intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

68
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du lịch cộng đồng là một trong các loại hình và phương thức sản xuất giúp cộng đồng phát triển bền vững dựa trên cơ sở dựa vào cộng đồng địa phương chủ động bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng một số điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên, xác định các vấn đề tồn tại chính, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng Trường Đại học Tây Bắc Email: namgiang@utb.edu.vn Tóm tắt: Du lịch cộng đồng là một trong các loại hình và phương thức sản xuất giúp cộng đồng phát triển bền vững dựa trên cơ sở dựa vào cộng đồng địa phương chủ động bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng một số điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên, xác định các vấn đề tồn tại chính, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên. Từ khoá: Du lịch cộng đồng, phát triển bền vững, tỉnh Điện Biên. 1. GIỚI THIỆU Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism - CBT) bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp với khám phá tự nhiên. Thông thường các hoạt động du lịch này thường được tổ chức ở những khu vực rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinh thái đa dạng,… nhưng còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư. Điều này dẫn đến việc khách du lịch gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề giao thông, điều kiện sinh hoạt, thông tin hay các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác. Khi đó, khách du lịch cần sự hỗ trợ của người dân bản xứ: dẫn đường, cung cấp đồ ăn, chỗ ngủ,… Khách du lịch đã đưa ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ”. Đó chính là tiền đề cho khái niệm du lịch cộng đồng sau này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp báo cáo, dữ liệu thống kê từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Điện Biên nhằm phân tích đánh giá về lượt khách, doanh thu, nguồn nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; phương pháp khảo sát quan sát thực địa một số điểm bản du lịch cộng đồng; sử dụng phương pháp điều tra xã hội học khảo sát qua Bảng hỏi với 200 khách du lịch đến với Điện Biên để lấy ý kiến đánh giá về hiện trạng và sự hài lòng của khách về hoạt động du lịch cộng đồng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng về số điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên Là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, ngoài các di tích lịch sử, Điện Biên còn có nền văn hóa phong phú của 19 dân tộc, phong cảnh thiên nhiên đẹp với hệ thống hang động nguyên sơ. Đây là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, đây là loại hình du lịch gắn với đời sống của người dân, trong đó có các dịch vụ như: ăn, ở cùng nhà dân, du khách sẽ được sống cùng người dân, hòa mình vào những công việc thường ngày của họ và tìm hiểu phong tục tập quán truyền thống, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật tại địa phương. Ở các bản văn hóa, tiềm năng văn hóa phi vật thể cũng là thế mạnh để phát triển du lịch, điều đó được thể hiện qua phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, lễ hội của đồng bào các dân tộc. Chủ trương phát triển du lịch công đồng tại các bản văn hóa là điều kiện tốt để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, nhiều gia đình đã chủ động cải tạo, nâng cấp nhà cửa, đặc biệt là khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, phục dựng lại một số lễ hội truyền thống,… Các bản đều hoạt động theo mô hình chung, lập ra một đội từ 15 - 20 người chuyên hướng dẫn khách tham quan, phục vụ ẩm thực, văn nghệ. Cùng với các địa phương khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Điện Biên đang từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển loại hình du lịch cộng đồng nhằm tạo cơ hội cho người dân làm chủ đồng thời hưởng lợi từ tài nguyên, văn hóa và danh thắng. Đây là hướng đi đúng đắn không chỉ nâng cao đời sống vật chất cho bà
