intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THUỐC MÊ VÀ THUỐC TÊ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

203
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm chung : Thuốc mê là thuốc ức chế TKTƯ, làm cho người và động vật mất hết linh cảm ( ý thức ), vận động và mọi cảm giác ( đau, đụng chạm ( sờ mó ), nhiệt độ ( nóng lạnh )). Với liều điều trị, thuốc hầu như không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp, tuần hoàn và có tác dụng hồi phục hoàn toàn sau khi ngừng thuốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THUỐC MÊ VÀ THUỐC TÊ

  1. THUỐC MÊ VÀ THUỐC TÊ A- THUỐC MÊ 1. ĐẠI CƯƠNG : 1.1. Khái niệm chung : Thuốc mê là thuốc ức chế TKTƯ, làm cho người và động vật mất hết linh cảm ( ý thức ), vận động và mọi cảm giác ( đau, đụng chạm ( sờ mó ), nhiệt độ ( nóng lạnh )). Với liều điều trị, thuốc hầu như không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp, tuần hoàn và có tác dụng hồi phục hoàn toàn sau khi ngừng thuốc. 1.2. Tiêu chuẩn của một thuốc mê lý tưởng : + Một mình nó có tác dụng gây mê đủ mạnh, đủ dùng cho phẫu thuật; không những phải có tác dụng gây ngủ và giảm đau, mà còn cần làm mất các phản xạ và giãn cơ mạnh.
  2. + Khuyếch tán nhanh để làm cho khởi mê ngắn, tỉnh nhanh. + Ở nhiệt độ thường, tồn tại dưới dạng khí. + Ít độc, không kích thích niêm mạc đường hô hấp, không gây nôn. + Không hoà tan cao su và chất dẻo, không bị vôi sô-da phân hủy, dùng được trong gây mê vòng kín. + Không cháy, không nổ ( đối với thuốc mê thể khí ). 1.3. Tiêu chuẩn của một thuốc mê bay hơi lý tưởng : + Khởi mê và giải mê nhanh, êm dịu. + Nhanh chóng đạt được mê sâu. + Có tác dụng giãn cơ thích hợp cho phẫu thuật. + Có phạm vi an toàn rộng. + Với liều bình thường không có tác dụng độc hại. 1.4. Phân loại thuốc mê : 1.4.1. Thuốc mê qua đường hô hấp :ether ethylic, dinitơ oxyd, desfluran, halothan, enfluran, isofluran, methoxyfluran, sevofluran…
  3. 1.4.2. Thuốc mê theo đường tĩnh mạch : a- Loại barbiturat : natri thiopental, methohexital, thiamilal… b- Dẫn xuất Benzodiazepin : diazepam, lorazepam, midazolam… c- Các thuốc khác : -Gamma hydroxybutyrat natri ( gamma OH ). - Etomidat. - Ketamin - Fentanyl - Propofol… 1.4.3. Các thuốc tiền mê : - Thuốc giảm đau gây ngủ, - Thuốc ngủ loại barbiturat, - Thuốc an thần, - Thuốc huỷ M-cholin. 1.5. Cơ chế tác dụng của thuốc mê :
  4. 1.5.1. Cơ chế tác dụng của thuốc mê đường hô hấp : + Tại sinap : hiệp đồng, làm tăng tác dụng của GABA và endorphin. GABA = gamma amino butyric acid + Tại màng tế bào neuron : làm giảm tính thấm của màng neuron với ion Na+ nên chậm khử cực màng ( làm chậm phát sinh hiệu thế hoạt động tại sinap, làm gián đoạn luồng xung động thần kinh trong các hệ thống neuron trung gian…), hoặc ngược lại, gây ưu cực hóa. + Trong tế bào : ức chế sự oxy hóa của ty thể ( làm giảm hô hấp tế bào ). Rất có thể là thông qua các quá trình trung gian c ần sự hiện diện của Ca2+. Verapamil ức chế kênh Ca2+, có tác dụng hiệp đồng với thuốc mê. 1.5.2. Cơ chế tác dụng của thuốc mê đường tĩnh mạch Xem tài liệu từng thuốc riờng biệt 1.6. Các tai biến khi sử dụng thuốc mê : 1.6.1. Tai biến trong khi gây mê : + Trên hệ tim mạch : ngất do ngừng tim phản xạ, hạ huyết áp, shock, rối loạn nhịp tim ( rung thất ).
