intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích hợp trong dạy phần văn học hiện đại để rèn kỹ năng đọc, nói cho sinh viên ngành Ngữ văn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân trong việc lựa chọn phương pháp, tìm cách thức tổ chức trong giảng dạy phần Văn học hiện đại để lồng ghép, tăng cường rèn thêm các kỹ năng đọc, nói cho sinh viên ngành Ngữ văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích hợp trong dạy phần văn học hiện đại để rèn kỹ năng đọc, nói cho sinh viên ngành Ngữ văn

  1. TÍCH HỢP TRONG Khoa Xã hội, Trƣờng DẠY PHẦN VĂN Đại học Quảng Bình HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ RÈN KỸ NĂNG Điện thoại: 0906456193 ĐỌC, NÓI CHO SINH VIÊN NGÀNH Email: NGỮ VĂN ntnga62@gmail.com TS. NGUYỄN THỊ NGA TÓM TẮT Dạy học theo định hƣớng tích hợp là một quan điểm của giáo dục hiện đại. Hiểu và thực hiện đúng định hƣớng dạy học tích hợp sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Vận dụng lý thuyết tích hợp, chúng tôi xin đƣợc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân trong việc lựa chọn phƣơng pháp, tìm cách thức tổ chức trong giảng dạy phần Văn học hiện đại để lồng ghép, tăng cƣờng rèn thêm các kỹ năng đọc, nói cho sinh viên ngành Ngữ văn. Từ khóa: Tích hợp, văn học hiện đại, rèn, kỹ năng đọc và nói ABSTRACT Applications of Integration to Teaching Modern Literature Aiming At Developing Reading and Speaking Skills for Philosophy Majors Integration-based instruction is a view of modern education; therefore, understanding and implementing this precisely will make contributions to upgrading training quality. In order to put integration theory into teaching modern literature, we would like to share our personal experiences in selection of methods and procedure to graft activities of integration-based instruction with the aim of enhancing reading and speaking skills for philology majors. Key words: integration, modern literature, practice, reading and speaking skills 669
  2. Trong hoạt động dạy học, tích hợp đƣợc hiểu là sự tổ hợp, kết hợp một số vấn đề từ các môn học khác nhau hoặc lồng ghép kiến thức cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Hình thức tích hợp này vừa đảm bảo tính khoa học, tính sƣ phạm, tính liên thông cùng mối quan hệ giữa các môn học trong chƣơng trình. Nó có khả năng vƣợt qua giới hạn nội dung của một môn học để thấu hiểu kiến thức các môn học khác. Đó là cơ hội để ngƣời học thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức đã đƣợc lĩnh hội phối hợp với những đóng góp của các môn học khác. Nó khai thác tính bổ sung lẫn nhau trong nội dung kiến thức và kỹ năng giữa các học phần trên cơ sở chuyên ngành. Tƣ tƣởng tích hợp còn giúp chúng ta có thể giải quyết những khó khăn giữa thời gian hạn hẹp và nhu cầu rộng lớn của kiến thức cần cập nhật. Vận dụng trong dạy học, hình thức tích hợp nhằm góp phần giúp cho sinh viên thực hiện quá trình học tập một cách có hệ thống, vừa tiếp thu kiến thức mới vừa củng cố đào sâu vừa rèn các kỹ năng cần thiết để hành nghề. Không chỉ nhằm rút gọn thời lƣợng trình bày tri thức của nhiều môn học mà còn để tập trung giải quyết những tình huống dạy học cụ thể và rèn luyện bồi dƣỡng, tạo điều kiện cho ngƣời học tập dợt cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn. Nó góp phần tạo năng lực mới cho ngƣời học trong quá trình chủ động tiếp nhận tri thức. Thời gian học tập trong nhà trƣờng không kéo dài thêm nhƣng ngƣời học có thể thu nhận nhiều tri thức hơn nếu tìm đƣợc hƣớng dạy hợp lý. Ngƣời học cũng thực sự đƣợc hoạt động nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Trong đào tạo giáo viên Trung học cơ sở (THCS) chuyên ngành Ngữ văn, các học phần luôn có mối quan hệ khá chặt chẽ, qua lại lẫn nhau. Đặc biệt mối quan hệ này lại càng trở nên gần gũi, gắn bó mật thiết trong nội dung các học phần thuộc khối kiến thức ngành. