intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam một số vấn đề liên quan đến tính công bằng xã hội

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, dựa trên số liệu điều tra thu nhập và ngân sách chi tiêu của 530 hộ gia đình ở tỉnh Thừa Thiên - Huế chúng tôi muốn tập trung trả lời câu hỏi sau đây: Phải chăng thuế GTGT ở Việt Nam là một sắc thuế công bằng, nó có tác dụng đáng kể vào phân phối lại thu nhập hay không? Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam một số vấn đề liên quan đến tính công bằng xã hội

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 19, 2003<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM <br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CÔNG BẰNG XàHỘI <br /> Phan Thị Minh Lý, Lại Xuân Thủy<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> Luật thuế  GTGT  ở  Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 5  <br /> năm 1997 và chính thức áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Ngoài các mục tiêu đảm  <br /> bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo  ổn định thị  trường, đảm bảo tính công bằng <br /> và góp phần phân phối lại thu nhập là một trong những mục tiêu cơ  bản của Luật <br /> thuế  GTGT. Vấn đề  thuế  GTGT và công bằng xã hội đã được nhiều chuyên gia và <br /> quản lý thuế trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu của họ đã đi đến  <br /> những kết luận khá đồng nhất. Họ  cho rằng thuế  GTGT có tác dụng phân phối lại  <br /> thu nhập nhưng rất hạn chế.  Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về  chủ đề <br /> này, tuy nhiên chủ  yếu là các nghiên cứu định tính mà chưa có cơ  sở số  liệu cụ thể.  <br /> Vì vậy, trong bài viết này, dựa trên số liệu điều tra thu nhập và ngân sách chi tiêu của <br /> 530 hộ gia đình ở tỉnh Thừa Thiên ­ Huế chúng tôi muốn tập trung trả lời câu hỏi sau <br /> đây: <br /> Phải chăng thuế  GTGT  ở  Việt Nam là một sắc thuế  công bằng, nó có tác  <br /> dụng đáng kể vào phân phối lại thu nhập hay không? <br /> 1. Khái niệm công bằng xã hội: <br /> Công bằng xã hội là một khái niệm rộng lớn và có thể được nghiên cứu dưới <br /> nhiều góc độ khác nhau. Trong mối quan hệ với thuế, công bằng có thể được hiểu là  <br /> gánh nặng thuế đối với các hộ gia đình thay đổi tỷ lệ với vị trí xã hội, kinh tế và quy  <br /> mô nhân khẩu của họ. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn xem xét sự <br /> thay đổi của gánh nặng thuế GTGT trong quan hệ với ngân sách chi tiêu của các hộ <br /> gia đình. Để  có sự  thay đổi tỷ  lệ  nói trên, về  mặt lý thuyết, thuế  GTGT cần có các  <br /> mức thuế  suất khác nhau (tất nhiên không quá nhiều để  tránh gây chồng chéo, khó <br /> hiểu trong quá trình thực hiện), trong đó mức thuế  suất thấp áp dụng cho các mặt  <br /> hàng tiêu dùng thiết yếu và mức thuế suất cao áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ. Kết  <br /> <br /> 13<br /> quả  là những hộ  có ngân sách chi tiêu thấp sẽ  chịu thuế  GTGT ít hơn những hộ  có <br /> ngân sách chi tiêu cao, từ đó mà tiêu dùng thực tế của họ sẽ xích lại gần nhau hơn,  <br /> hay nói cách khác phân phối ngân sách chi tiêu của họ công bằng