intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phổ Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo chu trình quản lý gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phổ Yên

  1. Lê Anh Tuấn / Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập… THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Lê Anh Tuấn Học viên Cao học Khoa học quản lý K15, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Việt Nam ARTICLE INFORMATION TÓM TẮT Journal: Vinh University Trong hoạt động quản lý của các tổ chức giáo dục và kinh tế, lý Journal of Science thuyết quản lý sự thay đổi đã được áp dụng rất hiệu quả. Ở Việt ISSN: 1859-2228 Nam, các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới vấn đề lãnh đạo và Volume: 52 quản lý sự thay đổi trong giáo dục như đổi mới phương pháp dạy Issue: 4C học, quản lý hoạt động dạy học. Bài viết nghiên cứu thực trạng *Correspondence: vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá leanhtuan08008@gmail.com kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo chu trình quản lý gồm Received: 26 September 2023 Accepted: 30 October 2023 lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh Published: 20 December 2023 giá hiệu quả vận dụng lý thuyết QLSTĐ. Qua đó nhận định rõ các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế làm tiền đề đề xuất các Citation: giải pháp khắc phục. Lê Anh Tuấn (2023). Thực trạng vận dụng lý thuyết quản Từ khóa: Sự thay đổi; quản lý; đánh giá; kết quả học tập. lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của 1. Đặt vấn đề học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phổ Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 đã xác định “Đổi Yên, tỉnh Thái Nguyên. mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và Vinh Uni. J. Sci. đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, Vol. 52 (4C), pp. 54-63 doi: 10.56824/vujs.2023C131 khách quan: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã OPEN ACCESS hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Copyright © 2023. This is an Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với Open Access article distributed đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với under the terms of the Creative tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với Commons Attribution License đánh giá của gia đình và của xã hội…” (Nghị quyết 29 - (CC BY NC), which permits NQ/TW, 2013). non-commercially to share (copy and redistribute the Mọi mặt của đời sống xã hội luôn thay đổi và vận động, dó material in any medium) or đó con người cần phải có những năng lực nhận biết và thích adapt (remix, transform, and ứng với những thay đổi. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục build upon the material), đòi hỏi cán bộ quản lý (CBQL) nhận thức được nhu cầu provided the original work is thay đổi là vấn đề cấp thiết, từ đó có biện pháp dẫn dắt properly cited. thành công sự thay đổi trong các nhà trường. Quá trình đổi mới theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đang diễn ra đồng bộ và mạnh mẽ trong các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo không thể thiếu hoạt động đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh (HS) 54
  2. Vinh University Journal of Science Vol. 52, No. 4C/2023 và quản lý đánh giá KQHT của học sinh cần tiếp cận lý thuyết quản lý sự thay đổi (QLSTĐ). Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý, đổi mới đánh giá KQHT của HS,… QLSTĐ là một cách để tổ chức thích ứng được với sự thay đổi. Theo như Kotter đã từng nói: “Bất cứ khi nào bạn dừng lại trước hoàn cảnh một công việc, mọi nỗ lực trước đó sẽ biến mất và bạn có thể phải bắt đầu lại từ đầu” (Vũ Lan Hương, 2017). Để QLSTĐ thành công, chủ thể quản lý cần phải đảm bảo một số nguyên tắc: “Để tạo được sự đồng thuận trong quá trình QLSTĐ cần phải xây dựng lòng tin ở mọi người; Phải là người tiên phong trong quá trình thực hiện kế hoạch thay đổi; Phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi; Phải để mọi thành viên trong tổ chức làm chủ sự thay đổi; Phải lựa chọn những vấn đề thay đổi phù hợp với năng lực, hoàn cảnh, điều kiện của tổ chức; Thay đổi phải đảm bảo tính phát triển và kế thừa; Trong quá trình thay đổi đảm bảo tính "cân bằng động” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Ở bậc tiểu học (TH) nói chung và các trường TH thành phố Phổ Yên nói riêng, Thông tư 22/BGD-ĐT là căn cứ để triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, các trường TH đã đạt được những kết quả nhất định và thực hiện đổi mới theo hướng đánh giá phẩm chất, năng lực của HS. Tuy nhiên “trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, dạy học theo tiếp cận năng lực HS, việc tổ chức hoạt động dạy học, đánh giá KQHT cũng cần hướng đến phát triển năng lực cho HS, thì còn tồn tại những bất cập” (Nguyễn Thành Công, 2023; Phan Thái Hiệp, 2023; Tưởng Duy Hải và cộng sự, 2023). Qua thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá KQHT ở cấp TH thành phố Phổ Yên cho thấy: quan niệm về kiểm tra, đánh giá KQHT của một bộ phận CBQL, giáo viên (GV) và phụ huynh HS còn theo tiếp cận nội dung. Khi đánh giá HS, GV còn nhận xét một cách chung chung như: tương đối tốt, có tiến bộ, cần cố gắng phát huy, bài làm quá kém, tạm được, lạc đề, không chịu học bài,… Việc đánh giá độ chính xác chưa cao, còn nặng về hình thức, chưa chỉ rõ được mảng kiến thức/kỹ năng nào còn yếu để điều chỉnh, những mảng kiến thức/kỹ năng nào có sự tiến bộ. Thông qua kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết đánh giá sự cần thiết, tầm quan trọng của vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phổ Yên. 2. Nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS ở các trường TH thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Bài báo chỉ tập trung nghiên cứu nội dung vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS ở các trường TH thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo chu trình quản lý gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả vận dụng lý thuyết QLSTĐ đối với các môn Toán, Tiếng Việt, Tin, Tiếng Anh. Để đánh giá đầy đủ thực trạng về vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT, phương pháp điều tra trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi đã được sử dụng với 130 phiếu gồm 27 CBQL là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; 93 GV tại 27 trường TH ở TP. Phổ Yên. Ngoài ra, các phương pháp phỏng vấn trực tiếp cũng được áp dụng. Kết quả thu được sẽ được phân tích, xử lý theo cách tính điểm trung bình (ĐTB) cho mỗi mức độ thể hiện. Thang đo 5 bậc được sử dụng với quy ước điểm đánh giá như sau: 55
  3. Lê Anh Tuấn / Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập… Khoảng điểm Đánh giá 1-1,80 điểm Rất không thường xuyên 1,81-2,60 điểm Không thực hiện 2,61-3,40 điểm Trung bình 3,41-4,20 điểm Thường xuyên 4,21-5 điểm Rất thường xuyên 3. Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong đánh giá KQHT của HS ở các trường TH thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 3.1. Lập kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT của HS Kết quả khảo sát vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong lập kế hoạch đánh giá KQHT của HS được thể hiện ở Bảng 1, bao gồm các nội dung khảo sát sau: - KH1: Xác định thực trạng nhà trường, nhận diện sự thay đổi. - KH2: Huy động cán CBQL, GV cùng tham gia xây dựng kế hoạch. - KH3: Xác định mục tiêu, thời điểm đánh giá KQHT của HS. - KH4: Lập kế hoạch đánh giá KQHT cho từng khối lớp, từng lớp. - KH5: Xây dựng kế hoạch chiến lược vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT. Bảng 1: Thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong lập kế hoạch đánh giá KQHT của HS Rất thường Thường Trung Không Rất không Nội xuyên xuyên bình thực hiện thường xuyên TT ĐTB dung Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) 1 KH1 23 17,7 16 12,3 23 17,7 30 23,1 38 29,2 2,66 2 KH2 22 16,9 30 23,1 11 8,5 12 9,2 55 42,3 2,63 3 KH3 29 22,3 16 12,3 51 39,2 5 3,8 29 22,3 3,08 4 KH4 66 50,8 30 23,1 4 3,1 11 8,5 19 14,6 3,87 5 KH5 22 16,9 30 23,1 11 8,5 10 7,7 57 43,8 2,62 Trung bình chung 2,97 Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong lập kế hoạch đánh giá KQHT của HS ở các trường tiểu học được khảo sát được đánh giá ở mức trung bình với điểm trung bình chung đạt 2,97 điểm. Chu trình quản lý phải bắt đầu từ khâu lập kế hoạch. Đối với quản lý hoạt động đánh giá KQHT của HS ở các trường TH thì công tác xây dựng kế hoạch để hoạch định được những nội dung cụ thể, phải được CBQL nhà trường xây dựng và thực hiện đầy đủ. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung “Lập kế hoạch đánh giá KQHT cho từng khối lớp, từng lớp” được thực hiện thường xuyên (3,87 điểm). Điều này cho thấy, một số trường đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch chiến lược đổi mới đánh giá KQHT của HS đối với từng khối lớp, từng lớp. 56