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong nội dung mô tả các học phần ở chƣơng trình khung đào tạo giáo viên THCS. Mỗi học phần đều sử dụng kỹ năng đọc, nói làm công cụ để thông hiểu nội dung kiến thức. Chính điều này là cơ sở tốt để chúng ta lồng ghép rèn các kỹ năng đọc, nói cho ngƣời học trong dạy học văn học hiện đại. Đối với nghề giáo (đặc biệt là nghề dạy Văn) phải thƣờng xuyên rèn các kỹ năng nói, đọc. Tất nhiên, việc rèn các kỹ năng này sẽ đƣợc thể hiện trong nhiều môi trƣờng khác nhau nhƣng quan trọng nhất vẫn là ở nhà trƣờng. Bởi mỗi buổi lên lớp, ngƣời học phải nói (giao tiếp) với mọi ngƣời để truyền đạt tƣ tƣởng tình cảm, trao đổi nội dung bài học, thực hiện các hoạt động của lớp. Nói tốt là cơ sở để rèn luyện tƣ duy và diễn đạt tốt. Ở trong nhà trƣờng, nói là một trong những công cụ để học tập, thể hiện những điều từ trong suy nghĩ, biến ý nghĩ thành lời. Nói tốt là cơ sở của tƣ duy mạch lạc, nói đúng, diễn đạt mạch lạc để sống và hành nghề. Đọc là quá trình biến hình thức chữ viết thành hình thức âm thanh để thông hiểu nội dung của một văn bản. Đọc không chỉ là việc giải một bộ mã gồm hai phần âm thanh và chữ viết mà còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu ý nghĩa. Nghề giáo không thể không đọc. Nó lại cực kỳ quan trọng đối với ngƣời dạy Văn. Đọc đúng và đọc tốt là cơ sở để hiểu, cảm, phân tích, bình để khơi gợi 670
  3. cảm xúc, thấu hiểu đƣợc giá trị tác dụng của văn chƣơng đối với cuộc sống. Nói và đọc là những vấn đề luôn có quan hệ qua lại, hỗ trợ và cùng nhau phát triển. Hiệu quả của công việc dạy Văn ở trƣờng THCS không chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn, phƣơng pháp, năng lực sƣ phạm đã trở thành kĩ xảo mà trong đó quan trọng nhất vẫn là các kỹ năng nói, đọc của ngƣời giáo viên. Vì vậy công việc đào tạo nghề dạy Văn không thể không gắn với rèn các kỹ năng nói, đọc Tiếng Việt thành kỹ xảo cho ngƣời học. Đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong đào tạo giáo viên THCS. Do đƣợc chuyên môn hoá cao nên ở trƣờng chuyên nghiệp, giảng viên thƣờng chỉ chú trọng đến dạy kiến thức học phần mình đảm nhiệm. Nếu không có các cuộc hội thảo, trao đổi chuyên môn, liên môn thì khó áp dụng dạy học tích hợp. Dạy học theo hƣớng tích hợp giữa các học phần trong chƣơng trình chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm của bộ môn, vào ý thức và khả năng của từng giảng viên. Nó đòi hỏi giảng viên cần phải nắm rõ, am hiểu khung chƣơng trình đào tạo, nắm bắt mục tiêu cũng nhƣ nội dung đào tạo, thông suốt tƣ tƣởng để cùng nhau áp dụng nhằm nâng cao năng lực sƣ phạm, rèn kỹ năng đọc, nói cho sinh viên. Giờ dạy học theo quan điểm tích hợp thực sự đƣợc diễn ra khi giảng viên ý thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề, đặt ra mục tiêu cụ thể trong đào tạo. Hơn nữa giảng viên cần có năng lực vận dụng phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực. Bài giảng có thể đi bằng nhiều cách để đạt đƣợc mục tiêu, nhƣng tất cả đều hƣớng vào những hoạt động cơ bản sau: - Rèn kỹ năng đọc từ dạy phần Văn học hiện đạị Đặc thù của mọi nhà trƣờng là hoạt động đọc (giảng viên đọc, học sinh, sinh viên đọc, đọc ở lớp, đọc ở nhà, đọc để làm bài tập, đọc tài liệu tham khảo, đọc để thông hiểu nội dung kiến thức). Vì vậy việc hình thành kỹ năng đọc cho sinh viên Ngữ Văn là việc làm đầy ý nghĩa. Tất cả thành tựu tri thức của nhân loại từ ngàn xƣa đến nay đều đƣợc lƣu lại bằng chữ viết. Nhờ đọc mà con ngƣời tiếp thu đƣợc nền văn minh nhân loại. Khi đọc con ngƣời có khả năng nhân sự tiếp nhận lên nhiều lần tri thức về cuộc sống, tự nhiên, xã hội...Biết đọc con ngƣời có khả năng chế ngự một phƣơng tiện văn hóa cơ bản để giao tiếp. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên của mỗi ngƣời đi học. Đọc giúp ngƣời học chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Vì những lẽ đó, chúng ta phải thƣờng xuyên rèn kỹ năng đọc cho ngƣời học trong đào tạo giáo viên THCS. Đối với mỗi giờ lên lớp, chúng ta luôn đặt ra mục tiêu tích hợp vốn kiến thức và lồng ghép để nâng cao năng lực đọc, nói cho sinh viên. Chẳng hạn: Dạy bài khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975, chúng ta có thể yêu cầu sinh viên đọc phần “Bối cảnh lịch sử – xã hội và đòi hỏi đổi mới văn học” và sau đó trình bày trƣớc lớp những vấn đề 671
  4. cơ bản trong các mục “Thời kỳ mới của lịch sử”, “Những chuyển biến về xã hội – văn hóa – tƣ tƣởng” và “Đòi hỏi đổi mới về văn học”. Qúa trình đọc thầm để thông hiểu nội dung trả lời yêu cầu của giảng viên chính là lúc sinh viên đƣợc chủ động chiếm lĩnh tri thức và tác động kép đến việc rèn kỹ năng đọc, kỹ năng nói. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ, tạo điều kiện để ngƣời học có khả năng và tinh thần tự học. Đọc còn tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ và tƣ duy của ngƣời đọc, bồi dƣỡng lòng yêu cái thiện ghét cái ác, biết sống xứng đáng hơn, nhân ái hơn. Dạy văn học hiện đại cần cho ngƣời học sống với chính tác phẩm văn học. Chẳng hạn dạy tác giả Nguyễn Minh Châu, ta yêu cầu sinh viên tìm đọc tiểu thuyết “Cửa sông”, “Dấu chân ngƣời lính”, “Miền cháy” , “Lửa từ những ngôi nhà”, “Những ngƣời đi từ trong rừng ra” “Mảnh đất tình yêu” hay tập truyện ngắn “Những vùng trời khác nhau”, “Bức tranh” và cả truyện viết cho thiếu nhi “Từ giã tuổi thơ”, “Những ngày lƣu lạc”, “Đảo đá kỳ lạ”. Chúng ta biết, hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, văn học có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu vô tận của đời sống tâm linh con ngƣời. Qua đọc, sinh viên ý thức đƣợc mình,“nâng cao niềm tin vào bản thân mình và tự hoàn thiện nhân cách của chính mình, làm nảy nở ở con ngƣời khát vọng hƣớng tới chân lý" (Mácxim Goorky). Qua đọc sinh viên đƣợc chắp cánh để đến với mọi thời đại, với mọi nền văn hoá, trang bị vốn sống để vƣơn tới cái chân, thiện, mỹ. Đọc tác phẩm văn học, sinh viên nhƣ đƣợc mở rộng vòng tay giúp họ sống nhân đạo hơn, yêu cái thiện ghét cái ác. Từ đó họ biết chia sẻ, biết nhân nguồn vui chia nỗi buồn và biết quý ngƣời hơn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, đọc ngày càng có ý nghĩa to lớn để tiếp nhận nguồn thông tin. Nhờ đọc mà ngƣời học có thể nhận thức đƣợc mọi vấn đề trong nội dung Văn học