intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉ lệ rối loạn cơ xương khớp ở sinh viên khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược Tp. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ rối loạn cơ-xương-khớp ở sinh viên khoa Điều dưỡng-KTYH, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 433 sinh viên Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉ lệ rối loạn cơ xương khớp ở sinh viên khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược Tp. HCM

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH TỈ LỆ RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG KHỚP Ở SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG - KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM Trần Thị Thanh Tịnh1, Huỳnh Thụy Phương Hồng2, Lê Thanh Vân3 Ngô Thảo Vân3, Trần Thụy Khánh Linh2 TÓM TẮT 15 nhất 40-50% sinh viên có rối loạn cơ xương Mở đầu khớp, trong đó vị trí đau nhiều nhất lần lượt là Làm việc và học tập trực tuyến có ảnh hưởng cổ, thắt lưng, vai. tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có nhiều Kết luận nghiên cứu về rối loạn cơ xương khớp do học và Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố liên quan đến dạy trực tuyến, đặc biệt là ở giảng viên và sinh rối loạn cơ xương khớp. Khuyến khích sinh viên viên của trường đại học. vận động, thay đổi vị thế liên tục, tránh ngồi lâu Mục tiêu ở 1 tư thế. Xác định tỉ lệ rối loạn cơ-xương-khớp ở sinh Từ khóa: Rối loạn cơ xương khớp, học tập viên khoa Điều dưỡng-KTYH, Đại học Y Dược trực tuyến, sinh viên TP. Hồ Chí Minh Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu SUMMARY Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện THE PERCENTAGE OF trên 433 sinh viên Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y MUSCULOSKELETAL DISORDERS IN học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. STUDENTS OF FACULTY OF Kết quả NURSING-MEDICAL TECHNOLOGY, 87,8% sinh viên có thời gian ngồi học nhiều UNIVERSITY OF MEDICINE AND hơn 3 giờ/ngày, trong đó tỉ lệ sinh viên liên tục PHARMACY AT HO CHI MINH CITY ngồi ở cùng một nơi và cùng một tư thế nhiều Background hơn 2 giờ chiếm 54%. Trong vong 1 năm gần Working and studying online showed a negative effect on health. However, there have not been many studies on musculoskeletal 1 Bộ môn Gây mê hồi sức, Khoa Điều dưỡng – Kỹ disorders caused by online learning and teaching, thuật y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh especially in lecturers and students at 2 Bộ môn Điều dưỡng, Khoa Điều dưỡng – Kỹ universities. thuật y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Objectives 3 Bộ môn Phục hồi chức năng, Khoa Điều dưỡng Determine the percentage of musculoskeletal – Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ disorders in students of the Faculty of Nursing- Chí Minh Medical technology, University of Medicine and Chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Thanh Tịnh Pharmacy at Ho Chi Minh City. ĐT: 0975337558 Methods Email: tranthithanhtinh@ump.edu.vn A cross-sectional descriptive study was Ngày nhận bài báo: 07/5/2023 conducted on 433 students of the Faculty of Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/8/2023 Ngày bài báo đăng: 30/10/2023 136
