì đến năm 2019 có 305 cơ sở lưu trú với 3.850 người và 25 DN lữ hành với 650 người. Như vậy số cơ sở lưu trú tăng không nhiều, DN lữ hành có tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2019 là 2,62%, DN lữ hành là 26,74%; Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của tổng số lao động giai đoạn này đối với lĩnh vực lưu trú là 7,34%, đối với DN lữ hành tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều với tỷ lệ 59,67%. Bảng 2. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch Năm ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Lưu trú 275 280 290 300 305 Tổng số cơ sở Cơ sở Lữ hành 10 12 15 22 25 Lưu trú 2.900 3.139 3.374 3.600 3.850 Tổng số lao động Người Lữ hành 100 111 126 400 650 Lưu trú 1.880 2.105 2.290 2.350 2.520 - Lao động trực tiếp Người Lữ hành 70 76 84 300 500 63
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Lưu trú 1.020 1.034 1.084 1.250 1.330 - Lao động gián tiếp Người Lữ hành 30 35 42 100 150 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi) 3.2. Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch * Thực trạng về trình độ theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) Bảng 3 phân tích về thực trạng lao động được đào tạo nghề trong lĩnh vực lưu trú và lữ hành theo chuẩn nghề như sau: Bảng 3. Bậc trình độ nghề của lao động trong DNDL (ĐVT: %) BẬC TRÌNH ĐỘ NGHỀ VTOS Vị trí Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Không đạt Lĩnh vực Lưu trú Quản lý bộ phận lễ tân 10 16,67 26,67 6,67 3,33 36,67 Giám sát lễ tân 7,14 17,86 25 17,86 0 32,14 Nhân viên lễ tân 15,38 34,62 9,62 0,00 0,00 40,38 Quản lý bộ phận buồng 7,69 15,38 23,08 15,38 7,69 30,77 Quản lý giặt là 9,09 18,18 9,09 0,00 0,00 63,64 Giám sát tầng 4,55 22,73 18,18 0,00 0,00 54,55 Bếp trưởng 18,18 18,18 27,27 0,00 0,00 36,36 Phụ bếp 19,51 12,20 9,76 0,00 0,00 58,54 Trưởng bộ phận bánh ngọt 18,18 9,09 9,09 0,00 0,00 63,64 Quản lý nhà hàng 8,33 16,67 25,00 16,67 0,00 33,33 Giám sát phục vụ bàn 14,29 20,00 11,43 0,00 0,00 54,29 Lĩnh vực Lữ hành Tư vấn du lịch 20,00 27,50 22,50 0,00 0,00 30,00 Giám đốc sản phẩm 0,00 14,29 28,57 14,29 14,29 28,57 Giám đốc bán hàng và marketing 0,00 14,29 14,29 28,57 14,29 28,57 Điều hành du lịch 10,81 18,92 24,32 10,81 8,11 27,03 Hướng dẫn viên 5,71 25,71 17,14 5,71 8,57 37,14 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) Bảng 3 cho thấy đối với các vị trí quản lý lễ tân; giám sát lễ tân; quản lý bộ phận buồng; bếp trưởng; quản lý nhà hàng trung bình có khoảng hơn 60% số nhân viên được đào tạo về các nội dung và có chứng chỉ VTOS hoặc tương đương. Trong khi đó, với các vị trí như quản lý giặt là, giám sát tầng, phụ bếp; trưởng bộ phận bánh ngọt, hoặc giám sát phục vụ bàn, dưới 50% số nhân viên được đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS hoặc tương đương. Số liệu cũng cho thấy rằng chức vụ càng cao thì tỷ lệ nhân viên có các chứng chỉ nghề tương đương bậc nghề VTOS ở cấp độ Bậc 3 lớn hơn so với các bậc khác, như ở các vị trí quản lý lễ tân, giám sát lễ tân, quản lý bộ phận buồng, giám sát tầng, bếp trưởng, quản lý nhà hàng. Các số liệu cũng cho thấy có số lượng không đáng kể nhân viên được đào tạo hoặc có chứng chỉ tương đương bậc 4 và bậc 5 VTOS. Đối với các vị trí như điều hành du lịch và hướng dẫn viên, khoảng dưới 70%, đã được đào tạo với các chương trình tương đương các bậc của 64
