intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiềm năng bản đồ của ảnh vệ tinh có độ phân giải cao

Chia sẻ: Le Toi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

264
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Độ lớn pixel thực địa của ảnh vệ tinh có độ phân giải cao là một trong các tham số quan trọng trước tiên, quyết định dung lượng thông tin của ảnh và tỷ lệ bản đồ thích ứng cần thành lập. Bài báo cáo này trình bày và xác lập mối liên hệ giữa độ lớn pixel thực địa của AVT-ĐPGC và tỷ lệ bản đồ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiềm năng bản đồ của ảnh vệ tinh có độ phân giải cao

  1. TIỀM NĂNG BẢN ĐỒ CỦA ẢNH VỆ TINH CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO TSKH. LƯƠNG CHÍNH KẾ Viện đo ảnh và Bản đồ ĐH Bách Khoa Vacsava Email: lchinhke@poczta.pl TÓM TẮT: Độ lớn pixel thực địa của ảnh vệ tinh có độ phân giải cao (AVT-ĐPGC) là một trong số các tham số quan trọng trước tiên, quyết định dung lượng thông tin của ảnh và tỷ lệ bản đồ thích ứng cần thành lập. Bài báo trình bầy và xác lập mối liên hệ giữa độ lớn pixel thực địa của AVT-ĐPGC và tỷ lệ bản đồ. Phần cuối bài báo đề cập tới khả năng thành lập cơ sở dữ liệu từ AVT-ĐPGC để xây dựng hệ thống thông tin địa lý GIS. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ảnh vệ tinh có độ phân giải cao (AVT-ĐPGC) với độ lớn pixel thực địa ≤ 1m đang là những đề tài nghiên cứu ứng dụng hấp dẫn trên thế giới, phục vụ trước hết cho việc thành lập và hiện chỉnh bản đồ. Ngoài ra, ảnh vệ tinh là những tư liệu có giá trị cho công tác nghiên cứu quy hoạch tài nguyên đất đai, nghiên cứu thăm dò các hiện tượng địa chấn, hoạt động của núi lửa và sóng thần, dự báo lũ lụt, sụt lở bờ biển vv...Việc nghiên cứu khả năng ứng dụng AVT-ĐPGC để thành lập bản đồ - gọi là „tiềm năng bản đồ” (topographic mapping potential) phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một nhu cầu bức xúc trước sự đòi hỏi ngày càng tăng của nền kinh tế đang phát triển. Tiềm năng bản đồ của AVT-ĐPGC đòi hỏi phải thoả mãn: - Yêu cầu về độ chính xác hình học của điểm địa hình, địa vật (geometric potential) [1b], - Khả năng suy giải của ảnh đảm bảo cho nội dung bản đồ cần thành lập (interpretation potential) [2]. Giữa dung lượng thông tin (hay nội dung) của ảnh và của bản đồ tồn tại mối liên hệ. Với ảnh photo trên nền phim (ảnh analogue) là mối liên hệ giữa tỉ lệ ảnh và tỉ lệ bản đồ. Song, đối với ảnh số nói chung và ảnh vệ tinh nói riêng là mối liên hệ giữa độ lớn pixel thực địa của ảnh và tỷ lệ bản đồ. Khái niệm „độ lớn pixel thực địa” hay „độ dài mẫu thực địa” GSD (Ground Sampling Distance) không đồng nghĩa với khái niệm „độ phân giải của ảnh” (image resolution). „Độ phân giải của ảnh” là thuật ngữ được sử dụng chung cho cả ảnh photo và ảnh số, nhưng bản chất của nó không giống nhau. Nội dung bài báo đề cập tới: - Sự khác nhau về khái niệm „độ phân giải” của ảnh photo và của ảnh số, cũng như sự khác nhau giữa „độ lớn pixel thực địa” và „độ phân giải của ảnh số”. - Mối liên hệ giữa dung lượng thông tin của ảnh số và bản đồ. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được „tiềm năng bản đồ” của AVT-ĐPGC. - Cuối cùng, thông qua kết quả nghiên cứu, bài báo giới thiệu khả năng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho GIS từ AVT-ĐPGC. 1