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Nursing-Medical technology, University of giảng viên và sinh viên trường đại học báo Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. cáo MSDs ở một hoặc nhiều bộ phận cơ thể Results (5,6) . 87.8% of students had more than 3 hours of Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu về study time per day, in which the percentage of MSDs ở các đối tượng là sinh viên, nhân students who continuously sat in the same place viên khối ngành khoa học sức khỏe. Tuy and the same posture for more than 2 hours nhiên, chưa có nghiên cứu được thực hiện accounts for 54.0%. In the last 1 year, 40-50% of chuyên sâu về và rối loạn cơ xương khớp do students have musculoskeletal disorders, in học và dạy trực tuyến, đặc biệt là ở các giảng which the most painful locations are neck, waist, and shoulder, respectively. viên và sinh viên của trường đại học. Do đó, Conclusion nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo Research on factors related to sát tác động của dạy – học trực tuyến đối với musculoskeletal disorders. Encourage students to tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến rối move, change positions continuously, avoid loạn cơ xương ở sinh viên tại Đại học Y sitting for a long time in one position. Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Keywords: Musculoskeletal disorders, online Mục tiêu nghiên cứu learning, students. - Mô tả hoạt động cơ-xương-khớp ở sinh viên khoa Điều dưỡng-KTYH, Đại học Y I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dược TP. Hồ Chí Minh. Từ tháng 1/2020, toàn thế giới gánh chịu - Xác định tỉ lệ rối loạn cơ xương khớp ở hậu quả nặng nề của COVID-19. Xét về giáo sinh viên khoa Điều dưỡng-KTYH, Đại học Y dục, đã có hơn 1,5 tỷ học sinh, sinh viên trên Dược TP. Hồ Chí Minh. thế giới phải chịu các ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa(1). Tại Việt Nam, Bộ Giáo II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU dục và Đào tạo đã chỉ đạo và hướng dẫn để Thời gian và địa điểm nghiên cứu tăng cường các hình thức học tập trực tuyến Nghiên cứu được thực hiện trực tuyến từ như: học thông qua truyền hình hay thông tháng 5/2023 đến tháng 8/2023 tại Đại học Y qua internet (2). Đại học Y Dược Thành phố Dược Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh cũng là nơi đã nhanh chóng Thiết kế nghiên cứu triển khai học tập – làm việc trực tuyến để Nghiên cứu cắt ngang mô tả đảm bảo an toàn trong dịch cũng như chất Đối tượng nghiên cứu Sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y lượng giáo dục đào tạo. Làm việc trên máy học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí tính và thiết bị di động khác, tiếp xúc với các Minh. yếu tố nguy cơ trong công việc hàng ngày và Tiêu chuẩn chọn vào có thể liên quan đến một số kết quả sức khỏe - Sinh viên đại học, cả nữ và nam, từ đủ bất lợi, bao gồm các rối loạn cơ xương 18-25 tuổi. (Musculoskeletal disorders - MSDs) liên - Đã là sinh viên ít nhất 6 tháng. quan đến công việc (3,4). Các nghiên cứu - Sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu này. trước đây cho thấy lần lượt 55% và 59,8% 137
