intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc: Phân tích trường hợp xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tổng quan thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc; Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua Cao Bằng. Ngoài ra bài viết còn tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để có những đánh giá toàn diện và sát thực về quy mô cũng như ảnh hưởng của xuất nhập khẩu tiểu ngạch đến sự phát triển của ngành, từ đó có các đề xuất giải pháp mang tính chiến lược lâu dài đối với thương mại tiểu ngạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc: Phân tích trường hợp xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua Cao Bằng

  1. THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP XUẤT KHẨU GẠO TIỂU NGẠCH QUA CAO BẰNG 越南中国农产品贸易:经高平省边贸出口大米的分析 TS . Nguyễn Chiến Thắng - Ths Phạm Quang Diệu Viện Kinh tế Việt Nam 越南经济院博士 阮战胜 硕士 范光妙 Tóm tắt Trung Quốc là một thị trường nông sản hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Các mặt hàng thương mại hai chiều nông sản gồm có gạo, phân bón, thủy sản, cao su… Nếu tính toán đầy đủ cả thương mại tiểu ngạch thì độ lớn của thương mại hai chiều còn cao hơn nữa. Với lưu lượng lớn, khả năng trung chuyển nhanh của các luồng thương mại gây ra những tác động thị trường hết sức lớn và khó lường. Số liệu thống kê cho thấy, tại cửa khẩu Cao Bằng, gạo được xuất khẩu qua biên giới chủ yếu bằng tiểu ngạch. Lượng gạo xuất khẩu chính ngạch là rất ít và hầu như không đáng kể. Trước sự nổi lên của Trung Quốc, phương thức kinh doanh thụ động và bán ở biên giới sẽ luôn gánh chịu rủi ro, khó xây dựng được các mối quan hệ đối tác bền vững với phía Trung Quốc, không thể hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh làm ăn lâu dài với Trung Quốc. Thách thức về mặt chính sách của Chính phủ đó là Việt Nam chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu xuất khẩu tiểu ngạch để có thể nắm được diễn biến cung cầu từ đó có được các giải pháp chính sách kịp thời. Cần tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu để có những đánh giá toàn diện và sát thực về quy mô cũng như ảnh hưởng của xuất nhập khẩu tiểu ngạch đến sự phát triển của ngành, từ đó có các đề xuất giải pháp mang tính chiến lược lâu dài đối với thương mại tiểu ngạch. Từ khóa: Thương mại, nông sản, Việt Nam, Trung Quốc, Cao Bằng 摘要 中国是越南极为重要的进口农产品市场。双方贸易农产品包括:大米、化肥、 水产、橡胶等等。若将边贸计算在内的话,双向贸易幅度甚至更大。 贸易道路的大 流、中转能力强引起了极端又不可猜测的市场影响。根据统计数据,在高平口岸,大 米出口主要通过边贸方式,而国贸出口价值几乎是微不足道的。在中国经济发展的情 况下,若一直保持的小规模贸易被动模式,风险性会比较大,甚至难以跟中国合作伙 伴建设平稳长久的合作关系;没有任何大企业能与中国商家保持得长久合作。对越南 政府在政策方面的障碍是目前未有能控制边贸出口的有效办法,以便掌控供求演变, 从此可以及时提出适合的政策及解决方案。需要将边贸出口规模与其对本行发展的影 响进行深奥研究,并全面地、确实地给予评估,从此提出对于边贸长久性战略的解决 方案。 关键词:贸易,农产品,越南,中国,高平 711
  2. 1. Tổng quan thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc Số liệu thống kê về thương mại hai chiều cho thấy Trung Quốc là một thị trường nông sản hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Nếu tính toán đầy đủ cả thương mại tiểu ngạch thì độ lớn của thương mại hai chiều còn cao hơn nữa. Với lưu lượng lớn, khả năng trung chuyển nhanh của các luồng thương mại gây ra những tác động thị trường hết sức lớn và khó lường. Trong những năm qua, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như trái cây, rau quả, cao su, gạo... xuất khẩu qua Trung Quốc đều có số lượng năm sau tăng hơn năm trước. Một số mặt hàng còn có tỷ trọng 3 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 như sắn, rau quả, gạo, phân