  4. Vinh University Journal of Science Vol. 52, No. 4C/2023 Các nội dung còn lại có kết quả đánh giá ở mức trung bình, thấp nhất là “Xây dựng kế hoạch chiến lược vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT” (2,62 điểm). Đây là một kết quả không tích cực và cần phải được quan tâm ở các trường TH. Ngoài ra các nội dung sau cần phải quan tâm: “Xác định mục tiêu, thời điểm đánh giá KQHT”; “Xác định thực trạng nhà trường, nhận diện sự thay đổi”,… Kết quả phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được khảo sát cũng cho thấy việc phân tích thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động đánh giá KQHT ở các nhà trường chưa thường xuyên và chưa nêu bật được những kết quả đã đạt được cũng như chưa chỉ ra những thách thức đối với hoaọt động đánh giá KQHT. Do đó chưa có lộ trình thực hiện đúng đắn cũng như chưa áp dụng giải pháp phù hợp. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có giải pháp về xây dựng kế hoạch chiến lược vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS ở trường TH trong hoàn cảnh luôn có sự thay đổi, từ đó phân tích thực trạng nhà trường, nhận diện cơ hội và thách thức, điểm mạnh, điểm yếu; xác định tầm nhìn, xác định khoảng cách giữa tầm nhìn và thực trạng; xác định rõ các giải pháp cần thiết để kế hoạch hoá hoạt động quản lý đánh giá KQHT, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ và thời gian cụ thể. Như vậy, vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong lập kế hoạch đánh giá KQHT của HS còn tồn tại các hạn chế về xác định thực trạng nhà trường, nhận diện sự thay đổi; Huy động CBQL, GV cùng tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của HS; Chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch chiến lược vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT. Những hạn chế này cần phải có những giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đánh giá KQHT của HS. 3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT của HS Kết quả khảo sát vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong tổ chức thực hiện đánh giá KQHT của HS được thể hiện ở Bảng 2, gồm các nội dung khảo sát sau: - TH1: Đánh giá, theo dõi, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch. - TH2: Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và phân nhiệm cụ thể. - TH3: Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận. - TH4: CBQL tìm các yếu tố hỗ trợ, khích lệ sự thay đổi. Bảng 2: Thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong tổ chức thực hiện đánh giá KQHT của HS Rất thường Thường Trung Không Rất không xuyên xuyên bình thực hiện thực hiện TT Nội dung ĐTB Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) 1 TH1 69 53,1 22 16,9 23 17,7 16 12,3 0 0,0 4,11 2 TH2 22 16,9 30 23,1 11 8,5 12 9,2 55 42,3 2,63 3 TH3 41 31,5 45 34,6 14 10,8 11 8,5 19 14,6 3,60 4 TH4 22 16,9 25 19,2 57 43,8 11 8,5 15 11,5 3,22 Trung bình chung 3,39 57
  5. Lê Anh Tuấn / Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập… Số liệu khảo sát thu được cho thấy rằng thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong tổ chức thực hiện đánh giá KQHT của HS ở các trường TH được đánh giá ở mức trung bình (3,39 điểm). Những khâu quan trọng của công tác tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT như: “Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận” và Đánh giá, theo dõi, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT của HS” được đánh giá thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên, ĐTB từ 3,60 đến 4,11 điểm. So với hai nội dung trên, nội dung “Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và phân nhiệm cụ thể” chưa được quan tâm thực hiện (ĐTB 2,62 điểm). Hạn chế này cho thấy, trong hoạt động đánh giá KQHT cần phải có sự thay đổi về cách thức hoạt động để định lượng được cụ thể các nội dung công việc cho quản lý hoạt động này. Khảo sát đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo cho thấy rằng “để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đánh giá KQHT của nhà trường, CBQL cần phải xác định các nguồn lực cần thiết và có thể huy động phục vụ cho hoạt động này. Việc xác định các nguồn lực cần trả lời được các câu hỏi: Nhà trường đã có được những gì? Cần phải có những nguồn lực nào (cơ sở vật chất, phương tiện, tài chính, con người,…)? Những nguồn lực còn thiếu có thể khai thác, huy động ở đâu? Các nguồn lực này sẽ bằng cơ chế nào? Để có hiệu quả cao nhất cần sử dụng các nguồn lực như thế nào?