intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp nhằm cải thiện không gian học tập tại các trường học ở Việt Nam

Chia sẻ: Cho Gi An Do | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này thảo luận về đặc điểm của không gian học tập tại các trường học hiện tại ở Việt Nam và những hạn chế của không gian học tập này, và các giải pháp đã được đề xuất để tăng hiệu quả trong việc thiết kế và phát triển không gian học tập giúp giảng dạy đạt được hiệu quả tốt nhất kết quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp nhằm cải thiện không gian học tập tại các trường học ở Việt Nam

VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 6-9<br /> <br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN KHÔNG GIAN HỌC TẬP<br /> TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC Ở VIỆT NAM<br /> Dương Thị Diễm Phúc, Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> Ngày nhận bài: 14/8/2019; ngày chỉnh sửa: 06/9/2019; ngày duyệt đăng: 04/10/2019.<br /> Abstract: Education reform in Vietnam has been carried out, many factors such as facilities,<br /> standards and teachers' competencies, teaching and learning methods according to the trend of<br /> modernization are concerned. However, there is not much research or discussion related to<br /> improving learning space for learners. In this article, we discuss the characteristics of the learning<br /> space in current schools in Vietnam and the limitations of this learning space, and the solutions<br /> that have been proposed to increase effectiveness in the designing and developing a learning space<br /> that helps teaching to achieve the best results.<br /> Keywords: Learning space, teaching, learning, learner, teacher.<br /> <br /> 1. Mở đầu học tập là nơi có thực hoặc ảo, được thiết kế có mục đích<br /> Một số nghiên cứu của Walker, Brooks và Baepler bởi người giáo viên, ở nơi đó người học được gặp gỡ và<br /> (2011) [1], Blackmore và cộng sự (2011) [2], Gislasen tham gia vào quá trình tạo dựng kiến thức. Thông qua<br /> (2009) [3], Sztejnberg và Finch (2006) [4] đã chỉ ra rằng, các thiết kế và khả năng của mình, người thầy sẽ gợi ý và<br /> không gian học tập đóng một vai trò quan trọng trong quá khuyến khích người học tự tạo nên môi trường học tập<br /> trình học tập của người học và tiến trình giảng dạy của giáo cho chính bản thân mình nhằm tối ưu việc học tập.<br /> viên. Môi trường học tập với không gian học tập lí tưởng 2.2. Đặc điểm không gian học tập của các trường tại<br /> cũng góp phần vào quá trình phát hiện, nuôi dưỡng và phát Việt Nam hiện nay<br /> triển các nhân tố tiềm năng và hình thành nhân cách của Hầu hết các không gian học tập (lớp học) tại nhiều<br /> người học. Tuy nhiên, việc chú trọng kiến tạo và phát triển trường học ở nước ta hiện nay đều có mô hình chung là<br /> không gian học tập chưa được đầu tư thoả đáng, vì ngân bảng đen/xanh, bục giảng, bàn ghế giáo viên tại một góc<br /> sách nhà nước, địa phương và các trường tại Việt Nam đầu lớp học phía trên bục giảng và các dãy bàn ghế được đặt<br /> tư cho không gian lớp học còn rất hạn chế, phần lớn chỉ kín phòng học. Một số trường học được trang bị thêm các<br /> tập trung vào việc nâng cấp và mở rộng lớp học, hiện đại phương tiện trình chiếu, nghe nhìn như LCD, tivi, loa và<br /> hóa phòng học bằng các phương tiện nghe, nhìn, trình ampli. Lớp học được trang bị quạt trần hoặc máy điều<br /> chiếu hoặc điều hòa nhiệt độ chứ chưa chú trọng đến nhu hòa không khí nhằm giúp người học thoải mái trong điều<br /> cầu và cảm xúc của người học, cũng như vai trò của không kiện thời tiết của Việt Nam. Nhiều trường trang bị bàn<br /> gian học tập ở mức độ chuyên sâu liên quan đến đặc trưng ghế thông minh giúp người học dễ dàng di chuyển để<br /> của ngành học, khối lớp học hoặc quá trình ứng dụng kiến phục vụ các hoạt động học tập đa dạng như làm việc<br /> thức học được ngay tại không gian học tập. nhóm, thảo luận, đóng vai cho phù hợp với yêu cầu của<br /> Từ những vấn đề trên, bài viết trình bày những đặc từng môn học.