intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tính cố kết trong nhóm chính thức của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Sa Đéc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Danh Nguyen Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khảo sát thực trạng tính cố kết trong nhóm chính thức của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Sa Đéc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ năm học 2016-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cố kết nhóm trong nhóm chính thức của học sinh này ở mức độ tương đối cao. Nhóm đã thể hiện được là một chỉnh thể thống nhất có sự liên kết khá chặt chẽ. Hoạt động nhóm diễn ra thường xuyên, liên tục và đạt được nhiều thành tích cao, quan hệ tình cảm của các thành viên rất thân thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tính cố kết trong nhóm chính thức của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Sa Đéc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 21-26<br /> <br /> THỰC TRẠNG TÍNH CỐ KẾT TRONG NHÓM CHÍNH THỨC<br /> CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SA ĐÉC,<br /> THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ<br /> Trần Thị Thùy Dương - Trường Đại học Hùng Vương<br /> Ngày nhận bài: 11/04/2018; ngày sửa chữa: 17/04/2018; ngày duyệt đăng: 23/04/2018.<br /> Abstract: This paper examines the coherence of the official group of student in grade 9 at Sa Dec<br /> Secondary School, Phu Tho town - Phu Tho province in the school year 2016-2017. The results<br /> show that group cohesion in formal group of students in grade 9 of Sa Dec Secondary School is<br /> relatively high. The group has shown to be a unified whole with a strong association. Group<br /> activities take place continuously and achieve many high achievements, the relationship of the<br /> members are very close.<br /> Keywords: Cohesiveness, formal group, students.<br /> 1. Mở đầu<br /> Trong xã hội hiện đại, xu thế hội nhập cùng với sự<br /> phát triển khoa học kĩ thuật đòi hỏi con người phải luôn<br /> phấn đấu vươn lên để tránh khỏi tụt hậu. Đây cũng là lúc<br /> con người quan tâm hơn đến những nhu cầu về tinh thần,<br /> về mối quan hệ giữa người với người trong một nhóm.<br /> Tuy nhiên, trong thực tế, nền giáo dục ở nước ta mới chỉ<br /> chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực học tập cho học<br /> sinh (HS) mà chưa thực sự chú ý đến các mối quan hệ<br /> giữa người với người, những nhu cầu và sự cần thiết của<br /> mối quan hệ trong một nhóm để tạo nên một sức mạnh<br /> chung, cùng đạt mục tiêu chung. Do vậy, để đạt được<br /> những yêu cầu của xã hội, giáo dục cần quan tâm hơn<br /> đến các mối quan hệ ấy nhằm hình thành được sự liên kết<br /> sức mạnh trong một tập thể.<br /> Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng trên mẫu<br /> nhỏ với 200 HS lớp 9 Trường Trung học cơ sở Sa Đéc từ<br /> tháng 9-12/2017, gồm các giai đoạn: thiết kế bảng hỏi,<br /> khảo sát thăm dò, khảo sát chính thức, phân tích dữ liệu.<br /> Kết quả thu được cho thấy tính cố kết trong nhóm chính<br /> thức của HS lớp 9 Trường THCS Sa Đéc ở mức độ tương<br /> đối cao. Nhóm đã thể hiện được là một chỉnh thể thống<br /> nhất có sự liên kết khá chặt chẽ. Hoạt động nhóm diễn ra<br /> thường xuyên liên tục và đạt được nhiều thành tích cao,<br /> quan hệ tình cảm của các thành viên rất thân thiết.