  5. + Trên hệ hô hấp : co thắt thanh quản, tăng tiết dịch đ ường hô hấp, ngất do ngừng hô hấp phản xạ ( ngất xám ) + Trên hệ tiêu hóa : buồn nôn và nôn ( có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp khi chất nôn tràn vào phổi )… 1.6.2. Sau khi gây mê : + Viêm đường hô hấp : viêm phổi cấp, viêm phế quản cấp, phế quản phế viêm. + Tổn thương tim, gan, thận… + Hoại tử tổ chức ( một số thuốc mê tĩnh mạch ). 1.7. Khái niệm về thuốc tiền mê : Thuốc tiền mê là những thuốc được dùng trước khi gây mê để : + Làm giảm sự bồn chồn lo lắng của bệnh nhân, do đó làm mất được những phản xạ của hệ TKTV, làm khởi mê được dễ dàng. + Làm tăng tác dụng của một thuốc mê không hoàn toàn. + Làm giảm tổng số thuốc mê cần thiết.
  6. + Phòng và đối kháng được một số tác dụng không tốt của thuốc mê ( tăng tiết dịch đường hô hấp, co thắt thanh quản, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn…) Cho đến nay, không có một công thức phối hợp thuốc r õ ràng mà tùy thuộc vào týp cá thể, từng loại thuốc mê. 1.8. So sánh ưu nhược điểm của 2 loại thuốc mê chính : B- THUỐC TÊ 1. ĐẠI CƯƠNG : 1.1. Khái niệm chung : Thuốc tê là những thuốc làm mất cảm giác ( đau, nhiệt độ, xúc giác ) của một vùng cơ thể, tại chỗ dùng thuốc, trong khi ý thức và chức năng vận động không bị ảnh hưởng. 1.2. Tiêu chuẩn của một thuốc tê lý tưởng : + Ngăn cản hoàn toàn và đặc hiệu sự dẫn truyền cảm giác. + Sau tác dụng của thuốc, chức phận thần kinh được hồi phục hoàn toàn. + Thời gian khởi tê ngắn, thời gian tác dụng thích hợp (» 60 ph)
  7. + Không độc, không kích thích mô và không gây dị ứng. + Tan trong nước, bền vững dưới dạng dung dịch, khử khuẩn xong vẫn còn hoạt tính. 1.3. Phân loại : 1.3.1. Dẫn chất ester: là các ester của acid benzoic và acid paraaminobenzoic, gồm có : cocain, procain ( novocain ), cloroprocain, tetracain ( dicain )… 1.3.2. Dẫn chất amid : Bupivacain, etidocain, mepivacain, prilocain, lidocain…1.3.3. Các dẫn chất khác : Diclonin, ethyl clorid, pramocain, quinisocain… 1.4. Tác dụng dược lý : 1.4.1.Tác dụng tại chỗ :tỏcdụng gây tê + Có tác dụng trên tất cả các sợi TKTƯ ( cảm giác, vận động ) và TKTV, lần lượt từ sợi bé đến sợi to tùy theo từng nồng độ của thuốc. Thứ tự mất cảm giác là đau, lạnh, nóng, xúc giác nông, xúc giác sâu. Khi hết thuốc, tác dụng hồi phục theo chiều ngược lại.
