intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng sử dụng đất trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay có 3 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động (KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản và KCN Sông Hậu), thu hút được 52 dự án đầu tư của 38 doanh nghiệp. Bài viết trình bày thực trạng sử dụng đất trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng sử dụng đất trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  1. 265 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Giàu SV. Nguyễn Thị Thùy Linh SV. Phạm Ngọc Hoa SV. Nguyễn Thị Kim Ngân ThS. Ngô Thạch Thảo Ly Tóm tắt. Địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay có 3 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động (KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản và KCN Sông Hậu), thu hút được 52 dự án đầu tư của 38 doanh nghiệp. Đến nay, tổng diện tích đất công nghiệp đã được lấp đầy khoảng 65% (KCN Sa Đéc: 90,2%; KCN Trần Quốc Toản: 54,8%; KCN Sông Hậu: 55,8%). 1. Thực trạng sử dụng đất ở KCN Sông Hậu 1.1 Tỷ lệ lấp đầy trong KCN Sông Hậu TỶ LỆ LẤP ĐẦY TRONG KCN SÔNG HẬU 44.2% Còn trống Lấp đầy 55.8% Hình 1.1. Tỷ lệ lấp đầy trong KCN Sông Hậu Diện tích đất quy hoạch KCN là 66 ha, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 45,2 ha [3]. Tính đến 3/2015 KCN Sông Hậu đã thu hút được 5 dự án đăng kí đầu tư vào KCN [1]. Trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động và 1 dự án đang triển khai xây dựng như vậy diện tích lấp đầy 25,2 ha, đạt tỷ lệ 55,8 %. KCN Sông Hậu do mới được hình thành cách nay không lâu cho nên chưa thật sự thu hút được nguồn đầu tư vào KCN chính vì thế mà tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 45,2 ha. Trong đó diện tích đã được cho thuê là 25,2 ha, tỷ lệ lấp đầy vào KCN thấp 55,8%, tỷ lệ còn trống cao 44,2%. Trong thời gian tới, muốn tăng tỷ lệ lấp đầy cần có giải pháp phù hợp để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
  2. 266 1.2. Các loại hình doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào KCN Sông Hậu Các loại hình doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Sông Hậu bao gồm: Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Trong tổng số vốn đầu tư vào KCN Sông Hậu là 613,05 tỷ đồng thì trong đó vốn đầu tư của công ty cổ phần 463,05 tỷ đồng chiếm 75,36%, công ty TNHH 150 tỷ đồng chiếm 24,64%. KCN Sông Hậu chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Đây là những loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa lớn đối với đối với sự phát triển của KCN. 1.3. Các lĩnh vực đầu tư vào KCN Sông Hậu Những ngành công nghiệp chủ đạo thu hút đầu tư trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là những ngành phát triển trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những ngành sử dụng nguồn lao động dồi dào trong tỉnh và các ngành phụ trợ khác liên quan [1]. Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN Sông Hậu bao gồm: Lĩnh vực chế biến thức ăn thủy sản, chế biến thủy sản và thực phẩm. Trong đó chế biến thức ăn thủy sản có tổng số vốn đầu tư 379,05 tỷ đồng chiếm 61,83%, chế biến thủy sản có tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng chiếm 29,36%, chế biến thực phẩm với tổng số vốn đầu tư 54 tỷ đồng chiếm 8,81%. 