intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số đề xuất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số đề xuất tổng quan về khái niệm rủi ro thanh khoản, các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản. Tiếp theo, dựa trên dữ liệu từ NHNN và các tổ chức, nhóm tác giả tổng hợp các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản và phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số đề xuất

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 313 THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Tạ Thanh Huyền - Đỗ Thu Hằng - Phạm Hồng Linh - Nguyễn Thị Thu Trang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tại Việt Nam, kể từ khi hệ thống ngân hàng thực hiện quá trình cải cách, các NHTM đã nhận thức nghiêm túc hơn về vấn đề RRTK trong hoạt động của mình. Trong bài viết này, các tác giả tổng quan về khái niệm rủi ro thanh khoản, các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản. Tiếp theo, dựa trên dữ liệu từ NHNN và các tổ chức, nhóm tác giả tổng hợp các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản và phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Phấn cuối, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Từ khoá: rủi ro thanh khoản, chỉ số thanh khoản, quản lý thanh khoản CURRENT SITUATION OF LIQUIDITY RISK IN VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS AND SOME RECOMMENDATIONS Abstract Liquidity risk is one of the specific risks of banking business. In Vietnam, since the reform of the banking system, commercial banks have become more serious about credit risk in their operations. In this article, the authors review the concept of liquidity risk, liquidity risk metrics. Next, based on data from the SBV and other organizations, the authors synthesize regulations on liquidity risk management and analyze the current situation of liquidity risk at Vietnamese commercial banks. Lastly, we propose some recommendations to manage liquidity risk of the banking system. Keywords: liquidity risk, liquidity ratio, liquidity management 1. Tổng quan về rủi ro thanh khoản 1.1. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới, các nghiên cứu về rủi ro thanh khoản (RRTK) được nghiên cứu từ rất sớm và cho đến nay, đây vẫn là một chủ đề được các học giả vô cùng quan tâm. Học thuyết cổ điển nhất về RRTK được đưa ra năm 1973 bởi Thornton (1982) và Bagehot (1873) như
  2. 314 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán sau: RRTK là hậu quả của việc một lượng tiền lớn được yêu cầu rút khỏi hệ thống ngân hàng từ những người gửi tiền và các ngân hàng không có khả năng cho lượng tiền rút ra đó và ngân hàng cần nắm giữ nhiều tài sản tốt để có thể quản lý được RRTK. Sau đó, RRTK liên tục được đề cập đến trong rất nhiều nghiên cứu của các tác giả như Goodhart và Schoenmaker (1995), Ismail (2000), Jenkinson (2008)… Các ngân hàng muốn quản trị RRTK tốt cần có một cơ chế rõ ràng để xác định, đo lường, quản lý RRTK (Comptroller of the Curency, 2001). Các thước đo này cũng được phát triển bởi Tobin (1956), Tirole (2011), và gần đây được Zaghdoudi và Hakimi (2017) đề cập trong nghiên cứu của mình. Tại Việt Nam, đề tài “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam (2007)” đã phân tích một số các chỉ số thanh khoản của hệ thống NHTM và thông qua đó đánh giá khả năng chống đỡ của các NHTM khi RRTK xảy ra. Nghiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM cụ thể cũng được đề cập đến trong rất nhiều luận văn của các tác giả như Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), Nguyễn Quốc Bảo (2010), Trần Thị Thu Trang (2012)… 1.2. Khái niệm rủi ro thanh khoản Đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), thanh khoản là chức năng cổ điển nhất, là điều kiện tiên quyết để giữ cho ngân hàng hoạt động trôi chảy. NHTM luôn phải đáp ứng tức thời mọi nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng theo cam kết. Khi các NHTM không có khả năng hoặc hạn chế về khả năng chi trả dòng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời, hoặc phải cung ứng nhưng với chi phí tăng lên cao thì rủi ro thanh khoản (RRTK) xuất hiện. RRTK được định nghĩa là tình huống khi một ngân hàng không thể đáp ứng toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của người gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định (Jenkinson, 2008). Về khía cạnh khả năng gia tăng nguồn vốn, Ủy ban Basel về quản lý ngân hàng (BCBS, 2004) định nghĩa: “RRTK xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng”. Còn theo Chaplin (2000), “RRTK là khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng liên quan đến việc chuyển các tài sản tài chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá cả.” Tóm lại, dù đứng dưới góc độ nào, RRTK có thể hiểu là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền cho nhu cầu thanh toán tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. 1.3. Các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản Phương pháp phổ biến để đo lường RRTK là phương pháp dựa trên các chỉ số thanh khoản. Tirole (2011) cho rằng thanh khoản không thể được đo lường bằng cách dựa vào một biến hoặc một tỷ lệ duy nhất do tính phức tạp của nó và vô số các nguồn rủi ro tiềm ẩn. 1.3.1. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi - Loan to Deposit Ratio (LDR) Đây là chỉ số điển hình có thể tính toán được từ bảng cân đối theo công thức sau:
