intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc từ những nụ hoa

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc từ những nụ hoa Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian có một số loài hoa dưới dạng nụ là những vị thuốc được dùng phổ biến. Nụ hoa hòe, thu hái ở những chùm hoa có 5-10 hoa nở vào buổi sáng, phơi nắng nhẹ, dùng sống hoặc sao qua. Dược liệu, tên thuốc là hòe mễ, có màu vàng ngà, vị hơi đắng, tính mát bình, được dùng trong những trường hợp nhiệt. Liều dùng hằng ngày: 8-16g hãm hoặc sắc uống làm thuốc cầm máu. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc từ những nụ hoa

  1. Thuốc từ những nụ hoa Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian có một số loài hoa dưới dạng nụ là những vị thuốc được dùng phổ biến. Nụ hoa hòe, thu hái ở những chùm hoa có 5-10 hoa nở vào buổi sáng, phơi nắng nhẹ, dùng sống hoặc sao qua. Dược liệu, tên thuốc là hòe mễ, có màu vàng ngà, vị hơi đắng, tính mát bình, được dùng trong những trường hợp nhiệt. Liều dùng hằng ngày: 8-16g hãm hoặc sắc uống làm thuốc cầm máu. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau: Chữa tăng huyết áp, đau mắt: Hòe mễ 10g để sống, lá sen hoặc ngó sen 10g, cúc hoa vàng 4g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Hoặc hòe mễ và hạt thảo quyết minh, lượng bằng nhau đều sao, rồi tán bột, rây mịn; ngày uống hai lần, mỗi lần 5g. Chữa đi ngoài ra máu, trĩ chảy máu: Hòe mễ 20g sao, lá trắc bá 20g sao, chỉ xác 12g, hoàng liên 8g, kinh giới 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang. Hòe mễ còn là nguyên liệu để chiết rutin, hoạt chất có tác dụng làm chắc thành mao mạch để phòng và chống các hiện tượng xuất huyết. Viên rutin 0,02g và viên rutin-C gồm rutin 0,02g và vitamin C 0,05g đã được sản xuất và bán ở thị trường. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 viên. Nụ hoa đinh hương, thu hái khi nụ bắt đầu có màu hồng đỏ, đem âm can hoặc sấy nhẹ đến khô. Dược liệu có hình đinh, dài 1-2cm, phần trên là các cánh hoa chụm lại bao bọc rất nhiều nhị, phần dưới là đài hoa hình trụ, thót hẹp dần, mặt ngoài màu nâu hồng, có những vằn nhỏ, chất cứng, mùi thơm hắc. Nụ chứa 15-20% tinh dầu với thành phần chủ yếu là engenol với tỷ lệ 80-95%. Nụ đinh hương có vị cay, ngọt, tê, mùi thơm mạnh, tính ấm, có tác dụng kích thích, làm ấm bụng, sát khuẩn, làm thơm. Chữa chứng hôi miệng và phòng bệnh trong các vụ dịch: Mỗi lần nhai ngậm 2-4g nụ đinh hương, ngày 2-3 lần. Chữa nấc, nôn mửa: Nụ đinh hương 4g, tai hồng 10g, gừng 5 lát, sắc uống trong ngày. Chữa tiêu chảy, đau lưng: Nụ
  2. đinh hương 4g, sa nhân 6g, bạch truật 12g, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 2-4g với nước sôi để nguội. Dùng ngoài, nụ đinh hương 1 phần, đọt dứa dại 2 phần, giã đắp chữa đinh râu, mụn lở. Để chữa chân tay lạnh, đau xương nhức mỏi, lấy nụ đinh hương 20g, long não 12g, ngâm với cồn 90o 250ml trong 7-10 ngày. Lọc bỏ bã. Khi dùng, thấm thuốc vào chỗ đau rồi xoa bóp. Tinh dầu nụ dinh hương là thuốc sát khuẩn mạnh, được dùng phổ biến trong nha khoa để làm tê và diệt tủy khi nhổ răng. Nụ hoa sim: Chữa đau bụng, kiết lỵ. Khi dùng, lấy 8-16g nụ hoa thái nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày. Có thể tán thành bột mà uống. Hoặc nụ sim 10g sao; hoắc hương, cát căn, đậu xanh, đất lòng bếp, mỗi thứ 12g; đậu ván trắng, sa nhân, mộc hương, vỏ rộp ổi, trần bì, mỗi thứ 8g; hồ tiêu, cam thảo, mỗi thứ 4g; gừng nướng 3 lát; sắc lấy nước uống trong ngày. Để chữa tiêu chảy mạn tính, lấy nụ sim 16g; vỏ quả lựu, vỏ rộp ổi, hoắc hương, phá cố chỉ, thỏ ty tử, mỗi thứ 12g; trần bì 10g; quế, gừng khô, mỗi thứ 6g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 20g chia làm 2 lần. Nụ hoa ngọc lan: Thường dùng loại ngọc lan ta (hoa màu trắng). Nụ hoa có màu xanh lục, đem sấy nhẹ cho khô giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi trong bệnh viêm xoang, hằng ngày mở lọ thuốc, rồi ngửi và hít mạnh để bột bay vào mũi. Làm vài lần sẽ khỏi. Để chữa ho, ho gà, viêm phế quản, lấy nụ hoa ngọc lan 30g hấp cách thủy với mật ong 20mg và nước 10ml trong 5-10 phút, rồi nghiền nát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng 4-5 ngày. Nước hãm hoặc nước sắc nụ hoa ngọc lan còn cầm nôn, chữa sốt. Nụ hoa vối: Chứa tinh dầu gồm myrcen, geraniol, cadinen, caryophylen, farnesol. Dược liệu có vị đắng, chát, tính hàn, có tác dụng sát khuẩn, giải biểu, thanh nhiệt, trừ thấp. Từ xưa, nụ vối đã được nấu nước uống thay chè, vừa có mùi thơm mát, vừa có tác dụng giải cảm, tiêu cơm, nhuận tràng, kháng khuẩn. Liều dùng hằng ngày 10-20g.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2