hơn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> 2.Phương pháp tiếp cận: <br /> Khi nghiên cứu về  công bằng xã hội và đánh giá tác dụng phân phối lại thu  <br /> nhập của thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, các nhà kinh tế thường áp dụng hai <br /> cách tiếp cận: tiếp cận vĩ mô và tiếp cận vi mô. Với phương pháp thứ  nhất các  <br /> nghiên cứu phân tích tổng quát  ảnh hưởng của các sắc thuế  hoặc chính sách thuế <br /> trong mối tương quan của toàn bộ  nền kinh tế  thông qua sử  dụng chủ  yếu các dữ <br /> liệu kinh tế vĩ mô, do vậy tác dụng phân phối lại thu nhập của thuế ở đây được xem  <br /> xét ở mức độ rất chung. Đại diện cho nhóm này là Bloch & Maurel, Darmon & Hardy <br /> (1989). Phương pháp thứ hai được sử dụng rất rộng rãi với đại diện là King (1983),  <br /> Bacouche & Laisney, Barker & cộng tác viên (1990), Nichèle & Robin (1993)… lại sử <br /> dụng các dữ liệu vi mô, tức là sử dụng các thông tin cá nhân để đánh giá ảnh hưởng  <br /> của các chính sách thuế và tác dụng phân phối lại thu nhập của nó dựa trên lý thuyết <br /> kinh tế vi mô về thái độ người tiêu dùng. Trong nghiên  cứu này, để phù hợp với mục  <br /> đích nghiên cứu chúng tôi sử  dụng phương pháp tiếp cận thứ  hai, tức là dựa trên  <br /> thông tin cá nhân từ điều tra thu nhập và ngân sách chi tiêu dùng của các hộ  gia đình  <br /> để từ đó đánh giá tác động của thuế GTGT đến phân phối lại thu nhập.  <br /> 3. Một số nghiên cứu điển hình về thuế GTGT và công bằng xã hội:<br /> Chúng tôi trích dẫn hai nghiên cứu mà chúng tôi cho rằng rất có ý nghĩa về <br /> chủ  đề này. Thứ  nhất, đó là nghiên cứu của Baslé về  “Thuế GTGT: Tăng trưởng và <br /> công bằng”  năm 1974, Cộng hòa Pháp. Trong nghiên cứu này tác giả  đánh giá tác  <br /> động của thuế GTGT  ở Pháp đối với tăng trưởng kinh tế  và công bằng xã hội, đặc <br /> biệt là tác động của cải cách thuế  GTGT năm 1968. Nghiên cứu này đã chỉ  ra rằng  <br /> thuế GTGT ở Pháp trong giai đoạn nghiên cứu đã có tác dụng phân phối lại thu nhập.  <br /> Mới đây, trong báo cáo gửi lên Tổng Thống Pháp năm 2001, Hội đồng Thuế  của <br /> Cộng hòa Pháp kết luận rằng thuế GTGT ở Pháp có tác dụng phân phối lại thu nhập <br /> vì trên thực tế  nếu tính theo ngân sách chi tiêu nó là một loại thuế  lũy tiến mặc dù  <br /> trước đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó là loại thuế  lũy thoái. Tuy nhiên tác  <br /> động của thuế GTGT không rõ nét như tác động của thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt  <br /> là trong điều kiện các nước phát triển.<br /> 4. Các chỉ  tiêu đo lường và đánh giá công bằng xã hội và tác dụng phân  <br /> phối lại thu nhập của thuế GTGT: <br /> Với khái niệm về  công bằng nêu trên, để  đo được mức độ  tỷ  lệ  của thuế <br /> GTGT và thu nhập cũng như mức độ đóng góp của thuế GTGT vào phân phối lại thu  <br /> nhập, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu và phương pháp sau đây:<br /> 1) Độ  lệch chuẩn của ngân sách chi tiêu có thuế  GTGT và sau khi đã trừ  đi <br /> thuế cho tổng số hộ điều tra. Chỉ tiêu này đo mức độ  phân tán của ngân sách chi tiêu  <br /> 15<br /> của các hộ có thuế và không có thuế GTGT. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện độ  phân  <br /> tán, hay nói cách khác là mức độ  bất bình đẳng trong phân phối ngân sách chi tiêu <br /> giữa các hộ càng lớn. <br /> 2) Tỷ  lệ  đánh thuế  GTGT trong tiêu dùng trung bình theo 5 nhóm chi tiêu với <br /> trật tự tăng dần từ nhóm 1 đến nhóm 5, mỗi nhóm chiếm 20% số hộ trong mẫu điều <br /> tra. Chỉ  tiêu này phản ánh gánh nặng thuế  GTGT đối với từng nhóm chi tiêu, tính <br /> bằng phần trăm so với ngân sách tiêu dùng trung bình của từng nhóm. Tỷ lệ này càng <br /> lớn thể hiện gánh nặng thuế GTGT càng cao.<br /> 3) Tỷ  trọng đóng góp thuế  GTGT của mỗi nhóm tính bằng phần trăm của số <br /> thuế GTGT của mỗi nhóm so với tổng số thuế GTGT của tất cả 5 nhóm. <br /> 4) Đường cong Lorenz biểu hiện mức độ  tập trung phân phối ngân sách chi  <br /> tiêu trước và sau thuế GTGT. Đường cong này càng cách xa đường 450 (đường công <br /> bằng tuyệt đối) thể hiện ngân sách chi tiêu dùng của nhóm người nghèo càng cách xa <br /> ngân sách chi tiêu dùng của nhóm người giàu, tức là mức độ bất công bằng càng cao.<br /> Tại sao chúng tôi sử  dụng chỉ  tiêu ngân sách chi tiêu mà không sử  dụng chỉ <br /> tiêu thu nhập ? Bởi vì hai lý do sau đây. Thứ  nhất, thường các hộ  gia đình đánh giá  <br /> thu nhập của họ thấp hơn mức thu nhập thực tế, như vậy s ử d ụng ch ỉ tiêu ngân sách <br /> chi tiêu sẽ chính xác hơn. Thứ hai, phần để dành tiết kiệm cũng sẽ được đưa ra tiêu  <br /> dùng trong tương lai khi họ mua hàng hóa, dịch vụ, lúc đó phần tiết kiệm này cũng sẽ <br /> phải chịu thuế GTGT và sẽ được tính vào ngân sách chi tiêu ở thời điểm đó.<br /> 5. Kết quả nghiên cứu:<br /> Với thông tin từ điều tra, chúng tôi thu được kết quả sau đây:<br /> 1) Độ lệch chuẩn của ngân sách chi tiêu giảm đi đáng kể  giữa trạng thái có  <br /> thuế  GTGT và sau khi đã trừ  đi thuế  GTGT , tương  ứng giảm từ  7.11 xuống 6.52, <br /> chứng tỏ  mức độ  phân tán của ngân sách chi tiêu của các hộ   ở  trạng thái có thuế <br /> GTGT cao hơn so với trạng thái không có thuế GTGT. Hay nói cách khác là mức độ <br /> bất bình đẳng trong phân bổ  chi tiêu của các hộ  gia đình  ở  trạng thái sau thấp hơn  <br /> trạng thái đầu, điều này cũng có nghĩa là ngân sách chi tiêu thực của các hộ  gia đình  <br /> đã được cải thiện hơn và trở nên công bằng hơn so với ngân sách chi tiêu danh nghĩa.<br /> Bảng 1: Độ lệch chuẩn của ngân sách chi tiêu có và không có thuế GTGT<br /> <br /> Chỉ tiêu Tối thiểu Tối đa Trung bình Độ lệch chuẩn<br /> Ngân sách chi tiêu có thuế <br /> 6.00 45.00 18.23 7.11<br /> GTGT<br /> Ngân sách chi tiêu không có <br /> 5.68 41.55 16.97 6.52<br /> thuế GTGT<br /> <br /> 16<br /> Tuy nhiên theo các chuyên gia thống kê, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng  <br /> chỉ tiêu này vì nó thường có những sai lệch nhất định, do vậy, chúng tôi sử dụng phối  <br /> hợp với các chỉ tiêu khác để có thể đi đến được kết luận chính xác hơn.<br /> 2) Tỷ lệ đánh thuế GTGT trong tiêu dùng trung bình tăng dần theo 5 nhóm chi  <br /> tiêu.  