<br /> điểm và hạn chế của không gian học tập tại các trường học 2.3. Hạn chế của không gian học tập tại các trường học<br /> ở Việt Nam hiện nay; đồng thời, thảo luận một số giải pháp ở Việt Nam hiện nay<br /> nhằm cải thiện không gian học tập giúp cho người học có Không gian học tập (lớp học) với các thiết bị giáo dục<br /> được môi trường học tập thuận lợi hơn và đạt được kết quả và thời khóa biểu cố định tại các trường như hiện nay có<br /> học tập tốt hơn. những hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến kết quả<br /> 2. Nội dung nghiên cứu giảng dạy và học tập.<br /> 2.1. Khái niệm “không gian học tập” 2.3.1. Người học không thể làm chủ được tiến trình học<br /> Để hiểu rõ hơn về khái niệm không gian học tập, bài tập trên lớp<br /> viết sẽ phân tích các định nghĩa liên quan đến khái niệm Phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung<br /> này từ các nhà nghiên cứu và các tổ chức. Trước tiên, tâm” đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên<br /> khái niệm không gian học tập theo Malcolm Brown toàn thế giới. Tuy nhiên, việc kiến tạo lớp học vẫn không<br /> (2005) [5] chính là “lớp học”. Đây là định nghĩa được thay đổi nhiều tại Việt Nam; trong đó, giáo viên là trọng<br /> biết đến từ rất lâu và phổ biến. Trong khi đó, IGI Global tâm đứng trên bục giảng, người học ngồi trên những hàng<br /> (2019) [6] định nghĩa chi tiết hơn, theo đó, không gian ghế bên cạnh các dãy bàn cố định lắng nghe và ghi chép<br /> <br /> 6 Email: dtdphucvn@gmail.com<br /> VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 6-9<br /> <br /> <br /> lời giảng của thầy một cách thụ động tiết này qua tiết 2.4. Một số giải pháp cải thiện không gian học tập<br /> khác, môn học này nối tiếp môn học khác khiến cho Để khắc phục các hạn chế được nêu ở phần trên và<br /> phương pháp “lấy người học làm trung tâm” khó phát làm tăng tính hiệu quả của việc học tập và giảng dạy tại<br /> huy tính hiệu quả của nó. Người học chú tâm đến bài các trường học trong môi trường lớp học, một vài biện<br /> giảng và các kiến thức được thầy chuyển tải và thụ động pháp đã được kiến nghị và thực hiện tại nhiều nước như<br /> biến thành kiến thức của mình mà quên rằng họ chính là Ba Lan, Mĩ, Phần Lan, Úc, Thái Lan, Singapore,<br /> đối tượng cần được người thầy quan tâm và họ phải chủ Malaysia thông qua các nghiên cứu của Sztejnberg và<br /> động tiếp thu kiến thức theo hướng phù hợp nhất. Finch (2006) [4], Lippincott (2009) [9], Walker, Brooks<br /> 2.3.2. Không phát huy được tính đối thoại trong học tập và Baepler (2011) [1], Uutiset (2017) [10]. Các nghiên<br /> của người học cứu đã chứng minh rằng, với không gian học tập kiểu<br /> Một số nghiên cứu và khảo sát của Cao Thị Thanh mới không bị gò bó bởi các dãy bàn học nặng nề, bảng<br /> Nhàn (2019) [7] và Phan Anh Tú (2019) [8] đã chỉ ra đen truyền thống đã làm tăng tính sáng tạo của người học.