intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp quản lý nợ xấu trong cho vay của Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên CIMB Việt Nam

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng và giải pháp quản lý nợ xấu trong cho vay của Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên CIMB Việt Nam" phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CIMB trong khoảng thời gian gần đây, cùng với việc khai thác, sử dụng các nguồn số liệu đáng tin cậy và từ đó thấy được ngân hàng CIMB đang làm rất tốt trong việc quản lý cũng như các giải pháp xử lý nợ xấu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp quản lý nợ xấu trong cho vay của Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên CIMB Việt Nam

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CIMB VIỆT NAM Võ Thị Ngọc Như*, Nguyễn Khánh Vy, Phạm Kim Thanh, Nguyễn Thị Hoàng An Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Tường Oanh TÓM TẮT Đối với một ngân hàng, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu. Trong hoạt động tín dụng nợ xấu luôn tồn tại tất yếu khách quan, các ngân hàng luôn chú trọng việc kiểm soát nợ xấu ở mức độ an toàn. Đối với ngân hàng thì nợ xấu nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn, tăng rủi ro mất vồn và chi phí xử lý nợ xấu, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên CIMB Việt Nam là một trong những ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài với độ tin tưởng khá lớn. CIMB luôn chú trọng đến các vấn đề về an toàn, minh bạch và bền vững trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy trong những năm qua, hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh những thành công, hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại. Từ khóa: CIMB Việt Nam 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi. Hay còn được hiểu là những khoản nợ mà bên vay không có khả năng thanh toán đúng hạn cho ngân hàng hoặc người vay không thể trả nợ khi tới hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. 1.2 Phân loại Nợ xấu nhóm 1: là khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong hợp đồng từ 89 ngày trở xuống. Nợ xấu nhóm 2: là khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong hợp đồng từ 90 – 180 ngày. Nợ xấu nhóm 3: là khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong hợp đồng từ 181 – 360 ngày. Nợ xấu nhóm 4: là khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong hợp đồng từ 361 ngày trở lên. Nợ xấu nhóm 5: là khoản nợ đã quá hạn thanh toán trong hợp đồng, nhưng không xác định thời gian quá hạn cụ thể, vì đã được cho là mất vốn. 1.3. Quản lý nợ xấu Bước 1: Nhận diện và phân loại nợ xấu. 137
  2. Nhận biết nợ xấu là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu. Một số tiêu chí thường được ngân hàng sử dụng trong việc nhận biết nợ xấu là: Bước 2: Đo lường nợ xấu. Nếu ngân hàng ước lượng được xác suất vỡ nợ tức là ngân hàng đã đo lường được nợ xấu theo phương pháp định lượng Bước 3: Ngăn ngừa nợ xấu. - Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng - Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro - Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng - Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng Bước 4: Xử lý nợ xấu. Xử lý nợ xấu được coi là phần trung tâm trong hoạt động quản lý nợ xấu. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên CIMB Việt Nam thuộc Tập đoàn CIMB và còn gọi là CIMB Bank, là một ngân hàng có nguồn gốc từ Malaysia, có 100% nguồn vốn đầu tư của ngân hàng CIMB Bank Berhad.Với những nỗ lực và đóng góp không ngừng nghỉ, CIMB Bank đạt được thành tựu nổi bật như: NH CIMB Việt Nam đã vinh dự đạt dược giải thưởng “Ngân hàng mới kỹ thuật số tốt nhất” tại Việt Nam năm 2020, CIMB là nNgân hàng số Tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2021, CIMB còn là được bình chọn có mô hình Ngân hàng số Sáng tạo nhất Việt Nam 2021,... 2.2. Thực trạng thu nợ hiện tại của CIMB 2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của CIMB Tác động lớn nhất của ngân hàng CIMB trong công tác thu hồi nợ vào năm 2021 và năm 2022 có thể kể đến là dịch bệnh COVID-19 và các hậu quả của nó. Khó khăn về tài chính khiến cho khách hàng có xu hướng trốn tránh phản hồi, nói dối và không nói đúng sự thật về tình trạng kinh tế hiện tại gây khó khăn cho quá trình trao đổi và giải quyết. Một phần khác lại đến từ các khách hàng không còn đủ khả năng chi trả cho khoản vốn đã vay. Ngoài ra, việc mức độ nợ xấu của CIMB tăng lên còn do hoàn toàn mất đi thông tin lạc liên của khách hàng đó. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát nhiều khách hàng đã qua đời dẫn đến không thể thu hồi số tiền gốc hay là lãi. 2.2.2. Khả năng hồi nợ của CIMB năm 2022 so với năm 2021 138
  3. Bảng 2.1: Số liệu thu hồi nợ theo quý SỐ LIỆU BIẾN ĐỘNG QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4 QUÝ 1 QUÝ 2 QUÝ 3 QUÝ 4 2022 2021 2022 2021 2022 2021 2022 2021 SỐ TIỀN 50.5 (triệu 34.933 43.831 35.844 33.213 34.999 22.886 46.809 15.570 7.987 -1.786 -23.923 03 đồng) TỶ LỆ 1,46 1,49 1,06 1,41 0,55 1,38 0,53 1,71 -3% -35% -83% -118% (%) Nguồn: Nhóm tự tổng hợp Đây là lần đầu tiên ngân hàng CIMB phải đối diện với các hệ lụy của đại dịch toàn cầu nên khá chật vật trong quá trình kiểm soát sự tăng trưởng không mong muốn của tình hình nợ xấu. Nhưng bước sang quý 2 của năm 2022 có thể lờ mờ nhận thấy sự thay đổi của nợ xấu đã giảm đi 35% so với cùng kỳ năm trước do CIMB đã thực hiện chính sách thu hồi nợ mới và đúng như mong đợi khi tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện. Đặc biệt là quý 3 năm 2022, CIMB đã tiến hành sửa đổi bổ sung vào chính sách mới và tình trạng nợ xấu hạ xuống 0,55 với mức chênh lệch thay đổi là 83% so với năm ngoái. Những tháng cuối năm 2022, chính sách mới đã xoay chuyển được nan đề mà CIMB đang gặp phải là nợ xấu với mức giảm vượt ngưỡng là 118%. Bảng 2.2: Số liệu thu hồi nợ theo năm SỐ LIỆU BIẾN ĐỘNG 2022 2021 SỐ TIỀN (triệu đồng) 150.433 152.585 -2.152 TỶ LỆ (%) 0,90 1,50 -60% Nguồn: Nhóm tự tổng hợp Trước năm 2021 là năm mà nhiều nước trên thế giới không ngoài trừ nước ta đang phải cùng nhau đấu tranh chống lại một đại dịch căng thẳng với mức thiệt hại nặng nề về người và tài sản, điều đó gây sức ép kinh hoàng đến nền kinh tế toàn quốc nói chung và mảng tín dụng của Việt Nam nói riêng. Cùng với các yếu tố bên ngoài khác khiến kinh tế bị trì trệ, người dân mất đi nguồn thu nhập làm khả năng thanh toán nợ của người đi vay tại CIMB cũng giảm theo do đó mà dẫn đến nợ xấu. Không thể phủ nhận việc các nguyên nhân bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam kể cả CIMB nhưng các ảnh hưởng từ nội bộ CIMB cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tăng cao. Tượng tự như chính sách, chiến lược thu hồi nợ đối với các khách 139