  2. 2. ĐỘ LỚN PIXEL THỰC ĐỊA VÀ ĐỘ PHÂN GIẢI CỦA ẢNH VỆ TINH Bước vào đầu kỉ nguyên 21, AVT-ĐPGC với độ lớn pixel thực địa ≤ 1m như IKONOS, QuickBird , OrbView (Mỹ) đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế. Các thực nghiệm nghiên cứu đều đi đến kết luận chung về tiềm năng to lớn của AVT- ĐPGC để thành lập bản đồ, với sự cạnh tranh ngày càng có ưu thế so với ảnh hàng không. Một số những khái niệm kinh điển trong đo ảnh hàng không của kỉ nguyên 20 không thể suy diễn và áp đặt thiếu căn cứ đối với AVT-ĐPGC. Trong kỉ nguyên 20 chúng ta xử lý ảnh trên các phân tử Halogen bạc. Trái lại, bước vào kỷ nguyên 21 chúng ta xử lý ảnh trên những tế bào quang điện – pixel. Không những công nghệ có sự thay đổi mà ngay cả một số các khái niệm kinh điển của ảnh photo phải được hiểu theo nghĩa khác đối với ảnh số. Trong đo ảnh photo, khái niệm „độ phân giải của ảnh” đã được định nghĩa chính xác và được kiểm nghiệm qua thực tế. „Độ phân giải của ảnh photo” biểu diễn bằng số đường nét (đn) trên một đơn vị độ dài 1mm. Ảnh photo có độ phân giải trung bình là 40đn/1mm; nghĩa là vật nhỏ nhất có thể được ghi trên ảnh với độ lớn tương ứng là 1mm/40=0,025mm. Bảng 1 giới thiệu độ lớn tối thiểu của vật ở thực địa được ghi trên ảnh ở các tỷ lệ khác nhau. Bảng 1: Độ phân giải của ảnh photo Tỷ lệ ảnh Độ lớn tối thiểu của 1:Mz vật ở thực địa (m) 1:5 000 0.12 1:10 000 0.25 1:25 000 0.62 1:35 000 0.88 1:50 000 1.25 Một vấn đề quan trọng của đo ảnh số trong suốt quá trình từ phát hiện vật (detection) đến nhận biết vật đó là vật gì (indentification) là khả năng suy giải của ảnh (interpretation potential). Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần vận dụng „lý thuyết làm mẫu ảnh” (theory of image sampling). Quá trình từ phát hiện đến nhận biết điểm đòi hỏi vật phải có độ lớn tối thiểu tương ứng trên ảnh bằng 2÷3 pixel. Đây là điều kiện ngưỡng và chính là „độ phân giải của ảnh”. Khi chúng ta nói „ảnh vệ tinh có độ phân giải 1m”, có nghĩa là bao hàm hai nội dung: - độ lớn pixel thực địa GSD (Ground Sampling Distance – độ lớn tối thiểu của vật ở thực địa có thể được ghi trên CCD) là 1m; - khả năng phát hiện và nhận biết vật trên ảnh đòi hỏi vật đó phải có độ lớn tối thiểu bằng 2÷3 pixel. „Lý thuyết làm mẫu ảnh” dựa vào cơ sở „tán xạ ánh sáng” (light diffraction) cho phép chúng ta xác định độ phân giải của ảnh. Nếu thiết bị quét ảnh số có đường kính cửa mở ống quang học là d và trục quang trùng với phương dây dọi, với bước sóng ánh sáng λ trong dải quang phổ toàn sắc Pan (panchromatic), góc tán xạ ánh sáng α (có đơn vị là mi-li-ra-đi-an) tương ứng 2