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 315 𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑟ò𝑛𝑔 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 Tỷ lệ này cho biết đặc tính cấu trúc của RRTK của ngân hàng. Vì tiền gửi của khách hàng được coi là một nguồn tài trợ ổn định nên những NHTM mà phần lớn hoặc toàn bộ các khoản cho vay được tài trợ bằng tiền gửi sẽ ít chịu RRTK hơn. Ngược lại, các NHTM có tỷ lệ cho vay trên tiền gửi rất cao sẽ phải chịu RRTK nhiều hơn, vì điều đó đồng nghĩa là họ đang phải dựa vào các thị trường cung cấp vốn bán buôn. Tỷ lệ này trở thành giới hạn mà cơ quan giám sát một số nước đặt ra cho các ngân hàng sau khủng hoảng tài chính 2007-2008 để hạn chế rủi ro hệ thống, ổn định thanh khoản thông qua việc chuyển đổi sự phụ thuộc vào các nguồn vốn bán buôn sang tăng cường sử dụng tiền gửi bán lẻ. Tuy nhiên, việc đặt ra quy định giới hạn theo tỷ lệ này có thể hạn chế khả năng của các ngân hàng trong việc chủ động tìm kiếm nguồn vốn mới. Ưu điểm dễ tính toán làm cho tỷ lệ này được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu có liên quan đến RRTK (Zaghdoudi và Hakimi, 2017; Trenca và các cộng sự, 2015) 1.3.2. Chỉ số về mức độ phụ thuộc nguồn vốn liên ngân hàng Thị trường liên ngân hàng cho phép các ngân hàng có thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn nhận được tiền từ các ngân hàng khác có dư thừa thanh khoản tạm thời. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng 2007 – 2008, thị trường tiền tệ không có bảo đảm trở nên suy yếu nghiêm trọng trong một thời gian dài (Afonso và các cộng sự, 2011, Cornett và các cộng sự, 2011, Brunnermeier, 2009, và Angelini và các cộng sự, 2011). Wagner (2007) cho thấy thị trường liên ngân hàng có thể trở nên kém hiệu quả trong việc cung cấp thanh khoản khi các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các cú sốc thanh khoản lớn. Nếu các ngân hàng có cấu trúc nguồn vốn dựa vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn thanh toán thường rất ngắn, thì họ có thể gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc xoay vòng nợ trong những thời điểm túng quẫn. Từ đó, chỉ số phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng, ví dụ như tỷ trọng nguồn tài trợ từ thị trường bán buôn hoặc tỷ số giữa tài sản liên ngân hàng và nợ liên ngân hàng, cũng có thể là một đầu vào quan trọng để đánh giá RRTK. Các tỷ lệ này được tính như sau: Tỷ trọng nguồn Huy động từ thị trường bán tài trợ từ thị trường bán = buôn buôn Tổng Huy động vốn 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝐿𝑖ê𝑛 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑙𝑖ê𝑛 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 = 𝑁ợ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝐿𝑖ê𝑛 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 Các ngân hàng mà có tỷ lệ tài trợ từ thị trường bán buôn cao hơn sẽ nhạy cảm hơn với rủi ro tái cấp vốn. Rủi ro này sẽ càng cao khi thời gian đáo hạn của nguồn vốn thị trường bán buôn càng ngắn. Trong khi đó, tỷ lệ liên ngân hàng cho phép đánh giá một khía cạnh khác của RRTK của ngân hàng, nó cho biết ngân hàng là người đi vay ròng hay người cho vay ròng
  4. 316 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ lệ trên 100% có nghĩa ngân hàng là người cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng, do đó báo hiệu một vị thế thanh khoản thoải mái hơn so với các trường hợp khác. 1.3.3. Nhóm chỉ số liên quan đến việc nắm giữ Tài sản thanh khoản Tài sản có tính thanh khoản cao được coi là bộ đệm phòng ngừa rủi ro thanh khoản vì các tài sản này có thể dễ dàng được xử lý trong trường hợp phát sinh các yêu cầu rút vốn bất ngờ. Chính vì thế, việc nắm giữ các tài sản này cũng góp phần trong việc đánh giá RRTK của các ngân hàng. Các chỉ số liên quan đến việc nắm giữ tài sản lỏng bao gồm: 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ỏ𝑛𝑔 𝑐ℎấ𝑡 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜 𝐿𝐶𝑅 (𝐿𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝐶𝑜𝑣𝑒𝑟𝑎𝑔𝑒 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜) = 𝐷ò𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑟𝑎 𝑟ò𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ỏ𝑛𝑔 𝑇ỷ 𝑙ệ đả𝑚 𝑏ả𝑜 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ỏ𝑛𝑔 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ỏ𝑛𝑔 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Trong đó, tỷ lệ bao phủ thanh khoản LCR được BCBS đề xuất sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 khi mà nhiều ngân hàng phải sụp đổ trong thời gian tính bằng ngày do không có tài sản lỏng trong bối cảnh thanh khoản của thị trường sụt giảm đột ngột. Mục tiêu của quy định này là để thúc đẩy khả năng phục hồi đối với RRTK ngắn hạn của ngân hàng bằng cách đảm bảo rằng ngân hàng có đủ tài sản lỏng chất lượng cao để tiếp tục sống sót trong một kịch bản căng thẳng kéo dài trong 30 ngày mà không phụ thuộc vào các nguồn khác trên thị trường (BCBS, 2014). Để tính toán và thu thập được chỉ số này, các ngân hàng cần xây dựng các mô hình để có thể ước lượng được các đại lượng cần thiết trong công thức theo các kịch