  5. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN VTOS. Mặt khác, tỷ lệ nhân viên được đào tạo tương đương ở các vị trí tư vấn du lịch, giám đốc xây dựng sản phẩm; giám đốc Marketing và bán hàng cao hơn, chỉ từ 27.03% -28.57% chưa được đào tạo theo bộ tiêu chuẩn hoặc các khóa đào tạo khác tương đương. * Phân tích thực trạng về hiệu quả lao động Bảng 4 cho thấy phần lớn nhân viên ở tất cả các vị trí chức danh (trên 60% ở hầu hết các chức danh công việc) đáp ứng yêu cầu công việc theo tất cả các đơn vị năng lực VTOS. Có một số ít nhân viên, khoảng 6% -10% của đa số các vị trí công việc, được đánh giá là nhân viên xuất sắc với hiệu quả công việc vượt hơn kỳ vọng; khoảng 20% – 30% nhân viên được đánh giá chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Các nhóm đơn vị - Đơn vị năng lực cơ bản (phổ biến); Đơn vị năng lực chung; Đơn vị năng lực quản lý và Đơn vị năng lực du lịch có trách nhiệm – có tỷ lệ số nhân viên chưa đạt yêu cầu là tương đối cao hơn các đơn vị năng lực khác (chiếm khoảng 20% - 30%). Bảng 4. Hiệu quả sử dụng các đơn vị năng lực ở các vị trí công việc (ĐVT: %) Không đáp Đáp ứng Vượt trên Chỉ tiêu Lĩnh vực ứng kỳ vọng kỳ vọng kỳ vọng Lưu trú 30,10 60,5 9,4 Hiểu biết về DL có trách nhiệm Lữ hành 31,10 66,5 2,4 Lưu trú 28,20 61,9 9,9 Năng lực quản lý Lữ hành 30,5 68,5 1 Lưu trú 20,50 70,1 9,4 Năng lực chung Lữ hành 20,50 70,1 9,4 Lưu trú 25,50 68,5 6,0 Năng lực cơ bản Lữ hành 25,50 65,3 9,2 Lưu trú 16,10 73,9 10,0 Năng lực chuyên môn Lữ hành 24,8 66,5 8,7 Lưu trú 14,10 77,5 8,4 Chất lượng tổng thể Lữ hành 20,10 71,5 8,4 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 3.3. Cơ cấu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch a. Cơ cấu theo giới tính Kết quả khảo sát về tỷ lệ nam, nữ như sau: *Lĩnh vực Lưu trú Các vị trí có số lao động đông nhất là Lễ tân và Phụ bếp; các vị trí giám sát và quản lý chiếm tỷ lệ thấp. Về giới tính, tỷ lệ nữ chiếm đa số ở bộ phận Lễ tân (trên 60%) và Buồng phòng (trên 70%), nhìn chung nam giới lại chiếm phần đông ở bộ phận chế biến món ăn và dịch vụ ăn uống ở các khách sạn được khảo sát và tỷ lệ nam chiếm tỷ lệ cao nhất đối với vị trí Bếp trưởng (trên 90%). *Lĩnh vực Lữ hành Tỷ lệ nhân viên nữ ở các vị trí (ngoại trừ vị trí hướng dẫn viên) đều cao hơn tỷ lệ nhân viên nam. Đặc biệt, tỷ lệ nữ làm việc ở vị trí Tư vấn du lịch (70%); Giám đốc bán hàng và marketing (71,43%) gần như gấp đôi so với nam ở cùng vị trí. Đối với các vị trí khác chênh lệch giữa nam và nữ ít hơn. 65
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN b. Cơ cấu theo trình độ *Lĩnh vực Lưu trú Bảng 5 cho thấy ba chức danh công việc (Quản lý lễ tân; Giám sát lễ tân và Nhân viên lễ tân) của bộ phận lễ tân, phần lớn nhân viên có bằng cử nhân, ngoài ra một số lượng ít hơn có bằng Trung cấp hoặc Cao đẳng. Nhìn chung, vị trí chức danh càng cao thì tỷ lệ nhân viên nắm giữ các vị trí này có bằng Cử nhân hoặc Sau đại học càng nhiều. *Lĩnh vực Lữ hành Theo bảng 5, đa số nhân viên ở các vị trí có bằng Cử nhân (từ 35% đến 68,57%), trong khi đó, ba trình độ còn lại (THPT, Cao đẳng, Sau đại học) là khác nhau đối với từng vị trí. Bảng 6. Cơ cấu theo trình độ tại các DNDL (ĐVT:%) Vị trí PTTH Cao đẳng/Trung cấp Đại học Sau đại học Lĩnh vực Lưu trú Quản lý bộ phận lễ tân 0 26,7 66,7 6,67 Giám sát lễ tân 0 39,29 60,71 0 Nhân viên lễ tân 3,85 38,46 57,69 0 Quản lý bộ phận buồng 7,69 76,92 15,38 0 Quản lý giặt là 54,55 36,36 9,09 0 Giám sát tầng 22,73 63,64 13,64 0 Bếp trưởng 27,27 63,64 9,09 0 Phụ bếp 46,34 53,66 0 0 Trưởng bộ phận bánh ngọt 36,36 63,64 0 0 Quản lý nhà hàng 0 75 25 0 Giám sát phục vụ bàn 14,29 80 5,71 0 Lĩnh vực Lữ hành Tư vấn du lịch 5 60 35 0 Giám đốc sản phẩm 0 28,57 57,14 14,29 Giám đốc bán hàng và Marketing 0 14,29 57,14 28,57 Điều hành du lịch 0 32,43 67,57 0 Hướng dẫn viên 8,57 22,86 68,57 0 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 4. Kết luận và khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu 4.1. Kết luận Qua kết quả phân tích ở trên, tác giả rút ra kết luận như sau: - Các vị trí quản lý có trình độ đào tạo cao hơn (tương đương VTOS) so với các vị trí không quản lý trong cơ sở Lưu trú và trong ngành Lữ hành; Những nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng nhìn chung có trình độ cao hơn các vị trí khác; Rất ít nhân viên / giám sát / quản lý đạt được trình độ sau đại học trong các Cơ sở Lưu trú và Lữ hành. - Kết quả của nghiên cứu này cho thấy phần lớn lực lượng lao động được đánh giá là đáp ứng yêu 66