  3. với độ lớn tối thiểu của vật ngoài thực địa (độ lớn pixel thực địa = GSD) nhìn từ độ cao H, được ghi nhận trên chip CCD, sẽ có mối liên hệ sau: GSD (m) = α.H = (1,22 λ /d).H (1) Theo số liệu của nhà phân phối ảnh, IKONOS Pan có GSD = 0.82 m, QuickBird Pan có GSD = 0.61 m. Hệ thống quét ảnh của IKONOS có f = 10m, d = 0.70 m, λ = 600nm, H = 680km, theo (1) GSD sẽ tương ứng là 0.71 m. Ảnh QuickBird với f = 8.78 m, d = 0.6 m, H = 450km, GSD sẽ là 0,55m [3]. Kết quả này cho chúng ta thấy hệ thống quang học của IKONOS và QuickBird đã đạt tới giới hạn của sự hoàn hảo. Con số 0.71m được tính toán nêu ra ở trên cho ảnh IKONOS, là độ lớn pixel thực địa của ảnh PLÉIADES trong tương lai do Pháp và một số nước EU đầu tư của chương trình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, sẽ phóng lên quỹ đạo vào năm 2008-2009. Cũng cần nói thêm rằng: độ phân giải của ảnh SAR (Synthetic Aperture Radar) sẽ được đánh giá dưới góc độ khác, vì nguyên lý thu nhận ảnh SAR không giống như ảnh quét trên CCD. Mối liên hệ giữ GSD của AVT-ĐPGC và tỷ lệ bản đồ cũng có điểm khác nhau so với mối liên hệ giữa GSD của ảnh hàng không số và tỷ lệ bản đồ. 3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA DUNG LƯỢNG THÔNG TIN CỦA ẢNH VÀ CỦA BẢN ĐỒ Dung lượng thông tin (hay nội dung) bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Mức độ khái quát càng lớn khi tỉ lệ bản đồ càng nhỏ, dung lượng thông tin trên bản đồ càng giảm. Trái lại, bản đồ ở tỷ lệ càng lớn thì dung lượng thông tin (mức độ chi tiết) càng tăng. Ví dụ, các ngôi nhà đơn kề nhau sẽ được thể hiện riêng biệt trên bản đồ tỷ lệ 1:2 000, nhưng ở tỷ lệ 1:50 000 các ngôi nhà đơn ấy sẽ được thể hiện chung trong cùng một kí hiệu [1a]. Hình 1 giới thiệu dung lượng thông tin bản đồ địa hình ở các tỷ lệ khác nhau (hàng trên); bản đồ thành lập bằng phương pháp trắc địa (a), từ ảnh hàng không (b) và từ ảnh IKONOS (c) (hàng dưới). Giữa dung lượng thông tin trên bản đồ và trên ảnh có mối liên hệ chặt chẽ. Đối với ảnh photo mối liên hệ đó thể hiện thông qua tỷ lệ ảnh và tỷ lệ bản đồ. Song, đối với ảnh số, mối liên hệ ấy thể hiện thông qua độ lớn pixel thực địa GSD của ảnh và tỷ lệ bản đồ 1: Mb. GSD càng nhỏ thì dung lượng thông tin trên ảnh càng lớn; cho nên, dung lượng thông tin trên bản đồ càng phong phú [1c]. Trong đo ảnh số nói chung và đo ảnh vệ tinh nói riêng, khái niệm kinh điển „tỷ lệ ảnh” không phù hợp và không mang ý nghĩa thực tiễn. Bởi vì: - Mỗi đường quét ở mỗi thời điểm khác nhau, có tâm chiếu khác nhau và các góc nghiêng xoay cũng khác nhau. Một cảnh của ảnh số bao gồm nhiều đường quét; - Hai thiết bị quét ảnh số mặc dù có cùng độ lớn pixel thực địa GSD (độ lớn tối thiểu của vật ở thực địa có thể được ghi trên CCD), nhưng độ lớn pixel trên ảnh (image pixel) sẽ khác nhau và tỷ lệ ảnh cũng khác nhau. - Không phản ảnh thực tế tiềm năng bản đồ của AVT-ĐPGC. 3