  8. + Tùy mục đích lâm sàng mà dùng các đường đưa thuốc khác nhau : - Gây tê bề mặt : bôi hoặc thấm thuốc tại chỗ ( dung dịch 0,4 - 4 % ). - Gây tê thâm nhiễm : tiêm dưới da tại vùng cần gây tê để thuốc ngấm được vào tận cùng thần kinh ( dung dịch 0,1 - 1 % ). - Gây tê dẫn truyền : tiêm thuốc vào cạnh đường dẫn truyền của thần kinh ( gây tê thân thần kinh, phong bế hạch, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống ). 1.4.2. Tác dụng toàn thân : Chỉ xuất hiện khi thuốc tê thấm được vào vòng tuần hoàn với nồng độ hiệu dụng : + Tác dụng ức chế TKTƯ xuất hiện sớm nhất với các trung tâm ức chế ( ức chế cỏc trung tâm ức chế ), gây các dấu hiệu kích thích : bồn chồn, lo lắng, run c ơ, cơn co giật ( điều trị : diazepam ), mất định hướng. Riêng cocain lại gây hưng phấn TKTƯ, dễ gây nghiện. + Ức chế dẫn truyền thần kinh - cơ : gây nhược cơ, liệt hô hấp. + Làm giãn cơ trơndo tác dụng liệt hạch và tác dụng trực tiếp. + Trên tim mạch : do tác dụng làm “ổn định màng”, thuốc tê làm ↓ tính kích thích, tính dẫn truyền và ↓ lực co bóp của cơ tim, ức chế dẫn truyền xung động ở
  9. các nút thần kinh tự động của tim làm ↓ nhịp tim, nhất là khi tim nhịp nhanh, do đó có tác dụng chống loạn nhịp ( có thể gây RLNT ), thậm chí rung thất... + Trên mạch máu : thuốc tê ( loại ester ) có tác dụng chống co thắt mạch máu do cản trở sự dẫn truyền ở hạch TKTV ( gây gi ãn mạch, hạ huyết áp ); hoặc ↓ tính kích thích ở các tận cùng thần kinh với chất TGHH, làm cản trở tác dụng của acetylcholin và adrenalin ở các tế bào đích. + Tác dụng kháng histamin và chống viêm nhẹ. 1.5. Cơ chế tác dụng : + Các thuốc tê tổng hợp làm ↓ tính thấm của màng TB với Na+ do gắn vào receptor của kênh Na+ ở mặt trong của màng TB ( khác với các độc tố thiên nhiên như tetrodotoxin gắn vào mặt ngoài của kênh ), làm cho Na+ không qua được màng vào TB, làm cho TB không kh ử cực được, tạo ra điện thế màng ổn định. Như vậy, thuốc tê có tác dụng làm “ổn định màng”. Khi sóng hưng phấn truyền tới “khu vực ổn định” sẽ bị cản trở và không gây ra sự tái phân cực ở màng sau sinap và có tác dụng gây tê. + Ngoài ra, thuốc tê còn làm giảm tần số phóng xung tác của các sợi thần kinh cảm giác.
  10. + Muốn gây tê nhanh thì cần tăng nồng độ của thuốc, nhưng khi đó sẽ có hại cho mô và dễ dẫn tới nhiễm độc toàn thân, cho nên trong thực hành cần phải lựa chọn nồng độ thuốc tê tối ưu. 1.6. Tác dụng không mong muốn và độc tính : 1.6.1. Loại tác dụng do thuốc ngấm vào vòng tuần hoàn với nồng độ cao, gây những biểu hiện về thần kinh ( buồn nôn, nôn, mất định hướng, rối loạn tiền đình, động tác giật rung, liệt hô hấp… ) hoặc biểu hiện về tim mạch ( rối loạn nhịp tim : block nhĩ - thất… ) 1.6.2. Loại tác dụng đặc hiệu, liên quan đến kỹ thuật gây tê : hạ huyết áp, ngừng hô hấp do gây tê tuỷ sống, tổn thương dây thần kinh do kim tiêm đâm phải hoặc do thuốc chèn ép… 1.6.3. Loại phản ứng quá mẫn hay dị ứng hụ thuộc vào từng cá thể. Hay gặp với các thuốc tê nhúm ester, rất ít gặp với thuốc tê nhúm amid. 1.7. Chỉ định chung : 1.7.1. Gây tê bề mặt : viêm miệng, viêm họng, chuẩn bị nội soi, sử dụng trong nhãn khoa ( thông lệ đạo, lấy dị vật nông kết giác mạc ) : cocain, dicain, lidocain…
  11. 1.7.2. Gây tê thâm nhiễm ( gây tê ngấm ):procain, lidocain.1.7.3. Gây tê dẫn truyền : một số chứng đau, phẫu thuật chi trên, phẫu thuật sản khoa : procain, lidocain.1.7.4. Các chỉ định khác : rối loạn nhịp tim : procainamid ( Thuốc tim mạch ). 1.8. Chống chỉ định : + Rối loạn dẫn truyền cơ tim. + Dị ứng thuốc ( tìm nhóm thuốc khác để thay thế ). 1.9. Thận trọng khi dùng thuốc : + Dùng thuốc đúng tổng liều và chọn đúng nồng độ tối ưu. Không dùng thuốc quá loãng và không vượt quá 1 % nếu tiêm tủy sống. + Tiêm đúng vùng cần gây tê. Không tiêm vào mạch máu hoặc trực tiếp vào dây thần kinh. + Ngừng ngay thuốc nếu có bất kỳ một triệu chứng bất thường nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2