<br /> rằng, học sinh, sinh viên Việt Nam còn e ngại khi phát Họ tham gia nhiều vào quá trình học tập hơn, trở nên<br /> biểu trong lớp học. Việc này có thể do nhiều nguyên nhân năng động, chia sẻ và tương tác, có những chuyển biến<br /> như tâm lí sợ sai, sợ phát biểu trước đám đông, tính cách tích cực trong cảm xúc. Không gian học tập mới đã thúc<br /> nhút nhát, bài học chưa thu hút hoặc thầy cô quá nghiêm đẩy người học trải nghiệm tiến trình học tập tốt hơn.<br /> khắc,... Tuy nhiên, một nguyên nhân mà các nhà nghiên Qua các kết quả đạt được của những nghiên cứu trên,<br /> cứu chưa đề cập tới là thiết kế không gian lớp học hiện theo tác giả, để thiết lập một không gian học tập mới,<br /> nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của người học. chúng ta cần chú ý một số giải pháp như sau:<br /> Một khi người thầy đứng uy nghiêm trên bục giảng nhìn 2.4.1. Tạo dựng môi trường học tập trong đó người học<br /> xuống, người học ngồi bên dưới nhìn lên cũng đã tạo một làm chủ quá trình học tập<br /> khoảng cách nhất định giữa thầy và trò. Đồng thời, tâm<br /> lí của người học cũng trở nên e ngại, thậm chí sợ hãi khi Đầu tiên và quan trọng nhất của không gian học tập<br /> đối diện với thầy hoặc trả lời câu hỏi của thầy. mới vẫn là “lấy người học làm trung tâm”; người học<br /> phải làm chủ quá trình học tập của mình. Như vậy, bàn<br /> 2.3.3. Không phát huy được tính sáng tạo, thể hiện cảm giáo viên và học viên cố định trong tất cả buổi học là điều<br /> xúc và suy nghĩ của người học không nên. Bàn giáo viên nên được thiết kế giống như<br /> Phần lớn không gian học tập (lớp học) tại Việt Nam bàn của người học và có thể trở thành một phần của lớp<br /> đều rất đơn điệu và không mang tính đặc trưng của nhóm học và người học sẽ quyết định thay đổi vị trí bàn học<br /> học, ngành học nào cả. Do điều kiện kinh tế và vật chất của mình dựa trên đặc điểm môn học của ngày hôm đó.<br /> chưa cho phép nên rất nhiều nhóm học, ngành học, khóa Khoảng cách giữa giáo viên và người học sẽ được thu<br /> học sử dụng cùng một phòng học trong một thời gian dài hẹp khi giáo viên ngồi gần hoặc đối diện với học viên<br /> nên việc đầu tư, bảo quản và thiết kế lớp học đặc trưng thay vì ngồi phía trên phòng học. Điều này sẽ giúp cho<br /> cho một nhóm học viên là hoàn toàn không khả thi. Vì học viên cảm thấy gần gũi với thầy cô mình hơn và dễ<br /> vậy, người học chưa cảm thấy hứng thú với không gian dàng trình bài ý kiến, phát biểu, đóng góp cho bài học.<br /> học tập của mình nên lớp học không tạo được đam mê Giáo viên cũng không là “trung tâm” của lớp học, không<br /> học tập và gắn bó cho người học; chưa khơi gợi được sức là người lãnh đạo, chỉ huy lớp mà trở thành người hướng<br /> sáng tạo cũng như giúp người học thể hiện được cảm xúc dẫn bài học. Khoảng cách thu hẹp sẽ giúp cho giáo viên<br /> và suy nghĩ của mình. hiểu sâu sát quá trình tiếp thu bài học của học trò mình<br /> 2.3.4. Không tạo được tính chuyên sâu trong học tập từ đó điều chỉnh bài dạy cho phù hợp (theo ASCD in<br /> service [11]).<br /> Ngoại trừ một số ngành đặc trưng như mĩ thuật, điêu<br /> khắc, âm nhạc và thể dục thể thao, không gian học tập 2.4.2. Xây dựng và duy trì không gian học tập “hiếu khách”<br /> (lớp học) của các ngành khác không thể hiện tính chuyên Một không gian học tập cởi mở, thân thiện không<br /> sâu của ngành học. Tất cả các ngành cùng dùng chung những giúp người học tiếp thu bài giảng tốt hơn mà còn<br /> bảng, bàn ghế, tivi, máy chiếu hoặc loa. Như vậy, người hình thành và duy trì nhân cách tốt đẹp của người học.