intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiềm năng sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

127
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng có kết cấu gồm 6 chương, phần 2 sau đây gồm nội dung chương 5 trở đi. Nội dung Tài liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường; vấn đề phân loại, phân vùng và tiềm năng, phương hướng sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiềm năng sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam: Phần 2

  1. 151 Chương V PHÂN LOẠI VÀ PHÂN VÙNG VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM I PHÂN LOẠI VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM Phân loại vũng vịnh – Loại hình học vũng vịnh (Typology) - có một ý nghiã quan trọng về khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, giải quyết vấn đề này, sẽ cho ta hiểu biết, đánh giá được sâu sắc hơn bản chất của các loại hình thuỷ vực này, tránh được sự đánh giá theo cảm quan, hình thức, chỉ dựa trên các đặc điểm bề ngoài, dễ nhận biết, mà chưa thấy được những đặc điểm bản chất hơn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển tiến hoá, diễn biến theo thời gian, không gian của mỗi loại hình thuỷ vực. Việc phân loại vũng vịnh, sắp xếp thành hệ thống dựa trên các tiêu chuẩn loại hình học cũng sẽ chuẩn xác hơn, phản ánh đúng bản chất tự nhiên hơn, giảm bớt tính chủ quan, nhân tạo, trong việc phân loại. Về mặt thực tiễn, việc phân loại thuỷ vực theo tiêu chuẩn loại hình học cũng sẽ giúp ta có cơ sở để xác định đúng đắn hơn phương hướng sử dụng, khai thác tài nguyên, môi trường mỗi loại hình vũng vịnh, phù hợp với bản chất và xu thế phát triển của chúng, bảo đảm phát triển bền vững. Mặt khác, phân loại vũng vịnh theo các tiêu chuẩn loại hình học cũng sẽ góp phần dự báo các diễn biến sinh thái qua từng giai đoạn để dự kiến những giải pháp cải tạo, chỉnh sửa, các quá trình vận động vật chất, năng lượng bất lợi cho sự tồn tại, phát triển của thuỷ vực, do tác động của các nhân tố thiên nhiên hoặc do hoạt động của con người, để tránh những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng thuỷ vực. 1. Phương pháp luận phân loại vũng vịnh Về vấn đề phân loại vũng vịnh ven bờ đã có nhiều quan điểm (conceptual models) đưa ra các hệ thống phân loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau. Các hệ thống phân loại này dựa vào một hay nhiều chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên của các thuỷ vực như: khí hậu, thuỷ học, chất lượng nước, hình thái, sinh cư, sinh thái, v.v. Một trong những quan điểm phân loại có được sự chú ý, trước hết là của các nhà địa chất, địa lý học, đó là quan điểm địa mạo học, lấy đặc điểm địa mạo và loại trầm tích làm cơ sở để phân loại các thuỷ vực ven bờ, với ý tưởng: trầm tích là nền cơ bản của sự hình thành nơi sinh cư (habitat) của vật sống trong thuỷ vực, cho sự diễn biến của các quá trình sinh địa học ven bờ. Địa mạo là đặc điểm thể hiện một cách tổng hợp các thông số môi trường và sinh học của thuỷ vực (David et all, 2003). Quan điếm này đã được vận dụng vào phân
