intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và các biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở Đại học Huế

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

118
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả khảo sát ở 3 trường thành viên của Đại học Huế cho thấy, hiện nay công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở đây đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục BVMT cho sinh viên của cán bộ, giảng viên chưa đúng mức; chương trình, nội dung giáo dục BVMT chưa được triển khai đồng bộ, một số ngành học chưa đưa giáo dục BVMT thành môn học chính thức; phương pháp, hình thức triển khai các hoạt động giáo dục BVMT chưa phong phú… Trên cơ sở đó, cần có các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BVMT tại Đại học Huế nói chung và ở các trường thành viên nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và các biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở Đại học Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br /> THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ<br /> CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC HUẾ<br /> Nguyễn Thị Hồng Nhật<br /> Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kết quả khảo sát ở 3 trường thành viên của Đại học Huế cho thấy, hiện nay công tác<br /> giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) ở đây đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng<br /> nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục<br /> BVMT cho sinh viên (SV) của cán bộ (CB), giảng viên (GV) chưa đúng mức; Chương trình, nội<br /> dung giáo dục BVMT chưa được triển khai đồng bộ, một số ngành học chưa đưa giáo dục<br /> BVMT thành môn học chính thức; Phương pháp, hình thức triển khai các hoạt động giáo dục<br /> BVMT chưa phong phú… Trên cơ sở đó, cần có các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục<br /> BVMT tại Đại học Huế nói chung và ở các trường thành viên nói riêng.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính<br /> phủ về việc phê duyệt Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo<br /> dục quốc dân" và Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ<br /> trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi<br /> trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức<br /> triển khai các nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường và thực hiện tốt các hoạt động giáo<br /> dục BVMT trong nhà trường.<br /> Ở Đại học Huế trong thời gian qua đã mở các chuyên ngành đào tạo về<br /> BVMT ở một số trường thành viên ở bậc đại học và cao học, đồng thời cũng đã đưa<br /> một số môn học liên quan đến BVMT vào chương trình đào tạo ở các ngành học<br /> khác. Vì vậy, giáo dục BVMT đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến<br /> căn bản cho toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, GV và SV về ý nghĩa và tầm quan<br /> trọng của công tác giáo dục BVMT. Đồng thời, kiến thức và ý thức bảo vệ môi<br /> trường của cán bộ giáo viên cũng như sinh viên ngày càng được nâng cao.<br /> Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan khác nhau nên công tác giáo dục<br /> BVMT chưa được triển khai một cách thống nhất, đồng bộ và rộng khắp trong các<br /> trường thành viên của Đại học Huế. Hiện nay, chưa có khung chương trình đào tạo<br /> thống nhất cho các trường đại học chuyên ngành môi trường và các khối ngành khác.<br /> Bản thân các trường còn thiếu đội ngũ GV có trình độ chuyên sâu, thiếu tài liệu, giáo<br /> 89<br /> <br /> trình, thư viện phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu về môi trường. Giáo dục<br /> BVMT liên quan đến ngoại khóa nhưng kinh phí cho hoạt động này còn hạn chế.