hiện đại. Cho dù tiết dạy khái quát văn học Việt Nam hay tác giả, phân tích tác phẩm thơ, truyện cũng đều phải coi trọng hoạt động đọc. Nếu là tiết khái quát văn học thì yêu cầu sinh viên đọc giáo trình, bài giảng để nắm nội dung kiến thức chung. Ở đây giảng viên cần phải có biện pháp cụ thể yêu cầu sinh viên đọc. Có thể gọi bất kỳ sinh viên nào trả lời đúng nội dung yêu cầu của giảng viên để buộc các em phải chủ động đọc hiểu. Công đoạn này đã tạo điều kiện cho giảng viên tích hợp nhằm rèn kỹ năng đọc thầm, đọc hiểu. Sinh viên đọc, động não, tìm tòi những vấn đề đặt ra trong bài giảng là quá trình tích lũy thêm kiến thức và rèn kỹ năng đọc. Tất nhiên ở đây giảng viên phải vận dụng các hình thức đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của ngƣời học. Linh hoạt vận dụng một cách sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu tích hợp để nâng cao năng lực đọc cho sinh viên. Trong giờ dạy tác giả, giảng viên yêu cầu mỗi sinh viên đọc, chuẩn bị mọi điều kiện để phân tích tác phẩm. Quá trình thực hiện hoạt động, sinh viên buộc phải đọc 672
  5. đúng để có cơ sở cảm, hiểu tác phẩm mà phân tích. Đối với những tác phẩm thơ có thể yêu cầu sinh viên đọc diễn cảm. Chẳng hạn dạy tác giả Xuân Quỳnh, ta có thể cho sinh viên đọc một số bài thơ hay nhƣ: “Sóng”, “Tự hát”, “Thuyền và biển”, “Bàn tay em” để nâng cao năng lực đọc diễn cảm. Giảng viên yêu cầu nhóm sinh viên hoạt động phân tích và nhận xét đánh giá. Trong quá trình đánh giá cần coi trọng những nhận xét về phƣơng pháp phân tích, cách nhận diện điểm sáng thẩm mỹ, nhận vật. Nếu là tác phẩm thơ thì nhận xét cách đọc diễn cảm bài thơ cả về phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu, tốc độ, âm lƣợng và nét mặt điệu bộ, giọng điệu, nhạc điệu, nhịp điệu….Chẳng hạn: giảng viên có thể nêu yêu cầu “khi đọc bài thơ Tiếng gà trƣa (Xuân Quỳnh), anh chị cần chú trọng nhấn ở những từ ngữ nào? Đọc với giọng nhƣ thế nào? Nhịp điệu có gì đặc biệt? Đây cũng là lúc giảng viên có thể tích hợp để củng cố tri thức và rèn kỹ năng đọc diễn cảm, hiểu rõ văn bản tác phẩm cho sinh viên. Nếu là tác phẩm văn xuôi thì chú ý nhận xét về cách nhập thân vào số phận nhân vật để phân tích tâm lý, tính cách, giọng điệu, thâm nhập sâu vào nội dung văn bản, lựa chọn cách đọc phù hợp. Chẳng hạn: dạy Tô Hoài, chúng ta yêu cầu sinh viên đọc “Truyện Tây bắc”, “Dế Mèn phiêu lƣu ký” và phân tích đặc điểm tính cách các nhân vật Mị, A Phủ, thống lý Pá Tra, Dế mèn, trũi... để thông hiểu tác phẩm, nắm chắc giọng điệu, tính cách nhân vật và lựa chọn cách đọc phù hợp với ngôn ngữ. Đọc cũng chính là hoạt động chuyển văn bản ngôn ngữ viết thành văn bản ngôn ngữ âm thanh. Mà ngôn ngữ âm thanh thì lại có tác dụng truyền cảm đến ngƣời nghe. Nhƣ thế, tác phẩm văn học sẽ tự tìm đến với trái tim bạn đọc. Ở đó sinh viên đƣợc bồi dƣỡng vốn sống, vốn hiểu biết, năng lực thẩm mỹ, phát triển nhân cách và cả giá trị giáo dục, giáo dƣỡng. - Rèn kỹ năng nói từ dạy phần Văn học hiện đại Nói là một nghệ thuật, là cách ứng xử trong giao tiếp đạt đến mục đích. Tục ngữ Việt Nam khuyên con ngƣời: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội, con ngƣời cũng cần có nhu cầu trao đổi thông tin (cần nói). Nói là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày. Bất cứ ai cũng cần học cách nói chuyện thật thuyết phục. Trong giao tiếp xã hội, lời nói đầy tính thuyết