bản căng thẳng. Ngoài ra, thị trường cũng cần phải áp dụng một khung công bố thông tin công khai chung để giúp các bên tham gia thị trường đánh giá một cách nhất quán về vị thế RRTK của từng ngân hàng (BCBS, 2014). Điều này là không thể tại các thị trường chưa áp dụng quy định của Basel. Trước tỷ lệ LCR, các thị trường thường sử dụng tỷ lệ bảo đảm thanh khoản ngắn hạn được tính bằng tài sản ngắn hạn (tài sản lỏng) trên nguồn vốn ngắn hạn để đánh giá mức độ RRTK. Tỷ lệ này càng thấp biểu hiện các ngân hàng càng gặp nhiều thách thức trong việc thực hiện các cam kết tài chính ngắn hạn. Tỷ lệ này không có tác dụng đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng trong các kịch bản căng thẳng nhưng dễ dàng tính toán hơn so với chỉ số theo quy định của Basel nên khá thường xuyên được sử dụng làm biến quan sát trong các nghiên cứu (Muteanu, 2012). Một chỉ số khác liên quan đến việc nắm giữ tài sản lỏng là tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản. Chỉ số này không đảm bảo khả năng đáp ứng được nghĩa vụ ngắn hạn của ngân hàng như hai chỉ số trước nhưng cũng biểu hiện một khía cạnh RRTK vì nó đại diện cho việc ngân
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 317 hàng bỏ qua khả năng sinh lời để đảm bảo thanh khoản. Đây là chỉ số phổ biến để xác định mức độ RRTK trong rất nhiều nghiên cứu (Vodova, 2013; Roman và Sargu, 2014, Moussa, 2015), lý do là vì đây là chỉ số có khả năng tính toán khá dễ dàng dựa trên các báo cáo tài chính. Các ngân hàng càng nắm giữ nhiều tài sản lỏng, đồng nghĩa với Tỷ lệ tài sản lỏng/Tổng tài sản càng cao, thì càng chủ động trong việc đối phó với các yêu cầu rút tiền và do đó RRTK thấp hơn. 1.3.4. Nhóm chỉ số liên quan đến khả năng đảm bảo thanh khoản trong dài hạn Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều ngân hàng đã tham gia vào các chiến lược cấp vốn chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngắn hạn (Brunnermeier, 2009 và CGFS, 2010), do đó làm tăng đáng kể mức độ RRTK tại các ngân hàng này. Để hạn chế tình trạng này, BCBS đã đề xuất quy định về yêu cầu nguồn ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio – NSFR) trong Basel III (2014). Công thức tính tỷ lệ này như sau: 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 ổ𝑛 đị𝑛ℎ 𝑠ẵ𝑛 𝑐ó 𝑁𝑆𝐹𝑅 = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 ổ𝑛 đị𝑛ℎ 𝑦ê𝑢 𝑐ầ𝑢 Với NSFR > 1, BCBS yêu cầu các ngân hàng phải nắm giữ nguồn vốn ổn định lớn hơn nguồn vốn ổn định yêu cầu trong một năm, với giả định là một kịch bản căng thẳng, nghĩa là các ngân hàng phải có một cấu trúc bảng cân đối kế toán bền vững với ít sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nợ phải trả. Tuy nhiêu, yêu cầu này rất khó đáp ứng được đối với các ngân hàng tại các quốc gia mà thị trường trái phiếu không thực sự phát triển. Các nước này thường sử dụng một tỷ lệ khác cũng giới hạn việc sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn là tỷ lệ chuyển đổi hay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn được tính như sau: 𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇&𝐷𝐻 đượ𝑐 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ 𝑏ở𝑖 𝑣ố𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đổ𝑖 = 𝐻𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Nhìn chung, tỷ lệ nguồn ổn định ròng hay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn rất khó có khả năng tính được nếu chỉ dựa trên các báo cáo tài chính mà các ngân hàng công bố hàng năm nên rất khó thu thập được số liệu liên tiếp nếu các ngân hàng không tự tính và công bố cũng như nếu cơ quan giám sát không đặt ra các yêu cầu công bố công khai, từ đó, ít được sử dụng trong các nghiên cứu. 2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam qua các chỉ số thanh khoản. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua một giai đoạn căng thẳng thanh khoản kéo dài. Dấu hiệu rõ nhất chỉ ra tình trạng căng thẳng thanh khoản có thể thấy từ diễn biến của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Hình 1 biểu diễn lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tháng và 3 tháng trong giai đoạn 2009-2019. Hình 1 cho thấy ba mức lãi suất này có xu hướng biến động cùng chiều với nhau và trong giai đoạn 2011 – 2012, cả 3 mức lãi suất liên ngân hàng đều tăng mạnh, có những thời điểm lãi suất liên ngân hàng qua đêm đạt gần 16% thể hiện rõ tình trạng căng
  6. 318 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM. Đây chính là hai năm mà thanh khoản của hệ thống NHTM bị kiệt quệ kéo theo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên cao không thể cản được. Hình 1: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Đơn vị: % 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 LS LNH Qua đêm LS LNH 1 tháng LS LNH 3 tháng Nguồn: Cơ sở dữ liệu FIIN 2.1. Tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng căng thẳng thanh khoản của các NHTM là sự sụt giảm của tỷ lệ nắm giữ tài sản lỏng. Hình 2 biểu diễn diễn biến tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009-2019. Từ hình có thể thấy năm 2011 đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh của tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản từ khoảng gần 30% các năm 2009-2010 xuống còn khoảng 13%. Tỷ lệ này tăng một lần lên hơn 15% vào năm 2014 nhưng hầu như khá ổn định ở khoảng 12% trong giai đoạn từ 2011 đến nay. Với xu hướng này, rất khó để tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản của NHTM Việt Nam quay lại mốc gần 30% như giai đoạn trước 2011. Hình 2: Tỷ lệ Tài sản lỏng trên tổng Tài sản (%) 40% 30% 20% 10% 0% Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF Nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng thanh khoản giai đoạn 2011-2012 đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự (2019), bao gồm (1) sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tăng trưởng tín dụng so với tăng trưởng huy động vốn giai đoạn trước 2011 dẫn tới tỷ lệ cho vay trên huy động tăng cao; (2) sự mất cân đối về kỳ hạn huy động