bón… Cụ thể: tỷ trọng nhập khẩu phân bón 3 tháng đầu năm 2014 từ thị trường Trung Quốc đạt 50,3% tăng so với mức 49,9% trong năm 2013. Tỷ trọng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2014 sang thị trường Trung Quốc đạt 88,9% tăng so với mức 86% trong năm 2013… Hình 1: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông sản vào Trung Quốc trong tổng xuất khẩu nhập của từng mặt hàng Nguồn: TCHQ; (*): nhập khẩu Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2014 Trung Quốc Tổng Tỷ trọng (%) Thủy sản 80.139.700 1.616.417.808 4,96 Hạt điều 64.976.870 324.678.796 20,01 Cà phê 28.540.198 1.181.605.129 2,42 Gạo 250.367.404 652.456.320 38,37 Xuất khẩu Sắn và các SP từ sắn 302.709.108 340.404.196 88,93 Cao su 108.375.294 303.984.620 35,65 Rau quả 90.551.799 276.242.621 32,78 Chè 3.595.232 37.866.072 9,49 Nhập khẩu phân bón 126.108.323 250.611.190 50,32 Nguồn: TCHQ 712
  3. Bảng 2: Kim ngạch và tỷ trọng xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc trong năm 2013 Trung Quốc Tổng Tỷ trọng (%) Thủy sản 426.109.521 6.717.429.682 6,34 Hạt điều 300.127.106 1.646.675.690 18,23 Cà phê 96.172.945 2.721.389.362 3,53 Gạo 901.861.233 2.925.222.101 30,83 Xuất khẩu Sắn và các SP từ sắn 946.406.274 1.100.420.465 86,00 Cao su 1.136.668.003 2.492.054.195 45,61 Rau quả 302.610.881 1.094.885.656 27,64 Chè 18.989.666 229.719.055 8,27 Nhập khẩu Phân bón 853.467.170 1.709.389.448 49,93 Nguồn: TCHQ Chi tiết về hiện trạng xuất nhập khẩu một số mặt hàng chính sang Trung Quốc như sau: Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc: Xuất khẩu gạo Trung Quốc tăng mạnh từ 2012, trong đó tiểu ngạch ngày càng lớn. Các tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tiểu ngạch có thể lên đến 50% tổng xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc. Xuất khẩu tiểu ngạch chủ yếu qua đường bộ ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Xu hướng mới này đang hình thành một lực lượng doanh nghiệp thương mại mới kinh doanh gạo ở miền Bắc và thúc đẩy một lượng doanh nghiệp ở miền Tây chuyên làm hàng gạo đi Bắc. Xuất khẩu sắn sang Trung Quốc: Trong những tháng đầu năm 2014 tồn kho tinh bột sắn tại Việt Nam cao trong khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu từ Thái Lan trong 3 tháng đầu năm tiếp tục gây sức ép cho các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tinh bột sắn của Việt Nam. Thị trường sắn lát xuất khẩu cũng không mấy khả quan khi Trung Quốc đã nhập một lượng sắn có thể cho là khổng lồ từ Thái Lan trong 3 tháng đầu năm trong khi tồn kho sắn lớn có thể khiến cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc tiếp tục gây sức ép hạ giá cho các nhà xuất khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc: Nhập khẩu Ure từ Trung Quốc được kỳ vọng giảm khi sản xuất gia tăng tuy nhiên thực tế con số thương mại chứng minh ngược lại, như năm 2013 khi thuế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc có ưu đãi, giá xuất khẩu của Trung Quốc thấp thì lượng nhập khẩu Ure của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng 51,12% về lượng và 20,19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Không những thế lượng tồn kho cuối năm 2012, 2013 cũng gia tăng mạnh 40,8% và 31,2% so với cùng kỳ năm trước. Không những thế, ngoài xuất nhập khẩu chính ngạch qua Trung Quốc thì Việt Nam còn xuất nhập khẩu tiểu ngạch1 sang thị trường này qua các cửa khẩu, lối mở ở biên giới phía Bắc. Do đó trên thực tế tỷ trọng xuất nhập khẩu một số mặt hàng nông sản sang Trung Quốc còn cao hơn con số tính toán trên. 1 Tiểu ngạch trong bài viết này được hiểu là lượng hàng xuất nhập khẩu không được khai báo hải quan 713