phục chính là yếu tố gây thiện cảm, giúp cho quan hệ công tác tốt đẹp hơn, quan hệ giữa ngƣời với ngƣời mang tính nhân văn hơn. Giáo dục cho sinh viên nói tốt, tự tin, sắc sảo nhƣng khiêm tốn và chừng mực thì ngƣời học có cơ hội chủ động tích cực ứng xử tốt trong mọi tình huống. Lời nói phải xuất phát từ trái tim với vốn tri thức có sẵn, từ sự hiểu biết của ngƣời có văn hóa. Một ngƣời biết cách nói chuyện, ứng xử tinh tế là ngƣời có phong cách trò chuyện tự tin, rõ ràng, hợp lý, sâu sắc và rất riêng. Đôi khi cần một chút tinh tế trong cách nói có thể làm giảm bớt sự căng thẳng, xoa dịu nỗi đau. Khi cần ta nói tránh để 673
  6. không chạm lòng tự ái của ngƣời khác. Cách nói còn đƣợc ẩn sâu trong âm lƣợng, trong thái độ, trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và đặc biệt là cách diễn đạt ý tƣởng. Một lời đề nghị ngọt ngào sẽ là cơ hội tốt để đạt hiệu quả mong muốn. Một câu xin lỗi chân thành tự đáy lòng sẽ nhận đƣợc những vị tha rộng lƣợng. Một lời phản biện rất sâu sắc nhƣng ý nhị cũng làm ngƣời nghe tiếp thu trong cảm giác tâm phục. Nói có nghệ thuật là một nét đẹp văn hóa cần đƣợc bồi đắp trong cộng đồng dân tộc. Kỹ năng này càng cần đƣợc rèn luyện nhiều hơn trong môi trƣờng chuyên nghiệp để lời nói thực sự trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu. Để đào tạo giáo viên chuyên ngành Ngữ văn không thể không rèn kỹ năng nói. Nói trong giờ học để sinh viên chiếm lĩnh tri thức. Phƣơng pháp dạy học hiện đại chú trọng đến ngƣời học, coi ngƣời học là trung tâm nên phải thƣờng xuyên hoạt động, giao tiếp trao đổi, thảo luận các vấn đề về tri thức. Rèn kỹ năng nói để sinh viên sƣ phạm ra trƣờng hành nghề dạy học. Mỗi buổi lên lớp muốn tổ chức tiết giảng thì ngƣời dạy cần phải nói. Muốn truyền đạt nội dung thì ngƣời dạy phải nói. Muốn giáo dục học sinh, điều khiển các hoạt động của lớp, ngƣời giáo viên không thể không nói. Trong giảng dạy, học tập, họp hành, mọi hoat động của ngƣời giáo viên luôn gắn liền với lời nói. Nói để diễn đạt tƣ tƣởng tình cảm, khí chất, ý chí của mình. Hiệu quả của công việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào trình độ học vấn, phƣơng pháp giảng dạy mà một phần quan trọng còn phụ thuộc vào năng lực giao tiếp bằng lời của ngƣời giáo viên. Đó là một trong những hoạt động nghiệp vụ sƣ phạm không thể thiếu, cần phải rèn luyện của giáo sinh. Để tăng cƣờng rèn kỹ năng nói cho sinh viên sƣ phạm Ngữ Văn, chúng tôi thƣờng xuyên tích hợp, lồng ghép vào quá trình tổ chức thực hiện giảng dạy. Chẳng hạn dạy mục “Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945”, giảng viên yêu cầu sinh viên thảo luận: Tại sao Giáo trình Văn học hiện đại I nhận định “Ở nƣớc ta, một năm đã có thể kể nhƣ 30 năm của ngƣời”. Giảng viên yêu cầu sinh viên chuẩn bị trƣớc dàn bài, nêu các ý chính, những thành tựu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Sinh viên trình bày ý kiến theo yêu cầu. Giảng viên có nhận xét sửa chữa để giúp sinh viên hiểu nội dung, kiến thức đồng thời nhận thức đƣợc yêu cầu nói cái gì, nói thế nào, có đầy đủ thông tin và biết chọn lọc nói đúng mục đích đối tƣợng giao tiếp. Việc lựa chọn ngôn ngữ, nghi thức, lời nói, quy tắc hội thoại cũng góp phần nói đúng, thuyết phục ngƣời nghe. Đặc biệt giảng viên phải biết khêu gợi, tạo cho sinh viên nhu cầu đƣợc nói, đƣợc bộc lộ suy nghĩ của mình về vấn đề đã nêu. Giảng viên