<br /> học không có bất kì sự kết nối nào với chuyên ngành Để thiết kế không gian này, bàn ghế phải thật sự linh hoạt<br /> mình đang theo học tại lớp ngoại trừ các bài học chuyên dễ di chuyển. Cần thiết lập nhiều bảng xung quanh phòng<br /> ngành với giáo viên thông qua sách vở và tài liệu tham học chứ không chỉ một tấm bảng lớn duy nhất như lớp<br /> khảo. Sự thiếu gắn kết này sẽ không phát huy được sự học truyền thống để người học dễ dàng thực hiện các hoạt<br /> yêu mến và trân trọng của người học đối với ngành học động học tập theo nhóm và trình bài kết quả làm việc<br /> mình đã chọn. nhóm của mình một cách thuận lợi nhất (Active learning<br /> <br /> 7<br /> VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 6-9<br /> <br /> <br /> classrooms working group - University of Victoria, 2010 trình học tập cũng thăng hoa. Như vậy, bên cạnh phương<br /> [12]). Phòng học được trang trí với nhiều hình ảnh thân pháp giảng dạy tốt thì không gian học tập cũng góp phần<br /> thiện và khẩu hiệu tích cực, mang tính giáo dục cao sẽ hạn chế các cảm xúc tiêu cực và tăng cường các cảm xúc<br /> góp phần rèn luyện nhân cách cho người học. Những tốt đẹp của người học. Để làm được điều này, màu sắc sơn<br /> hình ảnh và khẩu hiện này được duy trì hoặc thay đổi tường phải thật tươi sáng để tạo cảm giác vui vẻ và thoải<br /> theo chủ đề sẽ rất dễ đi vào lòng người hơn là các bài học mái cho người học. Học viên có thể trang trí tường học<br /> đạo đức mà người học phải học thuộc lòng nhưng rất dễ theo các chủ đề lễ hội, hoạt động văn hóa theo vùng miền<br /> lãng quên sau đó. Bên cạnh đó, không gian học tập “hiếu hoặc tranh ảnh vui của các thành viên trong lớp (theo<br /> khách” cũng là “ngôi nhà thứ hai” của người học trong Room 241 - trang Blog của Trường Đại học Concordia,<br /> suốt năm học đó hoặc thậm chí là cả khóa học kéo dài Phần Lan [17]). Các hoạt động học tập phải đa dạng với<br /> 3-4 năm. Trong đó, học viên là “chủ nhà” - người sẽ chịu nhiều hình thức như làm việc nhóm, làm việc theo đôi,<br /> trách nhiệm tạo dựng một không gian thật sự thoải mái thực hiện bài tập ở dạng đóng kịch, dự án hay khảo sát,<br /> trong học tập. Như vậy, nhà trường nên tạo điều kiện cho nhằm giúp người học giao tiếp với nhau nhiều hơn, thể<br /> người học tự quyết định và trang trí phòng học của mình hiện được quan điểm, suy nghĩ hay cảm xúc của mình.<br /> theo đặc trưng lớp học hoặc chuyên ngành mình đang 3. Kết luận<br /> theo học. Việc này giúp người học thêm gắn bó với<br /> không gian học tập mà mình đã góp phần thiết kế, vun Nhìn chung, bên cạnh những phương pháp giảng dạy<br /> đắp và bảo quản trong suốt một khoảng thời gian dài. thu hút, phòng học hiện đại cùng với các trang thiết bị tối<br /> ưu thì một không gian lớp học tốt sẽ tăng cường tính hiệu<br /> 2.4.3. Tạo dựng môi trường học tập mang tính chuyên sâu quả của hoạt động dạy và học, giúp người học làm chủ quá<br /> Ở bậc cao đẳng, đại học, một không gian học tập (lớp trình học tập của mình và tăng những cảm xúc tích cực<br /> học) cần có sự chuyên sâu gắn liền với chuyên ngành đào trong quá trình học tập. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với<br /> tạo. Các tác giả Keeton, Sheckley và Griggs (2002) [13] những chính sách của nhà trường nhằm cải tạo không gian<br /> cho rằng việc học tập chuyên sâu cần được kết hợp giữa học tập theo hướng hiện đại hóa và chuyên sâu, mỗi giáo<br /> kiến thức thực tế và ứng dụng những kiến thức đó vào viên cần phải chủ động, tích cực cải thiện không gian lớp<br /> các ngữ cảnh học tập và công việc khác nhau. Không học mình đang phụ trách theo hướng tạo dựng môi trường<br /> gian học tập với những trải nghiệm liên quan đến ngành học tập thân