  4. Các quan điểm trên truyền thông lâu nay cho rằng “Việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc có thể sẽ gây rối loạn cho sản xuất trong nước, chưa kể các thủ đoạn ép giá, không thanh toán... gây thiệt hại lớn cho thương nhân và nông dân Việt Nam.” Xu hướng này có thể tạo nên tâm lý cho rằng thương mại với Trung Quốc chứa đựng nhiều nguy cơ và rủi ro cho cộng đồng kinh doanh Việt Nam. Bài viết này tập hợp một số lập luận phân tích rằng quan điểm trên là không hợp lý và có nhiều lý do để tin rằng nếu có được sự hiểu biết sâu sắc và chủ động khai thác thì Trung Quốc nhiều khả năng là cơ hội kinh doanh lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.  Tỷ trọng thương mại với Trung Quốc rất lớn phản ánh sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường nước này và do đó khi thị trường Trung Quốc biến động sẽ gây rủi ro cho Việt Nam? Với quy mô to lớn của mình, sự lên xuống của thị trường Trung Quốc gây ra những tác động rất lớn và khó lường đến thị trường Việt Nam trên cả hai phương diện về mức độ phạm vi và tốc độ lan truyền. Tuy nhiên Trung Quốc không phải là một thị trường thống nhất mà bao gồm rất nhiều phân khúc đa dạng về nhu cầu và cả những khung khổ thể chế chi phối do đó tính phụ thuộc cũng không chặt chẽ và thống nhất như vào một thị trường đơn lẻ.  Về lo ngại thương nhân Trung Quốc thao túng thị trường Việt Nam là một sự lo ngại chưa có đủ các chứng cớ thuyết phục. Sự thao túng chỉ được thực hiện khi có sự chi phối áp đảo của một vài doanh nghiệp Trung Quốc trong tổng thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên, các bằng chứng về số liệu thống kê cho thấy rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ở các quy mô vừa và nhỏ tham gia thương mại với thị trường Việt Nam. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ lớn, đa dạng và trên nhiều vùng miền của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp lâu năm hoặc khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp mới nhập khẩu và do đó sẽ khó có một sự điều tiết nhất quán để gây sức ép mua giá thấp trừ khi năng lực nắm bắt nhu cầu của người bán là các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém.  Kênh xuất khẩu đi Trung Quốc phản ánh rủi ro trong thanh toán, giao hàng và cả sự phức tạp trong kênh vận chuyển… So với cách vận chuyển gạo ở cảng Sài Gòn lên các con tàu lớn xuất khẩu thẳng đi các thị trường với quãng đường và cách thức đi thị trường Trung Quốc bằng các tàu nhỏ đi từ miền Tây đến cảng Hải Phòng, đi đường bộ bằng xe tải lên các cửa khẩu biên giới và từng đoàn cửu vạn vác từng bao gạo sẽ cho chúng ta một hình dung về sự phức tạp, chi phí cao của vận chuyển và lót tay để gạo có thể vào được thị trường Trung Quốc. Hoặc những thùng tôm đông lạnh được vận chuyển đường bộ thẳng từ miền Tây lên biên giới. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác nó phản ánh lợi nhuận rất lớn và cho thấy nhu cầu cấp thiết cũng như khả năng chi trả rất cao của thị trường Trung Quốc.  Một cách logic, người bán hàng sẽ đến tận nơi tiếp thị, tìm hiểu nhu cầu người mua và sau đó điều chỉnh sản phẩm để cung ứng hàng cho người mua một cách hiệu quả nhất. Nhưng trong trường hợp này, thương nhân Trung Quốc vào thị trường nội địa của Việt Nam để “mua tận ruộng” như lời của báo chí. Điều này phải chăng phản ánh về năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn rất thụ động, chưa tìm kiếm các khách hàng đối tác Trung Quốc hoặc nhu cầu ở tận thị trường nội địa của Trung Quốc.  