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Tiêu chuẩn loại trừ Phương pháp phân tích số liệu - Phụ nữ mang thai hoặc giai đoạn sau Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng sinh một năm. phần mềm SPSS 20.0. - Có tiền sử bệnh thận, đái tháo đường, Đạo đức trong nghiên cứu tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, ung thư, béo Nghiên cứu được chấp thuận bởi Hội phì, dị dạng cột sống, khuyết tật, viêm khớp đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học do gút, viêm khớp dạng thấp, lao xương, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh số phẫu thuật ở lưng. 528/HĐĐĐ – ĐHYD ký ngày 08/5/2023. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau (7) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian thu thập số liệu từ 05/2023 đến 06/2023 đã nhận được 489 phản hồi. Sau khi xét các tiêu chí lựa chọn thì có p = ,598 26, d= ,05, z=1,96; N=2943 02 sinh viên nữ mang thai/năm đầu sau sinh, Cỡ mẫu tính được theo công thức và các 04 sinh viên trên 25 tuổi, 50 sinh viên có các số liệu đã có là n = 329. bệnh lý thuộc tiêu chí loại trừ nên loại khỏi Dự trù mất mẫu 50% nên số lượng sinh nghiên cứu 56 sinh viên. Như vậy có 433 viên là n=658. sinh viên được nhận vào nghiên cứu. Kỹ thuật chọn mẫu Đặc điểm của dân số nghiên cứu Ngẫu nhiên đơn phân tầng. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Cử Công cụ thu thập số liệu nhân từ năm 1 đến năm 4 ở các ngành Điều Bộ câu hỏi trong bảng khảo sát này gồm dưỡng, Phục hồi chức năng, Hộ sinh, Điều 8 phần 1) Dữ liệu nhân khẩu học, 2) Thông dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Kỹ tin sức khỏe, 3) Hành vi làm việc/học tập, 4) thuật hình ảnh, Xét nghiệm. Đa phần đối Thang đo trực quan đánh giá mức độ nghiêm tượng tham gia nghiên cứu là nữ chiếm tỉ lệ trọng của sự mệt mỏi, 5) Hoạt động thể chất, 79%. Độ tuổi dao động từ 18 đến 24 tuổi, với 6) Thang đo lường mức độ trầm cảm, lo âu tuổi trung bình là 20,5 (±1,2). 84,8% đối và căng thẳng, 7) Cảm nhận về sự đau, sự tượng nghiên cứu đã từng học tập trực tuyến mệt mỏi, sự khó chịu và cảm giác tê, 8) Chỉ trong năm học 2021-2022. số khuyết tật Oswestry. Thực trạng học tập trực tuyến Tổng cộng khoảng 100-130 câu hỏi tùy Có 92,1% sinh viên học tập trực tuyến ở theo câu trả lời của người tham gia. học kỳ 1 năm học 2021-2022, 84,0% sinh Phương pháp thu thập số liệu viên học trực tuyến ở học kỳ 2 năm học Bước 1: Liên hệ ban chủ nhiệm Khoa 2021-2022, 61,6% sinh viên học trực tuyến ở Điều dưỡng-Kỹ thuật y học, tổ Đào tạo Khoa học kỳ 1 năm học 2022-2023 và 54,1% sinh Điều dưỡng-Kỹ thuật y học. viên học trực tuyến ở học kỳ 2 năm học Bước 2: Sau khi nhận được sự đồng ý từ 2022-2023 (Bảng 1). Ban chủ nhiệm khoa, link khảo sát được gửi trực tiếp đến email của sinh viên. 138
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Bảng 1. Tỉ lệ học trực tuyến ở các học kỳ Không học trực Hoàn toàn học Trực tuyến 1 vài Không có/chưa bắt Năm học tuyến (%) trực tuyến (%) khóa học (%) đầu học kỳ (%) Học kỳ 1 7,4 67,2 24,9 0,5 2021-2022 Học kỳ 2 15,9 18,2 65,8 0 2021-2022 Học kỳ 3 23,8 2,1 6,2 67,9 2021-2022 Học kỳ 1 36,3 4,8 56,8 2,1 2022-2023 Học kỳ 2 44,6 3,5 50,6 1,4 2022-2023 Học kỳ 3 22,9 0,9 5,8 70,4 2022-2023 Có 87,8% đối tượng nghiên cứu ngồi hợp với kích thước cơ thể. 9,5% sinh viên nhiều hơn 3 giờ trong 1 ngày. Thiết bị được không dùng bàn khi làm việc/học tập. sử dụng nhiều nhất cho việc học trực tuyến 54% sinh viên được khảo sát liên tục theo thứ tự lần lượt là máy tính xách tay ngồi ở cùng một nơi và cùng một tư thế (51,0%), điện thoại di động/thông minh nhiều hơn 2 giờ. Khi ngồi lâu hơn 2 giờ, (35,8%), máy