<br /> Vì vậy, việc khảo sát thực trạng công tác giáo dục BVMT và đồng thời đề xuất<br /> các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BVMT tại Đại học Huế hiện nay là rất cần<br /> thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn cao.<br /> 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục BVMT tại Đại học Huế và đề<br /> xuất các biện pháp quản lý, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng là cán<br /> bộ quản lý (Ban Giám hiệu, trưởng, phó các phòng, khoa, Bộ môn), GV và SV hệ<br /> chính quy (năm thứ 2, thứ 3) của 03 trường: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại<br /> học Sư phạm, Trường Đại học Kinh tế, với số lượng 60 cán bộ quản lý, 125 GV và<br /> 630 SV (bảng 1).<br /> Bảng 1. Số lượng đối tượng khảo sát ở 3 trường thành viên của Đại học Huế<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Cán bộ quản lý<br /> <br /> Giảng viên<br /> <br /> Sinh viên<br /> <br /> Đại học Khoa học<br /> <br /> 22<br /> <br /> 45<br /> <br /> 240<br /> <br /> Đại học Sư phạm<br /> <br /> 20<br /> <br /> 45<br /> <br /> 220<br /> <br /> Đại học Kinh tế<br /> <br /> 18<br /> <br /> 35<br /> <br /> 170<br /> <br /> 60<br /> <br /> 125<br /> <br /> 630<br /> <br /> Trường<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:<br /> - Các phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng của<br /> vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ sở thực tiễn để xác lập các biện pháp.<br /> - Phương pháp thống kê toán học.<br /> - Phương pháp chuyên gia để lấy các ý kiến về các vấn đề nghiên cứu.<br /> 3. Thực trạng công tác giáo dục bảo vệ môi trường tại Đại học Huế<br /> 3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên<br /> Về mức độ cần thiết của công tác giáo dục BVMT ở trường đại học, các đối<br /> tượng khảo sát cho biết ý kiến của họ như sau:<br /> <br /> 90<br /> <br /> Bảng 2. Mức độ cần thiết của công tác giáo dục bảo vệ môi trường<br /> <br /> Đối tượng<br /> Mức độ<br /> nhận thức<br /> <br /> Cán bộ quản lý<br /> <br /> Giảng viên<br /> <br /> Sinh viên<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Rất cần thiết<br /> <br /> 47<br /> <br /> 78,3<br /> <br /> 90<br /> <br /> 72,0<br /> <br /> 427<br /> <br /> 67,8<br /> <br /> Cần thiết<br /> <br /> 11<br /> <br /> 18,4<br /> <br /> 28<br /> <br /> 22,4<br /> <br /> 182<br /> <br /> 28,9<br /> <br /> Không cần thiết lắm<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 7<br /> <br /> 5,6<br /> <br /> 21<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> Không cần thiết<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> Bảng 2 cho thấy, 96,7% cán bộ quản lý, 94,4% giảng viên và 96,7% sinh viên<br /> khẳng định công tác giáo dục BVMT trong trường đại học là rất cần thiết và cần thiết.<br /> Kết quả đó hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của Bộ<br /> Giáo dục & Đào tạo về việc giáo dục BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn 3,3% cán bộ quản lý, 5,6% giảng viên và 3,3% sinh<br /> viên chưa coi trọng công tác giáo dục BVMT, họ cho rằng giáo dục BVMT trong sinh<br /> viên không cần thiết lắm. Tuy số lượng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng đây cũng là<br /> một vấn đề mà lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm để thay đổi nhận thức của họ đối<br /> với giáo dục BVMT.