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Một số vấn đề lí luận<br /> 2.1.1. Khái niệm sự cố kết của nhóm<br /> Theo tác giả Vũ Dũng, “Sự cố kết nhóm là sự bền<br /> chặt của các quan hệ giữa các thành viên nhóm theo một<br /> quy tắc tất cả đều phải tồn tại, phát triển trong mối quan<br /> hệ với nhau, mỗi người trải nghiệm và hành động như là<br /> một thành viên nhóm. Không thành viên nào hành động,<br /> <br /> 21<br /> <br /> trải nghiệm trái ngược với mục đích chung của nhóm và<br /> làm phương hại đến các thành viên khác” [1; tr 115].<br /> 2.1.2. Thuật ngữ sự cố kết nhóm<br /> Theo Từ điển Tâm lí học (2008), thuật ngữ sự cố kết<br /> nhóm được sử dụng đồng nghĩa với một số các thuật ngữ<br /> khác như “sự gắn kết”, “sự liên kết”. Các thuật ngữ đó<br /> được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong xã<br /> hội học, sự gắn kết cộng đồng, sự gắn kết xã hội (tiếng<br /> Anh: Community cohesion, social cohesion); trong kinh<br /> tế học, sự gắn kết kinh tế (Economic cohesion), trong dân<br /> tộc học, sự gắn kết tộc người (Ethic cohesion),...<br /> Có thể thấy những điểm chung trong nội hàm của<br /> khái niệm sự gắn kết thuộc các lĩnh vực trên như sau:<br /> - Đều đề cập tới các liên hệ bên trong; - Đều đề cập tới<br /> các sức mạnh gắn kết các thành viên thành một thể thống<br /> nhất; - Đều đề cập tới các lợi ích chung, hoạt động chung<br /> [1; tr 115].<br /> Trong xã hội học, một bộ môn khoa học gần gũi với<br /> tâm lí học xã hội, sự gắn kết xã hội (Social cohesion)<br /> được coi là một trong các chỉ số đo đạc phúc lợi xã hội<br /> thuộc hệ thống các chỉ số xã hội nói chung... Sự gắn kết<br /> xã hội được coi là một quá trình diễn ra ở các cộng đồng<br /> đang phát triển các giá trị, các thử thách được chia sẻ và<br /> các cơ hội ngang nhau,... Sự gắn kết ở đây chủ yếu là sự<br /> gắn kết của các nhóm, các tầng lớp trong một cộng đồng,<br /> nhìn từ giác độ cấu trúc xã hội chứ không phải là sự gắn<br /> kết về mặt tâm lí giữa các thành viên trong một nhóm.<br /> Đây là điều khác biệt chủ yếu trong việc sử dụng khái<br /> niệm “gắn kết xã hội” với khái niệm “sự cố kết nhóm”<br /> trong tâm lí học xã hội.<br /> Cuốn Từ điển Tâm lí học (2008) đề cập tới sự gắn<br /> kết của nhóm, tác giả Vũ Dũng sử dụng thuật ngữ “sự cố<br /> kết nhóm” [1; tr 115] . Xét về nội hàm khái niệm và về<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 21-26<br /> <br /> mặt ngôn ngữ, chúng tôi thống nhất với việc sử dụng<br /> thuật ngữ “sự cố kết nhóm” vì những lí do sau:<br /> - Thuật ngữ “sự cố kết nhóm”, xét về sắc thái, biểu thị<br /> rõ ràng hơn sự gắn kết các thành viên và một cấu trúc cụ<br /> thể của nhóm. Các thành viên trong nhóm không chỉ gắn<br /> kết đơn thuần mà gắn kết theo những cấu trúc nhất định;<br /> - Thuật ngữ “sự cố kết nhóm” giúp phân biệt khái<br /> niệm “sự cố kết nhóm” của tâm lí học xã hội với các khái<br /> niệm khác trong các khoa học giao thoa.<br /> Qua phân tích trên, chúng tôi đã đưa ra khái niệm: Sự<br /> cố kết của nhóm có thể định nghĩa như là tổng số tất cả<br /> các sức mạnh để liên kết mọi thành viên trong nhóm.<br /> 2.1.3. Nhóm chính thức<br /> Xã hội được tạo nên từ các nhóm. Các nhóm này<br /> không tồn tại riêng rẽ mà chúng nằm trong các mối liên<br /> hệ tương tác, đan xen nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi<br /> cá nhân trong cùng một thời điểm có thể là thành viên<br /> của một số nhóm khác nhau. Khi nghiên cứu về các<br /> nhóm, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu theo những góc<br /> độ khác nhau. Bởi vậy, có nhiều cách phân loại nhóm,<br /> tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà chọn cách phân<br /> loại phù hợp.