tính để bàn cá nhân (6,7%), 66,3% sinh viên thường gập duỗi thân mình, máy tính bảng không có bàn phím rời 80,6% xoay thân mình. (3,7%), máy tính bảng có bàn phím rời Về khối lượng công việc được giao so (1,6%). với số giờ làm việc quy định, tỉ lệ sinh viên Về môi trường học tập trực tuyến, chỉ 1/2 cho rằng khối lượng công việc tương ứng số số lượng sinh viên có không gian học tập giờ làm việc quy định, khối lượng công việc riêng (54,7%), 29,8% sinh viên không có nhiều hơn số giờ làm việc quy định, khối không gian riêng mà phải chia sẻ không gian lượng công việc ít hơn số giờ làm việc quy làm việc với người khác nhưng được bố trí định lần lượt là 62,8%, 28,4%, 8,8%. Đánh không gian khá tốt, 15,5% sinh viên không giá về học tập trong năm học 2022-2023, có không gian riêng mà phải chia sẻ không 54% sinh viên cho là tốt hơn so với năm học gian làm việc với người khác và không được trước, 18,5% sinh viên cho rằng năm nay tệ bố trí không gian, Phần lớn sinh viên cho hơn năm trước, 27,5% sinh viên cho rằng rằng không gian có đủ ánh sáng cho học tập năm nay giống như năm trước. (88,7%). Hoạt động thể chất Có 65,9% sinh viên ngồi ghế, 33% sinh 77,1% sinh viên không hoạt động thể viên ngồi trên sàn (không có ghế). 73,9% chất cường độ cao mà dẫn đến tăng nhịp tim, sinh viên cho rằng đã dùng loại bàn có chiều nhịp thở (như các công việc khiêng hay nâng cao, độ sâu và độ rộng phù hợp với kích vật nặng, công việc đào xới hoặc xây dựng). thước cơ thể, 14,3% sinh viên dùng loại bàn 65% sinh viên không hoạt động cường độ có chiều cao, độ sâu và độ rộng không phù vừa (như đi bộ nhanh hoặc khiêng vật nhẹ). 139
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác, chỉ trên cơ thể (cổ, vai, cánh tay, khuỷu tay, cẳng 40,9% sinh viên đi bộ hay sử dụng xe đạp ít tay, cổ tay/bàn tay, lưng trên, thắt lưng, nhất 10 phút liên tục để đi từ nơi này đến nơi hông/đùi, đầu gối, bắp chân/cẳng chân, mắt khác. cá chân/bàn chân với mức độ đau/khó chịu Cảm nhận về sự đau, sự mệt mỏi, sự được đánh giá theo thang Likert từ mức 0 khó chịu và cảm giác tê (Không đau) đến mức 10 (Đau nghiêm trọng) Kết quả cho khảo sát sinh viên về đau, như sau mệt mỏi, khó chịu hay tê ở bất kỳ vùng nào Bảng 2. Tỉ lệ triệu chứng xuất hiện ở các vùng cơ thể Tỉ lệ triệu chứng (%) Vị trí 7 ngày 6 tháng 12 tháng Cổ 17,4 15,5 16,6 Vai 14,3 16,2 15,0 Thắt lưng 16,6 16,7 16,5 Cẳng chân 10,3 9,4 10,7 Bảng 3. Tỉ lệ các mức độ đau phổ biến nhất Tỉ lệ mức độ đau (%) Mức độ đau 7 ngày 6 tháng 12 tháng Mức 5 15,1 14,1 12,9 Mức 4 20,2 15,3 21,5 Mức 3 28,6 26,2 30,0 Mức 2 16,3 15,9 15,0 Theo thứ tự thời gian 7 ngày, 6 tháng và việc/học tập và không giảm bớt khi nghỉ ngơi 12 tháng gần đây, tỉ lệ sinh viên cho rằng họ nhưng có thể tiếp tục làm việc/học tập được có triệu chứng ở ít nhất 1 vùng nêu trên lần (22,4%), đau kể cả khi không làm việc/học lượt là 57,5%, 53,3% và 39,4%. vị trí xuất tập (10%). Tần suất xuất hiện nhiều nhất là hiện triệu chứng nhiều nhất là cổ thắt lưng, 1-2 lần/tuần (32%), 3-4 lần/tuần (21,2%), 2- vai, cẳng chân (Bảng 2). Mức độ đau chủ yếu 3 lần/tháng (14,3%), mỗi ngày (13,1%). Lần dao động từ mức 2 đến mức 5 chiếm tỉ lệ đau gần nhất được ghi nhận là trong vòng 7 trên 70% (Bảng 3). ngày gần đây (42,1%) và trong vòng 24 giờ Tóm lại, trong vòng 7 ngày, 6 tháng và gần đây (33,6%). Nhìn chung, 87,6% sinh 12 tháng