2. Thực trạng sử dụng đất ở KCN Trần Quốc Toản 2.1. Tỷ lệ lấp đầy trong KCN Trần Quốc Toản Diện tích đất quy hoạch KCN là 58 ha, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 38.8 ha [3]. Tính đến 3/2015 KCN Trần Quốc Toản đã thu hút được 5 dự án đăng kí đầu tư vào KCN. Trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt động và 1 dự án đang triển khai xây dựng và 1 dự án chưa xây dựng như vậy diện tích lấp đầy 21,2 ha, đạt tỷ lệ 54,8%. TỶ LỆ LẤP ĐẦY TRONG KCN TRẦN QUỐC TOẢN 45.2% Còn trống Lấp đầy 54.8% Hình 2.1. Tỷ lệ lấp đầy trong KCN Trần Quốc Toản Mặc dù KCN Trần Quốc Toản được thành lập trước KCN Sông Hậu tuy vậy nhưng tỷ lệ lấp đầy vẫn thấp hơn so với KCN Sông Hậu. Diện tích đất công nghiệp cho thuê là 38,8 ha tính đến nay KCN Trần Quốc Toản có diện tích đất đã được cho thuê chỉ mới có 21,3 ha, tỷ lệ lấp đầy 54,8%, tỷ lệ còn trống 45,2 %. Tuy nhiên, hiện
  3. 267 nay chính sách thu hút đầu tư vào KCN cũng được điều chỉnh. Hội nhập xu thế kinh tế phát triển nhanh trong ngành công nghiệp của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. KCN Trần Quốc Toản với tiềm năng sẵn có và đặc biệt với sự quan tâm chú trọng đầu tư của lãnh đạo Tỉnh cùng với sự cố gắng không ngừng của cán bộ nhân viên, KCN Trần Quốc Toản ngày càng hoàn thiện và khẳng định là nơi đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2014, các doanh nghiệp đầu tư mới vào KCN ngoài ưu đãi như doanh nghiệp thông thường thì được miễn thuế thêm 2 năm và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo [2]. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng dần nhận thấy được tiềm năng và thế mạnh của KCN Trần Quốc Toản, chính vì vậy mà vào năm 2014 KCN đã thu hút được 1 dự án đầu tư nước ngoài vào KCN [1]. 2.2. Các loại hình doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào KCN Trần Quốc Toản Các loại hình doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Trần Quốc Toản bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp liên doanh [1]. Trong tổng số vốn đầu tư vào KCN Trần Quốc Toản là 146,59 tỷ đồng và 20 triệu USD thì trong đó vốn đầu tư của công ty cổ phần là 132,03 tỷ đồng chiếm 23,36%, công ty TNHH 14,57 tỷ đồng chiếm 2,58%, doanh nghiệp liên doanh 20 triệu USD chiếm 74,06%. Nhìn chung, vốn đầu tư chủ yếu vẫn là khu vực ngoài quốc doanh nhưng với quy mô vừa và nhỏ. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng tương đối, phát triển chưa ổn định, nhưng có nhịp độ tăng trưởng cao. Đây là KCN cần được quan tâm khuyến khích hơn nữa, nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất công nghiệp giữa các KCN với nhau. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân, cá thể cũng cần được khuyến khích đầu tư vào KCN nhiều hơn nữa. 2.3. Các lĩnh vực đầu tư vào KCN Trần Quốc Toản Những ngành công nghiệp chủ đạo thu hút đầu tư trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là những ngành phát triển trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ và vùng ĐBSCL, những ngành sử dụng nguồn lao động dồi dào trong tỉnh và các ngành phụ trợ khác liên quan. Đến nay, KCN đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều nhà đầu tư, tạo công ăn việc làm cho phần lớn công nhân trong địa bàn Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, thu hút nhiều nhà đầu tư chủ yếu với các ngành nghề được cho là thế mạnh của khu vực như chế biến thức ăn thủy sản, sản xuất giày, sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó, chế biến thức ăn thủy sản có tổng số vốn đầu tư là 132,03 tỷ đồng chiếm 23,36%, sản xuất giày có tổng số vốn đầu tư 20 triệu USD chiếm 74,06% , sản xuất vật liệu xây dựng có tổng số vốn đầu tư 14,57 tỷ đồng chiếm 2,58%. 