intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng sự thay đổi tỷ giá đồng Yên trên thị trường hối đoái tại Nhật Bản

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng sự thay đổi tỷ giá đồng Yên trên thị trường hối đoái tại Nhật Bản" phân tích việc đồng yên đã mất giá so với nhiều đồng tiền khác, trong đó có đồng Việt Nam (VND). Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập quy đổi sang tiền Việt của các lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng sự thay đổi tỷ giá đồng Yên trên thị trường hối đoái tại Nhật Bản

  1. THỰC TRẠNG SỰ THAY ĐỔI TỶ GIÁ ĐỒNG YÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI TẠI NHẬT BẢN Đào Thị Lệ*, Nguyễn Thị Quyên, Trần Thị Như Quỳnh, Võ Thị Thanh Thúy Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Thùy Trang TÓM TẮT Hoạt động Thanh toán Quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Từ đó, càng thấy rõ được trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của Thanh toán Quốc tế ngày càng được khẳng định. Từ khóa: Thanh toán quốc tế, kinh tế quốc tế, sự thay đổi tỷ giá Nhật Bản, yên Nhật tụt giảm, tỷ giá hối đoái. 1. MỞ ĐẦU Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, các nước trên thế giới có điều kiện địa lí, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học khác nhau. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế, vì vậy việc hội nhập kinh tế giữa các nước thể hiện sự thích ứng của nền kinh tế quốc gia với xu thế của thế giới là điều không thể chậm trễ. Đây là quá trình liên kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện tự do hoá nền kinh tế của mỗi nước. Việc sử dụng tiền tệ làm phương tiện để thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị ngoại giao nêu trên trở thành một nhu cầu tất yếu. 2. TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẬT BẢN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY FED hay còn gọi là cục dự trữ liên bang Mỹ, từ lâu đã được coi như một thực thể có sức ảnh hưởng nhất nhì thế giới, tác động mạnh đến giao thương quốc tế. Trong năm bối cảnh đại dịch Corona toàn cầu diễn ra vào năm 2020, Trước sức ép từ cả bên trong là chính phủ và bên ngoài là chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước, đồng USD đã giảm so với các đồng tiền khác, cụ thể: Giảm 1,81% so với EUR, giảm 1,0% so với GBP (Bảng Anh) và giảm 2,4% so với JPY. Sự giảm giá của đồng USD là do trong năm 2020 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục là 0-0,25% và bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng. Chính sách mở rộng tiền tệ của FED đã khiến cho cầu về đồng USD giảm. Vì Nhật Bản là 1 trong những nước liên tục thực hiện chính sách tiền tệ siêu lỏng (bắt đầu từ năm 2001) nhằm ứng phó với tình trạng tăng trưởng trì trệ và thường xuyên rơi vào giảm phát của nước này. Chính vì vậy, vị thế giá của đồng yên năm 2020 ngày càng mạnh hơn trước sự suy yếu của USD. 2345
  2. Từ tháng 6/2021, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra thông báo khả năng nâng lãi suất vào năm 2023, do đó từ tháng 6/2021, đồng USD bắt đầu tăng điểm trở lại, đặc biệt, trong tháng 8 và tháng 9/2021, đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác. Tính chung cả năm 2021, đồng USD tăng 8,2% so với đồng EUR, 0,5% so với đồng GBP, 7,6% so với đồng AUD. So với các đồng tiền ở các nước châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng tăng 11,56% so với JPY. Vào năm 2021 Nhật Bản cắt giảm một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhưng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BOJ quyết định sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp, lãi suất ngắn hạn sẽ tiếp tục ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm sẽ ở mức khoảng 0%. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BOJ đã đưa ra quyết định trên trong bối cảnh nhiều Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu cắt giảm các gói kích thích được đưa ra trước đó như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều này đã giúp Nhật Bản trở lại đúng quỹ đạo với chính sách tăng trưởng kinh tế, khi đô la Mỹ nâng lãi suất theo đó khiến yên Nhật trượt giá thúc đẩy xuất khẩu hơn. Kể từ đầu năm 2022, tỷ giá hối đoái đã có sự biến động đáng kể. Đồng yên "siêu thấp" lần đầu tiên sau 20 năm, kết hợp với cuộc khủng hoảng do đại dịch Corona và tình hình ở Ukraine đang khiến giá cả dầu mỏ tăng lên. Trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát cao kỷ lục và các ngân hàng trung ương lớn đều nối gót, riêng ngân hàng Nhật Bản (BOJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm khôi phục nền kinh tế sau đại dịch và hướng tới mục tiêu lạm phát 2%. Động thái này khiến các nhà đầu tư kinh doanh bán tháo đồng Yên khi mà chênh lệch khoảng cách giữa hai đồng tiền Mỹ - Nhật ngày càng lớn, yên Nhật mất giá so với đô la Mỹ và tiếp tục lao dốc xuống. Ngày 6/9, tỷ giá đồng yên đã rơi xuống mức kỷ lục trong vòng 24 năm qua là 142 yên đổi 1 USD. Đến sáng ngày 7/9, đồng nội tệ Nhật Bản tiếp tục giảm xuống mức 143,65 yên đổi lấy 1 USD. Tính từ đầu năm 2022 đến ngày 5/9, tỷ lệ giảm giá tiền tệ của các quốc gia trên thế giới so với đồng USD là euro (14%), bảng Anh (17%), nhân dân tệ (10%), trong khi đồng yên của Nhật Bản giảm tới 22%, mức giảm cao nhất trong số các nước phát triển. Không chỉ giảm giá so với đồng USD, đồng yên còn giảm giá so với đồng tiền của các quốc gia đang phát triển như đồng baht Thái Lan (10%), rupee của Ấn Độ (14%), real của Brazil (32%), ruble của Nga (50%). 3. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ SUY GIẢM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẬT BẢN Giá yên Nhật (JYP) đang trên đà lao dốc giảm mạnh nhất trong nhiều năm qua, không chỉ với đô la Mỹ (USD) mà còn so với nhiều đồng tiền của các nước khác, điều này xảy ra do: Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt. Trái phiếu chính phủ vốn là một kênh đầu tư an toàn nhưng ít sinh lời trong danh mục đầu tư. Tuy nhiên, với động thái FED công bố mức lãi suất cao kỷ lục, trái phiếu chính phủ Mỹ từ an toàn, nay lại trở thành một kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn, vừa an toàn, vừa sinh lời. Mức lãi suất tăng vọt được giới đầu tư toàn cầu đồn đoán về triển vọng lạc quan của nền kinh tế Mỹ. Điều này dẫn đến việc giới đầu tư toàn cầu đang gom đồng bạc xanh để mua vào trái phiếu Mỹ. Việc duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Từ dưới thời thủ tướng Shinzo Abe, chính sách tiền tệ này là một trong ba mũi nhọn của chính sách kinh tế Abenomics. Mũi nhọn “nới lỏng định lượng” nhằm nâng tỷ lệ lạm phát và vực dậy nền kinh tế Nhật Bản lâu nay vẫn đang lún sâu vào trạng thái giảm phát không lối thoát. 2346
  3. Giá dầu tăng liên tục trong khi sản lượng tiêu dùng dầu mỏ của Nhật Bản hoàn toàn là nhờ vào nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc để trả cho mức phí nhập khẩu dầu thô tăng lên, Nhật Bản phải mua vào ngoại tệ và bán ra đồng yên, khiến lượng yên trong lưu thông tăng. 4. YÊN NHẬT TỤT GIẢM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬT BẢN Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ vững quan điểm với chính sách nới lỏng tiền tệ hướng tới mục tiêu khôi phục nền kinh tế trái ngược với các ngân hàng trên Thế giới hiện nay. Như vậy tính đến đầu năm 2023, lạm phát ở Nhật Bản đã tăng tháng thứ 8 liên tiếp, cao hơn so với con số mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đề ra. Lạm phát hàng năm ở Nhật Bản đã tăng lên 4,3% vào tháng 1 năm 2023 từ mức 4,0% của tháng 12/2022. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/1981, trong bối cảnh giá hàng hóa thô nhập khẩu tăng và đồng yên Nhật mất giá trên thị trường hối đoái. Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục vào năm 2022 do đồng yên yếu khiến các sản phẩm của Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn và nhu cầu ở nước ngoài vẫn mạnh sau khi phục hồi sau đại dịch COVID. Khi đồng yên giảm giá, khối lượng xuất khẩu không đổi (giá trị xuất khẩu tính theo ngoại tệ không biến động) nhưng làm tăng giá trị xuất khẩu quy đổi sang yên. Có thể thấy được ảnh hưởng tích cực đối với ngành xuất khẩu khi thu được nhiều tiền yên hơn. Nhập khẩu của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022 do đồng yên yếu làm tăng giá các mặt hàng thực phẩm và năng lượng vốn đã tăng cao. Cán cân thương mại của Nhật Bản dao động trong những năm gần đây một phần do sản xuất bị gián đoạn và các vấn đề khác liên quan đến đại dịch vi-rút corona. Vào năm 2022, quốc gia này đã ghi nhận tình trạng thâm hụt thương mại hàng tháng kéo dài do nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu. Một