intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng thực hiện nhiệm vụ thuận lợi, khó khăn của nhân viên y tế thôn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, năm 2015

Chia sẻ: ViJijen ViJijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc mô tả việc thực hiện nhiệm vụ của NVYTT huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, năm 2015; Xác định những thuận lợi, khó khăn của NVYTT huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng thực hiện nhiệm vụ thuận lợi, khó khăn của nhân viên y tế thôn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, năm 2015

  1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN TẠI HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, NĂM 2015 Ths. Nguyễn Hữu Quý Trung tâm Truyền thông GDSK thành phố Đà Nẵng Tóm tắt nghiên cứu Nhằm mô tả thực trạng thực hiện nhiệm vụ và những thuận lợi, khó khăn của đội ngũ nhân viên y tế thôn (NVYTT), chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi, khó khăn của nhân viên y tế thôn tại huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng, năm 2015”. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ NVYTT của huyện Hòa Vang. Kết quả cho thấy, 100% xã có NVYTT đang hoạt động. Tất cả NVYTT đã qua đào tạo kiến thức, kỹ năng về y tế. 100% NVYTT đã được hưởng phụ cấp theo đúng quy định, 94% NVYTT có nguyện vọng tiếp tục công tác. NVYTT tại huyện Hòa Vang thực hiện đủ cả 19 nội dung chức năng nhiệm vụ theo Thông tư 07/2013 của Bộ Y tế. Bên cạnh những thuận lợi như: các cấp chính quyền và ngành y tế đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để NVYTT hoạt động; hầu hết đã được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trả phụ cấp đầy đủ, được trang bị túi y tế thôn. Hoạt động của NVYTT cũng gặp những khó khăn như: trang thiết bị, dụng cụ, thuốc men chưa đồng bộ, đầy đủ; chưa được cấp thẻ BHYT miễn phí; không có kinh phí để tổ chức các hoạt động; cộng đồng vẫn chưa thực sự quan tâm, ủng hộ. 1. Đặt vấn đề Y tế thôn bản (YTTB) nằm trong hệ thống y tế cơ sở, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) cho nhân dân, trong đó NVYTTB đóng vai trò là nòng cốt. NVYTTB là tai mắt, là cánh tay, là đôi chân của trạm y tế (TYT) xã trong các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng, với 11 đơn vị hành chính xã, trong đó có 4 xã miền núi. Hệ thống y tế của huyện tương đối hoàn thiện, 100% số thôn có nhân viên y tế thôn (NVYTT) hoạt động. Vấn đề đặt ra là, đội ngũ NVYTT của huyện Hòa Vang hiện nay ra sao? Họ đã thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Có những khó khăn, bất cập nào gây cản trở đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ? Xuất phát từ thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề 56
  2. tài: “Thực trạng thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi, khó khăn của nhân viên y tế thôn tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, năm 2015". 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mô tả việc thực hiện nhiệm vụ của NVYTT huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, năm 2015. 2.2. Xác định những thuận lợi, khó khăn của NVYTT huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, năm 2015. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Định lượng : 148 NVYTT đang hoạt động của huyện Hòa Vang - Đà Nẵng. Định tính: Lãnh đạo TTYT huyện; Phó Chủ tịch phụ trách văn xã; Trạm trưởng TYT và người dân trên địa bàn 2 xã Hòa Phú và Hòa Nhơn của huyện Hòa Vang. 3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2015. 3.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 3.4. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính. Cỡ mẫu được chọn cho nghiên cứu định lượng là toàn bộ 148 NVYTT; cho nghiên cứu định tính là 5 cuộc phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm. 3.5. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 16.0. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Thông tin chung 134 NVYTT tham gia vào nghiên cứu (14 người không tham gia), tỷ lệ tham gia 91%. Kết quả cho thấy: tuổi trung bình là 48, nhóm tuổi từ 30-49 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%), thấp nhất là nhóm tuổi