  2. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 152 loại các thuỷ vực ven bờ Australia, trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ cấu trầm tích sông, biển có trong các thuỷ vực này, cũng như các động lực chiếm ưu thế: sóng, thuỷ triều, dòng chảy sông… Để có thêm cơ sở lý luận, cũng nên nói đến vấn đề loại hình học thuỷ vực nội địa thế giới. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, lý thuyết loại hình học dạng hồ nội địa còn nặng tính chất hình thức, nhân tạo, dựa nhiều vào các tiêu chuẩn vật lý, hoá học đơn lẻ , để phân loại các thuỷ vực dạng hồ châu Âu, như: chế độ thuỷ học của hồ (Hutchinson, 1957), chế độ nhiệt của nước hồ (Forel), chu chuyển nước trong hồ (Ishimura, 1936), chế độ oxy, bùn đáy hồ (Rossolimo, 1964). Một trong những lý thuyết rất được chú ý trong giai đoạn này là nguyên tắc phân loại hồ căn cứ vào độ dinh dưỡng hồ (trophy), từ đó hình thành các khái niệm về độ dinh dưỡng còn được sử dụng cho tới hiện nay, như nghèo dinh dưỡng (oligotrophe), giàu dinh dưỡng (eutrophe), mất dinh dưỡng (distrophe), dựa trên các chỉ tiêu về hàm lượng muối dinh dưỡng, các nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật nổi, sinh vật đáy thích ứng với các điều kiện sinh thái dinh dưỡng tương ứng. Bước phát triển tiếp theo là quan điểm lấy năng suất sinh học là tiêu chuẩn cơ bản để phân loại hồ, coi đó là biểu hiện tổng hợp, tập trung nhất của các điều kiện sinh thái môi trường sống của thuỷ vực (Ohle, 1955); Elster, 1957). Về mặt phương pháp, quan điểm hiện đại là phân loại thuỷ vực không nên chỉ dựa trên từng tiêu chuẩn đơn lẻ, mà cần có một tập hợp nhân tố quyết định chu trình vật chất và năng lượng trong thuỷ vực, sự phát triển tiến hoá của thuỷ vực, những thể hiện bản chất cuả thuỷ vực. Những tư liệu trên, có thể cho ta có thêm cơ sở để suy nghĩ về phương pháp luận của loại hình học thuỷ vực nói chung và của vũng vịnh nói riêng, sao cho vừa mang tính chất phổ quát, thể hiện được tinh thần của loại hình học thế giới, lại vừa phù hợp với đặc điểm riêng của điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Có thể đề xuất một số ý tưởng sau về yêu cầu của những tiêu chuẩn phân loại vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam. 1.1. Các tiêu chuẩn phân loại phải nói lên được nguồn gốc hình thành, sự tồn tại, phát triển tiến hoá của từng loại vũng vịnh ven bờ, trong lịch sử phát triển địa chất vùng biển Việt Nam và Biển Đông nói chung. Mỗi tiêu chuẩn phải có ý nghĩa như một phát biểu về các đặc điểm trên của loại hình vũng vịnh đó. Tiêu chuẩn này nói lên vị trí của loại hình vũng vịnh đó trong thời gian và không gian lịch sử địa chất của vùng biển này. 1.2. Các tiêu chuẩn phân loại phải xác định được nhân tố động lực ưu thế, chủ yếu đối với sự tạo thành và biến động của hình thái, điều kiện môi trường của loại hình vũng vịnh đó, thể hiện được mối quan hệ với biển bên ngoài và hệ thống sông bên trong đổ vào vũng vịnh, với tính chất là những nguồn vật chất, năng lượng trao đổi với vũng vịnh trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. 1.3. Các tiêu chuẩn phải nói lên được tiềm năng nguồn lợi thiên nhiên, trước hết là nguồn lợi sinh vật, vị thế, để có thể thấy được giá trị thực tiễn của thuỷ vực. Tiêu chuẩn này có thể được thể hiện bằng các yếu tố phản ánh trực tiếp hay gián tiếp cường độ sản sinh vật chất, năng lượng, các nhân tố thể hiện cho tiềm năng các nguồn lợi đó. 1.4. Các tiêu chuẩn cũng cần phản ánh được hiện trạng tài nguyên, môi trường của thuỷ vực, xu thế biến động dưới tác động của các nhân tố tự nhiên và con người. Tiêu