<br /> Nhóm chính thức là những nhóm được thành lập nên<br /> nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và các nhiệm<br /> vụ cụ thể có liên quan đến hoạt động của tổ chức hay xã hội.<br /> 2.1.4. Tính cố kết trong nhóm chính thức<br /> Xuất phát từ nguyên tắc hoạt động và quan điểm hệ<br /> thống, có thể xác định: sự cố kết nhóm cần được coi là<br /> hiện tượng mang tính chỉnh thể. Từ đó, sự cố kết trong<br /> nhóm chính thức của HS có thể hiểu là sự bền chặt của<br /> các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm như<br /> một chỉnh thể, được tạo thành bởi sự hấp dẫn liên nhân<br /> cách, sự thống nhất các giá trị, mục đích nhóm nhằm<br /> thực hiện các hoạt động học tập chuẩn bị nghề nghiệp và<br /> các hoạt động đoàn thể xã hội của nhóm.<br /> 2.2. Một số vấn đề thực trạng<br /> 2.2.1. Thực trạng bầu không khí lớp học<br /> Bầu không khí tâm lí lớp học được coi là một trạng<br /> thái tâm lí có tính chất bền vững tương đối và có cường<br /> độ đủ lớn trong đời sống tâm lí xã hội của lớp học. Trạng<br /> thái tâm lí này là thái độ chung xuất phát từ nhận thức<br /> chung và hoạt động chung của các thành viên trong lớp<br /> học, có tác dụng chi phối ngược lại thái độ của từng thành<br /> viên và chi phối ý hướng hành vi của mỗi thành viên<br /> trong lớp học đó. Yếu tố này được xem như một “lớp<br /> sơn” phủ lên tất cả các mối quan hệ và các hoạt động diễn<br /> ra trong lớp học. Tính chất của nó có tác dụng rất lớn<br /> trong việc tạo nên những điều kiện tâm lí xã hội cần thiết<br /> <br /> 22<br /> <br /> đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ<br /> chung cũng như những nhiệm vụ của mọi thành viên diễn<br /> ra trong lớp.<br /> Bảng 1. Thực trạng bầu không khí lớp học của HS lớp 9<br /> STT<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Căng thẳng<br /> Trầm<br /> Vui vẻ<br /> Ý kiến khác<br /> <br /> Kết quả<br /> Số lượng<br /> Tỉ lệ (%)<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 79<br /> 79,8<br /> 18<br /> 18,2<br /> <br /> Kết quả bảng 1 cho thấy, hầu hết HS lớp 9 đều đang<br /> có bầu không khí lớp học khá vui vẻ (chiếm tới 79,8%).<br /> Số lượng HS cho rằng, lớp có bầu không khí trầm hay<br /> căng thẳng đều chiếm tỉ lệ rất ít, không đáng kể (chỉ 1%).<br /> Một số em có ý kiến khác (chiếm 18,2%) cho rằng, lớp<br /> học không phải lúc nào cũng vui vẻ mà đôi khi cũng có<br /> sự buồn tẻ và trầm, thậm chí cũng có lúc trở nên căng<br /> thẳng khi gặp một số lí do khách quan tác động như gặp<br /> phải thầy cô khó tính hay đôi khi có những thành viên<br /> tiêu cực gây mất đoàn kết chung.<br /> 2.2.2. Thực trạng vai trò lãnh đạo của ban cán sự lớp<br /> Để một tập thể lớp có sự liên kết và thống nhất, trước<br /> hết, không thể thiếu ban cán sự lớp, đây là một trong<br /> những thành phần quan trọng trong việc đưa các thành<br /> viên trong lớp cùng hướng tới các công việc chung. Vì<br /> vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra vai trò lãnh đạo của<br /> ban cán sự lớp của HS THCS.