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 319 vốn và cho vay của hệ thống NHTM; (3) nợ xấu gia tăng làm giảm nguồn cung thanh khoản cũng như (4) sự phụ thuộc vào huy động trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn trước đó. 2.2. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng Sự gia tăng của tỷ lệ LDR cũng phản ánh tình trạng căng thẳng thanh khoản của các NHTM. Sự mất cân đối giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động trong một thời gian dài trước đó được chỉ ra là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đẩy tỷ lệ LDR lên cao. Hình 3: Tỷ lệ LDR của các NHTM Việt Nam (%) 1.2 0.8 0.4 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 LDR Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF Hình 3 chỉ ra tỷ lệ LDR của toàn hệ thống trong những năm 2009 – 2011 đều trên 100%, cao nhất là 110% năm 2011. Nếu cộng thêm cả khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy tác đầu tư thì tỷ lệ này lên đến 119,9%. Trong khi đó, trên thế giới tỷ lệ này chỉ khoảng 30 - 70% và các nước châu Á khác trong khu vực cũng chỉ nằm dưới 80%. Tỷ lệ này tăng cao cho thấy mức độ RRTK của hệ thống giai đoạn 2009-2011 là rất cao. Đây là hậu quả của việc theo đuổi tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2007-2009. Từ năm 2012, tỷ lệ này bắt đầu giảm mạnh, chạm đáy vào năm 2015 ở mức khoảng 82%, tăng nhẹ trong 2 năm tiếp theo 2016, 2017 và ổn định từ 2017 ở mức khoảng gần 90%. Nguyên nhân của xu hướng sụt giảm từ 2011 chủ yếu là do quy định giới hạn tỷ lệ cho vay trên tiền gửi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong thông tư 13/2010/TT-NHNN và mặc dù yêu cầu này được xoá bỏ chỉ sau một năm đưa ra (Thông tư 22/2011/TT-NHNN) nhưng các NHTM đều biết việc giới hạn cho vay trong phạm vi tiền gửi của khách hàng sẽ là xu hướng dài hạn. 2.3. Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản dài hạn Mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản-nợ được cho là một trong các nguyên nhân tạo ra tình trạng căng thẳng thanh khoản tại Việt Nam. Cơ cấu tài sản-nợ của hệ thống NHTM Việt Nam được coi là “tài trợ ngắn hạn” với việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là phổ biến. Sự mất cân đối kỳ hạn tài sản - nợ đã trở nên nghiêm trọng trước và trong giai đoạn khủng hoảng khi các khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy mô lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có cùng kỳ hạn. Điều này được lý giải là do nhiều
  8. 320 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán NHTM của Việt Nam được sử dụng như “sân sau”, thực hiện cho vay những dự án đầu tư dài hạn, trong đó chủ yếu là bất động sản (Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự, 2019). Việc sử dụng cơ cấu tài sản-nợ chênh lệch của NHTM Việt Nam thực tế là được NHNN cho phép với mức 40% theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, từ bài học kinh nghiệm của khủng hoảng 2007-2008, NHNN mới hạ giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn xuống còn dưới 30% (Thông tư 15/2009/TT-NHNN). Tuy nhiên, việc sử dụng gói kích cầu năm 2009 chủ yếu vào tín dụng bất động sản đã dẫn đến tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của các TCTD tăng vọt lên. Kết quả là tỷ lệ chuyển đổi vốn của các NHTM liên tục tăng và vượt trên mức 30% từ năm 2015, trong đó tốc độ tăng của khối các NHTM cổ phần nhanh hơn, và từ 2015 đã vượt quá tỷ lệ của khối NHTM nhà nước (Hình 4) và cuối năm 2016 đã tiến rất sát mốc 40%. Điều này buộc NHNN phải nới lỏng giới hạn lên mức 60% trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ 2/2015. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ RRTK, giới hạn này đã bị NHNN giảm xuống trong các văn bản sau là Thông tư 06/2016/TT-NHNN và mới nhất là thông tư 22/2019/TT-NHNN với lộ trình đưa tỷ lệ này xuống 30% từ 10/2022. Với các yêu cầu thắt chặt từ phía NHNN, tỷ lệ chuyển đổi vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các NHTM từ sau 2016 bắt đầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, đến cuối năm 2019, tỷ lệ này vẫn còn ở mức trung bình là gần 30% đối với khối NHTM nhà nước và 31% đối với khối NHTM cổ phần. Hình 4: Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay Trung-Dài hạn Đơn vị: % 45 39.93 40 36.9 37.32 33.36 34.47 33.44 35 32.7 30.7 31.0 29.6 30 25.02 25 23.1 21.45 21.35 19.1 20 17.6 15 10 5 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN 2013-2020 2.4. Chỉ số mức độ phụ thuộc nguồn vốn liên ngân hàng Nguyên nhân của tình trạng căng thẳng thanh khoản của NHTM Việt Nam cũng có yếu tố phụ thuộc vào huy động trên thị trường liên ngân hàng trong các giai đoạn trước. Hình 5 biểu diễn tỷ trọng tiền gửi huy động từ thị trường liên ngân hàng so với tổng tiền gửi giai đoạn 2009-2019. Có thể thấy rõ, trong giai đoạn 2009-2012, hệ thống NHTM Việt Nam phụ
