intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng nhu cầu tìm kiếm việc làm của sinh viên tại Tp. HCM sau khi ra trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

140
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề xin việc làm sau khi ra trường của sinh viên và khuyến nghị các giải pháp giúp cho các bạn giảm được phần nào khó khăn sau khi ra trường tìm việc làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng nhu cầu tìm kiếm việc làm của sinh viên tại Tp. HCM sau khi ra trường

  1. THỰC TRẠNG NHU CẦU TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM SAU KHI RA TRƯỜNG Mai Thiện Hoài Nam, Lê Quang Duy, Trần Thị Thu Hà, Lê Minh Nguyệt, Đặng Phương Dung Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phạm Thị Phụng TÓM TẮT Thị trường lao động Việt Nam đang tồn tại sự bất cập khi nhiều sinh viên ra trường rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, trình độ chuyên môn, kỹ năng không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc làm việc không đúng chuyên môn. Các cơ sở giáo dục đào tạo đang tìm biện pháp tháo gỡ tinh trạng trên. Nâng cao chất lượng kiến thức cho sinh viên và tiếp cận thực tế. Trong thời buổi hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu tuyển chọn những người có kinh nghiệm có trình độ cao để vào công ty làm việc. Các bạn có trình độ thấp thiếu kỹ năng sẽ khó khăn hoặc không kiếm được việc làm. Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề xin việc làm sau khi ra trường của sinh viên và khuyến nghị các giải pháp giúp cho các bạn giảm được phần nào khó khăn sau khi ra trường tìm việc làm. Từ khóa: khó khăn, trình độ, kỹ năng, giải pháp, việc làm. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề không chỉ đối với bản thân sinh viên quan tâm mà còn cả gia đ nh, nhà trường và xã hội. Để có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mong muốn của không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các sinh viên đang còn học tập trong trường đại học, cao đẳng. Hiện nay việc làm trở nên khó tìm do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng lao động bị thu h p và tình hình dịch COVID-19 đang căng thẳng. Việc có thêm nhiều cơ sở đào tạo trường đại học, cao đẳng ra đời dẫn đến số lượng sinh viên được đào tạo ở cùng các ngành, chuyên ngành ngày càng nhiều, cung vượt cầu. Ngoài ra, còn liên quan rất nhiều đến phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng của người được đào tạo. Thực tế cho thấy, số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển hàng năm để tìm việc làm khá đ ng, song kết quả số người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng còn rất hạn chế. Vì thế để các bạn sinh viên các trường đại họa tai Thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn cụ thể về khả năng xin việc của sinh viên trong bối cảnh kinh tế hiện tại, bài viết sẽ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp. 1707
  2. 2 THỰC TRẠNG Hiện nay số lượng sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường lên tới cả nghìn người, vì thế vấn đề tìm viêc cũng trở thành sự cạnh tranh đối với các bạn sinh viên mới ra trường, chỉ tiêu tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng từ đó tăng lên. Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, và nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi cao, chẳng hạn như trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệp, ngoại ngữ,... Tuy nhiên sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường khó mà đáp ứng được những yêu cầu như kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đưa ra. Ngoài ra còn có những yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc làm của sinh viên khi ra trường. Sau đây là bảng khảo sát được tiến hành khảo sát với 450 sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ Các yếu tố Đồng ý Không đồng ý Tr nh độ ngoại ngữ 99% 1% Yếu tố từ cơ sở đào tạo 75.5% 24.5% Kỹ năng mềm 61% 39% Thiếu kinh nghiệm thực tế 99.5% 0.5% Yếu tố từ m i trường kinh tế xã hội 89% 11% Nguồn: nhóm tác giả nghiên cứu và khảo sát Trình độ ngoại ngữ: ngoại ngữ là yêu cầu đòi hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra, trong thời buổi hội nhập kinh tế như hiện nay ngoại ngữ rất cần thiết trong việc xin việc làm, đồng thời nó cũng là cơ sở để chúng ta có được một vị trí nào đó trong tất cả các ngành xã hội. Nếu không có trình độ ngoại ngữ chúng ta rất khó xin việc, dù có xin được việc thì không thể nào có được chức vụ cao trong công ty. Theo kết quả khảo sát cho thấy, việc các bạn sinh viên đều cho rằng tới 99% trình độ ngoại ngữ ảnh hưởng tới việc xin việc khi ra trường. Tuy vậy, hiện nay phần lớn các bạn sinh viên sau khi ra trường đều có trình độ tiếng Anh không cao, chủ yếu là các bạn không chịu trau dồi tiếng Anh và ích có cơ hội thực hành. Yếu tố từ cơ sở đ tạo: yếu tố từ đào tạo cũng quyết định tới vấn đề mà sinh viên sau khi ra trường có xin được việc làm hay không. Nhiều chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy bị lạc hậu, sinh viên không được tiếp cận nhiều với thực tế trong lĩnh vực mình theo học. Kỹ năng mền: kết quả thảo sát cho thấy, 61% các bạn cho rằng kỹ năng mềm có ảnh hưởng tới việc xin việc sau khi ra trường, còn 39% còn lại cho rằng kỹ năng cứng quan trọng hơn. Thực tế thì, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là 2 yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn hết sức chú trọng trong khâu tuyển dụng. Đặc biệt, kỹ năng mềm chính là yếu tố mà họ quan tâm 1708