mặt, đồng yên yếu đã giúp thúc đẩy xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục, nhưng mặt khác, nó lại khiến chi phí của các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm và năng lượng trở nên rất đắt đỏ. Chúng ta có thể thấy đối với hàng nhập khẩu, khi đồng yên giảm giá, giá nhập khẩu bằng đồng yên cũng tăng lên. Có nghĩa nền kinh tế phải chịu chi phí nhiều hơn, làm giảm thu nhập thực tế của Nhật Bản. Về dài hạn, giá hàng hóa nhập khẩu tăng sẽ làm giảm khối lượng nhập khẩu. Khi đồng yên giảm giá, người dân Nhật sẽ hạn chế du lịch nước ngoài do chi phí tăng lên. Ngược lại tiền yên rẻ hơn sẽ thu hút được nhiều người nước ngoài đến Nhật. Chi tiêu trong nước sẽ tăng, chi tiêu ngoài nước sẽ giảm. Nói cách khác điều này làm tăng GDP của Nhật Bản, cải thiện cán cân dịch vụ, chính phủ hy vọng điều này sẽ thúc đẩy chi tiêu hàng năm của du khách. 5. YÊN NHẬT TỤT GIẢM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM Cũng theo chiều giảm giá của đồng USD trong năm 2020 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, Việt Nam cũng đưa những chính sách kinh tế như: Thứ nhất, Chính phủ tung gói tín dụng 250 nghìn tỷ đồng, gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm. Thứ ba, Bộ Tài chính cũng đề xuất một vài công cụ kinh tế liên quan đến miễn giảm và gia hạn thuế và phí. Chính vì vậy, vị thế giá của đồng yên Nhật năm 2020 ngày càng mạnh hơn trước sự suy yếu của USD nói chung và VND nói riêng. Tỷ giá hối đoái tại thị trường Việt luôn giữ mức trên 200 VND đổi lấy 1JPY, đỉnh cao nhất là 225,1 VND đổi lấy 1JYP vào ngày 09 tháng 03 năm 2020. Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cắt giảm lãi suất trước đó nhằm giúp đỡ các cũng đưa ra một tín hiệu quan trọng, những chính sách đó có thể cho phép các công ty vay vốn một cách rẻ hơn. Không 2347
  4. giống như Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với mức lãi suất điều hành đã bị hạ thấp xuống tới 0 từ 2016 (ECB) và 16/03/2020 (FED), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) SBV vẫn đang còn ở mức an toàn ở các năm tiếp. Vì thế, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lại lãi suất từ năm 2021 tới nay, về mặt nguyên tắc khi lãi suất tăng cao dòng tiền từ các quốc gia khác sẽ đổ về Mỹ để hưởng lợi.Để giảm thiểu “dòng chảy” của các nhà đầu tư thì Ngân hàng trung ương các nước buộc phải tăng lãi suất để thị trường tài chính của mình đủ hấp dẫn để giữ dòng tiền ở lại, Việt Nam là một nước đang phát triển, để giữ các nhà đầu tư ở lại cũng phải giữ lãi suất cao. Riêng ngân hàng Nhật Bản (BOJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm khôi phục nền kinh tế sau đại dịch. Giá VND có quan hệ đồng biến với USD, mà tỷ giá JPY – USD giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 4 năm gần đây, vậy nên JPY – VND cũng trượt giá mạnh do quan hệ đồng biến. Vào năm 2022, tỉ giá Nhật Bản – Việt Nam vẫn không thể chạm ngưỡng 1 JPY= 200VND như các năm trước. Tỉ giá đạt mức cao nhất vào đầu năm ngày 24/02/2022 với mức giá 1JPY=199,47VND, thấp nhất vào ngày 07/09/2022 với mức giá 163,03 VNĐ đổi lấy 1JPY. Thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam chính là Nhật Bản, tuy nhiên việc yên Nhật mất giá mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi tiêu của lực lượng này. Mức lương cơ bản dao động từ 12 000 yên~18 000 yên tính theo tỉ giá qua các năm: - Ngày 01/03/2021( tỷ giá 1 yên= 216,83 VND) là 26.019.600 VND~39.029.400 VND - Ngày 01/03/2022 (tỷ giá 1 yên = 198,66 VND) là 23.839.200 VND ~35.758.800 VND - Ngày 01/03/2023 (tỷ giá 1 yên = 174,87 VND) là 20.984.400 VND ~31.476.600 VND Từ đây chúng ta có thể thấy được số thâm hụt đáng kể của đồng lương khi có sự biên động xuống dốc của tỷ giá, thêm vào đó, lạm phát các chỉ số giá tiêu dùng tăng cũng gây không ít khó khăn đến cuộc sống của các lực lượng lao động Việt nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, với việc yên Nhật sụt giảm, bên cạnh đó các doanh nghiệp vẫn cho rằng cho rằng, Nhật Bản vẫn là thị trường lao động hấp dẫn với lao động Việt Nam. Theo thông tin của Cổng Thông tin Chính Phủ Việt Nam tổng số người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản lên đến gần 500.