<br /> Về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, qua quá trình khảo sát đã cho kết quả<br /> như bảng 3 dưới đây:<br /> Bảng 3. Kết quả khảo sát về mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở trường đại học<br /> <br /> Cán bộ<br /> quản lý<br /> <br /> Đối tượng<br /> <br /> Giảng viên<br /> <br /> Sinh viên<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Cung cấp kiến thức về MT<br /> và BVMT<br /> <br /> 58<br /> <br /> 96,67<br /> <br /> 120<br /> <br /> 96,00<br /> <br /> 628<br /> <br /> 99,68<br /> <br /> Nâng cao nhận thức về MT<br /> và BVMT<br /> <br /> 60<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 122<br /> <br /> 97,60<br /> <br /> 625<br /> <br /> 99,21<br /> <br /> Hình thành hành vi tích cực<br /> đối với MT<br /> <br /> 55<br /> <br /> 91,67<br /> <br /> 98<br /> <br /> 78,40<br /> <br /> 421<br /> <br /> 66,83<br /> <br /> Xây dựng hành vi bảo vệ MT<br /> <br /> 54<br /> <br /> 90,00<br /> <br /> 102<br /> <br /> 81,60<br /> <br /> 515<br /> <br /> 81,75<br /> <br /> Xây dựng và rèn luyện kỹ<br /> năng BVMT<br /> <br /> 56<br /> <br /> 93,33<br /> <br /> 87<br /> <br /> 69,60<br /> <br /> 298<br /> <br /> 47,30<br /> <br /> Lý do khác<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0.00<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Mục tiêu<br /> <br /> 91<br /> <br /> Kết quả khảo sát về mục tiêu giáo dục BVMT ở bảng 3 cho thấy: ngoài 5 mục<br /> tiêu mà chúng tôi đã nêu ra, không có mục tiêu nào được cán bộ quản lý, giảng viên và<br /> sinh viên bổ sung thêm.<br /> Đa số sinh viên cho rằng giáo dục BVMT trong trường đại học chỉ nhằm mục<br /> tiêu cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường<br /> (được chọn với tỷ lệ 96,69% và 98,07%). Trong khi đó, mục tiêu hình thành hành vi tích<br /> cực đối với MT, xây dựng hành vi BVMT và xây dựng, rèn luyện kỹ năng được sinh<br /> viên lựa chọn lần lượt với tỷ lệ là 66,83%, 81,75% và 47,30%. Tỷ lệ này đối với giảng<br /> viên và cán bộ quản lý cao hơn. Điều đó chứng tỏ mục tiêu giáo dục BVMT hiện nay<br /> chưa được sinh viên nhận thức một cách đầy đủ. Trong giáo dục BVMT, nhà trường chỉ<br /> chú trọng đến việc cung cấp kiến thức, chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành hành vi<br /> và rèn luyện kỹ năng BVMT cho SV.<br /> 3.2. Thực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường tại Đại học Huế<br /> 3.2.1. Thực trạng về hình thức giáo dục trong nhà trường<br /> 3.2.1.1. Chương trình giáo dục BVMT chính khóa<br /> Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, hình thức giáo dục BVMT trong nhà<br /> trường tại các trường thuộc Đại học Huế có sự khác nhau về ngành nghề đào tạo. Chúng<br /> tôi chỉ giới hạn nghiên cứu hình thức GDMT ở trường đại học thông qua việc đưa nội<br /> dung GDMT vào trong môn học chính thức của chương trình cho các ngành học (trừ<br /> ngành Khoa học Môi trường của Trường Đại học Khoa học).<br /> Bảng 4. Đánh giá của GV và SV về kiến thức giáo dục BVMT thông qua môn học<br /> Đánh giá<br /> <br /> Mức độ thực hiện (%)<br /> Chuyên sâu<br /> <br /> Không chuyên<br /> sâu<br /> <br /> Kết quả thực hiện (%)<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Khá<br /> <br /> TB<br /> <br /> Yếu<br /> <br /> Môn học<br /> <br /> GV<br /> <br /> SV<br /> <br /> GV<br /> <br /> SV<br /> <br /> Môi trường và con người<br /> <br /> 100<br /> <br /> 95,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4,4<br /> <br /> Môi trường và phát triển<br /> <br /> 75<br /> <br /> 58,3<br /> <br /> 25<br /> <br /> 41,7<br /> <br /> 0<br /> <br /> 75<br /> <br /> 25<br /> <br /> 0<br /> <br /> Giáo dục môi trường<br /> <br /> 100<br /> <br /> 55,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 54,4<br /> <br /> 66,7<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Dân số và phát triển<br /> <br /> 0<br /> <br /> 24<br /> <br /> 100<br /> <br /> 76<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Giáo dục dân số<br /> <br /> 0<br /> <br /> 25,2<br /> <br /> 100<br /> <br /> 74,8<br /> <br /> 50<br /> <br /> 50<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Sinh thái môi trường<br /> <br /> 0<br /> <br /> 14,2<br /> <br /> 100<br /> <br /> 85,8<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Cảnh quang học<br /> <br /> 