cần tạo hoàn cảnh giao tiếp cho sinh viên bằng cách đặt câu hỏi, đặt vấn đề thảo luận, biết động viên khích lệ, tạo điều kiện cho mọi ngƣời cùng tham gia, hợp tác. Đôi khi chỉ cần qua lời nhận xét, đánh giá của giảng viên: “Em cần lựa chọn ngôn ngữ chính xác hơn, diễn đạt rõ hơn...” cũng có thể giúp cho sinh viên rút kinh nghiệm đƣợc trong quá trình nói. Trong giảng dạy, chúng tôi luôn thiết kế một hệ thống câu hỏi tạo môi trƣờng cho sinh viên nói. Chúng tôi thƣờng đặt ra các tình huống có vấn đề tạo điều kiện cho sinh viên 674
  7. đƣợc tham gia trao đổi thảo luận. Sau các phần trình bày của sinh viên, chúng tôi luôn định hƣớng cho bạn nhận xét về cách nói có hấp dẫn không? Có tạo đƣợc hứng thú không? Phần mở đầu, kết thúc ra sao? Có những giao cảm bằng mắt không? Tƣ thế tác phong nhƣ thế nào? Giọng nói đã phù hợp chƣa? v.v. Hoặc từ lời nhận xét của bạn về nội dung, hình thức trình bày cũng có thể giúp sinh viên nhận thức cần nói đúng yêu cầu của vấn đề đặt ra. Giảng viên chú trọng giúp cho sinh viên bộc lộ suy nghĩ, tình cảm một cách thẳng thắn, chân thành để phát huy khả năng tự nghiên cứu, tự học cũng nhƣ năng lực nói. Hiển nhiên trong bài dạy không chỉ chú trọng tích hợp để rèn luyện đọc, nói mà quên nhiệm vụ chính yếu, mục tiêu của bài. Để tích hợp tốt, có trọng điểm, giảng viên phải biết linh hoạt ứng phó trong mọi tình huống, nắm chắc và vận dụng tốt phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động ngƣời học. Khi dạy các tác giả: Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tản Đà, Xuân Diệu, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh... giảng viên nên yêu cầu sinh viên tự trình bày ý tƣởng, thảo luận nội dung các mục: tiểu sử và con ngƣời, quan niệm nghệ thuật tạo điều kiện môi trƣờng cho ngƣời học đƣợc nói, đƣợc giao tiếp. Đây là cơ hội giúp ngƣời học tự bộc lộ khả năng diễn đạt của mình trƣớc lớp, rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn, tính chủ động trọng mọi tình huống.Bài giảng sẽ thành công khi ngƣời giảng viên dừng lại đúng mức trƣớc vấn đề, không quá thái chú trọng tích hợp để biến giờ văn học hiện đại thành bài dạy rèn nghiệp vụ sƣ phạm. Rõ ràng bài giảng sẽ có tác động kép đến ngƣời học vừa nắm tri thức Văn học hiện đại một cách chủ động sáng tạo, vừa có thêm kinh nghiệm đọc, nói. Hơn nữa việc đọc tốt cũng tạo cơ hội cho sinh viên nói đúng giọng điệu, cao độ, chuẩn ngữ âm, hình thành quá trình phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, thuyết phục ngƣời nghe. Tích hợp là tƣ tƣởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục và chúng ta cần vận dụng sáng tạo trong quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1997), Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 2. Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2007), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, Tập 1, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2007), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, Tập 2, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 675
  8. 4. Trƣờng Đại học Quảng Bình (2011), Chƣơng trình khung đào tạo giáo viên THCS môn Ngữ Văn, Quảng Bình (Lƣu hành nội bộ). 5. Xavier Roegiers (1996), Khoa Sƣ phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trƣờng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 676
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2