  3. Hầu hết NVYTT của huyện Hòa Vang có trình độ học vấn cấp từ cấp II trở lên (87,4%). Theo chúng tôi với trình độ học vấn từ cấp II trở lên NVYTT sẽ rất thuận lợi trong việc cập nhật và nắm bắt những thông tin về y tế, có uy tín trong giao tiếp và trong vận động quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động y tế tại thôn. Tuy nhiên với những người có trình độ học vấn cấp III mà tuổi còn trẻ thì thường có xu hướng tìm việc làm khác, dẫn đến sự biến động về mặt tổ chức ảnh hưởng không tốt tới nguồn lực của mạng lưới y tế thôn. 100% NVYTT đã được đào tạo chuyên môn về y tế, hầu hết là qua lớp đào tạo 3 tháng dành cho NVYTT (88,8%). 100% NVYTT đã được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ; nội dung tập huấn bao gồm đầy đủ các vấn đề chuyên môn cần thiết theo chức năng nhiệm vụ của NVYTT. NVYTT ở Hòa Vang có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (38,1%), tiếp đến là từ 10 đến 15 năm (26,1%). 100% NVYTT đã được chi trả phụ cấp đều đặn hàng tháng theo đúng quy định. Trong đó có 79,9% NVYTT được hưởng phụ cấp ở mức 0,3% lương tối thiểu và 20,1% NVYTT được hưởng phụ cấp ở mức 0,5% lương tối thiểu. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của thành phố Đà Nẵng ưu tiên chế độ chính sách cho y tế cơ sở. Tuy nhiên, ngoài phụ cấp này ra thì NVYTT không có thêm khoản hỗ trợ nào. Mặt dù mức phụ cấp cho NVYTT hiện nay đã được quan tâm và nâng lên nhiều hơn so với trước đây nhưng đa số các đối tượng được phỏng vấn, từ lãnh đạo huyện, xã, TYT xã và NVYTT đều cho là còn thấp so với công sức của họ. 4.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của NVYTT Bảng 1: Tình hình thực hiện nhiệm vụ của NVYTT Có thực Không thực Nội dung nhiệm vụ hiện hiện STT (n=134) n % n % Tuyên truyền về vệ sinh môi trường và vệ 1 132 98,5 2 1,5 sinh an toàn thực phẩm Hướng dẫn CSSKBĐ và phòng chống 2 134 100 0 0 dịch, bệnh Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống 3 127 94,8 7 5,2 HIV/AIDS Truyền thông, vận động về công tác dân 109 81,3 25 18,7 4 số KHHGĐ Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn 5 97 72,4 37 27,6 trong vòng 1 năm qua 58
  4. Trong 19 nội dung chức năng nhiệm vụ của NVYTT, thì có 15 nội dung nhiệm vụ có tỷ lệ NVYTT tham gia thực hiện từ 80% trở lên. Có 3 nhiệm vụ được 100% NVYTT tham gia thực hiện là: hướng dẫn CSSKBĐ và phòng chống dịch, bệnh; chăm sóc sức khỏe trẻ em tại thôn và thực hiện ghi chép, báo cáo theo hướng dẫn của TYT xã. Một số nội dung nhiệm vụ có tỷ lệ NVYTT tham gia thực hiện gần như 100% là: tuyên truyền về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm (98,5%); chăm sóc và quản lý thai nghén cho phụ nữ mang thai (98,5%); thực hiện các chương trình y tế khác (98,%); phát hiện, giám sát và báo cáo tình hình dịch bệnh (97%). Có 4 nhiệm vụ có dưới 80% NVYTT tham gia thực hiện là sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn thường gặp cho người dân (46,3%), hướng dẫn người dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình (74,6%), tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn trong vòng 1 năm qua (72,4%), tham gia hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp KHHGĐ (79,1%). Bảng 2: Cách thức thực hiện các nhiệm vụ TT-GDSK Cách thức truyền NV1 NV2 NV3 NV4 T thông, vận động và T n % n % n % n % hƣớng dẫn ngƣời dân 1 Cấp phát tờ tơi, tài liệu 72 54,5 104 77,6 59 46,5 37 33,9 2 Trên loa phóng thanh 6 4,5 4 3,0 3 2,4 4 3,7 3 Giao tiếp nhóm 47 35,6 36 26,9 20 15,7 16 14,7 4 Thăm hộ gia đình 70 53,0 86 64,2 30 23,6 66 60,6 5 Lồng ghép nói chuyện 126 95,5 126 94,0 111 87,4 79 72,5 6 Có sổ ghi chép, báo cáo 86 65,2 99 73,9 63 49,6 47 43,1 7 Khác 11 8,3 16 11,9 4 3,1 12 11,0 Hình thức được NVYTT sử dụng nhiều nhất để TT- GDSK là lồng ghép nói chuyện trong các buổi họp thôn, đoàn thể (có tỷ lệ từ 72,5% – 95,5%), tiếp đến là cấp phát tờ rơi (từ 33,9% – 77,6%) và thăm hộ gia đình (từ 23,6% – 64,2%). Hình thức được sử dụng ít nhất là tuyên truền trên loa phóng thanh (đều dưới mức 5%). Nội dung TT-GDSK có tỷ lệ NVYTT thực hiện việc ghi chép, báo cáo nhiều nhất là CSSKBĐ, phòng chống dịch bệnh (73,7%), thấp nhất là công tác dân số KHHGĐ (43,1%). Kết quả này có khác với nghiên cứu của Khánh Thị Nhi tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội: cấp phát tờ rơi, tài liệu có tỷ lệ cao nhất (94,4%), lồng ghép trong các buổi hộp thôn, đoàn thể có tỷ lệ thấp nhất (35,5%). Điều này chủ yếu là do NVYTT ở Hòa Vang chưa được cấp phát và bổ 59