  4. 1:5 000 1:25 000 1:50 000 a) b) c) Hình 1: Dung lượng thông tin bản đồ tỷ lệ 1: 5000, 1:25 000, 1:50 000 và 3 phương pháp thành lập bản đồ: a) trắc địa, b) từ ảnh hành không, c) từ ảnh IKONOS. Hình 2 giới thiệu dung lượng thông tin trên ảnh của cùng một vùng địa hình phụ thuộc vào độ lớn pixel thực địa GSD. GSD = 0.6 m GSD = 1.0 m GSD = 2.0 m GSD = 5.0 m GSD = 10.0 m GSD = 15.0 m Hình 2: Dung lượng thông tin trên AVT-ĐPGC phụ thuộc vào độ lớn pixel thực địa 4
  5. Phụ thuộc vào khả năng phân biệt của mắt người và độ chính xác khi in bản đồ, vật có kích thước nhỏ nhất được thể hiện trên bản đồ có độ lớn không nhỏ hơn 0.2mm. Để vật trên ảnh có thể được suy giải (intepretation) – như ở trên đã nói, đòi hỏi vật đó phải có độ lớn tối thiểu trên ảnh là 2÷3 pixel. Do vậy, độ lớn pixel của vật đó trên bản đồ sẽ là 0.2mm/(2÷3) = (0.07÷0.1)mm. Rõ ràng, giữa dung lượng thông tin AVT-ĐPGC và bản đồ có mối liên hệ thông qua độ lớn pixel thực địa GSD và mẫu số tỷ lệ bản đồ Mb như sau [3]: GSD (m) = (0.07÷0.1) Mb (2) Trên cơ sở công thức (2), ứng với từng tỷ lệ bản đồ, chúng ta sẽ xác định được độ lớn pixel thực địa tương ứng ghi ở bảng 2: Bảng 2: Độ lớn pixel thực địa và tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ Độ lớn pixel thực địa 1:Mb GSD (m) 1:5 000 0.35 – 0.50 1:10 000 0.70 – 1.00 1:25 000 1.75 – 2.50 1:50 000 3.50 – 5.00 1:100 000 7.00 – 10.00 Từ (1) và (2) chúng ta có mối liên hệ hàm số giữa mẫu số tỷ lệ bản đồ và các tham số λ, d, H, nghĩa là Mb = F(λ, d, H) có dạng sau: 1.22λ Η Μb = (3) (0.07 ÷ 0.1) d Qua công thức (3) chúng ta nhận thấy tỷ lệ bản đồ thành lập từ AVT-ĐPGC không phụ thuộc vào độ dài tiêu cự f của thiết bị quét ảnh quang điện (trong công thức (3) không xuất hiện f mà chỉ phụ thuộc vào độ mở ống kính d và độ cao quỹ đạo H). Nghĩa là không tồn tại mối quan hệ giữa tỷ lệ ảnh (Mz =H/f) và tỷ lệ bản đồ Mb như ảnh photo hàng không. Rõ ràng, công thức (3) một lần nữa cho chúng ta thấy khái niệm kinh điển về tỷ lệ ảnh của ảnh photo không phù hợp đối với AVT-ĐPGC. Để mô tả mối quan hệ (2) ở bảng 2, hình 3 giới thiệu dung lượng thông tin (nội dung) bản đồ phụ thuộc vào độ lớn pixel thực địa của AVT. 5
  6. IRS-1C (GDS=24m) SPOT Ms (GDS=20m) KFA-1000 (GDS=5-10m) IRS-1C Pan (GDS=5.8m) SPOT Pan (GDS=10m) KVF-1000 (GDS=3m) Hình 3: Dung lượng thông tin trên bản đồ phụ thuộc vào độ lớn pixel thực địa của ảnh Độ lớn pixel thực địa GSD là một trong số các tham số quan trọng để đánh giá chất lượng và dung lượng thông tin của AVT-ĐPGC do nhà phân phối ảnh cung cấp, và được coi là giá trị lý thuyết (thiết kế theo công thức (1)). Trong thực tế, chúng ta có thể kiểm nghiệm giá trị này thông qua phân tích mặt cắt giá trị độ mờ quang học của ảnh tại các vùng có giá trị đột biến dựa