…”. Trong đổi mới đánh giá KQHT của HS, để khích lệ phong trào thì đòi hỏi CBQL tìm điển hình nhiệt tình tham gia. Cần tạo điều kiện cho GV tâm huyết, có thành tích tốt với việc tìm hiểu việc đổi mới đánh giá KQHT của HS để cử tham gia tập huấn theo kế hoạch của Phòng, Sở, Bộ Giáo dục & Đào tạo, đi tham quan học tập tại một số trường áp dụng hiệu quả lý thuyết QLSTĐ. Như vậy, vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong tổ chức thực hiện đánh giá KQHT của HS còn tồn tại các hạn chế ở các nội dung: (1) Xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và phân công công việc cho các bộ phận tham gia; (2) CBQL tìm các yếu tố hỗ trợ, khích lệ sự thay đổi. 3.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá KQHT của HS Kết quả khảo sát vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong chỉ đạo triển khai đánh giá KQHT của HS ở các trường TH, được thể hiện ở Bảng 3, với các nội dung sau: - CĐ1: Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá. - CĐ2: Tổ chức, chỉ đạo, giám sát ra đề, coi kiểm tra, chấm bài, lấy điểm, đánh giá - xếp loại. - CĐ3: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động đánh giá KQHT HS cho đội ngũ GV. - CĐ4: Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường duy trì bền vững sự thay đổi. - CĐ5: Chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động đánh giá KQHT củ HS hướng đến sự thay đổi. - CĐ6: Chỉ đạo huy động các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đánh giá KQHT của HS. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo triển khai vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS cho thấy mức độ thực hiện trung bình với ĐTB thu được là 3,03 điểm. Nội dung “Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá” đã được CBQL các trường quan tâm thực hiện, điểm đánh giá mức thường xuyên 3,74 điểm. 58
  6. Vinh University Journal of Science Vol. 52, No. 4C/2023 Bảng 3: Thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong chỉ đạo triển khai đánh giá KQHT của HS Rất thường Thường Trung Không Rất không TT Nội xuyên xuyên bình thực hiện thực hiện ĐTB dung Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) 1 CĐ1 78 39,0 55 27,5 28 14,0 14 7,0 25 12,5 3,74 2 CĐ2 23 17,7 16 12,3 23 17,7 30 23,1 38 29,2 2,66 3 CĐ3 29 22,3 16 12,3 51 39,2 5 3,8 29 22,3 3,08 4 CĐ4 24 12,0 18 9,0 90 45,0 38 19,0 30 15,0 2,84 5 CĐ5 22 16,9 25 19,2 11 8,5 15 11,5 57 43,8 2,54 6 CĐ6 44 33,8 25 19,2 18 13,8 15 11,5 28 21,5 3,32 Trung bình chung 3,03 Tuy nhiên, các nội dung chỉ đạo còn lại phần lớn ở mức trung bình, với kết quả đạt được là không đồng đều, CBQL chưa thường xuyên “Chỉ đạo huy động các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đánh giá KQHT của HS” (3,32 điểm), tiếp theo là “Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động đánh giá KQHT của HS cho đội ngũ GV” (3,08 điểm), “Chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường duy trì bền vững sự thay đổi” (2,84 điểm). Trong công tác chỉ đạo, thực hiện thấp nhất là nội dung “Chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động đánh giá KQHT của HS hướng đến sự thay đổi” (2,54 điểm). Lý giải về kết quả này, một số ý kiến khảo sát chỉ ra nguyên nhân do đội ngũ GV chưa được bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động đánh giá KQHT của HS. Trong tổ chức thực hiện để những yêu cầu của việc đổi mới đánh giá KQHT của HS, một số CBQL chưa quan tâm đáp ứng tối đa trong điều kiện có thể và xóa bỏ một số rào cản. Việc khuyến khích GV và tạo cơ chế hỗ trợ GV đổi mới đánh giá KQHT của HS còn chưa thường xuyên tạo đồng thuận để làm tốt công tác truyền thông (tuyên truyền và cung cấp thông tin cho các bên liên quan về lợi ích và sự cần thiết của vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong đánh giá KQHT của HS...)”. Kết quả nghiên cứu hồ sơ của các nhà trường chỉ ra rằng trong phương hướng phấn đấu của nhà trường chưa ghi rõ những vấn đề cơ bản như: một số tóm tắt về thực trạng xuất phát điểm của nhà trường, quá trình đánh giá KQHT đã diễn ra như thế nào? Khi nào cần thay đổi? Các mục của kế hoạch chiến lược của nhà trường chưa trích dẫn các kết quả đã đạt được. Hạn chế trên cho thấy, cần phải thực hiện hệ thống các giải pháp đã được xác định nhằm đổi mới các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Đồng thời xây dựng các phong trào thi đua đánh giá KQHT của HS trong nhà trường. 3.4. Kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của HS Kết quả khảo sát vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS ở các trường TH, được thể hiện ở Bảng 4, gồm các nội dung: - KT1: Hiệu trưởng giám sát, kiểm tra thường xuyên hoạt động đánh giá KQHT của HS. 59