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản. 6. GIẢI PHÁP Để đưa yên Nhật đang ở đà trượt dốc lội ngược dòng nâng cao vị thế thì vấn đề cốt cán vẫn là giảm sự lưu thông của yên Nhật trên thị trường hối đoái, vì vậy Nhật Bản có thể thực hiện những biện pháp sau đây: - Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngừng chính sách nới lỏng tiền tệ chuyển đổi sang thắt chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất. Vì hiện nay lạm phát ở Nhật Bản đã tăng liên tiếp, cao hơn so với con số mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đề ra, tính đến tháng1/2023 con số này đã lên tới 4,3%. Khi lãi suất được nâng cao, làm cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn hơn do các khoản thanh toán lãi vay cũng tăng theo, bao gồm mọi hình thức vay nợ như khoản vay cá nhân, thế chấp và lãi suất trên thẻ tín dụng. Nhưng song hành với điều này thì hơn hết việc tăng lãi suất cũng làm cho việc tiết kiệm, gửi tiền vào ngân hàng trở 2348
  5. nên hấp dẫn hơn, vì lãi suất tiết kiệm cũng tăng, từ đó làm cho lượng tiền yên Nhật lưu thông trong thị trường giảm đi. Khi thực hiện chính sách thắt chặt, ngân hàng trung ương cũng có thể bán chứng khoán do chính phủ phát hành trên thị trường mở để hấp thụ vốn trong nền kinh tế. Trong môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt, việc giảm cung tiền có thể giúp làm giảm đáng kể hoặc ngăn chặn lạm phát. - Chính phủ Nhật Bản phải tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối, mua vào đồng yên. Với vị trí thứ hai về dự trữ ngoại hối với hơn 1238 nghìn tỉ USD đứng sau Trung Quốc thì Chính phủ Nhật Bản có thể tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối, thu vào đồng yên Nhật giảm sự lưu thông, bán ra đô la Mỹ nhằm kìm đà tăng giá của đồng USD. 7. KẾT LUẬN Vài năm trở lại đây, đồng yên đã mất giá so với nhiều đồng tiền khác, trong đó có đồng Việt Nam (VND). Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập quy đổi sang tiền Việt của các lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Đồng Yên giảm giá, kết hợp với giá dầu tăng, dẫn đến lạm phát tăng, gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động của các doanh nghiệp và cuộc sống của người dân ở Nhật Bản, khi làm cho chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng cao, đẩy chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa tăng theo. Mặt khác, đồng Yên mất giá so với các đồng tiền khác, đặc biệt là VND, đã làm giảm đáng kể thu nhập quy đổi sang tiền đồng của các lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Cuộc sống của các lao động Việt Nam ở Nhật Bản cũng trở nên khó khăn hơn vì giá cả hàng hóa leo thang. Tuy nhiên, với mức lương nhận được so với Việt Nam, Nhật Bản vẫn là là thị trường lao động hấp dẫn. Nhật Bản cần đưa ra những chính sách và biện pháp để cải thiện tình trạng suy giảm của đồng Yên một cách nhanh chóng và cụ thể hơn. Nếu không, Nhật Bản sẽ có nguy cơ trở thành điểm đến kém hấp dẫn trong mắt các người lao động và các thực tập sinh Việt Nam nếu sự rớt giá của đồng Yên vẫn kéo dài. Tổng hợp từ nhiều góc độ, những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản do đồng yên giảm giá chưa thật sự rõ ràng. Nếu như Chính phủ kỳ vọng tác động tích cực của đồng yên giảm giá làm tăng thu nhập hộ gia đình, kỳ vọng tạo ra một chu kỳ tăng trưởng và phân phối dựa trên tăng chi tiêu của người dân thì cần phải có các phân tích chi tiết hơn để từ đó đưa ra các chính sách thích hợp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Thanh toán Quốc tế, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Minh Lý (08/2006), Bài giảng thanh toán quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, truy cập 3/2023 https://timtailieu.vn/tai-lieu/bai-giang-thanh-toan-quoc-te-phan-thi-minh-ly-18253 2. Nguyễn Đăng Dờn (10/2009), Thanh toán Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 3. Tình hình kinh tế Nhật Bản 2021 (12/2021), Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản - The Center for Japanese Studies (CJS) thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, truy cập 3/2023 http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1576 4. Tomoni (8/2022), đồng yên giảm giá và những ảnh hưởng tới nền kinh tế Nhật Bản, Đọc báo cùng Tomoni truy cập 3/2023 https://tomonivj.jp/dong-yen-giam-gia-va-nhung-anh-huong-toi-nen-kinh- te-nhat-ban/ 2349
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1