  2. 584 Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng con thôn bản mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống độc đáo của các dân tộc Điện Biên. Đơn vị tính: điểm du lịch 14 12 13 12 10 10 8 6 4 2 0 2016 2017 2018 Hình 1. Số lượng điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) Trong giai đoạn 2016 – 2018, số lượng điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên đã có sự gia tăng, từ 10 điểm năm 2016 lên 13 điểm năm 2018. Các điểm du lịch cộng đồng này đa số tập trung tại khu vực xung quanh thành phố Điện Biên phủ nên khá thuận lợi trong việc di chuyển của du khách tới các điểm này. 3.2. Thực trạng về doanh thu từ hoạt động du lịch Trong giai đoạn 2016 - 2018 lượng khách du lịch đến Điện Biên ngày càng đông, số lượng khách năm 2017 tăng 25 % so với năm 2016, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 150 tỷ đồng. Đặc biệt là khách đến ở lâu hơn, khách đến với nhiều hoạt động trải nghiệm và nhiều địa chỉ đến tham quan, khám phá nên mức chi tiêu cũng lớn hơn. Góp phần hoàn thành doanh thu cho hoạt động du lịch cũng như đóng góp cho địa phương. Tuy nhiên nếu so sánh với bức tranh toàn cảnh của Điện Biên, hoạt động du lịch cộng đồng chưa có nhiều đóng góp. Doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng mang lại cho người dân chưa cao, mặc dù đã có sự cải thiện qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng 3500 3000 3291 2500 2414 2000 1981 1500 1000 500 0 2017 2018 2019 Hình 2. Doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên)
  3. Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên 585 Dựa vào hình 2 có thể thấy năm 2017 doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng tại Điện Biên đạt 1.981 triệu đồng đến năm 2019 đã tăng lên 3.291 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng của cả giai đoạn đạt 66,12 %, tuy nhiên doanh thu từ du lịch cộng đồng mới chỉ chiếm khoảng 2,1 % (năm 2018) trong tổng doanh thu từ du lịch. Thực tế cho thấy rằng, dù có nhiều lợi thế nhưng hoạt động du lịch cộng đồng ở Điện Biên vẫn còn nhiều hạn chế, như: Các dịch vụ về ẩm thực, văn nghệ còn trùng lặp, chưa phong phú, đa dạng; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thiếu đồng bộ, vệ sinh môi trường chưa giải quyết triệt để; nhiều giá trị truyền thống đang bị mai một,... Vì vậy, thời gian tới, Điện Biên cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc; tích cực quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Ðiện Biên; đặc biệt là du lịch cộng đồng, trải nghiệm thực tế tại các bản, làng văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vì đó là hướng đi cần thiết và quan trọng nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác tốt các giá trị văn hóa độc đáo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn đối với khách du lịch khi đến với Ðiện Biên. 3.3. Thực trạng về lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại Điện Biên Hiện nay, số lượng người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại các bản văn hóa du lịch tại Điện Biên chưa được đông đảo và thường xuyên, thông thường các hộ dân chỉ tham gia phục vụ khi có các đoàn khách đến tham quan. Các sản phẩm du lịch cũng chưa đa dạng chủ yếu là thưởng thức ẩm thực và văn nghệ nên nhu cầu sử dụng lao động cho hoạt động du lịch cũng chưa lớn. Vì vậy, hoạt động du lịch cộng đồng mới chỉ có tác động đến một nhóm nhỏ người dân tham gia chứ chưa có tác động lan tỏa đến cộng đồng dân cư trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng như bảo tồn các di sản văn hóa các dân tộc Điện Biên. Đơn vị tính: người Bản Hoong 20 Bản Uva 20 Bản Co Mỵ 20 Bản Pe Luông 20 Bản Phiêng Lơi 20 Bản Nong Chứn 15 Bản Ten 20 Bản Him Lam 2 12 Bản Mển 20 Bản Nong Bua 10 0 5 10 15 20 25 Hình 3. Số lượng lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên) Tính đến thời điểm cuối năm 2018 số lượng lao động tham gia vào các mô hình du lịch cộng đồng tại Điện Biên còn khá khiêm tốn, bản nhiều nhất chỉ có 20 lao động và bản ít nhất có 10 lao động tham gia vào mô hình du lịch cộng đồng. 3.4. Số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên Trong giai đoạn 2016 - 2018 số lượng du khách đến với các điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên không nhiều, năm 2016 là 10.640 lượt khách, năm 2017 là 12.430 lượt khách, năm 2018 là 14.240 lượt khách. Số lượng khách đến với các bản du lịch cộng đồng cũng có sự phân hóa rõ rệt, Bản Mển là điểm du lịch thu hút được đông du khách nhất tiếp đến là bản Nong Chứn và Bản Ten, còn lại các bản thu hút được rất ít du khách mặc dù có điều