  7. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN cầu công việc, với tỷ lệ lao động đáp ứng yêu cầu công việc trong các cơ sở Lưu trú chiếm khoảng 60,5 - 77,5% và trong các doanh nghiệp Lữ hành là 65,3% - 71,5%. Hơn nữa, khoảng 10% nhân viên trong cả hai lĩnh vực được đánh giá là nhân viên xuất sắc. Tuy nhiên, vẫn có ít nhất khoảng 14% - 30% số lao động trong lĩnh vực Lưu trú và từ 20% đến 30% số lao động trong lĩnh vực Lữ hành được đánh giá là không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của công việc. Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất được chỉ ra trong nghiên cứu này và các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch tổng thể để đối phó hiệu quả với vấn đề này. Nghiên cứu điều tra cho thấy hơn 20% không đáp ứng được yêu cầu đối với các đơn vị năng lực. Việc thiếu các đơn vị năng lực này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của chính nhân viên đó mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc của các nhân viên khác và hiệu quả chung của tổ chức / doanh nghiệp. 4.2. Kiến nghị Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả có những kiến nghị sau: - Cơ quan quản lý nhà nuớc về du lịch cần cập nhật thông tin về lực luợng lao dộng du lịch trong địa phương mình nói chung và lao động trong lĩnh vực lưu trú, Lữ hành nói riêng, cả về số luợng và chất luợng để có thể xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ công tác đào tạo cho doanh nghiệp. Cơ quản quản lý du lịch chủ động xây dựng và tham gia sâu vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề, nhằm cải thiện chương trình giảng dạy gần với thực tế, đồng thời hỗ trợ việc tuyển dụng, tăng cơ hội cho cả nguời thuê lao dộng và nguời lao dộng. - Lao động trong lĩnh vực Lưu trú sẽ bị ảnh huởng nhiều nhất trong bối cảnh hội nhập Asean và tham gia thỏa thuận nghề du lịch, do vậy rất cần sự chia sẻ thông tin và hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nuớc và các doanh nghiệp Lưu trú, Lữ hành để nâng cao nhận thức và hiểu biết của các bên liên quan. - Khuyến nghị các bên liên quan sử dụng Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS như một công cụ để đánh giá thực trạng chất luợng lao dộng, đồng thời là cơ sở xây dựng chương trình đào tạo mới, nâng cao tay nghề cho lao động sẵn có. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015) Tổng cục Du lịch, Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam, VTOS, Hà Nội. 2. Trần Kim Dung (2015). Quản trị nguồn nhân lực - tái bản lần thứ 9, NXB Kinh tế TP.HCM. 3. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012). Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động -Xã hội, Hà Nội. 5. Trần Sơn Hải (2011). Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Luận án Tiến sĩ quản lý hành chính công. 6. Đinh Thị Hải Hậu (2014). Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. 7. Bùi Văn Nhơn (2006). Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Nhà xuất bản tư pháp. 8. Nguyễn Văn Lưu (2014). Phát triển nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. NXB Thông Tấn. 9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Thống kê nguồn nhân lực du lịch, năm 2015 -2019. 10. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2022). Quyết định số 304/QĐ - UBND ngày 10/03/2022 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2