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 321 thuộc khá nhiều vào vốn tiến gửi từ thị trường liên ngân hàng. có tỷ trọng tiền gửi huy động trên thị trường liên ngân hàng rất cao, ở mức 30%, và đạt đỉnh vào năm 2011 ở mức khoảng gần 35% tổng tiền gửi của hệ thống NHTM. Đây lại là nguồn vốn rất nhạy cảm với rủi ro do kỳ hạn thường rất ngắn, giá trị lớn và người cung cấp là các NHTM khác thường rất e ngại rủi ro. Điều này làm cho nguồn vốn này tiềm ẩn rủi ro hệ thống lớn do đặc tính lan truyền. Kết quả là khi khó khăn bắt đầu xuất hiện thì nguồn vốn này ngay lập tức kiệt quệ đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao như kết quả đã được thể hiện rõ trong hình diễn biến lãi suất liên ngân hàng. Hình 5: Cơ cấu tiền gửi của các NHTM Việt Nam Đơn vị: % 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tiền gửi liên ngân hàng Tiền gửi khách hàng Nguồn: Cơ sở dữ liệu IMF 3. Các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản 3.1. Các quy định về các chỉ số thanh khoản Để quản lý RRTK tại Việt Nam, NHNN đã ban hành một số quyết định có liên quan đến việc duy trì các chỉ số thanh khoản ở mức an toàn. Các quy định hiện nay có liên quan đến RRTK như quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, thông tư 36/2014/TT-NHNN, thông tư số 13/2018/TT-NHNN, thông tư số 22/2019/TT-NHNN. Có thể nói rằng, những quy định về quản lý RRTK thuộc nhóm quy định được ban hành tương đối sớm và thường xuyên được cập nhât, thay đổi cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và hoạt động của các NHTM. Các quy định về các chỉ số thanh khoản cụ thể như sau: 3.1.1. Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Đây là tỷ lệ được sử dụng sớm và thường xuyên được điều chỉnh trong việc quản lý RRTK tại các NHTM Việt Nam. Tỷ lệ này được được sử dụng với mục đích giảm sự mất cân xứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản, hạn chế sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn và từ đó góp phần làm giảm nguy cơ RRTK của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong những giai đoạn hệ thống NHTM đối diện nguy cơ rủi ro mất cân xứng về kỳ hạn do các
  10. 322 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy mô lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có cùng kỳ hạn, NHNN đã liên tục điều chỉnh tỷ lệ này với mục đích ngăn ngừa nguy cơ RRTK. Cụ thể, từ năm 2005 đến nay, NHNN đã nhiều lần thay đổi quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo hướng siết chặt hoặc mở rộng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Các quy định cụ thể từ năm 2005 được mô tả như bảng sau: Bảng 1. Quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn tại Việt Nam từ 2005 – 2019 Tỷ lệ áp dụng cho Thông tư Thời điểm hiệu lực NHTM Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, ngày ban hành: 04/05/2005 40% 19/04/2005 Thông tư 15/2009/TT-NHNN, ngày ban hành: 01/01/2010 30% 10/08/2009 Thông tư 36/2014/TT-NHNN, ngày ban hành: 01/01/2015 20/11/2014 (thay cho thông tư 13/2010/TT- 60% NHNN) Thông tư 06/2016/TT-NHNN, ngày ban hành: 01/01/2017 27/05/2016, sửa đổi Thông tư số 36/2014/TT- 50% NHNN Thông tư 19/2017/TT-NHNN, sửa đổi thông tư 01/01/2018 45% 36/2014/TT-NHNN 01/01/2019 40% 01/01/2020 – 40% 30/09/2020 Thông tư 22/2019/TT-NHNN, ngày ban hành: 01/10/2020 – 37% 15/11/2019 thay thế cho thông tư 36/2014/TT- 30/09/2021 NHNN. 01/10/2021 – 34% 30/09/2022 Từ 01/10/2022 30% Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu 3.1.2. Tỷ lệ khả năng chi trả Tại Việt Nam, đây cũng là một tỷ lệ quan trọng nhằm hạn chế căng thẳng thanh khoản tại các NHTM, trong các thông tư về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đều quy định cụ thể về tác tỷ lệ chi trả này. Ngay từ thông tư đầu tiên về quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ do Thống đốc NHNN ban hành năm 1992, các NHTM đã phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả. Sự thay đổi yêu cầu về tỷ lệ này từ năm 2005 đến nay quy định cụ thể như sau: Bảng 2. Quy định về tỷ lệ khả năng chi trả đối với các NHTM Việt Nam từ 2005 – 2019 Quy định Tỷ lệ và cách tính Giá trị Quyết định số 457/2005/QĐ- Tỷ lệ Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay/Tài sản Nợ ≥ 25% NHNN ngày 19/04/2005 đến hạn trong 1 tháng
