intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân tỉnh Hòa Bình năm 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

31
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân trong cơ chế thị trường hiện nay đang là vấn đề được quan tâm. Qua một thời gian triển khai, hệ thống hành nghề khám chữa bệnh tư nhân ở Hòa Bình đã mang lại những hiệu quả khám chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, góp phần làm giảm sự quá tải trong hệ thống y tế Nhà nước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc dự phòng và điều trị tại chỗ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cộng đồng. Bài viết mô tả thực trạng quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân tỉnh Hòa Bình năm 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân tỉnh Hòa Bình năm 2014

  1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ KHÁM CHỮA BỆNH TƯ NHÂN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014 * Lê Thị Thanh Hòa, **Nguyễn Tiến Dũng * Sở Y tế Hòa Bình, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân trong cơ chế thị trường hiện nay đang là vấn đề được quan tâm. Qua một thời gian triển khai, hệ thống hành nghề khám chữa bệnh tư nhân ở Hòa Bình đã mang lại những hiệu quả khám chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, góp phần làm giảm sự quá tải trong hệ thống y tế Nhà nước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc dự phòng và điều trị tại chỗ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh một số ưu điểm đã đạt được, vẫn còn có những khiếm khuyết cần khắc phục. Để làm rõ được những vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân tỉnh Hòa Bình năm 2014. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Chọn mẫu: Toàn bộ các cán bộ tham gia quản lý HNKCBTN và các cơ sở HNKCBTN có giấy phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian từ 9/2014 đến 8/2015. Kết quả: Cán bộ quản lý có độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ cao nhất (59,7%), cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%); cán bộ quản lý HNKCBTN đối với tuyến xã có trình độ đại học là 43,3%; số cán bộ chưa được đào tạo về quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%); Số phòng y tế có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm về công tác quản lý HNKCBTN đạt 100%. Tỷ lệ lượt cơ sở HNKCNTN được thanh kiểm tra đạt tỷ lệ 93,9%, trong đó 28,2% lượt cơ sở được thanh kiểm tra ≥ 2 lần/năm. Kết luận: Các cán bộ tham gia quản lý hệ thống khám chữa bệnh tư nhân tỉnh Hòa Bình năm 2014 đa số ở độ tuổi 41-50; trên một nửa có trình độ trung cấp, ở tuyến xã cán bộ có trình độ đại học có tỷ lệ thấp và còn nhiều cán bộ chưa được đào tạo về quản lý. Công tác thanh kiểm tra đã thực hiện tương đối tốt Từ khóa: Khám chữa bệnh tư nhân, quản lý khám chữa bệnh tư nhân, cán bộ quản lý. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hành nghề khám chữa bệnh tư nhân trong cơ chế thị trường hiện nay đang là vấn đề sôi động được nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người quan tâm vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và toàn xã hội, quyết định sự phát triển của đất nước. Người dân cần được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất, giảm thiểu những hậu quả không mong muốn do những người hành nghề tư nhân gây ra. Với phương châm bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, đồng thời để thống nhất việc quản lý và đưa các hoạt động hành nghề khám chữa bệnh tư nhân theo đúng pháp luật, ngày 23/11/2009 Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua, đồng thời Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho phép các cơ sở hành nghề y tế tư nhân được tồn tại, hoạt động và ngày càng phát triển [2],[5]. Qua một thời gian triển khai, hệ thống hành nghề khám chữa bệnh tư nhân ở Hòa Bình đã mang lại những hiệu quả khám chữa bệnh với chất lượng ngày càng cao, góp phần làm giảm sự quá tải trong hệ thống y tế Nhà nước, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc dự phòng và điều trị tại chỗ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong 94