  4. 586 Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng kiện tương đối thuận lợi, nằm gần trung tâm thành phố như bản Phiêng Lơi (năm 2016: 130 lượt khách, năm 2017: 160 lượt khách, năm 2018: 200 lượt khách). Đơn vị tính: lượt khách 2016 2017 2018 5500 5000 4400 2800 2500 2500 2000 2000 1700 1300 1000 800 800 750 700 700 660 600 300 250 210 200 160 130 70 70 60 55 50 45 Hình 4. Số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) 3.5. Kết quả khảo sát du khách đối với các điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên Khách hàng biết đến các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp của Điện Biên qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như: truyền thanh, truyền hình, báo chí và các trang mạng xã hội. Theo kết quả khảo sát 200 khách du lịch tại Điện Biên, có đến 89/200 du khách biết đến các thông tin về du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo. Vì vậy, trong thời gian tới các cấp chính quyền địa phương và người dân cần có các giải pháp quảng bá hình ảnh điểm đến thông qua các kênh này, đây là một trong những kênh tiếp cận khá hiệu quả và đặc biệt phù hợp với đối tượng khách du lịch đến Điện Biên ngày càng trẻ hóa. Bảng 1. Nguồn tiếp cận thông tin của khách du lịch Chỉ tiêu Số lượng Truyền thanh, truyền hình 36 Người thân 30 Báo chí 45 Facebook, Zalo, Skype 89 Khác 0 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của nhóm tác giả) Trong năm 2019, Điện Biên có nhiều hoạt động văn hóa thu hút nhiều khách du lịch như: Lễ hội đua thuyền đuôi én thị xã Mường Lay; Sự kiện Hoa anh đào - Pá Khoang Điện Biên năm 2019; Lễ hội Hoa Ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VI; các hoạt động kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chính vì thế, trong thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Điện Biên đã tăng cường rà soát, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng theo chương trình phát triển du lịch và các sản phẩm bổ trợ góp phần đa dạng hóa và phong phú hơn các chương trình du lịch để tăng cường thu hút, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
  5. Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên 587 Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên cũng đã thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Hiệp hội du lịch tỉnh nhằm liên kết, phát triển các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở vùng nông thôn, các thôn bản dân tộc vùng sâu, vùng xa, tuyến biên giới. Ngoài ra, ngành du lịch tỉnh thực hiện có hiệu quả hợp tác với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, hợp tác với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, tiếp tục kết nối hợp tác với các thị trường khách tại Bắc Lào, Bắc Thái Lan,… Những việc làm trên đã góp phần thúc đẩy sự hấp dẫn của điểm đến Điện Biên trong lòng du khách và ngày càng có nhiều khách du lịch sẵn sàng quay lại Điện Biên, theo kết quả khảo sát, có đến 31 % khách du lịch đã quay trở lại Điện Biên. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2: Bảng 2. Thực trạng khách du lịch quay trở lại Điện Biên Chỉ tiêu Số lượng 1 lần 138 2 - 4 lần 45 5 - 7 lần 11 Trên 7 lần 6 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của các tác giả) Kết quả khảo sát khách du lịch cho thấy có 68/200 khách được hỏi đến Điện Biên bằng hình thức mua Tour của các doanh nghiệp lữ hành, 132/200 khách được hỏi đến Điện Biên bằng hình thức tự tổ chức. Bảng 3. Hình thức khách du lịch đến Điện Biên Chỉ tiêu Số lượng Mua Tour 68 Tự tổ chức 132 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của các tác giả) Bảng 4. Sự hài lòng của du khách về sự đa dạng của các sản phẩm tham quan Chỉ tiêu Số lượng Rất không hài lòng 15 Không hài lòng 30 Trung bình 98 Hài lòng 50 Rất hài lòng 7 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của các tác giả) Du lịch cộng đồng - Community Base on Tourism đã và đang phát triển nhanh chóng, lan tỏa rộng rãi. CBT khai thác những tiềm năng và sản phẩm du lịch địa phương để tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân ở những cộng đồng làm du lịch. CBT đã làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Việt Nam một cách tích cực với những loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái, du lịch tham quan và nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội,... Chắc chắn CBT sẽ càng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, các tổ chức và cá nhân làm CBT hiện nay đa số là tự phát, người này làm, người kia làm theo nhưng thiếu sự đồng bộ, thiếu phối hợp. CBT cần phải có được một sự kết nối, có quy chuẩn chung để phát triển thay cho cách mạnh ai nấy làm hiện nay. Muốn CBT phát triển bền vững, không thể để cho người dân tự làm theo cách của mình. Cần sự lưu tâm nhiều hơn nữa từ chính quyền địa phương, cụ thể trong việc quy hoạch các điểm du lịch, sâu sát hơn trong việc quản lý cách làm du lịch trên địa bàn, nhân rộng cách làm hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, sai phạm,...