gần đây, 59,7% sinh viên có đau. viên cảm nhận cơn đau chỉ xuất hiện thỉnh Cơn đau được ghi nhận xuất hiện nhiều nhất thoảng với các triệu chứng không liên tục, là vào học kỳ 1 – năm học 2022-2023 71% sinh viên cảm nhận rằng các triệu (53,1%), sau đó lần lượt là học kỳ 2 - năm chứng khó chịu này liên quan đến công học 2021-2022 (20%), học kỳ 1 - năm học việc/việc học của họ, Những người này cho 2021-2022 (14,2%), trước học kỳ 1 – năm rằng yếu tố quan trọng nhất để kích thích hay học 2021-2022 (10%). Các triệu chứng này làm trầm trọng thêm cơn đau là ngồi lâu thường là đau khi làm việc/học tập và giảm (42%), căng thẳng từ công việc/việc học bớt khi nghỉ ngơi (62,9%), đau khi làm (20,2%), Bàn làm việc/bàn học không thích 140
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 hợp, quá nhiều công việc/bài vở (9,6%). Còn xương-khớp vẫn chiếm tỉ lệ cao ở đối tượng yếu tố không liên quan được lựa chọn phần nghiên cứu. Một nghiên cứu tổng quan nhanh lớn là việc tập thể thao (38%) và việc nhà từ 6 nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ đau cổ (29,6%). (20,3-76,9%), đau thắt lưng (19,5-74,1%) và đau vai (3,0-72,9%)(10). Nghiên cứu của IV. BÀN LUẬN Karingada (2022) cũng tìm thấy 80% sinh Tỉ lệ học trực tuyến giảm dần qua các viên báo cáo một số triệu chứng ở đầu, cổ và học kỳ của hai năm học 2021-2022 và 2022- mắt kể từ khi họ học trực tuyến: 58% sinh 2023. Trong giai đoạn học trực tuyến, có viên báo cáo các triệu chứng của rối loạn cơ 87,8% đối tượng nghiên cứu ngồi nhiều hơn xương khớp ở vai (11). 3 giờ trong 1 ngày. Tỉ lệ sinh viên liên tục ngồi ở cùng một nơi và cùng một tư thế V. KẾT LUẬN nhiều hơn 2 giờ chiếm 54%. Việc ngồi lâu đã Nghiên cứu được thực hiện trên 433 sinh được chứng minh có thể dẫn đến các nguy cơ viên Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học, Đại vấn đề sức khỏe trong đó có rối loạn cơ học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ xương khớp(8). tháng 05/2023 đến 06/2023 đưa đến một số Với thang đo về cảm nhận về sự đau, sự kết luận như sau: mệt mỏi, sự khó chịu và cảm giác tê (thang 1. 87,8% đối tượng nghiên cứu ngồi Nordic musculoskeletal questionnaire- nhiều hơn 3 giờ trong 1 ngày, trong đó tỉ lệ NMQ), trong khoảng 7 ngày gần nhất, 57,5% sinh viên liên tục ngồi ở cùng một nơi và sinh viên cho rằng họ có triệu chứng ở ít nhất cùng một tư thế nhiều hơn 2 giờ chiếm 1 vùng cơ thể, vị trí xuất hiện triệu chứng 54,0%. nhiều nhất là cổ (17,4%), thắt lưng (16,6%), 2. Tỉ lệ mắc rối loạn cơ xương khớp ở vai (14,3%). Trong 6 tháng gần nhất, tỉ lệ sinh viên trong 7 ngày gần nhất là 57,5%, này không thay đổi đáng kể khi có 53,3% trong đó vị trí xuất hiện triệu chứng nhiều sinh viên cho rằng họ có triệu chứng ở ít nhất nhất là cổ (17,4%), thắt lưng (16,6%), vai 1 vùng nêu trên, vị trí xuất hiện triệu chứng (14,3%). Trong 6 tháng gần nhất, tỉ lệ này là nhiều nhất là thắt lưng (16,7%), vai (16,2%), 53,3%, vị trí xuất hiện triệu chứng nhiều nhất cổ (15,3%), cẳng chân (9,7%). Nghiên cứu là thắt lưng (16,7%), vai (16,2%), cổ này có kết quả tương đồng với nghiên cứu (15,3%). của Shafi (2022) trên sinh viên y khoa học tập trực tuyến trong đại dịch COVID-19 với 91,2% đối tượng nghiên cứu có đau cơ- VI. KIẾN NGHỊ xương-khớp với tỉ lệ đau cổ (56,2%), đau Khuyến khích sinh viên vận động, thay thắt lưng (50,6%) (9). Tỉ lệ đau cơ xương đổi vị thế liên tục, tránh ngồi lâu ở 1 tư thế. khớp ở nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu tìm liểu về các yếu của Shafi có thể là vì hiện tại sinh viên Khoa tố liên quan đến rối loạn cơ xương khớp để Điều dưỡng-Kỹ thuật y học không phải học từ đó có những tư vấn, chương trình đào tạo trực tuyến toàn thời gian như trong thời kỳ phù hợp cho sinh viên. cách ly vì COVID-19. Tuy nhiên, đau cơ- 141