0<br /> <br /> 31,4<br /> <br /> 100<br /> <br /> 68,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> Kinh tế và ô nhiễm MT<br /> <br /> 0<br /> <br /> 29,4<br /> <br /> 100<br /> <br /> 30,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 92<br /> <br /> Môi trường và nghèo đói<br /> <br /> 100<br /> <br /> 80<br /> <br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 0<br /> <br /> 50<br /> <br /> 50<br /> <br /> 0<br /> <br /> Địa lý tự nhiên<br /> <br /> 0<br /> <br /> 14<br /> <br /> 100<br /> <br /> 86<br /> <br /> 25<br /> <br /> 50<br /> <br /> 25<br /> <br /> 0<br /> <br /> Địa lý kinh tế<br /> <br /> 0<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> 100<br /> <br /> 83,5<br /> <br /> 25<br /> <br /> 50<br /> <br /> 25<br /> <br /> 0<br /> <br /> Địa lý Du lịch<br /> <br /> 0<br /> <br /> 42<br /> <br /> 100<br /> <br /> 58<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Địa lý Tài nguyên Môi<br /> trường<br /> <br /> 100<br /> <br /> 29,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 60,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 50<br /> <br /> 50<br /> <br /> 0<br /> <br /> Chính sách quản lý Tài<br /> nguyên Môi trường<br /> <br /> 0<br /> <br /> 41,6<br /> <br /> 100<br /> <br /> 58,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> Địa lý đô thị<br /> <br /> 0<br /> <br /> 20<br /> <br /> 100<br /> <br /> 80<br /> <br /> 0<br /> <br /> 50<br /> <br /> 50<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đánh giá tác động môi<br /> trường<br /> <br /> 100<br /> <br /> 91,1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 8,9<br /> <br /> 40<br /> <br /> 50<br /> <br /> 10<br /> <br /> 0<br /> <br /> Hóa học Công nghệ - MT<br /> <br /> 0<br /> <br /> 7,8<br /> <br /> 100<br /> <br /> 82,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tại Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kinh tế, giáo dục BVMT được<br /> đưa vào chương trình giảng dạy chính thức cho tất cả các ngành học thông qua môn học<br /> “Môi trường và con người”. Đồng thời, một số chuyên ngành đào tạo khác cũng đưa<br /> vào chương trình nhiều môn học chuyên sâu về môi trường như: Giáo dục môi trường,<br /> Sinh thái môi trường, Khoa học môi trường, Luật môi trường - Tài nguyên, Dân số Môi trường, Địa lý Tài nguyên Môi trường…<br /> Tại trường Đại học Sư phạm, giáo dục BVMT chỉ được đưa vào chương trình<br /> giảng dạy chính thức cho một số ngành học (Địa lý, Sinh học, Tâm lý học, Giáo dục<br /> Tiểu học, Sư phạm mẫu giáo, Giáo dục Chính trị). Các chuyên ngành đào tạo khác như<br /> toán, lý, văn, sử… thì giáo dục BVMT không được đưa vào trong giảng dạy thông qua<br /> môn học chính thức mà chỉ được lồng ghép vào trong nội dung một số môn học.<br /> Chúng tôi nhận thấy rằng, kiến thức chuyên sâu về giáo dục BVMT đã được đưa<br /> vào giảng dạy cho sinh viên đại học thông qua các môn học chính thức như: Môi trường<br /> và con người, Giáo dục môi trường (trừ một số ngành của đại học sư phạm).<br /> Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Địa lý còn được học nhiều môn học khác có<br /> nội dung liên quan trực tiếp đến môi trường như: Địa lý tài nguyên môi trường, Địa lý<br /> tự nhiên, Địa lý kinh tế, Địa lý du lịch, Giáo dục dân số... Sinh viên các ngành kinh tế<br /> có nhiều môn học chuyên sâu về môi trường như Đánh giá tác động môi trường, kinh tế<br /> và ô nhiễm môi trường, Chính sách quản lý TNMT, Dân số và phát triển...<br /> Kết quả thực hiện nội dung môn học của SV thông qua đánh giá của GV từ mức<br /> độ từ trung bình đến tốt, không có yếu. Tuy nhiên, chất lượng tiếp thu kiến thức BVMT<br /> của sinh viên không đồng đều tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo.<br /> 93<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2