vào hàm biến đổi mô-đu MTF (Modulation Transfer Function). Bảng 3 giới thiệu giá trị lý thuyết và giá trị thực tế kiểm nghiệm độ lớn pixel thực địa GSD-l, GSD-t của một số AVT-ĐPGC và tỷ số biến đổi k: Bảng 3: Giá trị lý thuyết và thực nghiệm của GSD (m) AVT-ĐPGC GSD-l (m) GSD-t (m) k = GSD-t/GSD-l IKONOS (Mỹ) 1.0 1.0 1.0 SPOT-5HRS (Pháp) 5.0 5.0 1.0 IRS-1C Ấn Độ) 5.8 6.9 1.2 ASTER (Mỹ-Nhật) 15.0 16.5 1.1 TK- 350 (Nga) 10.0* 13.0* 1.3 KVR-1000 (Nga) 1.4* 2.2* 1.6 Từ bảng 3 chúng ta nhận thấy: Ảnh IKONOS và SPOT-5HRS có giá trị lý thuyết và thực nghiệm GSD (m) như nhau. Các ảnh còn lại đều có giá trị lý thuyết nhỏ hơn giá trị thực nghiệm. Đặc biệt, hai loại ảnh photo của Nga có sự chênh lệch lớn giữa GSD-l và GSD-t. Bằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên ảnh IKONOS 2, Pan (Bảng 4) về yêu cầu độ lớn pixel thực địa tối thiểu để nhận biết một số các đối tượng địa vật cơ bản của nội dung bản đồ như sau: 6
  7. Bảng 4: Độ lớn pixel thực địa tối thiểu để nhận biết địa vật Địa vật GSD (m) 1. Nhà xây đơn thuộc khu dân cư 2 2. Đường ngõ 2 3. Hệ thống giao thông đường bộ thứ cấp 5 4. Hệ thống đường sắt 5 5. Hệ thống giao thông đường bộ chính 10 6. Nhà cao tầng 10 Dựa vào bảng 1, bảng 2, mối liên hệ (2), và độ lớn pixel được cung cấp bởi các nhà phân phối AVT-ĐPGC chúng ta có thể xác lập sự tương ứng của ảnh vệ tinh với ảnh hành không photo ở tỷ lệ 1:Mz và khả năng thành lập bản đồ ở tỉ lệ thích hợp 1:Mb. Cụ thể, ảnh IKONOS Pan và QuickBird Pan với GSD là 0.82m và 0.61m có dung lượng thông tin tương đương với ảnh photo hàng không ở tỷ lệ 1: 35000 và 1:25000. Như vậy, ảnh IKONOS và QuickBird có khả năng cho phép thành lập bản đồ địa hình ở tỷ lệ thích hợp 1:10 000 và 1: 7 000. Nếu theo khái niệm kinh điển về „tỷ lệ ảnh” (f/H) thì ảnh IKONOS và QuickBird sẽ có tỷ lệ là 1:86 000 và 1:56000. Rõ ràng, tỷ lệ này không phản ảnh thực tế tiềm năng bản đồ của AVT- ĐPGC. Một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng khái niệm kinh điển về „tỷ lệ ảnh” dùng cho ảnh số nói chung và cho AVT-ĐPGC nói riêng không phản ánh bản chất của ảnh. Nếu sử dụng ảnh IKONOS và QuickBird để thành lập bản đồ trực ảnh (orthomap), và nhận bản đồ trực ảnh có độ phân giải 8 pixel trên 1mm thì ảnh IKONOS và QuickBird có khả năng cho phép thành lập bản đồ trực ảnh ở tỷ lệ 1:8 000 và 1:5 000. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó như sau: - Đối với ảnh IKONOS: (1mm : 8) x 8 000 = 1.0 m, - Đối với ảnh QuickBird: (1mm : 8) x 5 000 = 0.62 m. Đây chính là độ phân giải của ảnh IKONOS và QuickBird. Trên đây là một số nội dung về tiềm năng bản đồ của AVT-ĐPGC ở tỷ lệ thích hợp dựa vào độ lớn pixel thực địa của ảnh, trước hết cho ảnh IKONOS và QuickBird. Một công đoạn không thể bỏ qua trước khi sử dụng AVT-ĐPGC vào sản xuất là cần thiết tiến hành khảo nghiệm thực tiễn. Bởi vì, công đoạn này không chỉ khẳng định sự đúng