  2. cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh một số ưu điểm đã đạt được, vẫn còn có những khiếm khuyết cần khắc phục như: vi phạm quy chế chuyên môn, vệ sinh môi trường không đảm bảo, quảng cáo quá khả năng quy định, hành nghề không có giấy phép…[6]. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân tỉnh Hòa Bình năm 2014. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Tất cả các cán bộ tham gia công tác quản lý HNKCBTN và các cơ sở HNKCBTN trên địa bàn tỉnh có Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm HNY và HNYHCT); - Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Hòa Bình từ 9/2014 đến 8/2015. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : - Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết hợp nghiên cứu định tính, định lượng. 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu - Nghiên cứu định lượng : Chọn mẫu toàn bộ (các cơ sở HNKCBTN có GPHĐ, các cán bộ tham gia quản lý HNKCBTN) - Nghiên cứu định tính : Chọn mẫu có chủ đích (gồm 11 lãnh đạo Phòng Y tế, lãnh đạo Sở Y tế và lãnh đạo phòng Thanh tra) 2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu : - Đặc điểm về tuổi, giới của cán bộ quản lý HNKCBTN - Tình hình nhân lực quản lý HNKCBTN - Trình độ học vấn của cán bộ quản lý HNKCBTN - Trình độ quản lý của cán bộ quản lý HNKCBTN - Thâm niên quản lý của cán bộ quản lý HNKCBTN - Tình hình triển khai các văn bản chỉ đạo, báo cáo kết quả hoạt động HNKCBTN - Công tác thanh kiểm tra HNKCBTN - Sự liên quan giữa công tác thanh kiểm tra với các vi phạm qui chế chuyên môn 2.4. Xử lý và phân tích số liệu - Sử dụng thuật toán thống kê trong y học. 2.5. Nghiên cứu đảm bảo đúng theo các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm về tuổi, giới của cán bộ quản lý HNKCBTN Tổng số TT Chỉ số N % Tuổi: - Dưới 30 tuổi 4 1,7 - Từ 30 - 40 tuổi 37 15,9 1 - Từ 41- 50 tuổi 139 59,7 - Trên 50 tuổi 53 22,7 Cộng 233 100 Giới: - Nam 110 47,2 2 - Nữ 123 52,8 Cộng 233 100 Nhận xét: Có 52,8% là nữ và 47,2% là nam giới. Cán bộ quản lý có độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ cao nhất (59,7%), cán bộ quản lý dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,7%). 95
  3. Biểu đồ 1. Tình hình nhân lực quản lý HNKCBTN Nhận xét: Trong số 233 cán bộ tham gia công tác quản lý HNKCBTN có 90,1% cán bộ tuyến xã; 7,8% cán bộ quản lý HNKCBTN tuyến huyện và 2,1% cán bộ quản lý HNKCB tuyến tỉnh. Bảng 2. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý HNKCBTN Trình độ Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Tổng số TT Tỷ lệ % học vấn (n=5) (n= 18) (n= 210) (n= 233) 1 Sau đại học 4 1 5 2,1 2 Đại học 1 14 91 106 45,5 3 Cao đẳng 4 Trung cấp 3 117 120 51,5 5 Sơ cấp 2 2 0,9 Tổng cộng 5 18 210 233 100 Nhận xét: Cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%), tiếp đến là cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 45,5%, cán bộ có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,9%); Đối với tuyến tỉnh: 100% cán bộ quản lý HNKCBTN có trình độ đại học và sau đại học; Đối với tuyến huyện: cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ 83,4%, vẫn còn có 3 cán bộ (16,6%) có trình độ trung cấp; Đối với tuyến xã: Cán bộ quản lý HNKCBTN có trình độ đại học là 43,3%, trình độ trung cấp là 55,7%, đặc biệt còn có 2 cán bộ có trình độ sơ học (chiếm 1%). Bảng 3. Trình độ quản lý của cán bộ quản lý HNKCBTN Tuyến Tuyến TT Nội dung Tuyến xã Tổng số Tỷ lệ % tỉnh huyện Được đào tạo QLNN: 1 Chuyên viên 2 14 17 33 14,2 Chuyên viên chính 3 3 1,3 Được đào tạo quản 2 71 71 30,4 lý về y tế Chưa được đào tạo 3 4 122 126 54,1 về quản lý Tổng cộng 5 18 210 233 100 96