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH VII. LỜI CẢM ƠN 5. Sirajudeen MS, et al. (2018). Work-related Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn musculoskeletal disorders among faculty Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã members of college of Applied Medical tài trợ kinh phí thực hiện đề tài này. Ngoài Sciences, Majmaah University, Saudi ra, chúng tôi cũng cảm ơn các em sinh viên Arabia: A cross-sectional study. International Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học đã tham journal of health sciences. 12(4): p. 18. gia vào nghiên cứu. 6. Hendi OM, et al. (2021). Prevalence of musculoskeletal disorder and its relation to TÀI LIỆU THAM KHẢO stress among medical student at Taif 1. UNESCO (2020). UNESCO rallies University, Saudi Arabia. International international organizations, civil society and journal of preventive medicine. 12. private sector partners in a broad Coalition to 7. Visuthipanich V. (2016). Psychometric ensure #LearningNeverStops. UNESCO testing of GPAQ among the Thai population. Press Service. https://www.unesco.org/en/ Thai Pharmaceutical and Health Science articles/unesco-rallies-international- Journal. 11(4): p. 144-52. organizations-civil-society-and-private- 8. European Agency for Safety and Health at sector-partners-broad-coalition. Truy cập Work (2020). Musculoskeletal disorders and ngày 25/5/2023. prolonged static sitting. Available from: 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020). Hội nghị https://oshwiki.osha.europa.eu/en/themes/mu trực tuyến về phòng, chống covid-19 và sculoskeletal-disorders-and-prolonged-static- hướng dẫn dạy học trực tuyến. Available sitting. Truy cập ngày 25/5/2023 from: https://moet.gov.vn/pages/tim-kiem. 9. Shafi M, et al. (2022). Musculoskeletal pain aspx?ItemID=6576. among allied health sciences students during 3. Blumenberg C, et al. (2021). Association of online learning in Covid-19 pandemic (cross- the length of time using computers and sectional study). Pakistan Journal of mobile devices with low back, neck and mid- Rehabilitation. 11(2): p. 59-68 back pains: findings from a birth cohort. 10. Gomez IN, Suarez CG, Sosa KE, Tapang Public Health. 195: p. 1-6. ML (2022). Work from home-related 4. World Health Organization (2015). Public musculoskeletal pain during the COVID-19 health implications of excessive use of the pandemic: A rapid review. International internet, computers, smartphones and similar Journal of Osteopathic Medicine. electronic devices: Meeting report, Main 11. Karingada KT, Sony M. (2022). Meeting Hall, Foundation for Promotion of Demonstration of the relationship between Cancer Research. National Cancer Research MSD and online learning during the COVID- Centre, Tokyo, Japan. 19 pandemic. Journal of Applied Research in Higher Education, 14(1), 200-222. 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2