Như vậy Trung Quốc như một cơ hội thị trường để làm giàu thay vì nguy cơ? Trung Quốc không bao giờ công bố về nhu cầu vì họ biết rằng điều này sẽ làm cho thị trường phản ứng, mặt bằng giá dâng lên gây thua thiệt rất lớn đối với lượng tiền bỏ ra nhập khẩu. Phải chăng đây cũng là cách để họ có chiến lược nhập khẩu chính thống song hành với phi 714
  5. chính thống bằng cách tăng nhập khẩu tiểu ngạch bởi rất nhiều các doanh nghiệp thương mại ở biên giới. Cách này sẽ giúp Trung Quốc nhập khẩu âm thầm với lượng lớn mà không phải chịu một mức giá cao.  Sự tăng lên hay biến mất đột ngột của nhu cầu mua của thương nhân Trung Quốc thường được nhìn nhận như một sự bất thường trong kinh doanh và quy nguyên nhân về sự mở rộng sản lượng của nông dân dẫn đến cung lớn hơn cầu và do Nhà nước không cung cấp dự báo. Nhà nước không có vai trò cung cấp dự báo thị trường. Mà ở đây là Việt Nam thiếu một lực lượng doanh nghiệp đủ lớn và đủ tầm khai thác thị trường Trung Quốc. Chỉ có doanh nghiệp mới có khả năng là lực lượng phát tín hiệu kịp thời nhất và hiệu quả nhất để điều tiết nông dân điều chỉnh sản xuất. 2. Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua Cao Bằng Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, cách cảng Hải Phòng khoảng 315 km. Trong những năm qua, xuất khẩu gạo tiểu ngạch chiếm vị trí quan trọng và chi phối thị trường xuất khẩu Lúa gạo của Việt Nam. Theo số liệu từ AgroMonitor, năm 2014 xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc ước tính ở mức 1,68 triệu tấn. Trong đó, Cao Bằng và Lào Cai là 2 địa bàn chủ yếu xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Tại cửa khẩu Cao Bằng, gạo được xuất khẩu qua biên giới chủ yếu bằng tiểu ngạch. Lượng gạo xuất khẩu chính ngạch là rất ít và hầu như không đáng kể. Theo số liệu của Hải quan cho thấy, lượng gạo xuất khẩu chính ngạch qua Cao Bằng năm 2014 chỉ đạt mức 6.519 tấn. Trong khi đó, lúc cao điểm lượng gạo xuất tiểu ngạch qua cửa khẩu Tà Lùng có thể lên tới 8000-10.000 tấn/ngày đêm. Bảng 3: Lượng gạo xuất khẩu chính ngạch qua Cao Bằng Năm Lượng (Nghìn tấn) 2011 1.951 2012 16.154 2013 2.566 2014 6.519 2 tháng 2015 1.250 715
  6. Chuỗi giá trị xuất khẩu gạo tiểu ngạch tại Cao Bằng 716
  7. Tại Cao Bằng, gạo chủ yếu được giao hàng qua cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh và Hạ Lang. Xuất tiểu ngạch qua Tà Lùng trong năm 2015 giảm do phía Trung Quốc liên tục cấm biên tại đây. Nhà kho tại Tàu biển Thương Tàu biển Nhà kho tại Xe tải Thương nhân Xe tải Thương nhân Miền Tây nhân đi Bắc Hải Phòng biên giới Trung Quốc 80% 20% Hình 2: Chuỗi giá trị lúa gạo tiểu ngạch Thương nhân biên giới Thương nhân biên giới có mối quan hệ gắn kết với thương nhân Trung Quốc, kinh doanh các mặt hàng như gạo, cao su, hàng đông lạnh…, đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp từ Trung Quốc và Cảng Hải Phòng và các địa phương khác. Thương nhân biên giới chủ yếu là người tại địa phương, am hiểu địa bàn. Sản phẩm kinh doanh phụ thuộc vào yêu cầu từ các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước.  Về chủng loại: Gạo giao dịch tiểu ngạch qua Trung Quốc thường là các chủng loại gạo có chất lượng trung bình và thấp như IR 50404 và OM 6976 (thương nhân biên giới gọi là 604) chiếm tỷ lệ lớn.  