<br /> Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy, việc lãnh đạo của<br /> ban cán sự lớp khá đồng đều và nhận được sự ủng hộ tích<br /> cực ở hầu hết HS. Phần lớn sự lãnh đạo của ban cán sự<br /> lớp đều thực hiện tốt vai trò của mình, thể hiện ở tập thể<br /> lớp luôn vui vẻ (chiếm 43,4%) và luôn thực hiện được<br /> các mục tiêu chung (chiếm 47,5%). Bên cạnh đó, có một<br /> số ít ý kiến cho rằng việc lãnh đạo của ban cán sự lớp làm<br /> cho lớp học trở nên căng thẳng (chiếm 3%) và mất đoàn<br /> kết (chiếm 6,1%). Tuy nhiên, đây chỉ là một số ít các<br /> thành viên có những bất mãn cá nhân và không vì mục<br /> đích tập thể.<br /> Việc lãnh đạo của ban cán sự lớp để cùng hướng tới<br /> mục tiêu chung ở HS THCS là khá đồng đều và đi theo<br /> chiều hướng tích cực.<br /> 2.2.3. Thực trạng thái độ các thành viên trong lớp đối với<br /> một thành viên<br /> Trong nhóm chính thức, việc các thành viên quan tâm<br /> giúp đỡ nhau chính là thể hiện sự cố kết trong một nhóm.<br /> Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra thái độ của các<br /> thành viên đối với nhau trong một tập thể ở các trường<br /> hợp và thu được kết quả như sau:<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 21-26<br /> <br /> 2.2.3.1. Đối với thành viên nghỉ học<br /> Trước hết, đối với các thành viên nghỉ học vì các lí<br /> do đặc biệt như ốm đau, bệnh tật hay các lí do cá nhân,<br /> qua điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:<br /> Các thành viên trong lớp cũng có sự quan tâm chú ý<br /> đến nhau khi một trong các thành viên khác vắng mặt,<br /> 30,3% HS biết hỏi thăm ngay lớp trưởng về sự vắng mặt<br /> của bạn, 33,4% HS đã cử đại diện đến thăm. Tuy nhiên,<br /> một số lại thể hiện sự thiếu quan tâm tới các thành viên<br /> khác qua việc chỉ biết khi lớp trưởng báo cáo sĩ số (chiếm<br /> tới 24,2%). Thậm chí, có một số HS lại không hề quan<br /> tâm tới sự vắng mặt của bạn (chiếm 12,1%). Qua việc<br /> phân tích trên, chúng tôi thấy rằng, các thành viên trong<br /> nhóm chính thức của HS THCS có sự quan tâm đến nhau<br /> nhưng mức độ chưa cao.<br /> 2.2.3.2. Đối với thành viên có hoàn cảnh khó khăn<br /> Sự quan tâm của các thành viên khác tới một thành<br /> viên có hoàn cảnh khó khăn khá lớn. HS THCS đã biết<br /> ủng hộ giúp đỡ bạn về vật chất và tinh thần (chiếm tới<br /> 48,5%), bên cạnh đó cũng biết giúp đỡ bằng các hình<br /> thức lớn hơn như tổ chức chương trình từ thiện (chiếm<br /> 36,4%). Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận HS chỉ hoạt<br /> động với mục đích cá nhân nên không quan tâm đến các<br /> bạn xung quanh (chiếm 12,1%) hoặc chỉ quan tâm khi<br /> đối tượng đó là bạn thân của mình (chiếm 3%).<br /> Quan điểm của giáo viên (GV) về sự quan tâm giúp đỡ<br /> nhau của HS: HS THCS hầu hết đều rất hòa đồng vui vẻ<br /> và quan tâm tới nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những<br /> HS suy nghĩ tiêu cực, chỉ ham chơi và không quan tâm đến<br /> những người xung quanh. Nguyên nhân của hiện tượng<br /> trên là do gia đình còn quản giáo các em chưa chặt hoặc là<br /> những em có hoàn cảnh bố mẹ bỏ nhau hay những lí do cá<br /> nhân khác. Mặc dù vẫn có những bộ phận HS chỉ quan<br /> tâm tới lợi ích cá nhân nhưng nhìn chung các em cũng khá<br /> thân thiết do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em thích giao<br /> tiếp, nhu cầu bạn bè cao và thích khẳng định bản thân.