3. Thực trạng sử dụng đất ở KCN Sa Đéc 3.1. Tỷ lệ lấp đầy trong KCN Sa Đéc Diện tích đất quy hoạch KCN là 132 ha, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 100 ha [3]. Tính đến 3/2015 KCN Sa Đéc đã thu hút được 42 dự án đăng ký đầu tư vào KCN [1]. Trong đó có 33 dự án đã đi vào hoạt động (hiện nay trong số các dự án đã đi vào hoạt động có 5 dự án đã tạm ngưng hoạt động) và 8 dự án đang triển khai xây dựng 1 dự án chưa xây dựng như vậy diện tích lấp đầy 90,2 ha, đạt tỷ lệ 90,2%. KCN Sa Đéc là KCN có quy mô lớn nhất trong tỉnh, được hình thành lâu đời hơn so với KCN Sông Hậu và KCN Trần Quốc Toản, chẳng những thế mà KCN này còn có vị trí địa lý
  4. 268 hết sức thuận lợi. Trong tổng số diện tích đất công nghiệp cho thuê là 100 ha, trong đó diện tích đất đã được cho thuê là 90,2 ha. Chính vì thế mà tỷ lệ lấp đầy của KCN Sa Đéc cao 90,2%, cao hơn so với các KCN khác trong tỉnh. KCN Sa Đéc có vai trò đặc biệt quan trọng đối việc phát triển KT-XH khu vực phía Nam của tỉnh. Trong thời gian gần đây, KCN đã được chú trọng đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cùng những chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tư. Với tốc độ phát triển sản xuất như hiện nay và dự kiến đến năm 2020 thì KCN này sẽ được lấp đầy. TỶ LỆ LẤP ĐẦY TRONG KCN SA ĐÉC 9.8% Còn trống Lấp đầy 90.2% Hình 3.1. Tỷ lệ lấp đầy trong KCN Sa Đéc 3.2. Các loại hình doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào KCN Sa Đéc Các loại hình doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Sa Đéc bao gồm công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh [1]. Trong đó, công ty TNHH có 10 doanh nghiệp với 15 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 801.174 tỷ đồng chiếm 22.3%; doanh nghiệp nhà nước có 1 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 134 tỷ đồng chiếm 3.7%; doanh nghiệp tư nhân có 1 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng chiếm 0.8%; công ty cổ phần có 15 doanh nghiệp với 19 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 2,053 tỷ đồng chiếm 57%; công ty có vốn đầu tư nước ngoài có 3 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 24.22 triệu USD chiếm 14.1%; công ty liên doanh có 1 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 3.64 triệu USD 76,1 tỷ đồng chiếm 2.1%. 3.3. Các lĩnh vực đầu tư vào KCN Sa Đéc KCN Sa Đéc đã phát huy được hiệu quả, khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đến nay KCN Sa Đéc đã phát triển với diện tích 132 ha, thu hút 42 dự án đăng ký đầu tư với nhiều ngành nghề, tập trung nhất là các ngành nghề chế biến thủy sản và thực phẩm, thức ăn thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản và chăn nuôi, chế biến phụ phẩm và dầu, bột cá, lĩnh vực khác. Trong đó chế biến thủy sản với tổng số vốn đầu tư 1208,21 tỷ đồng chiếm 33,55%, chế biến thực phẩm với tổng số vốn đầu tư 235,01 tỷ đồng chiếm 6,53%, chế biến thức ăn thủy sản và chăn nuôi với tổng số vốn đầu tư 1716,332 tỷ đồng chiếm 47,65%, chế biến phụ phẩm và dầu, bột cá với tổng số vốn đầu tư 241,67059 tỷ đồng chiếm 6,71%, các lĩnh vực khác với tổng số vốn đầu tư 200.38 tỷ đồng chiếm 5,56%.