  5. sung đầy đủ, thường xuyên các tờ rơi, tài liệu truyền thông. Việc chỉ tổ chức TT- GDSK chủ yếu dưới 3 hình thức: lồng ghép nói chuyện trong các buổi họp thôn, đoàn thể; cấp phát tờ rơi, tài liệu và thăm hộ gia đình… là phù hợp với thực tế vì NVYTT không có điều kiện thời gian và kinh phí để có thể tổ chức bằng các hình thức khác như: thảo luận nhóm hay tuyên truyền trên loa phóng thanh hay các buổi sinh hoạt, hội thi mà chỉ lồng ghép là chủ yếu. 4.3. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ 4.3.1. Thuận lợi: Sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền, ngành Y tế 100% TYT xã tổ chức giao ban theo tháng với NVYTT. Ngoài ra còn có 29,9% NVYTT trả lời có tham gia giao ban đột xuất với TYT xã. Có 100% NVYTT được TYT giám sát hỗ trợ, trong đó giám sát hỗ trợ đột xuất là 56%, theo tháng là 40% và theo quý là 4%. Hầu hết NVYTT (98,5%) đều có sự phối hợp, giúp đỡ của trưởng thôn/ban nhân dân thôn trong thực hiện nhiệm vụ, chỉ có rất ít (1,5%) là không nhận được sự phối hợp, giúp đỡ. Tương tự, hầu hết NVYTT (99,3%) cũng nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể tại thôn trong thực hiện nhiệm vụ. Hầu hết NVYTT (94%) đều có nguyện vọng tiếp tục làm NVYTT, chỉ có 6% là không muốn tiếp tục làm NVYTT. Hoạt động của NVYTT ở Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang có những thuận lợi như: có đầy đủ các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ và chế độ chính sách; các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện thuận lợi; đặc biệt là được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và trang bị túi y tế thôn. “Một điều kiện hêt sức thuận lợi để NVYTT hoạt động là có đầy đủ các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ và chế độ phụ cấp dành cho NVYTT. Địa phương chúng tôi thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế thành phố” (Lãnh đạo TTYT huyện Hòa Vang, PVS). “Nhìn chung, các cấp chính quyền và ngành y tế đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để NVYTT chúng tôi hoạt động, từ công tác đào được nâng cao trình độ chuyên môn, chế độ phụ cấp trả đều đặn, đến giám sát hỗ trợ, trang bị một số trang thiết bị, dụng cụ.” (NVYTT xã Hòa Nhơn, TLN) 60
  6. 4.3.2. Khó khăn: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì hoạt động của NVYTT ở Hòa Vang cũng gặp không ít những khó khăn như: một số chưa nắm rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình; trang thiết bị, dụng cụ, thuốc men chưa đồng bộ, chưa đầy đủ; không có kinh phí để tổ chức các hoạt động; cộng đồng vẫn chưa thực sự quan tâm, ủng hộ... “Mặc dù đều đã được tập huấn và nhắc nhở thường xuyên, tuy nhiên một số nhân viên y tế thôn vẫn chưa nắm rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của địa phương. (Trưởng Trạm TYT xã Hòa Phú, PVS) “NVYTT hiện nay vẫn chưa được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí, vì vậy chưa tạo được sự yên tâm công tác trong không ít NVYTT. Ngoài ra, vẫn chưa có chính sách khen thưởng, động viên, tham quan học tập cho những NVYTT có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, để họ có động lực để tham gia thực hiện nhiệm vụ tốt hơn”. (Trạm Trưởng TYT xã Hòa Nhơn, PVS). 