<br /> 2.2.4. Thực trạng quan hệ giữa các thành viên<br /> 2.2.4.1. Thái độ giữa các thành viên trong một lớp<br /> Bảng 2. Thực trạng thái độ giữa các thành viên trong một lớp<br /> STT<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Tôn trọng nhau<br /> Xích mích với nhau<br /> Ghen ghét, đố kị<br /> nhau<br /> Chỉ có mối quan hệ<br /> cùng lớp, không có<br /> tình cảm với nhau<br /> <br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Kết quả<br /> Số lượng<br /> Tỉ lệ (%)<br /> 65<br /> 65,7<br /> 9<br /> 9,1<br /> 10<br /> <br /> Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng, đa số HS THCS<br /> đều biết tôn trọng lẫn nhau (chiếm 65,7%). Đối với một<br /> nhóm chính thức, mối quan hệ giữa các thành viên là<br /> một yếu tố quan trọng trong việc liên kết với nhau cùng<br /> thực hiện chung một mục tiêu. Bên cạnh đó, vẫn có<br /> những thành viên ngồi trong tập thể lớp nhưng không<br /> quan tâm những điều xung quanh, không quan tâm đến<br /> các thành viên khác, quan hệ với các bạn xung quanh<br /> chỉ là sự giao tiếp bắt buộc vì học cùng lớp chứ không<br /> có tình cảm gì với nhau (chiếm 15,1%), thậm chí còn<br /> ghen ghét, đố kị nhau (chiếm 10,1%) và xích mích với<br /> nhau (chiếm 9,1%).<br /> 2.2.4.2. Quan hệ học tập giữa các thành viên<br /> Bảng 3. Thực trạng quan hệ học tập<br /> giữa các thành viên của HS THCS<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> STT<br /> <br /> 10,1<br /> 15,1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 23<br /> <br /> Thường xuyên<br /> Thỉnh thoảng<br /> Hiếm khi<br /> Không bao giờ<br /> <br /> Kết quả<br /> Số lượng Tỉ lệ (%)<br /> 42<br /> 42,4<br /> 50<br /> 50<br /> 5<br /> 5,1<br /> 2<br /> 2,5<br /> <br /> Qua việc quan sát và các số liệu thu thập được từ HS,<br /> chúng tôi thấy rằng, quan hệ học tập của các em còn ở<br /> mức độ thỉnh thoảng (chiếm 50%), còn ở mức độ thường<br /> xuyên (chiếm 42,4%). Còn đối với một số HS, hiếm khi<br /> có quan hệ học tập với các thành viên khác chiếm số<br /> lượng khá ít (chiếm 5,1%) hay những em không bao giờ<br /> có quan hệ học tập với các bạn (chiếm 2,5%).<br /> Quan điểm của GV về quan hệ giữa HS trong cùng tập<br /> thể lớp: Đối với HS THCS, quan hệ giữa các em thường<br /> khá thân thiết, đặc biệt, do học chung một lớp nên có mối<br /> quan hệ học tập khá rõ nét. HS biết tôn trọng nhau, chỉ có<br /> một số thành phần HS không thích giao lưu, sống khép kín<br /> hay có một số em hay ghen ghét, tị nạnh với những bạn có<br /> thành tích cao hơn mình. Tuy nhiên, đấy chỉ là con số ít,<br /> đa số các em vẫn rất gắn bó, hòa thuận với nhau trong học<br /> tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.<br /> 2.2.5. Thực trạng quá trình hoạt động của các thành viên<br /> tới hoạt động chung<br /> Bảng 4. Thực trạng quá trình hoạt động<br /> của các thành viên tới hoạt động chung<br /> <br /> 1<br /> 15<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Nội dung<br /> Hợp tác cùng đạt<br /> mục tiêu chung<br /> Tự nguyện theo<br /> phong trào<br /> <br /> Kết quả<br /> Số lượng Tỉ lệ (%)<br /> 70<br /> <br /> 70,7<br /> <br /> 18<br /> <br /> 18,2<br /> <br /> VJE<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 21-26<br /> <br /> Bị ép buộc<br /> Đùn đẩy nhau<br /> <br /> 5<br /> 6<br /> <br /> 5,1<br /> 6<br /> <br /> Theo số liệu thu thập được, đa số HS tham gia phong<br /> trào với tinh thần hợp tác cùng đạt được mục tiêu (chiếm<br /> 70,7%) và tự nguyện tham gia (chiếm 18,2%). Bên cạnh<br /> đó, còn một số HS tham gia không tự nguyện, chỉ nhận<br /> nhiệm vụ khi bị các bạn đùn đẩy (chiếm 6%) và do bị<br /> GV ép buộc giao nhiệm vụ (chiếm 5,1%).