thiện. Trong đó, giáo viên quan tâm đến người<br /> học, mục tiêu học tập của người học rất cần thiết cho kiến học, khuyến khích, động viên người học tham gia tích cực<br /> thức chuyên ngành và kĩ năng nghề nghiệp sau này. Hiện vào quá trình học tập; giúp cho người học tạo dựng môi<br /> nay, hầu như các trường cao đẳng, đại học đều thiết lập trường lớp học gần gũi, thoải mái với những thiết kế và<br /> các khoa với các trang thiết bị phục vụ cho ngành học trang trí phù hợp với đặc trưng văn hóa, vùng miền, lứa<br /> chuyên sâu của sinh viên. Tuy nhiên, hiếm có trường nào tuổi hoặc chuyên ngành của họ; đặc biệt là tạo dựng không<br /> trang bị cho mỗi lớp học cố định theo ngành học của họ. gian học tập với nhiều hoạt động đa dạng để giúp người<br /> Không gian học tập (lớp học) tốt sẽ mang lại hiệu quả học thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình với nhiều cảm<br /> nếu được trang bị phương tiện học tập chuyên dụng với xúc tích cực trong suy nghĩ và hành động.<br /> tài liệu học tập chuyên ngành sẵn có tại tủ sách mini trong<br /> mỗi phòng học, máy tính, internet phục vụ cho việc học<br /> và thực hành. Bên cạnh đó, không gian học tập ảo (lớp Tài liệu tham khảo<br /> học ảo) rất cần thiết để người học dễ dàng trao đổi, tham [1] Walker, J. D. - Brooks, D.C. - Baepler, P. (2011).<br /> khảo ý kiến của các giảng viên khách mời là các chuyên Pedagogy and space: Empirical research on new<br /> gia đầu ngành ở trong và ngoài nước thông qua Viber, learning environments. EDUCAUSE Quarterly.<br /> Zalo, Skype hoặc các ứng dụng thông minh khác, cho Vol. 34(4). .<br /> phép người học và giảng viên khách mời đàm thoại thông [2] Blackmore, J. - Bateman, D. - Loughlin, J. - O'Mara,<br /> qua màn hình vi tính hoặc điện thoại thông minh. J. - Aranda, G. (2011). Research into the connection<br /> 2.4.4. Tạo dựng môi trường học tập mang tính cảm xúc between built learning spaces and student outcomes.<br /> và suy nghĩ Department of Education and Early Childhood<br /> Trong các nghiên cứu của Damasio (2003) [14], Development. East Melbourne. Australia.<br /> LeDoux (1997) [15] và Zull (2002) [16] đã chứng minh [3] Gislasen, N. (2009). Mapping school design: A<br /> rằng cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình học qualitative study of the relations among facilities<br /> tập và tiếp thu kiến thức. Một khi người học cảm thấy lo design, curriculum delivery, and school climate.<br /> lắng hay sợ hãi, quá trình học tập của họ có thể bị bế tắc; Journal of Environmental Education, Vol. 40(4),<br /> còn ngược lại, nếu họ cảm thấy thích thú hay vui vẻ, quá pp. 17-34.<br /> <br /> 8<br /> VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 6-9<br /> <br /> <br /> [4] Sztejnberg, A. - Finch, E. F. (2006). Adaptive use MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH...<br /> patterns of secondary school classroom (Tiếp theo trang 5)<br /> environments. Facilities. Vol. 24 (13-14), pp. 490<br /> -509. DOI: 10.1108/02632770610705275.<br /> 3. Kết luận<br /> [5] Brown, M. (2005). Learning Spaces. Educating the Net<br /> Generation. EDUCAUSE. ISBN 0-9672853-2-1. Đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách Hồ Chí<br /> Minh của đội ngũ đảng viên ở các Đảng bộ phường, quận<br /> [6] Global IGI (2019). What is learning space? Long Biên hiện nay là một nội dung, nhiệm vụ căn bản,<br /> quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng đảng của<br /> . Đảng bộ quận Long Biên, TP. Hà Nội. Đây là quá trình<br /> Truy cập ngày 5/7/2019. luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ<br /> [7] Cao Thị Thanh Nhàn (2019). Thực trạng việc phát quan, có cả những thuận lợi và khó khăn. Do đó, các chủ<br /> biểu ý kiến trong giờ học của sinh viên. thể cần phải quán triệt, nắm vững các yêu cầu và tiến<br /> hành đồng bộ các biện pháp. Mỗi biện pháp có vị trí, vai<br /> . Truy cập ngày trò yêu cầu, nội dung cụ thể khác nhau nhưng có mối<br /> quan hệ biện chứng và gắn bó mật thiết với nhau. Vì vậy,<br /> 5/7/2019.