5. Kết luận 5.1. Việc thực hiện nhiệm vụ của NVYTT Tại huyện Hòa Vang tính tới hết năm 2014 có 148 NVYTT. Tuổi trung bình của NVYTT là 48 tuổi, hơn một nửa nằm trong nhóm tuổi từ 30 đến 49 (51,5%), tỷ lệ nữ chiếm 89,6%. Hầu hết đều có trình độ học vấn từ cấp II trở lên (99,3%). Đa số đều có thâm niên công tác trên 5 năm (79,1%). Tất cả NVYTT đã qua đào tạo kiến thức kỹ năng dành cho NVYTT và được hưởng phụ cấp theo đúng quy định. NVYTT tại huyện Hòa Vang thực hiện đủ cả 19 nội dung chức năng nhiệm vụ của NVYTT theo Thông tư 07/2013 của Bộ Y tế, trong đó có 3 nhiệm vụ có tỷ lệ NVYTT thực hiện nhiều nhất (đều 100%) là: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe trẻ em, thực hiện ghi chép, báo cáo theo hướng dẫn của TYT xã; thấp nhất là nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn thường gặp (chỉ có 46,3%). Hầu hết NVYTT ở Hòa Vang đã được cấp túi y tế thôn, tuy nhiên, phần lớn đều không có đủ trang thiết bị theo danh mục (94,7%). Hầu hết các xã đều tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng và giám sát hỗ trợ đối với NVYTT. 61
  7. 5.2. Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của NVYTT NVYTT ở Hòa Vang có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động như: Có đầy đủ các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ và chế độ phụ cấp dành cho NVYTT; các cấp chính quyền và ngành y tế đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để NVYTT hoạt động; hầu hết NVYTT ở Hòa Vang đã được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trả phụ cấp đầy đủ, được trang bị túi Y tế thôn. Một số khó khăn, tồn tại mà NVYTT ở Hòa Vang đang gặp phải là: Một số nhân viên y tế ấp chưa nắm rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình; trang thiết bị, túi thuốc y tế chưa đồng bộ, đầy đủ; chưa được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí; vẫn còn nhiều xã địa bàn rộng, dân cư đông mà chỉ có 1 NVYTT phụ trách; kinh phí để NVYTT tổ chức các hoạt động tại thôn hầu như không có; người dân vẫn chưa thực sự quan tâm, ủng hộ các hoạt động của NVYTT; chưa có chính sách khen thưởng, động viên, tham quan học tập cho những NVYTT có thành tích xuất sắc. 6. Kiến nghị Các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương cần quan tâm cấp cho NVYTT ở huyện Hòa Vang một tấm thẻ Bảo hiểm Y tế. Thường xuyên kiểm tra, trang bị bổ sung các dụng cụ, thuốc thiết yếu cho NVYTT. Trung tâm y tế huyện cần có kế hoạch dần dần thay thế số NVYTT tuổi đã quá cao và những NVYTT thiếu nhiệt tình trong công việc. Tiếp tục duy trì kế hoạch đào tạo và tập huấn hàng năm cho đội ngũ NVYTT. Trung tâm y tế huyện và UBND các xã cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động của NVYTT, thường xuyên động viên họ về mặt tinh thần và có những khuyến khích về vật chất để cho đội ngũ NVYTT ngày càng gắn bó hơn với sức khoẻ cộng đồng. Trạm y tế xã cần có kế hoạch tăng cường giám sát, hỗ trợ, tăng cường hướng dẫn, nhắc nhở NVYTT thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của mình. TTYT huyện và TYT xã cần kiểm tra, đề xuất bổ sung thêm NVYTT cho một số thôn có địa bàn dân cư rộng, dân số đông. TTYT huyện và TYT xã cần huy động thêm nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa để có thêm kinh phí cho NVYTT tổ chức các hoạt động tại thôn. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người dân biết đến và ủng hộ các hoạt động của NVYTT. 62
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2014, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2006), Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam trong tình hình mới, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 8/3/2013 qui định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của Nhân viên y tế thôn bản. 4. Khánh Thị Nhi (2011), Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của y tế thôn và các yếu tố liên quan tại huyện Hòa Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 5. Nguyễn Quang Phi (2007), Nghiên cứu thực trạng hoạt động của mạng lưới y tế thôn, bản huyện Cao Phong, Tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 6. Sở Y tế Đà Nẵng (2013), Kế hoạch Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 -2020. 7. Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (2014), Báo cáo thống kê Y tế huyện Hòa Vang. 8. World Health Organization (2000), Home- based long- term care, Geneva. 9. World Health Organization (1996), Health policy and systems development. An Agenda for research, Geneva 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2