  4. hàng quá hạn năm 2021 chưa thực sự tốt hoặc lỗi đến từ nhân viên thu hồi nợ hay cán bộ thu hồi nợ cũng có thể là nguyên do dẫn đến sự tăng lên nợ xấu với số liệu cụ thể là 1,5%. Nhưng đến gần cuối năm 2022 thì tỷ lệ nợ xấu của CIMB đã giảm với mức thay đổi đáng kể còn 0,24% chứng tỏ CIMB đã đưa ra các chính sách, chiến lược trong kinh doanh tín dụng mang đến nhiều thuận lợi cho quá trình thu nợ của CIMB và đang tốt lên từng ngày. Hình 2.1: Nợ xấu các ngân hàng niêm yết 2022 Năm 2021, tuy chính sách thu hồi nợ của CIMB chưa thực sự phù hợp nhưng so với các ngân hàng khác trong cả nước thì tỷ lệ nợ xấu của CIMB vẫn trong tầm kiểm soát. Đến năm 2022, CIMB đã có một chính sách mới tốt hơn, hiệu quả hơn và đã giảm mức tỷ lệ nợ xấu xuống chỉ còn 0,9, số liệu nhận được của CIMB tốt hơn so với khá nhiều ngân hàng lớn và lâu đời khác tại Việt Nam (Nguồn: Vietnambiz). 2.3. Quy trình thu hồi nợ của CIMB 2.3.1. Nhân viên, cán bộ thu hồi nợ Để quá trình thu hồi nợ được diễn ra suông sẻ và hoàn tất nhanh nhất thì CIMB cũng yêu cầu nhân viên thu hồi nợ của mình cần có các kỹ năng thiết yếu sau: Kỹ năng giao tiếp và thương lượng để khách hàng sắp xếp trả khoản nợ quá hạn là thiết yếu của công việc thu nợ. Kỹ năng đặt câu hỏi sử dụng câu hỏi đóng để yêu cầu khách quá hạn thanh toán khoản vay quá hạn, câu hỏi mở để thu thập thông tin về khách hàng, họ hàng, đồng nghiệp… Kỹ năng lắng nghe để có được những thông tin chính xác nhất. Kỹ năng tìm kiếm thông tin cho các khoản vay không còn liên hệ được thông qua nhiều cách như tím số điện thoại, địa chỉ nhà bằng Tổng đài 1080, liên hệ công an địa phương nơi khách hàng đang sinh sống và làm việc... 2.3.2. Chiến lược thu hồi nợ 140
  5. Chiến lược thu hồi nợ của CIMB được phân chia theo các mốc thời gian tương ứng theo đó là các biện pháp để ép buộc khách hàng hoàn trả nợ gốc và lãi với 6 mốc thời gian cụ thể: Thời gian trước hạn; 0- 29 ngày quá hạn; 30-89 ngày quá hạn; 90-180 ngày quá hạn và trên 180 ngày quá hạn, CIMB cũng đưa ra các phương pháp thu hồi nợ theo mức độ từ nhẹ đến nặng linh hoạt trong mỗi tình huống. Để nâng cao khả năng thu hồi nợ thì ngân hàng còn kết hợp với quy trình thu hồi nợ được xây dựng chặt chẽ, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy đến. CIMB chia tình huống ra 3 mức độ: Mức độ mềm nhẹ để nhắc nhở khách hàng trước ngày đến hạn; Mức độ vững càng đối với những khách hàng luôn không hợp tác, quá hạn trả nợ hoặc thất hẹn nhiều lần; Mức độ cứng rắn đối với những khách hàng khó liên lạc, cố tình không trả khoản nợ quá hạn. 2.4. Quy trình thu hồi nợ 2.4.1. Thu nợ qua điện thoại, thư từ - Quy trình thu nợ trước ngày đến hạn Lưu đồ 2.1: Trước ngày quá hạn Nguồn: Nhóm tự tổng hợp - Quy trình thu nợ quá hạn tương ứng Lưu đồ 2.2: Thu nợ quá hạn Nguồn: Nhóm tự tổng hợp 2.4.2. Thu nợ hiện trường Sơ đồ 2.3: Thu nợ hiện trường 141
  6. Nguồn: Nhóm tự tổng hợp 2.5. Biện pháp giảm thiếu nợ xấu 2.5.1. Kiến nghị cho ngân hàng CIMB Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đa dạng hóa chính sách khách hàng để phù hợp với nhiều tệp khách hàng hơn. Quy trình thẩm định tín dụng phải chặt chẽ. Cần kiểm tra cẩn thận từng chi tiết, từng nội dung theo quy định của quy trình thẩm định. Không ngừng hoàn thiện, bổ sung các bước kiểm tra, đánh giá các thông tin mà người đi vay đã cung cấp một cách chính xác nhất. Thực hiện bảo đảm tiền vay, chú trọng chất lượng tài sản đảm bảo. Định kỳ kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu cũng là