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 323 Quy định Tỷ lệ và cách tính Giá trị Tỷ lệ Tài sản “Có” có thể thanh toán trong 7 ngày làm ≥1 việc/ Tài sản Nợ đến hạn trong 7 ngày làm việc Tỷ lệ giữa tài sản thanh toán ngay và tổng nợ phải trả ≥ 15% Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ban hành ngày Tỷ lệ giữa Tài sản thanh toán ngay trong 7 ngày tiếp 20/5/2010 theo kể từ ngày hôm sau và Nợ đến hạn thanh toán ≥1 trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau (đồng nội tệ và ngoại tệ) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = TS có tính thanh khoản 10%; cao/Tổng nợ phải trả Thông tư 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 Tỷ lệ khả năng chi trả VND trong 30 ngày 50% Tỷ lệ khả năng chi trả ngoại tệ trong 30 ngày 10% Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = TS có tính thanh khoản 10%; Thông tư 22/2019/TT- cao/Tổng nợ phải trả NHNN, ban hành ngày Tỷ lệ khả năng chi trả VND trong 30 ngày 50% 15/11/2019 Tỷ lệ khả năng chi trả ngoại tệ trong 30 ngày 10% Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu 3.1.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi LDR Tỷ lệ này lần đầu tiên được ban hành năm 2010, tuy nhiên được áp dụng trong 11 tháng đến tháng 01/09/2011 thì tạm dừng và được kích hoạt trở lại vào năm 2014 trong thông tư 36/2014/TT-NHNN nhằm giúp NHNN đối phó với nguy cơ thiếu hụt thanh khoản tiềm ẩn trong hệ thống NHTM Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong sự tăng lên của tỷ lệ LDR, vượt quá 1 trong những năm 2009 – 2011 (mô tả trong biểu đồ 3), cho thấy mức độ RRTK của hệ thống có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy, để ứng phó với sự gia tăng liên tục của tỷ lệ LDR, NHNN đã liên tục điều chỉnh giới hạn LDR như sau: − Thông tư 13/2010/TT-NHNN, hiệu lực 01/10/2010. Đây là lần đầu tiên giới hạn LDR được NHNN sử dụng nhằm kiềm chế sự gia tăng của tỷ lệ này. Theo mục 5 điều 18 của thông tư này, tỷ lệ LDR tối đa đối với các NHTM là 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ được áp dụng trong 11 tháng, đến thông tư 22/2011/TT-NHNN đã dừng thực hiện. − Năm 2014, để đối phó với nguy cơ tiềm ẩn RRTK, giới hạn LDR lần thứ hai được NHNN kích hoạt trở lại trong thông tư 36/2014/TT-NHNN, ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/02/2015. Tỷ lệ này được quy định cụ thể tại điều 21, mục 7, cụ thể tỷ lệ LDR của các NHTM Nhà nước là 90%, trong khi đó, tỷ lệ này của nhóm NHTM cổ phần chỉ là 80%. − Sau đó, quy định về LDR được sửa đổi trong thông tư 22/2019/TT-NHNN, ban hành ngày 15/11/2019 có hiệu lực ngày 01/01/2020 thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN với xu hướng nới lỏng tỷ lệ này. Cụ thể, thông tư này quy định các NHTM phải duy trì tỷ lệ LDR tối đa là 85%.
  12. 324 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 3.2. Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản Trước đây, việc quản lý RRTK do các NHTM tự thực hiện thông qua các quy định nội bộ của các NHTM. Như vậy, các nhà quản trị sẽ chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, định hướng để quản lý nguy cơ RRTK tiềm ẩn trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, với mong muốn tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho công tác phòng ngừa, cảnh báo và quản lý rủi ro, năm 2018 NHNN đã ban hành thông tư 13/2018/TT-NHNN, quy định khuôn khổ chung cho việc quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTK nói riêng cho các NHTM Việt Nam. Theo thông tư này, các NHTM Việt Nam phải có chiến lược quản lý RRTK, bao gồm nguyên tắc quản lý thanh khoản, chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn và thời hạn của nguồn vốn cũng như cần thực hiện kiểm tra sức chịu đựng quản lý thanh khoản. Các nội dung chính về quản lý thanh khoản theo thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau: Thứ nhất, nguyên tắc tối thiểu trong quản lý RRTK tại các NHTM bao gồm: - Các NHTM cần duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong điều kiện hoạt động bình thường và có diễn biến bất lợi về thanh khoản; - Các NHTM cần phải xác định được chi phí đáp ứng nhu cầu thanh khoản và RRTK trong việc định giá vốn nội bộ, đánh giá kết quả kinh doanh đối với các hoạt động kinh doanh trọng yếu (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng). Thứ hai, quy trình quản lý RRTK tại các NHTM phải được thực hiện thông qua các bước sau: (i) nhận dạng rủi ro; (ii) đo lường rủi ro; (iii) theo dõi và kiểm soát rủi ro; (iv) kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản; và (v) báo cáo rủi ro (Điều 50, 51, 52 Thông tư 13/2018/TT- NHNN). Cụ thể: Bước 1: nhận dạng RRTK. Theo đó, nhận dạng RRTK phải dựa trên hai nguồn (i) hoạt động của NHTM bao gồm cung thanh khoản và nhu cầu thanh khoản, cơ cấu Tài sản/Nợ và khả năng tiếp cận thanh khoản thị trường và (ii) RRTK có thể phát sinh từ các rủi ro khác như tín dụng, thị trường, hoạt động, danh tiếng… Bước 2: đo lường RRTK. Theo đó, công tác đo lường RRTK tại NHTM phải đảm bảo các yêu cầu về công cụ đo lường, theo dõi việc tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản theo yêu cầu của NHNN. Bước ba: kiểm soát RRTK. Bước này các NHTM phải đảm bảo: - Xây dựng và tuân thủ các hạn mức RRTK. Các hạn mức RRTK bao gồm các tỷ lệ thanh khoản theo quy định của pháp luật và các hạn mức quy định nội bộ của NHTM; - Xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo sớm về RRTK để từ đó NHTM có các biện pháp xử lý RRTK trong cả ngắn hạn và dài hạn. Bước 4: thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tác động bất lợi đối với tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản của NHTM trong các kịch bản khác nhau. Dựa trên đánh giá này, các NHTM cần xây dựng kế hoạch dự phòng về thanh khoản bao gồm: dự kiến các biện pháp xử lý về nguồn vốn, sử dụng vốn, dòng tiền tương lai đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quy định.