  3. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 153 chuẩn này sẽ có ý nghĩa cảnh báo về các hệ quả sinh thái đối với môi trường có thể xảy ra cho thuỷ vực trong quá trình khai thác, sử dụng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo đảm phát triển bền vững. Các yêu cầu trên đây chưa phải đã thật đầy đủ đối với các tiêu chuẩn loại hình học để sử dụng trong phân loại vũng vịnh, song là những yêu cầu cơ bản để có thể cho biết được một cách toàn diện bản chất, giá trị khoa học và thực tiễn, xu thế phát triển của thuỷ vực, tránh tình trạng hiểu biết, đánh giá một cách hình thức, phiến diện đối tượng nghiên cứu, dẫn tới định hướng thiếu chính xác, không phù hợp với đặc điểm bản chất của thuỷ vực, dẫn tới kém hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng thuỷ vực. 2. Các tiêu chuẩn đề nghị phân loại Hệ thống vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam, theo số liệu kiểm kê bước đầu gồm 48 vũng vịnh lớn nhỏ khác nhau, có vị trí trải dài dọc bờ biển từ bắc tới nam. Trong số này, có 2 vịnh biển rất lớn (vịnh Bắc bộ, vịnh Thái Lan), 17 vịnh biển lớn và trung bình (50 – 500km2), còn lại là các vũng biển nhỏ và rất nhỏ (dưới 50 km2). Về độ sâu, có 3 vũng vịnh (6%) có độ sâu trung bình rất lớn (25 – 28m ), 14 vũng vịnh ( 29%) có độ sâu lớn (15- 24m), 23 vũng vịnh (48%) có độ sâu trung bình (5- 14m) và 8 vũng vịnh (17%) có độ sâu nhỏ (dưới 5m). Nhìn chung, hệ thống vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam có độ sâu không lớn, phổ biến chỉ trong khoảng 15m, lớn nhất không quá 30m. Trên 90% là kiểu vịnh nửa kín và hở (45 vũng vịnh), chỉ có 3 vũng vịnh là thuộc kiểu vịnh kín hoặc gần kín. Phù hợp với đặc điểm mạng lưới sông dày đặc ở Việt Nam, hầu hết các vũng vịnh đều chịu tác động của sông đổ vào ở các mức độ khác nhau. Các vũng vịnh ở Việt Nam đều được hình thành trong biển tiến Holocen, tuy nhiên tuỳ theo tác động của chuyển động kiến tạo và các quá trình ngoại sinh do động lực của biển ven bờ (sóng, dòng chảy, thuỷ triều) mà các vũng vịnh có xu thế phát triển, biến động khác nhau về hình thái cũng như về độ lớn: thu hẹp dần (phổ biến nhất), mở rộng dần hoặc tương đối ổn định. Về mặt tài nguyên thiên nhiên, tuy hiện nay còn chưa có được dữ liệu đầy đủ, song qua khảo sát bước đầu cũng như qua thực tế sản xuất và đời sống cũng đã có được hiểu biết về tài nguyên hiện có ở một số vũng vịnh quan trọng, chủ yếu là tài nguyên hải sản, du lịch, xây dựng cảng và tài nguyên khoáng sản (sa khoáng, vật liệu xây dựng). Tài nguyên vũng vịnh ở Việt Nam cho tới nay, nhìn chung còn chưa được khai thác toàn diện, mặt khác, trong một số trường hợp lại đã có dấu hệu khai thác chưa hợp lý, dẫn tới tác động xấu tới nguồn lợi. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường đang là mối đe doạ lớn đối với vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam. Trên cơ sở phân tích tình hình trên đây, có thể đề nghị những tiêu chuẩn loại hình học và hệ thống phân loại vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam trong tình hình hiện nay. 2.1. Các nhân tố đề nghị sử dụng vào các tiêu chuẩn phân loại 2.1a. Độ lớn, vị trí địa lý và vai trò kinh tế - xã hội của thuỷ vực Ở Việt Nam, những vũng vịnh lớn, đặc biệt là các vịnh biển lớn, thường có một vị trí quan trọng trong địa lý tự nhiên lãnh thổ, và có một vai trò quan trọng ở tầm quốc gia hoặc khu vực về kinh tế - xã hội cũng như an ninh quốc phòng, hơn hẳn các thuỷ vực