<br /> phải có sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện thống nhất,<br /> [8] Phan Anh Tú (2019). Học sinh lười phát biểu do đâu?. không được tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ biện pháp nào<br /> Báo Dân Trí. nhằm củng cố, phát triển, hoàn thiện phong cách Hồ Chí<br /> . Truy cập Minh của đội ngũ đảng viên ở các Đảng bộ phường, quận<br /> ngày 5/7/2019. Long Biên, TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong<br /> [9] Lippincott, J. K. (2009). Learning spaces: thời kì mới.<br /> Involving faculty to improve pedagogy.<br /> EDUCAUSE Review. Vol. 44 (2), pp. 16-18.<br /> [10] Uutiset (2017). Finnish schools begin term, many Tài liệu tham khảo<br /> with redesigned buildings. https://yle.fi/uutiset/ [1] Ban Chấp hành Trung ương (2016). Chỉ thị số<br /> osasto/news/finnish_schools_begin_term_many_w 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy<br /> ith_redesigned_buildings/9767651. mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong<br /> [11] ASCD in service (2016). Six design tips for a student- cách Hồ Chí Minh.<br /> centered classroom. [2] Cục Tuyên huấn (2017). Tài liệu học tập và làm theo<br /> . Truy phong cách Hồ Chí Minh. NXB Quân đội nhân dân.<br /> cập ngày 08/7/2019. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội<br /> [12] University of California (2010). The Case for Active đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc<br /> Learning Classrooms. gia - Sự thật.<br /> [4] Đặng Xuân Kỳ (chủ biên, 2013). Phương pháp và<br /> [13] Keeton, M. T. - Sheckley, B. G. - Griggs, J. K. phong cách Hồ Chí Minh. NXB Chính trị - Hành<br /> (2002). Efficiency and effectiveness in higher chính.<br /> education. Dubuque, IA: Kendall/ Hunt [5] Quận ủy Long Biên (2018). Báo cáo sơ kết 2 năm<br /> Publishing Company. thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của<br /> [14] Damasio, A. (2003). Looting for Spinoza: Joy, sorrow Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư<br /> and the feeling brain. New York: Harcourt, Inc. tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.<br /> [15] LeDoux, J. (1997). The emotional brain. New York: [6] Lương Trọng Thành (2018). Phong cách làm việc<br /> Putnam. dân chủ của Hồ Chí Minh - Một số nội dung cần rèn<br /> [16] Zull, J. E. (2002). The art of changing the brain: luyện cho cán bộ lãnh đạo, quản lí hiện nay. Tạp chí<br /> Enriching teaching by exploring the biology of Giáo dục, số 435, tr 1-3; 18.<br /> learning. Sterling, VA: Stylus. [7] Trần Đình Quảng (2005). Học tập Bác Hồ về<br /> [17] The Room 241 (2012). How comfortable phong cách làm việc: dân chủ, khiêm tốn, thiết<br /> classrooms lead to a better student community. thực, đến nơi đến chốn. Tạp chí Tư tưởng văn hoá,<br /> https://education.cu-portland.edu/blog/classroom- số 5, tr 12-13.<br /> resources/welcoming-classrooms-better-students/. [8] Phạm Văn Bính (2008). Phương pháp dân chủ Hồ<br /> Retrieved 17/7/2019. Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br /> <br /> 9<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2