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 325 Bược 5: Báo cáo nội bộ về RRTK sẽ được tiến hành định kỳ (tối thiểu hàng quý) hoặc đột xuất. Nội dung báo cáo về RRTK tối thiểu phải bao gồm các nội dung như chỉ số xếp hạng tín nhiệm của NHTM, mức độ thanh khoản thị trường, sự bất cân xứng kỳ hạn trên bảng cân đối, báo cáo về các sản phẩm tiền gửi hoặc nguồn vốn mới, các nguồn cung thanh khoản, tuân thủ các hạn mức RRTK, kết quả stess- test về thanh khoản, các đề xuất, kiến nghị về quản lý RRTK… 3.3. Đánh giá 3.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, trong những năm gần đây chỉ số thanh khoản đã có những chuyển biến tích cực. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, các chỉ số này đã chỉ ra nguy cơ RRTK tiềm ẩn trong các NHTM Việt Nam tương đối cao. Tuy nhiên, trong những năm từ 2015-2019, tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam đã được cải thiện. Thứ hai, công tác quản lý, đảm bảo an toàn thanh khoản tại từng NHTM được NHNN ngày càng quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua việc NHNN liên tục ban hành, sửa đổi các quy định về duy trì tỷ lệ an toàn thanh khoản phù hợp với điều kiện thị trường tài chính và hệ thống các NHTM. Thứ ba, NHNN đã cập nhật và hoàn thiện khung pháp lý về quản trị RRTK của các NHTM theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Việc ban hành thông tư 13/2018/TT- NHNN là bước tiến lớn trong việc xây dựng khung quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTK nói riêng với các NHTM, từ đó giúp các NHTM nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đạt sự phát triển bền vững. Thứ tư, trong thời gian vừa qua nhìn chung các NHTM tuân thủ chặt chẽ những chỉ tiêu thanh khoản mà NHNN yêu cầu đồng thời cũng đã xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý RRTK theo yêu cầu của NHNN. Những điều này đã góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ RRTK tại từng NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM nói chung. 3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân Một là, các quy định về tỷ lệ an toàn thanh khoản hiện nay vẫn còn đơn giản, phản ánh khả năng thanh khoản ngắn hạn và chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế. Trong đó, chỉ tiêu vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chỉ phù hợp trong bối cảnh tiềm ẩn khả năng tăng trưởng nóng của tín dụng đặc biệt là tín dụng dài hạn như bất động sản, và tiềm ẩn rủi ro cần kiểm soát. Trong trường hợp tăng trưởng tín dụng chững lại, việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của NHNN khó có tính khả thi. Trong khi đó, quy định tỷ lệ khả năng chi trả chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Basel, đặc biệt là Basel III với các quy định rất chặt chẽ về quản trị thanh khoản (LCR và NSFR). Dù rằng Việt Nam hiện nay chỉ đang đặt mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho tới năm 2018, nhưng hạn chế của Basel II là không đề cập tới các chỉ tiêu liên quan đến thanh khoản nên hiện nay Việt Nam vẫn thiếu chỉ tiêu thanh khoản có hiệu lực mạnh như LCR hay NSFR.