Về chất lượng: Thương nhân Trung Quốc chủ yếu yêu cầu mặt gạo, hình thức, tỷ lệ tấm, bạc bụng, độ ẩm 14 độ (tránh bị hỏng khi Trung Quốc cấm biên) gạo đẹp thường được giao dịch trước.  Thời điểm: Gạo tiểu ngạch thường được giao dịch quanh năm. Tuy nhiên, lượng gạo tiểu ngạch thường tăng mạnh vào thời điểm trước và sau tết nguyên đán và có xu hướng giảm xuống vào các tháng 5 và 6 khi Trung Quốc thu hoạch vụ chính ở nước này. Từ Miền Tây - Cảng Hải Phòng Gạo (chủ yếu là gạo thành phẩm) được vận chuyển từ các nhà kho tại Miền Tây trên xà lan hoặc thuyền nhỏ ra Cảng (Mỹ Thới, Cần Thơ..), sau đó thương nhân đi Bắc vận chuyển gạo ra Cảng Hải Phòng bằng hàng tàu. Chi phí vận chuyển phụ thuộc lượng hàng đi Bắc mạnh hay yếu. Cảng Hải Phòng - Cao Bằng Gạo được vận chuyển bằng xe tải từ Cảng Hải Phòng qua Hà Nội - Thái Nguyên -Bắc Cạn - Cao Bằng. Từ Cao Bằng, hàng gạo được vận chuyển theo 2 địa bàn chủ yếu là Tà Lùng và Quảng Uyên. Các xe gạo thường chở quả tải từ 50-75 tấn/xe.  Cửa khẩu Tà Lùng: Xe gạo được vận chuyển trực tiếp và xuất hàng qua cửa khẩu Tà Lùng. Gạo được vận chuyển qua các đường sông qua thuyền hoặc bằng nhân công sang nhà kho bên Trung Quốc. Ưu điểm là tốc độ giao hàng nhanh, đặc biệt là bằng thuyền. Lượng hàng giao lớn, 8000-10000 nghìn tấn/đêm. Có thể đạt tới 20000 tấn/ngày cả đường bộ và đường sông. Tuy nhiên, do gần cửa khẩu chính nên phía Hải quan Trung Quốc kiểm soát chặt và chủ yếu giao hàng vào ban đêm. 717
  8.  Quảng Uyên: Xe gạo vận chuyển và được tập kết tại Quảng Uyên. Từ đây, gạo được vận chuyển bằng các xe nhỏ (10-15 tấn) tới các lối mở như Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh. Ưu điểm là giao được hàng cả ngày lẫn đêm và phía Trung Quốc ít kiểm soát hơn do các điểm giao hàng xa, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, tốc độ giao hàng chậm chỉ đạt khoảng 2000-3000 nghìn tấn/ngày.  Trong thời điểm phía Trung Quốc cấm biên, các xe gạo chờ lại và các thương nhân thường cố gắng đẩy mạnh giao hàng qua nhiều điểm tiểu ngạch. Trong một số thời điểm cấm chặt và thời gian chờ đợi lâu thì gạo sẽ được đưa vào kho của các doanh nghiệp tại cửa khẩu. Thương nhân tại biên giới phải chịu chi phí lưu kho, bốc xếp và lưu xe. Chi phí và lợi nhuận của các chủ thể Bảng 4: Chi phí của thương nhân tại biên giới với gạo thành phẩm 5% tấm, IR 50404 /xe 75 tấn tại Tà Lùng ngày 16/03 Tiêu chí Đơn giá Lượng (Kg) Thành tiền Giá gạo tại Hải Phòng 8.100 đ/kg 75.000 607.500.000 Giá gạo giao tại Tà Lùng 9.300 đ/kg 75.000 697.500.000 Chi phí vận chuyển từ Hải Phòng - Tà Lùng 700 đ/kg 75.000 52.500.000 Chi phí giao dịch 13.000.000 Chi phí bến bãi 700.000 Chi phí bốc xếp 240 đ/kg 75.000 18.000.000 Lợi nhuận của thương nhân 5.800.000 Xuất tiểu ngạch chứa đựng nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp tại Hải Phòng và Miền Tây do một số lý do như:  Các doanh nghiệp tại biên giới Việt Nam và Trung Quốc thường có mối liên hệ mật thiết với nhau về tài chính. Doanh nghiệp tại Việt Nam xuất tiểu ngạch qua biên giới gạo, cao su, hạt điều... Trong khi đó, thương nhân Trung Quốc xuất sang Việt Nam phân bón, vải, hàng điện tử… do đó các doanh nghiệp chia sẻ về rủi ro về tài chính và nguồn vốn. Các doanh nghiệp 2 biên giới nắm rõ về thông tin về nhà xưởng, tình hình kinh doanh, tài sản nên có thể cho đọng vốn một lượng khá lớn.  