Nhóm 1 có thu nhập và ngân sách chi tiêu dùng thấp nhất, tương ứng trung bình <br /> 13.53 triệu và 12.35 triệu đồng/hộ/năm chịu mức thuế  GTGT trung bình thấp nhất <br /> (6.65%), nhóm 3 với mức thu nhập và ngân sách chi tiêu dùng trung bình, tương ứng  <br /> là 17.13 triệu và 15.42 triệu đồng/hộ/năm chịu mức thuế  GTGT trung bình là 7.23% <br /> và nhóm 5 có mức thu nhập và ngân sách chi tiêu dùng cao nhất, tương  ứng là 35.64 <br /> triệu   và   30.44   triệu   đồng/hộ/năm   chịu   mức   thuế   GTGT   cao   nhất,   tương   ứng   là <br /> 8.41%. Như  vậy khoảng cách chênh lệch về  tỷ  lệ  đánh thuế  GTGT trong tiêu dùng  <br /> của nhóm chi tiêu thấp nhất và cao nhất là 1,76%, cao hơn mức chênh lệch này  ở <br /> Pháp (1,5%) vào thời điểm cải cách thuế GTGT năm 1968 (Baslé. Thuế GTGT : Tăng <br /> trưởng và công bằng. Luận văn tiến sỹ  năm 1974, trang 402). Nếu so sánh mức <br /> chênh lệch này với mức thuế suất thuế GTGT phổ biến hiện nay  ở Việt Nam thì đây  <br /> là một con số đáng kể. <br /> Bảng 2: Tỷ lệ đánh thuế trong tiêu dùng <br /> và đóng góp thuế GTGT theo các nhóm chi tiêu<br /> <br /> Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5<br /> Thu nhập bình quân (triệu  13.53 15.19 17.13 22.82 35.64<br /> đồng/hộ/năm)<br /> Ngân sách chi tiêu bình quân 12.35 13.88 15.42 19.08 30.44<br /> (triệu đồng/hộ/năm)<br /> Tỷ lệ đánh thuế GTGT bình  6.65 6.88 7.23 7.24 8.41<br /> quân (%)<br /> Tỷ lệ đóng góp thuế GTGT  12.51 14.25 16.34 21.60 35.45<br /> (%)<br /> <br /> 3) Tỷ trọng đóng góp thuế GTGT của các nhóm cũng tăng dần từ nhóm 1 đến  <br /> nhóm 5, trong đó 20% hộ  có ngân sách chi tiêu dùng thấp nhất chỉ chịu 12.51% tổng  <br /> thuế  GTGT và 20% hộ  với ngân sách tiêu dùng cao nhất gánh chịu tới 35.45% tổng  <br /> thuế GTGT. Chênh lệch giữa hai tỷ trọng này thật sự là không nhỏ  (22,94%), tuy có <br /> thấp hơn so với mức chênh lệch  ở Pháp (26.4%) vào năm 1968 (Baslé. Thuế  GTGT:  <br /> Tăng trưởng và công bằng. Luận văn tiến sỹ  năm 1974.Trang 413). Kết quả  là tiêu <br /> <br /> 17<br /> dùng thực của các nhóm hộ sẽ xích lại gần nhau hơn dưới tác động của thuế GTGT,  <br /> tức là làm cho phân phối ngân sách chi tiêu giữa các nhóm hộ trở nên công bằng hơn. <br /> 4) Đường cong Lorenz cho thấy, tiêu dùng thực ­ trạng thái đã loại trừ  thuế  <br /> GTGT gần đường công bằng tuyệt đối hơn, chứng tỏ mức độ bình đẳng của nó cao <br /> hơn phân phối tiêu dùng danh nghĩa – bao gồm cả thuế GTGT. <br /> Phan tr am cong don ti eu dung/ti eu dung thuc<br /> <br /> <br /> <br /> 100<br /> Phần trăm cộng dồn tiêu dùng/tiêu dùng thực<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 80<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 60<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 40<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> T I EU DUNG<br /> 20<br /> <br /> T I EU DUNG T HUC<br /> <br /> <br /> 0 DUONG 4 5°<br /> Tiêu<br /> 0 dùng 20 40 60 80 100<br /> Tiêu dùng thực<br /> Phan tr am ho cong don<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Như  vậy, với ba chỉ  tiêu phân tích và biểu đồ  đường cong Lorenz biểu diễn <br /> trên đây, chúng ta có thể  khẳng định rằng thuế  GTGT  ở  Việt Nam hiện nay có tác <br /> động đáng kể  vào phân phối lại