  4. Nhận xét: Trong tổng số 233 cán bộ quản lý HNKCBTN, số cán bộ đã được đào tạo quản lý nhà nước đạt 15,5% (trong đó đào tạo chương trình chuyên viên chính chiếm tỷ lệ 1,3%; chương trình chuyên viên chiếm tỷ lệ 14,2%), có 71 trạm trưởng trạm y tế đã được tập huấn chương trình quản lý về y tế chiếm 30,4%, số cán bộ chưa được đào tạo về quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%), chủ yếu là tuyến xã. Bảng 4. Thâm niên quản lý của cán bộ quản lý HNKCBTN Tuyến Tỷ lệ TT Nội dung Tuyến tỉnh Tuyến xã Tổng số huyện % 1 Dưới 5 năm 3 60 63 27,0 2 Từ 5-10 năm 2 15 59 76 32,6 3 Từ 11- 15 năm 2 31 33 14,2 4 Trên 15 năm 1 60 61 26,2 Tổng cộng 5 18 210 233 100 Nhận xét: Số cán bộ có thâm niên quản lý dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 27%, số cán bộ có thâm niên quản lý từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 32,6%. Số cán bộ có thâm niên quản lý trên 10 năm chiếm tỷ lệ khá lớn (40,4%). Bảng 5. Tình hình triển khai các văn bản chỉ đạo, báo cáo kết quả hoạt động HNKCBTN TT Nội dung Tổng số (n=11) Tỷ lệ % Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm 1 về quản lý HNKCBTN Có kế hoạch 11 100 Không kế hoạch 2 Triển khai các văn bản chỉ đạo Đầy đủ, kịp thời 4 36,4 Không đầy đủ, kịp thời 7 63,6 3 Báo cáo kết quả hoạt động Đầy đủ, kịp thời 6 54,5 Không đầy đủ, kịp thời 5 45,5 Nhận xét: Số phòng y tế có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm về công tác quản lý HNKCBTN đạt 100%. Tuy nhiên việc triển khai các văn bản chỉ đạo chỉ đạt 36,4% và báo cáo kết quả hoạt động đầy đủ, kịp thời về Sở Y tế đạt 54,5%. Bảng 6. Công tác thanh, kiểm tra HNKCBTN năm 2014 Tổng số TT Chỉ số đánh giá N (n= 216) % 1 Số lượt cơ sở được thanh kiểm tra ít nhất 1 lần/ năm 142 65,7 2 Số lượt cơ sở được thanh kiểm tra ≥ 2 lần/năm 61 28,2 3 Số lượt cơ sở vi phạm bị xử phạt hành chính 81 37,5 Trong đó: 60 27,7 Số lượt -- Số lượt cơ cơ sở sở bị bị cảnh cáo phạt tiền 21 9,7 4 Tổng số tiền xử phạt 104.300.000 5 Số lượt cơ sở không được thanh kiểm tra 13 6,1 Nhận xét: Tỷ lệ lượt cơ sở HNKCNTN được thanh kiểm tra đạt tỷ lệ 93,9%, trong đó 28,2% lượt cơ sở được thanh kiểm tra ≥ 2 lần/năm. Có 6,1% lượt cơ sở không được 97
  5. thanh kiểm tra trong năm. Trong năm có 81 lượt cơ sở HNKCBTN vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó số lượt cơ sở bị cảnh cáo chiếm tỷ lệ 27,7%; số lượt cơ sở bị phạt tiền chiếm tỷ lệ 9,7%. Bảng 7. Liên quan giữa công tác thanh kiểm tra với các vi phạm qui chế chuyên môn Tình trạng Vi phạm Không vi phạm P Số lần KT N % N % 1 lần/năm 69 48,6 73 51,4 p < 0,01 2 lần/năm 12 19,7 49 80,3 Nhận xét: Tỷ lệ vi phạm qui chế chuyên môn ở cơ sở hành nghề có số lần kiểm tra 1 lần/năm (48,6%) cao hơn cơ sở được kiểm tra 2 lần/năm (19,7%), có ý nghĩa thống kê với p< 0,01 IV. BÀN LUẬN Đặc điểm về tuổi, giới của cán bộ quản lý HNKCBTN: Có 52,8% là nữ và 47,2% là nam giới. Cán bộ quản lý có độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ cao nhất (59,7%), cán bộ quản lý dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,7%). Trong số 233 cán bộ tham gia công tác quản lý HNKCBTN có 90,1% cán bộ tuyến xã; 7,8% cán bộ quản lý HNKCBTN tuyến huyện và 2,1% cán bộ quản lý HNKCB tuyến tỉnh. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014 của Bộ Y tế: Nhân lực y tế phân bổ không đều giữa các vùng, các tuyến, chất lượng nguồn nhân lực y tế cũng là một vấn đề cần phải được ưu tiên giải quyết, đặc biệt ở tuyến cơ sở, vùng sâu vùng xa. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp cho cán bộ y tế quá thấp, không tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động, môi trường lao động, điều kiện làm việc vất vả, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn. Một số cán bộ y tế còn có thái độ phục vụ, ứng xử chưa tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành [4]. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý HNKCBTN: Cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%), tiếp đến là cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 45,5%, cán bộ có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,9%); Đối với tuyến tỉnh: 100% cán bộ quản lý HNKCBTN có trình độ đại học và sau đại học; Đối với tuyến huyện: cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ 83,4%, vẫn còn có 3 cán bộ (16,6%) có trình độ trung cấp; Đối với tuyến xã: Cán bộ quản lý HNKCBTN có trình độ đại học là 43,3%, trình độ trung cấp là 55,7%, đặc biệt còn có 2 cán bộ có trình độ sơ học (chiếm 1%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Bích ở Bắc Giang [1]. Thực trạng này cho thấy cần có giải pháp trong thời gian tới: đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu và phân bố cân đối. Xây dựng tiêu chuẩn về kỹ năng và năng lực cần thiết cho từng loại nhân viên y tế, tiêu chuẩn hóa kết quả đầu ra của đào tạo y dược, cụ thể hóa trong Đề án vị trí việc làm của từng đơn vị.; trình Chính phủ ban hành mức lương khởi điểm, lương cơ sở phù hợp; cho phép thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ y tế. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực y tế. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế [4]. Về trình độ quản lý của cán bộ quản lý HNKCBTN: số cán bộ đã được đào tạo quản lý nhà nước đạt 15,5% (trong đó đào tạo chương trình chuyên viên chính chiếm tỷ lệ 1,3%; chương trình chuyên viên chiếm tỷ lệ 14,2%), có 71 trạm trưởng trạm y tế đã được tập huấn chương trình quản lý về y tế chiếm 30,4%, số cán bộ chưa được đào tạo về quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%), chủ yếu là tuyến xã. Kết quả này cho thấy cần tăng 98
  6. cường quản lý chất lượng đào tạo, tiếp tục thực hiện đề án đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, mở rộng các hình thức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý. Thâm niên quản lý của cán bộ quản lý HNKCBTN: Số cán bộ có thâm niên quản lý dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 27%, số cán bộ có thâm niên quản lý từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 32,6%. Số cán bộ có thâm niên quản lý trên 10 năm chiếm tỷ lệ khá lớn (40,4%). Đây là một thế mạnh cần phát huy. Tình hình triển khai các văn bản chỉ đạo, báo cáo kết quả hoạt động HNKCBTN: Số phòng y tế có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm về công tác quản lý HNKCBTN đạt 100%. Tuy nhiên việc triển khai các văn bản chỉ đạo chỉ đạt 36,4% và báo cáo kết quả hoạt động đầy đủ, kịp thời về Sở Y tế đạt 54,5%. Công tác thanh, kiểm tra HNKCBTN năm 2014: Tỷ lệ lượt cơ sở HNKCNTN được thanh kiểm tra đạt tỷ lệ 93,9%, trong đó 28,2% lượt cơ sở được thanh kiểm tra ≥ 2 lần/năm. Có 6,1% lượt cơ sở không được thanh kiểm tra trong năm. Trong năm có 81 lượt cơ sở HNKCBTN vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong đó số lượt cơ sở bị cảnh cáo chiếm tỷ lệ 27,7%; số lượt cơ sở bị phạt tiền chiếm tỷ lệ 9,7%. Tỷ lệ vi phạm qui chế chuyên môn ở cơ sở hành nghề có số lần kiểm tra 1 lần/năm (48,6%) cao hơn cơ sở được kiểm tra 2 lần/năm (19,7%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cao Thị Thu tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội [7]. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy có 12/13 ý kiến (92,3%) cho rằng nên tổ chức kiểm tra ít nhất 2 lần/năm/cơ sở. Có thể kiểm tra đột xuất thêm đối với các cơ sở chưa thực hiện tốt. Việc tổ chức các cấp kiểm tra như hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên chất lượng kiểm tra còn chưa đảm bảo, nội dung thanh kiểm tra chủ yếu chỉ đánh giá việc thực hiện các qui định về HNKCB, chưa đánh giá sâu về chất lượng khám chữa bệnh cũng như việc thực hiện các qui trình kỹ thuật khám chữa bệnh, việc kiểm tra chủ yếu do tuyến tỉnh và tuyến huyện thực hiện. Đối với tuyến xã, việc kiểm tra hành nghề được thực hiện rất ít, chưa được thường xuyên. Để khắc phục vấn đề này cần đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, quản lý [3], [4]. V. KẾT LUẬN Các cán bộ tham gia quản lý hệ thống khám chữa bệnh tư nhân tỉnh Hòa Bình năm 2014 đa số ở độ tuổi 41-50; trên một nửa có trình độ trung cấp, ở tuyến xã cán bộ có trình độ đại học có tỷ lệ thấp và còn nhiều cán bộ chưa được đào tạo về quản lý. Công tác thanh kiểm tra đã thực hiện tương đối tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Thị Bích (2011), Thực trạng hành nghề y tư nhân và hiệu quả can thiệp tại tỉnh Bắc Giang, Luận án bác sĩ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên 2. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2013), Báo cáo về công tác thanh tra góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược ngoài công lập năm 2013, Thanh tra Bộ Y tế, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014, phương hướng năm 2015. 5. Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội. 6. Sở Y tế Hòa Bình (2014), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014, Hòa Bình 99
  7. 7. Cao Thị Thu (2014), Thực trạng tuân thủ một số qui định hành nghề của các cơ sở y ngoài công lập và một số yếu tố liên quan tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng. THE MANAGEMENT STATUS OF PRIVATE MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT PRACTICE IN HOA BINH IN 2014 * Le Thi Thanh Hooa, **Nguyen Tien Dung * Hoa Binh Provincial Health Department, ** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy SUMMARY Objectives: To describe the management status of private medical examination and treatment practice in 2014 in Hoa Binh. Methods: Cross-sectional study. All of the officers who were participating in management of private healthcare and private healthcare centres in Hoa Binh province from 9/2014 to 8/2015. Results: Managers aged 41-50 accounted for the highest proportion (59.7%). Officers with secondary education level took up the largest proportion (51.5%). For management personnel at commune, 43.3% had university degree; The number of officers without mangagement training was (54.1%), the highest proportion. 100% of health facilities had developed annual working plan medical plans. 93.9% of health facilities had at least 1 time of assessment in the year, in which 28.2% were assessed more than 2 times. Conclusion: Assessment of the private medical examination and treatment practive was done well in Hoa Binh in 2014. Keyword: Private medical care, health care privatization, managers. Địa chỉ liên lạc: Lê Thị Thanh Hòa Sở Y tế Hòa Bình - ĐT: 0912470332 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2