đắn của cơ sở lý thuyết mà còn chứng minh trình độ áp dụng công nghệ của cơ sở sản xuất và hiệu quả kinh tế trong ứng dụng. Đồ thị trên hình 4 tổng kết về tiềm năng bản đồ của AVT thông qua mối liên hệ giữa độ lớn pixel thực địa của ảnh (trục tung) và tỷ lệ bản đồ (trục hoành). Dải mầu đỏ (II) ứng với tiềm năng bản đồ địa hình; dải mầu vàng đậm (III) ứng với tiềm năng bản đồ chuyên đề; dải mầu vàng nhạt (IV) - bản đồ chuyên đề đặc biệt; dải mầu tím (I) ứng với tiềm năng bản đồ địa hình với các địa vật có cấu trúc tương đối nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp. 7
  8. Hình 4: Tiềm năng bản đồ của ảnh vệ tinh Độ lớn pixel thực địa GSD của AVT-ĐPGC là tham số quan trọng trước tiên để đánh giá tiềm năng bản đồ của ảnh. Ngoài ra, các tham số khác có liên quan và ảnh hưởng tới chất lượng và dung lượng thông tin của ảnh như: độ tương phản của ảnh, mầu sắc phổ (ảnh toàn sắc Pan hay ảnh mầu Ms, hoặc ở các giải quang phổ như cận hồng ngoại VNIR, đỏ R, xanh B, diệp lục G), điều kiện thời tiết khí quyển, tính phức tạp của địa hình. Hình 5 giới thiệu 9 cảnh của cùng một địa hình với các loại ảnh khác nhau để chúng ta có cái nhìn tổng thể [1a, 2]. JERS, SAR, GSD = 18m LANDSAT 7, Pan, GSD=15m ASTER, VNIR, GSD = 15m TK 350, Pan, GSD = 10m IRS-1C, Pan, GSD = 5.8m SPOT 5, Pan, GSD = 5m IKONOS 2, Ms, GSD = 4m KVR-1000, Pan, GSD = 1.6m IKONOS 2, Pan, GSD = 1m Hình 5: Ảnh hưởng độ tương phản, mầu sắc phổ, pixel tới dung lượng thông tin trên ảnh 8
  9. 4. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO GIS TỪ AVT-ĐPGC Trong mục này chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về khả năng xây dựng cơ sở dữ liệu cho GIS từ ảnh IKONOS Pan và QuickBird Pan tại Viện đo ảnh và Bản đồ thuộc ĐH Bách khoa Vacsava [3]. Bản đồ trực ảnh IKONOS thành lập ở tỷ lệ 1:10 000 với pixel 1.0m và bản đồ trực ảnh QuickBird được thành lập ở tỷ lệ 1:5 000 với pixel 0.6m của một góc thành phố Vacsava. Trên cơ sở bản đồ ảnh, 4 lớp địa vật được tiến hành véc-tơ hoá: a. mạng lưới thuỷ văn, b. mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt, c. nhà ở và các công trình dân cư, d. các đối tượng khác. Véc-tơ hoá bốn lớp địa vật trên bản đồ ảnh của một góc thành phố Vacsava được giới thiệu trên hình 6. IKONOS Pan QuickBird Pan Hình 6: Véc-tơ hoá các lớp địa vật trên bản đồ trực ảnh một góc thành phố Vacsava từ ảnh IKONOS Pan và QuickBird Pan Qua thực tế xây dựng cơ sở dữ liệu, một số nhận xét được rút ra như sau: e. 100% hệ thống thuỷ văn được mã hoá, f. Ít nhất 90% các đối tượng của hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt được mã hoá, gần 10% còn lại do hệ thống cây xanh che khuất. g. 100% khả năng có thể chỉnh lý (update) các số liệu cũ của hệ thống giao thông, h. 100% khả năng chỉnh lý các số liệu cũ về nhà ở của vùng dân cư, 80% khả năng thành lập mới các số liệu về nhà ở và các công trình dân cư, i. Với lớp “các đối tượng khác” cho phép 80% khả năng thành lập các dữ liệu mới. 9