thu nhập. Thực tế, thuế  thu nhập cá nhân với các  <br /> mức thuế  suất cao hơn và chênh lệch nhau nhiều về  lý thuyết sẽ  có tác dụng phân  <br /> phối lại thu nhập cao hơn thuế  GTGT. Tuy nhiên, điều này theo chúng tôi chỉ  đúng  <br /> với điều kiện ở các n ước phát triển khi mà thu nhập của dân cư  cao, diện chịu thuế <br /> Phần trăm hộ cộng dồn<br /> <br /> rộng, phạm vi điều chỉnh và tác động phân phối lại thu nhập của thuế thu nhập cá  <br /> nhân mới phát huy được. Đối với các nước thu nhập dân cư  thấp như  Việt Nam,  <br /> diện chịu thuế hẹp thì tác dụng phân phối lại thu nhập của loại thuế này chắc chắn  <br /> còn rất hạn chế. Trong điều kiện như vậy, thuế GTGT sẽ còn đóng vai trò đáng kể <br /> không chỉ cho số thu NSNN mà còn có tác dụng phân phối lại thu nhập, thể hiện tính <br /> công bằng xã hội của loại thuế tiến bộ này. Chúng tôi xin lưu ý một điều là kết luận  <br /> trong nghiên cứu này chỉ dựa trên số liệu điều tra ở phạm vi một tỉnh nên mức độ đại  <br /> diện còn hạn chế. Các mức thuế  suất thuế  GTGT chúng tôi sử  dụng trong nghiên  <br /> cứu   này   được   điều   chỉnh   theo   Nghị   quyết   240/2000/NQ­UBTVQH10   ngày <br /> 27/10/2000 của  Ủy ban thường vụ Quốc hội, do vậy các kết luận trên đây chỉ  đúng  <br /> trong điều kiện đó.  <br /> <br /> <br /> 18<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Basle M. Taxe sur la TVA française­Croissance et équite. Thèse 1974<br /> 2. Bourguignon   F.  Fiscalité   et   Re­distribution   ­   Rapport   du   Conseil   d’Analyse  <br /> Economique . La Documentation française (1998)<br /> 3. Laisney F., Muhleisen M., Staat M., Vogele S.  Simulation de réformes de la fiscalité  <br /> directe et indirecte des ménages en France. Economie et Prévision, no 110­111 (1993) <br /> 4/5, 129­145<br /> 4. Brashares   E.,   Speyrer   J.F.,   Carlson   g.n. Distributional   Aspects   of   a   Federal   Value­<br /> Added Tax. National Tax Journal. Vol. XLI, no 2 (June 1988)155 ­174<br /> 5. Conseil des Impôts.  La Taxe sur la Valeur Ajoutée. Dix­neuvième rapport au Président  <br /> de la République. Les éditions des Journaux Officiels (2001)<br /> 6. Bộ  Tài chính, Tổng Cục Thuế. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về thuế giá trị  <br /> gia tăng đã được sửa đổi bổ sung. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (1­2001).<br /> <br /> <br /> VALUE ­ ADDED TAX IN VIETNAM<br /> SOME ASPECTS RELATED TO EQUITY<br /> <br /> Phan Thi Minh Ly, Lai Xuan Thuy<br /> College of Economics, Hue University<br /> <br /> SUMMARY<br /> <br /> Based on the survey data on income and expenditure budget of 530 households in 2001  <br /> in   Thua   Thien   Hue   and   micro   economic   approach,   this   study   found   that   in   the   current  <br /> conditions in Vietnam, as the people’s income is low, VAT is apparently effective in income  <br /> redistribution, which indicates social equity characteristics of this modern tax. This conclusion,  <br /> however, should be tested  in  a larger sample and updated by the most recently amended Law  <br /> on VAT in Vietnam. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2