<br /> <br /> 2.2.6.3. Đối với hoạt động học tập<br /> <br /> Qua quan sát các buổi sinh hoạt tập thể, chúng tôi<br /> nhận thấy, đa số các em đều rất hào hứng tham gia hoạt<br /> động với tinh thần vì tập thể, chỉ có số ít không thích hoạt<br /> động ngồi im không có ý kiến hoặc khi bị giao nhiệm vụ,<br /> thì tỏ thái độ khó chịu và đùn đẩy cho các bạn khác.<br /> <br /> Bảng 7. Thực trạng thái độ tham gia các hoạt động học<br /> tập chung của HS THCS<br /> <br /> 2.2.6. Thực trạng thái độ tham gia các hoạt động chung<br /> 2.2.6.1. Đối với phong trào do nhà trường phát động<br /> Bảng 5. Thực trạng thái độ tham gia các phong trào<br /> do nhà trường phát động của HS THCS<br /> STT<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> Đùn đẩy nhau<br /> Tham gia miễn cưỡng<br /> Không quan tâm<br /> Hào hứng phát biểu ý<br /> kiến đóng góp tham<br /> gia phong trào<br /> <br /> 4<br /> <br /> 68,7<br /> <br /> 2.2.6.2. Đối với hoạt động trong tập thể lớp<br /> Bảng 6. Thực trạng thái độ tham gia các hoạt động<br /> trong tập thể lớp của HS THCS<br /> Nội dung<br /> <br /> 1<br /> <br /> Không quan tâm<br /> Chỉ chú ý khi liên quan<br /> đến mình<br /> Đóng góp ý kiến cùng<br /> thực hiện nhiệm vụ<br /> Nhiệt tình cùng các bạn<br /> tham gia hoạt động<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Kết quả<br /> Số lượng<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 24<br /> <br /> 24,2<br /> <br /> 22<br /> <br /> 22,2<br /> <br /> 52<br /> <br /> 52,6<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Đợi cô giáo giảng<br /> Việc ai người nấy làm<br /> Chỉ trong nhóm bạn<br /> thân hỏi nhau<br /> Cả lớp cùng họp để<br /> chia sẻ cách làm<br /> <br /> 4<br /> <br /> Qua việc quan sát một số buổi sinh hoạt tập thể của<br /> HS cùng với các số liệu thu thập được, chúng tôi thấy<br /> rằng, nhìn chung, các em rất hào hứng phát biểu tham gia<br /> phong trào (chiếm 68,7%). Một bộ phận HS có khả năng<br /> hay năng khiếu có thể tham gia nhưng chỉ tham gia miễn<br /> cưỡng do GV giao trách nhiệm (chiếm 24,2%), 6,1% HS<br /> đùn đẩy nhau và 1% không quan tâm tới các phong trào<br /> chung do nhà trường phát động.<br /> <br /> STT<br /> <br /> STT<br /> <br /> 3<br /> <br /> Kết quả<br /> Số lượng Tỉ lệ (%)<br /> 6<br /> 6,1<br /> 24<br /> 24,2<br /> 1<br /> 1<br /> 68<br /> <br /> Qua các buổi quan sát HS cùng với các số liệu thu<br /> thập được, chúng tôi nhận thấy, đối với các phong trào<br /> của lớp, hầu hết các em đều nhiệt tình tham gia hoạt động<br /> (chiếm 52,6%), cùng đóng góp ý kiến thực hiện nhiệm<br /> vụ chung (chiếm 22,2%). Bên cạnh đó có một số thành<br /> viên khi đến giờ sinh hoạt tập thể chỉ ngồi im, chỉ chú ý<br /> khi có ai nhắc đến mình hay có việc gì đó liên quan đến<br /> mình (chiếm 24,2%), có thành viên không quan tâm đến<br /> phong trào của lớp (chiếm 1%).<br /> <br /> Kết quả<br /> Số lượng Tỉ lệ (%)<br /> 13<br /> 13,1<br /> 8<br /> 8,1<br /> 36<br /> <br /> 36,4<br /> <br /> 42<br /> <br /> 42,4<br /> <br /> Đối với các hoạt động học tập, HS gắn kết với nhau<br /> khá chặt chẽ, khi có các bài tập khó, cả lớp cùng nhau<br /> chia sẻ (chiếm 42,4%) hoặc hỏi các bạn trong nhóm bạn<br /> thân với nhau (chiếm 36,4%). Tuy nhiên, vẫn còn một số<br /> HS không biết hợp tác với các bạn trong lớp mà đợi cô<br /> giáo đến giảng (chiếm 13,1%) hoặc làm việc của mình<br /> không quan tâm tới người khác (chiếm 8,1%).