  10. 5. KẾT LUẬN Nội dung bài báo đề cập tới „độ phân giải” của ảnh vệ tinh. Trong đó, độ lớn pixel thực địa của ảnh là tham số quan trọng đầu tiên nói lên tiềm năng bản đồ của ảnh. Thông qua đó cho phép chúng ta xác định tỷ lệ bản đồ thích ứng với độ lớn pixel của ảnh. Bằng kết quả nghiên cứu, AVT-ĐPGC như IKONOS và QuickBird cho phép thành lập bản đồ trực ảnh ở tỷ lệ 1:10 000 với pixel 1.0 m, và 1:5 000 với pixel 0.6 m. Đây là những cơ sở dữ liệu có thể khai thác hiệu quả để xây dựng GIS và trước hết cho công tác hiện chỉnh bản đồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1a] Jacobsen K., 2002: Comparison of high resolution mapping from space. Proceedings of INCA, Ahmedabad, India, (on CD-ROM). [1b] Jacobsen K., 2003: Geometric potential of IKONOS and QuickBird images. Photorgammetric Week-03, Wichmann, Stugartt, Germany. (on CD-ROM) [1c] Jacobsen K., 2005: High resolution satellite imaging systems – overview. Proceedings of ISPRS workshops, Hannover, Germany, (on CD-ROM). [2] Topan H., Büyüksalih G., Jacobsen K., 2004: Comparison of information contents of high resolution space image. 20-th Congress of ISPRS. Istanbul, Turkey, (on CD-ROM). [3] Wolniewicz W., Kurczynski Z., Luong Chinh Ke, Kujawa L., Różycki S., 2005: Korekcja geometryczna wysokorozdzielczych zobrazowań satelitarnych i ich wykorzystanie dla tworzenia baz danych topograficznych. Projekt badawczy Nr 5 T12E 007 24. Instytut Fotogrametrii i Kartografii, PW, Warszawa. TOPOGRAPHIC MAPPING POTENTIAL OF HIGH RESOLUTION SATELLITE IMAGERIES Dr Sc. Luong Chinh Ke Institute of Photogrammetry & Cartography Warsaw University of Technology The Ground Sampling Distance (GSD) of high resolution satellite imageries is one of the important parameters that describes the capacity of image’s information and decides the topographic mapping potential. The paper proves the principle relationship between GSD and map scale. At the end of this paper, basing on the orthomaps generated in the scale of 1:10 000 with GSD of 1.0m and in the scale of 1:5 000 with GSD of 0.6m from IKONOS and QuickBird imageries, respectively, the possibility for building database of GIS has been presented. * Xin đón đọc: 1. Chiến lược phát triển ảnh vệ tinh có độ phân giải siêu cao của Mỹ. (Bài báo đề cập tới hai pháp lệnh của tổng thống Bill Clinton và George Bush ảnh hưởng đến chiến lược phát triển AVT-ĐPGC). 2. Chương trình vệ tinh PLÉIADES của Pháp và của một số nước EU với ảnh có độ phân giải rất cao. (Cuộc chạy đua của Pháp và một số nước EU trong lĩnh vực ảnh vệ tinh có độ phân giải rất cao). 3. Máy chụp ảnh hàng không số - thực trạng và tương lai. (Máy chụp ảnh hàng không số với nhiều tính năng ưu việt đang dần dần thay thế máy chụp ảnh analogue). 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2