một biện pháp. Tăng cường đầu từ vào các công nghệ kết hợp với bộ phận quản lý rủi ro tham để phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn. Liên hệ các cơ quan hành chính để được hỗ trợ khai thác nhiều nhất có thể các thông tin về khách hàng. Thực hiện kiểm soát nội bộ chặt chẽ, cần tách bạch giữa bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay. Vì dễ xảy ra trường hợp nhân viên đó làm qua loa khi thẩm định các giấy tờ, chứng từ liên quan và tài sản đảm bảo hay nhận tiền hối lộ từ người đề nghị cấp tín dụng để thông qua các thủ tục. Đào tạo, bố trí nhân sự hợp lý. Nâng cao chất lượng nhân sự, bắt kịp xu thế hiện nay. Hỗ trợ miễn, giảm một phần lãi, phí phạt cho khách hàng đang gặp khó khăn, mất khả năng thanh toán. Quan tâm, hỗ trợ tận tình để khách hàng cập nhật kịp thời các tình trạng kinh tế của họ. Đối với các khách hàng quá ngang bướng hoặc có hành vi đe đạo nhân viên thu hồi nợ, ngân hàng sẽ nhờ luật pháp can thiệp vào quá trình xử lý nợ xấu. Tệ nhất là ngân hàng sẽ quyết định bán nợ cho các tổ chức thu hồi nợ khác. Liên hệ, đôn đốc khách hàng qua thư từ điện tử, điện thoại, tin nhắn và tác động người thân của khách hàng để vận động khách hàng thanh toán nợ. 2.5.2. Kiến nghị cho người đi vay 142
  7. Sử dụng vốn đúng mục đích. Không dùng tiền đã được giải ngân cho các mục đích vui chơi, giải trí cá nhân không sinh lời. Có kế hoạch phòng ngừa cho các sự cố về nguồn cung cấp hoặc nơi tiêu thụ. Đa dạng hóa nguồn nhập nguyên liệu. Thực hiện kiểm soát nội bộ chặt chẽ, xây dựng và thực hiện các chế độ định mức, tiêu chuẩn để không xảy ra tình huống tham nhũng, biển thủ tài sản trong nội bộ tổ chức. Định kỳ rà soát khả năng quản lý của các lãnh đạo doanh nghiệp. Liên tục cập nhật, đổi mới các trang thiết bị phục vụ cho qua trình sản xuất kinh doanh để tăng khả năng tối đa hóa lợi nhuận. 2.5.3. Kiến nghị cho Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi bổ sung cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng. Ban hành cơ chế và các văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm định, tái thẩm định cho từng loại vay, cho từng loại khách hàng và cho từng ngành nghề kinh doanh.Tăng cường thanh tra, giám sát chặt việc cấp tín dụng để kịp có giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đưa ra chính sách ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có thêm các giải pháp hỗ trợ đối với các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu. 3. KẾT LUẬN Hệ thống hóa cơ sở lí luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân hàng như bổ sung, đổi mới các quy định để phù hợp với nhu cầu của hách hàng hiện nay, nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu của một số ngân hàng tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng CIMB Việt Nam. Phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CIMB trong khoản thời gian gần đây, cùng với việc khai thác, sử dụng các nguồn số liệu đáng tin cậy và từ đó thấy được ngân hàng CIMB đáng làm rất tốt trong việc quản lý cũng như các giải pháp xử lý nợ xấu. Bên cạch đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Tài Chính, https://tapchitaichinh.vn 2. CIMB Bank, “Ngân hàng CIMB Việt Nam tự hào đón nhân 03 giải thưởng uy tín quốc tế năm 2021”, 3. https://www.cimbbank.com.vn/vi/personal/news-and-promotion/news/cimb-bank-vietnam-is- honored-03-new-awards-2021.html 143
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0