  14. 326 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Hai là, vẫn còn hiện tượng “lách luật” trong việc đáp ứng chỉ tiêu thanh khoản, ví dụ huy động vốn ngắn hạn (13 tháng) để cho vay dài hạn, chạy đua tiền gửi vào cuối kỳ báo cáo để đạt yêu cầu của NHNN… Điều này xuất phát từ nguyên nhân như cạnh tranh giữa các NHTM, hay vì lý do lợi luận vì thế có một số NHTM vẫn bỏ qua nguy cơ rủi ro. Đồng thời, trong giai đoạn trước đây, cơ chế giám sát NHTM còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng này. Ba là, các quy định của NHNN hiện nay mới sử dụng để quản lý, điều chỉnh trạng thái thanh khoản của từng NHTM chứ hiện nay vẫn còn thiếu các quy định liên quan tới trạng thái thanh khoản của hệ thống. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu có thể đo lường, phản ánh về RRTK của cả hệ thống NHTM. Điều này có thể thực hiện thông qua xây dựng bộ chỉ số thanh khoản hệ thống, với mục đích cảnh báo sớm RRTK từ đó giúp các cơ quan giám sát và quản lý NHTM ứng phó kịp thời với nguy cơ RRTK của từng NHTM cũng như cả hệ thống. 4. Đề xuất về quản lý rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ nhất, các NHTM cần cân bằng giữa đảm bảo khả năng sinh lời với RRTK. Các NHTM cần (i) đa dang hóa hoạt động kinh doanh của NHTM, phát triển các dịch vụ trung gian sáng tạo, hoạt động kinh doanh đầu tư, dịch vụ tư vấn tài chính, lập kế hoạch tài chính tư nhân; phát triển ngân hàng điện tử; (ii) cải thiện chất lượng dịch vụ, thiết lập triết lý kinh doanh tập trung vào nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng và cá nhân hóa của khách hàng và (iii) tăng cường quản lý rủi ro và cải thiện khả năng ứng phó rủi ro. Thứ hai, các NHTM cần quản lý chặt chẽ RRTK trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động. NHTM cần chú ý các biện pháp sau trong quá trình tăng quy mô hoạt động: (i) kiểm soát tăng trưởng, duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, chú ý phân bổ danh mục tài sản và nợ phải trả hợp lý, (ii) tăng cường nắm giữ các tài sản lỏng, có chất lượng cao có thể được chiết khấu tại NHNN; (iii) gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ trên thị trường tiền tệ nói chung, thị trường liên ngân hàng nói riêng và (iii) mở rộng hợp tác với các công ty bảo hiểm nhân thọ, bởi các công ty bảo hiểm nhân thọ lại thường xuyên có vốn trung và dài hạn và là nhà tài trợ lớn trên thị trường giấy tờ có giá trung và dài hạn.
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 327 Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự, 2019, Hiệu lực cơ chế truyền dẫn chính sách giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam, Đề tài NCKH do Quỹ Nafosted tài trợ Tô Ngọc Hưng và các cộng sự, 2007, Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, Đề tài NCKH cấp ngành. Tài liệu Tiếng Anh Afonso, G., Kovner, A. and Schoar, A., 2011. Stressed, not frozen: The federal funds market in the financial crisis. The Journal of Finance, 66(4), pp.1109-1139. Angelini, P., Nobili, A. and Picillo, C., 2011. The interbank market after August 2007: what has changed, and why?. Journal of Money, Credit and Banking, 43(5), pp.923-958. Basel Committee on Banking Supervision, 2004. Supervision guidance on cross-border cooperation is provided in “High-level Principles for management of liquidity risk, Basel. Basel Committee on Banking Supervision, 2014. Basel III: The net stable funding ratio. Bagehot, 1873, Lombard Street: a Description of the money market, Richard Irwin Inc., New York Brunnermeier, M.K., 2009. Deciphering the liquidity and credit crunch 2007-2008. Journal of Economic perspectives, 23(1), pp.77-100. Chaplin, G., Emblow, A. and Michael, I., 2000. Banking system liquidity: developments and issues. Financial Stability Review, 4, pp.93-112. Cornett, M.M., McNutt, J.J., Strahan, P.E. and Tehranian, H., 2011. Liquidity risk management and credit supply in the financial crisis. Journal of financial economics, 101(2), pp.297-312. Goodhart và Schoenmaker, 1995: “Should the Functions of Monetary Policy and Banking Supervision Be Separated”, Oxford Economic, Vol.47, pp.539-560 Ismail (2000): Islamic banks and Wealth Creations, retrieved from https://www.bibd.com.bn/pdf/articles/research_paper9.pdf Jenkinson, N., 2008. Strengthening regimes for controlling liquidity risk: some lessons from the recent turmoil. Bank of England Quarterly Bulletin, Quarterly, 2. Moussa, M.A.B., 2015. The determinants of bank liquidity: Case of Tunisia. International Journal of Economics and Financial Issues, 5(1), p.249. Munteanu, I., 2012. Bank liquidity and its determinants in Romania. Procedia Economics and Finance, 3, pp.993-998. Roman, A. and Şargu, A.C., 2014. Banks liquidity risk analysis in the new European Union member countries: Evidence from Bulgaria and Romania. Procedia Economics and Finance, 15, pp.569-576.
  16. 328 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Thornton (1982): An enquiry into the nature and effects of the Paper Credit of Great Britian (ed. With an Introduction by F.A.von Hayek) George Allen and Unwin Inc., London Tirole, J., 2011. Illiquidity and all its friends. Journal of Economic Literature, 49(2), pp.287- 325. Trenca, I., Petria, N. and Corovei, E.A., 2015. Impact of macroeconomic variables upon the banking system liquidity. Procedia Economics and Finance, 32, pp.1170-1177. Vodová, P., 2013. Determinants of commercial bank liquidity in Hungary. Finansowy Kwartalnik Internetowy e-Finanse, 9(4), pp.64-71. Zaghdoudi, K. and Hakimi, A., 2017. The determinants of liquidity risk: Evidence from Tunisian banks. Journal of Applied Finance and Banking, 7(2), p.71.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1