Nhiều thương nhân tại Cao Bằng hiện đưa hàng trực tiếp sang Côn Minh tiêu thụ. Thương nhân Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm bán hàng và thu tiền gửi về cho thương nhân tại Việt Nam. Mức lợi nhuận lớn hơn so với giao hàng tại cửa khẩu, giá thành cạnh tranh. Trong khi đó, các thương nhân tại Hải Phòng thường không cạnh tranh với phương thức này.  Thanh toán: Các doanh nghiệp tại biên giới sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt được đổi tại cửa khẩu. Hiện phương thức phổ biến được thương nhân biên giới giao dịch là thương nhân Trung Quốc thường đặt cọc trước 20-30%. Thương nhân nhận tiền đặt cọc trước khi hàng được vận chuyển qua Trung Quốc sau đó toàn bộ số tiền còn lại sẽ được trả ngược lại cho thương nhân tại Hải Phòng. 718
  9. Một số kết luận và hàm ý chính sách  Sự nổi lên của tiêu thụ gạo Trung Quốc trong vòng 5 năm vừa qua có thể được nhìn nhận như cơ hội kinh doanh cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn gạo đi Trung Quốc, đặc biệt tiểu ngạch qua biên giới là gạo phẩm cấp thấp, không có giám định chất lượng ngặt nghèo. Đây là cái bẫy “giá rẻ chất lượng thấp” cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong trung và dài hạn, nó gây ra sự xói mòn đối với những nỗ lực tái cơ cấu ngành hàng xuất khẩu gạo theo hướng chất lượng và bền vững.  Trước sự nổi lên của Trung Quốc, sự bị động của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm qua cho thấyViệt Nam thiếu một lực lượng doanh nghiệp có khả năng khai thác nhu cầu nội địa thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả. Phương thức kinh doanh thụ động và buôn bán ở biên giới sẽ luôn gánh chịu rủi ro, khó xây dựng được các mối quan hệ đối tác bền vững với phía Trung Quốc, không thể hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh làm ăn lâu dài với Trung Quốc.  Thách thức về mặt chính sách đó là Việt Nam chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu được xuất khẩu tiểu ngạch để có thể nắm được diễn biến cung cầu từ đó có được các giải pháp chính sách kịp thời.  Cần tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu để có những đánh giá toàn diện và sát thực về quy mô cũng như ảnh hưởng của xuất nhập khẩu tiểu ngạch đến sự phát triển của ngành, từ đó có các đề xuất giải pháp mang tính chiến lược lâu dài đối với thương mại tiểu ngạch.  Nghiên cứu và triển khai các chương trình hỗ trợ lực lượng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cao Bằng nói riêng khai thác thị trường Trung Quốc hiệu quả, có thể qua các khóa đào tạo tập huấn về ngoại ngữ tiếng Trung, các chương trình xúc tiến thương mại, tham quan tìm hiểu thị trường và xây dựng đối tác. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo AgroMonitor. Dự kiến phát hành 1/2016 2. Đề tài Đánh giá tác động xuất nhập khẩu lúa gạo tiểu ngạch đến xuất khẩu gạo bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long. Phạm Quang Diệu. Viện Kinh tế Việt Nam. 3. Tiền Phong, Trung Quốc phá giá đồng tiền, doanh nghiệp Việt 'đứng ngồi' không yên, 14/8/2015. 4. Trần Bảo Giám, Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Phương thức không còn hiện hữu. 06/10/2011 - Báo Công Thương. http://news.go.vn/kinh-te/tin-280375/xuat-nhap-khau- tieu-ngach-phuong-thuc-khong-con-hien-huu.htm 5. Haiquanonline. Xuất khẩu tiểu ngạch: Chưa thể bỏ? Chủ Nhật, 03/05/2015. http://www.baohaiquan.vn/pages/xuat-khau-tieu-ngach-chua-the-bo.aspx 6. Tapchitaichinh.vn. Xuất khẩu tiểu ngạch: Nhiều rủi ro. 08:42, 18/08/2015. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/xuat-khau-tieu-ngach- nhieu-rui-ro-67984.html 719
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2