<br /> Như vậy, qua việc điều tra thái độ của HS đối với các<br /> hoạt động của nhà trường, hoạt động của tập thể lớp và<br /> hoạt động học tập, chúng tôi thấy rằng, đa số các em đều<br /> có thái độ hào hứng đối với các hoạt động chung, chỉ có<br /> một số bộ phận nhỏ HS là thiếu quan tâm đến các hoạt<br /> động chung do không liên quan đến cá nhân mình.<br /> Ý kiến của GV đối với thái độ tham gia các hoạt động<br /> chung của HS THCS: Nhìn chung, đối với tất cả các hoạt<br /> động, HS đều rất nhiệt tình tham gia. Do các em đang ở<br /> lứa tuổi hiếu động, thích thể hiện mình nên rất hào hứng<br /> đối với các hoạt động được phát động. Tuy nhiên, bên<br /> cạnh đó có một bộ phận HS có lối sống ích kỉ, hay phụ<br /> thuộc vào người khác hoặc sống rất khép kín nên ít khi<br /> quan tâm tới các phong trào của trường. Vì vậy, GV và<br /> các bạn trong lớp luôn tạo điều kiện để HS này có thể<br /> hòa đồng hơn với tập thể và giáo dục lối sống tập thể<br /> cho các em.<br /> Qua quá trình thu thập số liệu cùng với việc phân tích<br /> kết quả thành tích đạt được trong năm học vừa qua của<br /> tập thể, chúng tôi thấy các em đã nhận ra được vai trò của<br /> các hoạt động chung. Qua số liệu điều tra, HS đánh giá<br /> <br /> 24<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 21-26<br /> <br /> cao vai trò của các hoạt động chung: 1) Tạo cơ hội hiểu<br /> nhau hơn; 2) Giúp cá nhân biết ứng xử; 3) Hình thành<br /> tinh thần đồng đội. Đây là ba vai trò được HS đánh giá<br /> cao nhất, chứng tỏ HS đã biết kết hợp giữa lợi ích cá nhân<br /> gắn liền với tinh thần tập thể, đặt tập thể lên hàng đầu để<br /> đạt mục tiêu chung. Từ các vai trò trên, các em cũng nhận<br /> thấy được hoạt động chung làm cho mình tự tin hơn, biết<br /> cách phân công công việc phù hợp hơn và cùng hướng<br /> tới mục đích chung.<br /> Qua việc phân tích các phong trào tập thể của HS lớp<br /> 9 Trường THCS Sa Đéc, chúng tôi thấy, trong một năm<br /> học, các em đã cùng nhau tham gia rất nhiều phong trào<br /> như: bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch của<br /> chúng ta, phong trào vì trẻ em nghèo, đôi bạn điểm tốt,<br /> học tập và làm theo tấm gương anh Bộ đội Cụ Hồ,... Tất<br /> cả các phong trào đều được HS tham gia nhiệt tình và<br /> nhận được rất nhiều thành tích do mỗi cá nhân trong tập<br /> thể lớp góp sức thực hiện.<br /> 2.2.7. Thực trạng mức độ quan tâm của các chủ thể quản<br /> lí (xem bảng dưới)<br /> Nội<br /> STT<br /> dung<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thường<br /> xuyên<br /> SL SĐ<br /> <br /> GV<br /> chủ<br /> 77<br /> nhiệm<br /> Liên<br /> chi 24<br /> Đoàn<br /> Ban<br /> cán 61<br /> sự lớp<br /> <br /> Mức độ<br /> Số<br /> Thỉnh<br /> Không điểm Thứ<br /> thoảng bao giờ trung bậc<br /> SL SĐ SL SĐ bình<br /> 10<br /> <br /> 2,65<br /> <br /> 1<br /> <br /> 8<br /> <br /> 8<br /> <br /> 2,16<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,59<br /> <br /> 2<br /> <br /> 231<br /> <br /> 11<br /> <br /> 22<br /> <br /> 10<br /> <br /> 72<br /> <br /> 67 134<br /> <br /> 183<br /> <br /> 36<br /> <br /> 72<br /> <br /> Đối với cấp học THCS, các em chịu sự quản lí rất<br /> chặt chẽ của nhà trường qua sự giám sát của GV chủ<br /> nhiệm. Ở trường THCS, mức độ quan tâm chủ yếu tới<br /> HS là GV chủ nhiệm. GV chủ nhiệm là người trực tiếp<br /> giải quyết, sắp xếp tất cả các hoạt động trong lớp, giúp<br /> tập thể gắn kết chặt chẽ với nhau. GV chủ nhiệm giao<br /> quyền cho ban cán sự lớp có thể thay mặt GV chủ nhiệm<br /> ở một số công việc và giám sát các bạn trong lớp, vì vậy,<br /> ban cán sự lớp là chủ thể thứ hai luôn quan tâm tới hoạt<br /> động của lớp sau đó mới đến Liên chi đoàn.