  7. Lê Anh Tuấn / Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập… - KT2: Tổ trưởng giám sát, kiểm tra việc xây dựng đề kiểm tra và chấm bài, nhập điểm của GV. - KT3: Đánh giá thay đổi nhận thức của GV về vấn để đổi mới kiểm tra đánh giá. - KT4: Đánh giá về việc thay đổi cách ra đề, cách kiểm tra, đánh giá KQHT của HS. - KT5: Đánh giá về kết quả vận dụng, lĩnh hội tri thức của HS. - KT6: Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ và cơ sở vật chất hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của HS. Bảng 4: Thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của HS Rất thường Thường Không Rất không Trung bình xuyên xuyên thực hiện thực hiện TT Nội dung ĐTB Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ SL SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) 1 KT1 54 41,5 35 26,9 18 13,8 15 11,5 8 6,2 3,86 2 KT2 32 15,5 17 8,2 83 40,1 52 25,1 23 11,1 2,92 3 KT3 34 26,2 20 15,4 23 11,0 15 11,5 38 29,2 2,98 4 KT4 44 33,8 25 19,2 18 13,8 15 11,5 28 21,5 3,32 5 KT5 34 26,2 25 19,2 18 13,8 15 11,5 38 29,2 3,02 6 KT6 37 28,5 5 3,8 30 23,1 21 16,2 37 28,5 2,88 Trung bình chung 3,17 Thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong đánh giá KQHT của HS ở các trường TH được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB 3,17 điểm. Nội dung “Hiệu trưởng giám sát, kiểm tra thường xuyên hoạt động đánh giá KQHT của HS” đã được CBQL các trường quan tâm thực hiện, điểm đánh giá ở mức thường xuyên 3,86 điểm. Các nội dung đánh giá ở mức trung bình bao gồm: “Đánh giá về việc thay đổi cách ra đề, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS” (3,32 điểm); “Đánh giá về kết quả vận dụng, lĩnh hội tri thức của HS” (3,02 điểm); “Đánh giá thay đổi nhận thức của GV về vấn để đổi mới kiểm tra đánh giá” (2,98 điểm); thấp nhất là nội dung “Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ và cơ sở vật chất hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh” (2,88 điểm). Đánh giá về kết quả thu được ở trên, một số ý kiến cho rằng: “Nhiều CBQL và GV còn lúng túng, chưa biết nắm bắt kịp nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá để vừa đảm bảo định hướng phát triển năng lực HS, vừa đảm bảo kết quả đầu ra. Đánh giá bằng điểm số đã ăn sâu vào trong tiềm thức phụ huynh HS và dư luận xã hội. Do vậy hầu hết chưa kịp thay đổi tư duy về việc không so sánh giữa các HS hay đánh giá vì sự tiến bộ của HS”. Cần phải có giải pháp về kiểm tra, đánh giá để thay đổi nhận thức về vấn đề đánh giá KQHT của HS đã ở mức nào (mức biến thành hành động, mức ủng hộ, mức chuyển giao nhận thức đổi mới cho người khác,...; tỷ lệ số lượng sẵn sàng đổi mới, đã thay đổi nhận thức,...). Để nhà trường phát triển bền vững cần có giải pháp duy trì “cái thay đổi” với những “cái mới” đã hình thành. Biến những thay đổi đã đạt được thành văn hóa nhà trường. 60
  8. Vinh University Journal of Science Vol. 52, No. 4C/2023 Những tồn tại nêu trên là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS ở các trường TH thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Kết luận Bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS. Kết quả cho thấy, một số trường chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nhận thức về đổi mới đánh giá KQHT của HS cho GV; đã thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan; và đánh giá, theo dõi, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch. Đây là những khâu quan trọng của công tác tổ chức thực hiện, bởi cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động đánh giá là đặc thù của quản lý. Trong vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS, các nội dung trong công tác xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của HS ở các trường TH chưa thật sự được quan tâm sát sao. Trong đó trọng tâm là việc xác định rõ cấu trúc đề kiểm tra; kiến thức, kỹ năng và năng lực cần đạt đối với từng mức độ? hình thức kiểm tra đánh giá? xây dựng kế hoạch chiến lược vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong đánh giá KQHT của HS. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự thiếu chú trọng của CBQL về việc nhà trường đã có được những gì? Cần phải có những nguồn lực nào (cơ sở vật chất, phương tiện, tài chính, con người…)? Những nguồn lực còn thiếu có thể khai thác, huy động ở đâu? Các nguồn lực này sẽ bằng cơ chế nào? Để có hiệu quả cao nhất cần sử dụng các nguồn lực như thế nào?… Đồng thời CBQL của các nhà trường cũng chưa có giải pháp để biến những thay đổi đã đạt được thành văn hóa nhà trường, hướng tới phát triển bền vững trên cơ sở duy trì “cái thay đổi” với những “cái mới” đã hình thành. Để khắc phục những tồn tại nên trên, các trường TH cần xem xét áp dụng các biện pháp sau: (1) Xây dựng kế hoạch chiến lược vận dụng lý thuyết QLSTĐ trong hoạt động đánh giá KQHT của HS ở trường TH; (2) Huy động CBQL, GV cùng tham gia xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT; (3) Chỉ đạo thực hiện nội dung hoạt động đánh giá KQHT của HS; (4) Chỉ đạo xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy đổi mới hoạt động đánh giá KQHT của HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Hội nghị TW 8 khóa XI. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Hà Nội: Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. 61
  9. Lê Anh Tuấn / Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động đánh giá kết quả học tập… Nguyen Thanh Cong (2023). Design tools to evaluate the teaching of friction force in the direction of developing students’ quality and competence. Vinh University Journal of Science, 52(1B). DOI: 10.56824/vujs.2021ed07 Đặng Xuân Hải (2015). Quản lý thay đổi trong giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Vũ Lan Hương (2017). Quản lý sự thay đổi - Lý thuyết và thực hành. NXB Giáo dục Việt Nam. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh (2015). Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. Trường Đại học Kinh doanh Harvard (2015). Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp (bộ sách “Cẩm nang kinh doanh Harvard”). NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (Biên dịch: Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu). David M. Herold, Donald B. Fedor (2013). Dẫn dắt công cuộc thay đổi bằng cách khác. NXB Hồng Đức (Người dịch: Bùi Thanh Châu, Nguyễn Minh Quang). Nguyen Thanh Cong (2022). Design, teaching organization of solar batteries project in high school. Vinh University Journal of Science, 51(4B), pp. 13-22. DOI: 10.56824/vujs.2022ed02b Từ Phương Anh, Trần Ánh Dương, Vũ Thị Diễm Quỳnh, Tưởng Duy Hải (2023). Xây dựng câu chuyện vật lý hỗ trợ dạy học chuyên đề Trường hấp dẫn. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, 52(3C), pp. 75-84. DOI: 10.56824/vujs.2023B064 Lương Ngọc Minh (2023). Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “CAD trong kỹ thuật” theo dự án cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Vinh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, 52(3C), pp. 27-35. DOI: 10.56824/vujs.2023B037 Phan Thái Hiệp (2023). Thực trạng quản lý hoạt động phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, 52(3C), pp. 85- 95. DOI: 10.56824/vujs.2023B031 62
  10. Vinh University Journal of Science Vol. 52, No. 4C/2023 ABSTRACT THE CURRENT SITUATION OF APPLYING INNOVATION MANAGEMENT THEORY IN THE ASSESSMENT OF STUDENT LEARNING OUTCOMES IN PRIMARY SCHOOLS IN PHO YEN CITY, THAI NGUYEN PROVINCE Le Anh Tuan Master's student of Management Science K15, University of Sciences, Thai Nguyen University, Vietnam Received on 26/9/2023, accepted for publication on 30/10/2023 Innovation management theory has been successfully applied in the management and development of many economic and educational organizations. In Vietnam, researchers have been interested in leadership and innovation management in education such as innovating teaching methods and managing teaching activities. The article focuses on analyzing and researching the application of the innovation management theory in assessing student learning outcomes in primary schools in Pho Yen city, Thai Nguyen province according to the management cycle including planning, organizing implementation, directing implementation, inspection and evaluation the effectiveness of applying innovation management theory. Thereby clearly identifying limitations and causes of limitations as a premise for proposing solutions. Keywords: Innovation; innovation management; assessment; learning outcomes. 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2