  3. hàng đầu. Bởi kỹ năng mềm giống như là phần chuôi dao vậy, chuôi dao bền chắc thì mới sử dụng có hiệu quả. Thiếu kinh nghiệm thực tế: kinh nghiệm thực tế phải được tích lũy dần từ trong quá trình học tập mà làm việc mà có, nhưng đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa được tiếp xúc với công việc chuyên môn nhiều thì không thể nào có kinh nghiệm được, đây là vấn đề được nhiều bạn quan tâm, chiếm 99,5%. Yếu tố từ môi ường kinh tế - xã hội: yếu tố từ môi trường cũng tác động không nhỏ tới sự tìm việc của sinh viên khi ra trường, đặc biệt là trong tình hình như hiện nay dịch bệnh tràn lan khắp thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế, vì thế nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp phải suy xét kỹ càng. 3 GIẢI PHÁP Một là, sinh viên cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những kiến thức được học tại trường, sinh viên nên bổ sung cho mình những kỹ năng mềm để hòa đồng và thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Vì vậy, ngay trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo đại học, sinh viên phải thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, để nâng cao các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình cùng với một số kỹ năng mềm khác cần có như: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp tự tin, làm việc theo nhóm, các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công việc sau này. Đồng thời nên có những công việc làm thêm để có sự trải nghiệm. Và như vậy, sau khi ra trường, vừa có bằng vừa có kinh nghiệm làm việc, vừa có sự tự tin trong công việc. Hai là, sinh viên cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, xác định rõ mục tiêu việc làm, hướng đi phù hợp với bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy những khả năng của mình về lĩnh vực nghề nghiệp, mở rộng các mối quan hệ với các cơ quan tuyển dụng, tạo thế mạnh khi tìm kiếm việc làm. Nền tảng học vấn là yếu tố quan trọng, được tích lũy trong quá trình học tập và thể hiện ở chuyên ngành và bằng cấp, đây là yếu tố cần để tham gia trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, trong thực tế theo các nhà doanh nghiệp và nhà tuyển dụng, bằng cấp không phải là yếu tố quyết định mà là khả năng tiếp nhận và xử lý công việc của bản thân như thế nào trong quá trình làm việc thực tế. Vì vậy, vấn đề căn bản rút ngắn “khoảng cách” giữa ứng viên và nhà tuyển dụng ở đây đó chính là việc xác định được mục tiêu nghề nghiệp, tiêu chí việc làm của mỗi cá nhân cũng như sự phù hợp với cá tính, tố chất của ứng viên khi tham gia vào quá trình tuyển dụng ở doanh nghiệp nào đó. Ba là, sinh viên sau tốt nghiệp cần thâm nhập thực tế, tìm hiểu nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp, nắm bắt những dự báo nhu cầu xã hội của các cấp để xác định nhu cầu công việc trong tương lai. Thiết lập mối liên lạc thường xuyên với các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên. Hiện nay, có rất nhiều phương tiện thông tin, truyền thông tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động tìm đến nhau, từ các trang website tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc các phương tiện như: mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm. Tuy nhiên, để “người tìm đúng việc” và “việc tìm đúng người” đều vẫn còn khá nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định sở trường, định hướng công việc và tham gia các khóa đào tạo kỹ năng tìm kiếm, khai thác việc làm sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn đã được đào tạo. 1709
  4. Bốn là, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, chấp nhận khó khăn, gian khổ và sẵn sàng đối mặt và đón nhận những thử thách, khó khăn mới. Đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động cần phải được chú ý, quan tâm, đặc biệt khi được giao nhiệm vụ với những công việc đòi hỏi tính trung thực, trung thành. Đồng thời, thể hiện rõ tham vọng tìm kiếm một công việc, bởi chính những tham vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên cống hiến hết mình cho công việc; xác lập những kiến thức, kỹ năng về hướng nghiệp; lập kế hoạch bản thân; xây dựng mối quan hệ; rèn luyện tinh thần cởi mở, học hỏi… Chính những điều này sẽ tạo cho nhà tuyển dụng sự yên tâm nhất định và tạo bản thân người học có động lực, trách nhiệm theo đuổi nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn. Bên cạnh đó, nhà trường nên xây dựng, bổ sung thêm một số khóa học nghiệp vụ về các ngành đang đào tạo, trò chuyện về văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, tác phong của cán bộ... Nếu có thể thực hiện được mô hình “phòng làm việc ảo” trong trường là cách tốt nhất. Đồng thời, việc cập nhật các kiến thức, văn bản mới cũng là yếu tố quan trọng trong chương trình đào tạo của các ngành. Nâng cao ngoại ngữ, khả năng giao tiếp cũng là một trong những điều sinh viên cần bắt tay vào làm. 4 KẾT LUẬN Hiện nay, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, và các trường cũng đang cố gắng hỗ trợ khắc phục những khó khăn đó. Thông qua các buổi hội thảo về việc làm, mời các doanh nghiệp hoặc những người có kinh nghiệm để chia sẻ, từ đó có thể giúp sinh viên chuẩn bị thật tốt làm quen với các nhà tuyển dụng khi ra trường. Ngoài ra, các trường ở thành phố hiện nay cũng tổ chức ngày hội việc làm giúp các bạn sinh viên dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp hơn và tìm được việc làm phù hợp cho mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.nivet.org.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/hoat-dong-khoa-hoc/item/935-nhung- nhan-to-anh-huong-toi-tuyen-dung-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-tot-nghiep [2] http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-phan-tich-nhung-nguyen-nhan-gay-ra-hien-tuong- sinh-vien-that-nghiep-sau-khi-ra-truong-bang-viec-van-dung-quan-71589/ [3] http://camautech.vn/blogs/news/cac-nhan-to-cot-loi-quyet-dinh-den-viec-lam-cua-hoc- sinh-sinh-vien-tinh-ca-mau-sau-khi-tot-nghiep [4] https://www.123doc.net/document/7243740-nghien-cuu-cac-nhan-to-anh-huong-den- kha-nang-co-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-ra-truong-truong-hop-tinh-binh-dinh.htm [5] https://timviec365.vn/blog/thuc-trang-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-ra-truong- new1877.html 1710
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2