  5. 269 4. Đánh giá và so sánh tỷ lệ lấp đầy ở các KCN Bảng 4.1. Diện tích và tỷ lệ lấp đầy trong các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [1] Tiêu chí Diện tích đất Diện tích đất quy hoạch cho thuê Diện tích đất đã Tỷ lệ lấp cho thuê (ha) đầy (%) KCN ( ha) (ha) Sa Đéc 132 100 90,2 90,2 Trần Quốc Toản 58 38,8 21,3 54,8 Sông Hậu 66 45,2 25,2 55,8 Diện tích đất đã được sử dụng ở các KCN cũng chưa nhiều. Đến nay, KCN có diện tích đất cho thuê nhiều nhất là KCN Sa Đéc với diện tích là 90,2 ha, tỷ lệ lấp đầy 90,2%. Kế tiếp đó là KCN Sông Hậu, mặc dù là đây là KCN mới được thành lập cách đây không lâu nhưng tỷ lệ lấp đầy cũng tương đối cao 25,2 ha, tỷ lệ lấp đầy 55,8%, ít nhất là KCN Trần Quốc Toản 54,8%. Như vậy, bình quân tỷ lệ lấp đầy các KCN Đồng Tháp đạt 66,9% diện tích đất quy hoạch, góp phần không nhỏ cho việc phát triển công nghiệp của cả nước. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tương đối cao do các KCN này có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư, giá cho thuê đất có tính ưu đãi cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thuê đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã hoàn chỉnh, đủ điều kiện cho triển khai dự án và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, có vị trí rất thuận lợi về giao thông thủy bộ, các bến cảng thuận lợi cho xuất nhập hàng hóa bằng đường thủy. Nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến lương thực, nông sản, thực phẩm. Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo nghề theo yêu cầu của chủ đầu tư. Giá nhân công rẻ, là trung tâm của thị trường tiêu thụ với số dân 16 triệu người. Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động. Làm việc theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, kể cả cấp giấy phép đầu tư và các loại giấy tờ khác có liên quan. Có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các KCN là do các chính sách đầu tư của từng KCN là khác nhau, chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, một số nhà đầu tư đang gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Bên cạnh đó KCN cũng còn một số hạn chế dẫn đến tỷ lấp đầy của nó còn thấp: còn non nớt về trình độ quản lý, còn thiếu đội ngũ lao động lành nghề và chất lượng cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, chưa có chính sách hỗ trợ của nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa hoàn chỉnh. Đối với đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN chưa thu hút đầu tư, cụ thể diện tích đất chưa cho thuê của KCN Sa Đéc 9,8 ha; KCN Sông Hậu 20,3 ha; KCN Trần Quốc Toản 29,96 ha. Nguyên nhân chưa thu hút đầu tư của các KCN trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư gặp khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ biến động đã ảnh hưởng đến việc thu hút các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng tại các KCN. Ngoài ra, thị trường nguyên liệu của địa phương chưa phong phú, đa dạng, quy mô, sản lượng nhỏ, không đủ ổn định nên chưa hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.
  6. 270 5. Kết luận Do đặc điểm về vị trí tọa lạc, mức độ hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cũng như chính sách ưu đãi thu hút đầu tư ở mỗi KCN khác nhau dẫn đến tình hình thu hút đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không đồng đều, tỷ lệ lấp đầy trong các KCN có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể: - KCN Sa Đéc: Diện tích đất quy hoạch KCN là 132 ha. Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 100 ha, diện tích lấp đầy 90,2 ha, đạt tỷ lệ 90,2% với 44 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. - KCN Trần Quốc Toản: Diện tích đất quy hoạch KCN là 58 ha. Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 38,8 ha, diện tích lấp đầy 21,3 ha; đạt tỷ lệ 54,8% với 05 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. - KCN Sông Hậu: Diện tích đất quy hoạch KCN là 66 ha( 66,336 ha). Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là: 45,2 (45,15)ha, diện tích lấp đầy: 25,2 ha; đạt tỷ lệ 55,8 % với 05 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN chưa thu hút đầu tư, cụ thể diện tích đất chưa cho thuê của KCN Sa Đéc 10,37 ha; KCN Sông Hậu 20,3 ha; KCN Trần Quốc Toản 29,96 ha. Tài liệu tham khảo [1]. Ban Quản lý KKT Đồng Tháp, 2015. Báo cáo tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp. [2]. Quốc Hội, 2014. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. [3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2010. Quy hoạch phát triển công nghiệp đến nam 2020 tỉnh Đồng Tháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2