  6. 588 Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng Nếu xem CBT như một cách mưu sinh của người dân, địa phương cần có những chính sách hỗ trợ các hộ dân tham gia CBT, chẳng hạn như: vay vốn thực hiện dự án làm du lịch, hỗ trợ người dân thêm kinh nghiệm và kỹ năng làm du lịch (như các buổi gặp gỡ chuyên gia tư vấn và tham quan thực tế),... Kèm theo đó là việc giám sát, xử phạt, chế tài theo đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký kinh doanh, điều kiện về an ninh trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm. Nhìn chung khách du lịch khá hài lòng đối với các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4. 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐIỆN BIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG Điện Biên với lợi thế là vùng đất có di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến, lại thêm sự đa dạng của sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Những năm gần đây, việc đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng luôn được tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động của các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hiện nay đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Không chỉ là điểm nhấn về du lịch lịch sử, Điện Biên còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa, bởi đây là nơi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với bản sắc văn hóa đa dạng. Để khai thác được tiềm năng thế mạnh này, từ năm 2003 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt một số đề án về xây dựng bản văn hóa du lịch, trong đó có các hạng mục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và khôi phục, phát triển văn hóa cộng đồng nhằm tạo ra các điểm đến hấp dẫn. Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2018, đã có 10 bản dân tộc Thái trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được đầu tư, nâng cấp trở thành bản văn hóa du lịch. Nhờ những chính sách về phát triển du lịch cộng đồng, các bản đã có đường bê tông nội bản, có nhà văn hóa cộng đồng và những ngôi nhà sàn của người dân cũng được tu bổ. Hiểu rõ ý nghĩa của việc phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nhiều gia đình trong bản đã chủ động cải tạo, nâng cấp và vệ sinh nhà ở, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ khách du lịch. Trong giai đoạn vừa qua, các bản văn hóa du lịch của tỉnh mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Ngoài phục vụ các món ăn dân tộc và một số tiết mục văn nghệ truyền thống, các dịch vụ vui chơi giải trí và tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng bào hầu như chưa có. Cả một kho tàng văn hóa phi vật thể của đồng bào Thái như: Phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, nghề truyền thống, kho tàng văn học dân gian,... vẫn chưa được khai thác. Thực tế cho thấy, với điều kiện cơ sở hạ tầng của các bản văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay, để mở mang thêm các dịch vụ khác là khá khó khăn. Mặc dù các bản du lịch cộng đồng đã được hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, làm đường bê tông dân sinh nội bản và xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở như: Gây dựng đội ngũ nhân sự làm văn hóa và phong trào văn nghệ quần chúng, xây dựng cơ chế hoạt động cho phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở. Sau một vài năm hoạt động, mảng văn hóa ẩm thực của các bản đã được nhiều du khách biết đến. Một vài cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phục vụ các món ăn dân tộc đã được các hộ tư nhân người địa phương mở ra nhằm phục vụ nhu cầu này. Tuy nhiên, vài năm gần đây cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng các bản đang xuống cấp. Nhà văn hóa cộng đồng đang rất cần được tu bổ. Không gian sinh sống của đồng bào Thái ở các bản cũng đã có có sự biến đổi do nhiều nguyên nhân. Sự gia tăng dân số theo thời gian đang làm cho quỹ đất ở đây trở nên chật hẹp. Với người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, không gian sống chật hẹp gây cho họ nhiều khó khăn trong khâu quy hoạch nhà ở và các công trình phụ, theo tiêu chí đảm bảo vệ sinh môi trường. Cách tổ chức không gian sống, kiến trúc nhà sàn truyền thống là những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Nếu thiếu những yếu tố này người ta sẽ không còn nhận ra bản Thái nữa. Tuy nhiên, khi Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ người dân gìn giữ kiến trúc nhà sàn truyền thống và tổ chức không gian sống, còn bản thân họ thì hạn chế về khả năng kinh tế, việc mai một bản sắc ở đây sẽ diễn ra như một sự tất yếu. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các dịch vụ du lịch khác ở bản văn hóa du lịch này, hơn nữa mục tiêu đặt ra cho du lịch cộng đồng là: phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, từng bước cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần, cũng vẫn chưa thực hiện được. Lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc là những vấn đề khách du lịch trong và ngoài nước đến Điện Biên rất quan tâm. Bởi vậy việc tỉnh quan tâm đầu tư, hỗ trợ xây dựng các bản du lịch cộng đồng là bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động du lịch của các bản văn hóa du lịch ở tỉnh Điện Biên hiện nay còn có những hạn chế nhất định. Do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các công trình phục vụ du lịch không được quan tâm tôn tạo hàng năm, nên các bản văn hóa du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và tìm hiểu
  7. Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên 589 văn hóa của du khách. Hiện nay, ở các điểm du lịch cộng đồng, chúng ta cũng đang còn thiếu cán bộ quản lý cấp cơ sở có trình độ, thiếu đội ngũ người làm du lịch đạt trình độ chuyên nghiệp. Sản phẩm du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng hầu như chưa có gì. Vì vậy, du lịch chưa thực sự góp phần giúp cải thiện đời sống người dân. 5. KẾT LUẬN Như vậy, để du lịch cộng đồng tỉnh Điện Biên có thể phát triển bền vững cả về mặt kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, việc đổi mới các hoạt động du lịch cộng đồng và bổ sung cơ chế, chính sách hợp lý cho các hoạt động này là việc làm cần thiết. Làm thế nào để có thể đa dạng các sản phẩm du lịch bằng chính các giá trị văn hóa truyền thống, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của các đồng bào các dân tộc trên địa bàn là vấn đề vẫn đang đặt ra đối với du lịch cộng đồng ở Điện Biên hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Lưu (2015), Du lịch và sự phát triển của cộng đồng. Tạp chí Văn hóa học. [2]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên (2018), Báo cáo hoạt động du lịch tỉnh Điện Biên năm 2017. [3]. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên (2019), Báo cáo hoạt động du lịch tỉnh Điện Biên năm 2018. [4]. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên (2020), Báo cáo hoạt động du lịch tỉnh Điện Biên năm 2019. [5]. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định 1465/QĐ- TTg, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [6]. UBND tỉnh Điện Biên (2008), Quyết định phê duyệt Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020”. CURRENT SITUATION AND ORIENTATION FOR SUSTAINABLE COMMUNITY TOURISM IN DIEN BIEN PROVINCE Phan Nam Giang, Hoang Xuan Trong Tay Bac University Email: namgiang@utb.edu.vn Abstract: Community based tourism is one of the types and methods of production that help the community sustainably develop on the basis of the local community to actively conserve and exploit natural environmental resources and indigenous culture. The paper analyzes and evaluates the current situation of some community tourism destinations in Dien Bien province, identifies the main problems, and then proposes some solutions and recommendations for sustainable development of community based tourism. in Dien Bien province. Keywords: Community based tourism, sustainable development, Dien Bien province.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0