<br /> 2.2.8. Ý kiến đề xuất của học sinh trung học cơ sở về biện<br /> pháp xây dựng một tập thể lớp vững mạnh<br /> Qua quá trình điều tra và quan sát, chúng tôi đã thu<br /> được một số quan điểm của HS về việc xây dựng một tập<br /> thể lớp vững mạnh, nhìn chung, các em đã đưa ra rất<br /> nhiều ý kiến tương đối giống nhau và cũng là mong<br /> muốn, nguyện vọng của các em về tập thể lớp mình.<br /> <br /> 25<br /> <br /> Theo ý kiến đa số HS THCS, để có một tập thể lớp<br /> vững mạnh, trước hết, phải có đội ngũ tự quản vững<br /> mạnh, đầy đủ năng lực được cả lớp tin tưởng giao phó<br /> trách nhiệm. Bên cạnh đó, GV chủ nhiệm phải có biện<br /> pháp xây dựng một nền nếp chung ngay từ khi các em<br /> bước chân vào THCS, kỉ luật và khen thưởng nghiêm<br /> minh, tránh để HS tị nạnh nhau, gây mất đoàn kết.<br /> Đa số HS đều cho rằng, để có một tập thể lớp vững<br /> mạnh cùng thực hiện được các mục tiêu, phong trào<br /> chung, trước hết, bản thân các em phải đoàn kết giúp đỡ<br /> yêu thương nhau, không phân biệt, bè phái, kể cả trong<br /> học tập và cuộc sống. Bản thân HS ở nhà có một gia<br /> đình thì đến trường tập thể là một gia đình thứ hai mà<br /> các em cần yêu thương, tôn trọng. Đối với các hoạt<br /> động do nhà trường phát động, các thành viên phải<br /> chung sức đồng lòng góp ý kiến và hăng hái tham gia,<br /> phát huy thế mạnh của từng bạn, tránh chỉ tập trung vào<br /> một số HS tiêu biểu.<br /> Được hỏi về các phong trào tập thể cùng tham gia và<br /> xây dựng, HS đã kể ra rất nhiều các phong trào lớp mình<br /> tham gia và nêu lên nhiều quan điểm để các phong trào<br /> tập thể trở nên ý nghĩa hơn, đó là xây dựng các nhóm văn<br /> nghệ, nhóm thể thao, nhóm học tập để cùng thu hút giúp<br /> đỡ các bạn khác yếu về lĩnh vực đó cùng tham gia, nâng<br /> cao tinh thần đoàn kết trong tập thể.<br /> 3. Kết luận<br /> Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: sự cố kết<br /> nhóm trong nhóm chính thức của HS THCS ở mức độ<br /> tương đối cao. Nhóm đã thể hiện được là một chỉnh thể<br /> thống nhất có sự liên kết khá chặt chẽ. Hoạt động nhóm<br /> diễn ra thường xuyên liên tục và đạt được nhiều thành<br /> tích cao, quan hệ tình cảm của các thành viên rất gắn bó,<br /> thân thiết.<br /> Để nâng cao được tính cố kết trong tập thể lớp học, nhà<br /> trường nên tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm để trang bị<br /> cho HS những kiến thức, kĩ năng về việc xây dựng các mối<br /> quan hệ bạn bè, tập thể, đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà<br /> trường như: yêu thương, giao tiếp, hợp tác... để nâng cao<br /> sự cố kết giữa các thành viên. Bên cạnh đó, HS phải luôn<br /> luôn tự rèn luyện bản thân, học tập thật tốt, giúp đỡ bạn bè<br /> xung quanh, tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể, rèn<br /> luyện cách ứng xử với bạn bè hòa nhã, xây dựng những<br /> mối quan hệ tích cực trong tập thể.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển<br /> bách khoa.<br /> [2] Vũ Dũng (2000). Tâm lí học xã hội. NXB Khoa học<br /> xã hội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2