  4. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 154 khác trong hệ thống. Vì vậy, độ lớn của vũng vịnh cần được coi là một tiêu chuẩn đầu tiên trong phân loại các thuỷ vực này. 2.1b. Nguồn gốc hình thành và hình thái thuỷ vực Nguồn gốc hình thành liên quan tới cấu trúc địa chất bờ khởi đầu của vũng vịnh và sự tạo thành hình thái ban đầu của vũng vịnh. Nguồn gốc hình thành từ hoạt động kiến tạo hoặc từ hoạt động của các động lực ngoại sinh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của vũng vịnh. Từ hoạt động kiến tạo mạnh ở các đoạn bờ hình thành nên các bồn trũng trở thành các vùng trũng của vũng vịnh với bờ đá gốc khép kín. Trong khi đó, hoạt động của các động lực ngoại sinh lại tạo nên các cồn cát, doi cát, các đảo bao kín vịnh. Nguồn gốc hình thành cũng còn liên quan tới đặc điểm cấu tạo trầm tích đáy thuỷ vực. 2.1c. Động lực chủ yếu trong đời sống vũng vịnh Bản chất của vũng vịnh, như trong định nghĩa, là một bộ phận của biển, ảnh hưởng của sông rất ít, tuy nhiên, tác động khác nhau của các động lực biển khác nhau cũng có những ý nghĩa, hệ quả khác nhau đối với hình thái, cũng như xu thế biến động của hình thái, môi trường sống trong thuỷ vực, liên quan tới tiềm năng tài nguyên vũng vịnh. Vì vậy, động lực ưu thế trong vũng vịnh cần được đưa vào các tiêu chuẩn phân loại, một mặt để xác định đặc điểm điều kiện tự nhiên của thuỷ vực, mặt khác, còn là cơ sở để dự báo xu thế biến động của cấu tạo hình thái, tiềm năng nguồn lợi, môi trường vũng vịnh, định hướng cho khai thác, sử dụng, cải tạo thuỷ vực. 2.1d. Tiềm năng nguồn lợi vũng vịnh Tiềm năng nguồn lợi vũng vịnh thường nhiều mặt, bao gồm nguồn lợi sinh vật, phi sinh vật, vị thế của vũng vịnh. Tiềm năng nguồn lợi sinh vật có thể được thể hiện ở năng suất sinh học hoặc các nhóm sinh vật có ý nghĩa chỉ thị nguồn lợi sinh vật của thuỷ vực. Tiềm năng khoáng sản được thể hiện ở các loại khoáng sản trong thuỷ vực có ý nghĩa khai thác hiểu theo nghĩa rộng. Tiềm năng vị thế được thể hiện ở các điều kiện, nhân tố thuận lợi cho việc sử dụng vào các mục đích an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, giao thông hàng hải khu vực, du lịch biển, các di tích cổ giá trị có trong vũng vịnh. Các yếu tố thể hiện vị thế vũng vịnh được đưa vào các tiêu chuẩn phân loại cũng góp phần nói lên giá trị thực tiễn, định hướng sử dụng, khai thác cho mỗi loại hình vũng vịnh. Trên đây là các yếu tố chủ yếu cần đưa vào các tiêu chuẩn phân loại trong loại hình học vũng vịnh ở nước ta trong tình hình, điều kiện hiện nay, để có thể xác định được bản chất của vũng vịnh, đồng thời cũng thấy được giá trị thực tiễn của thuỷ vực, phục vụ cho yêu cầu khai thác, sử dụng, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam hiện nay. Đương nhiên, các yếu tố, tiêu chuẩn này đều có quan hệ hữu cơ với nhau, mỗi yếu tố, tiêu chuẩn này có khi ít nhiều đã bao hàm một phần các tiêu chuẩn khác, song việc xác định rõ ràng từng tiêu chuẩn là cần thiết để đảm bảo tính hệ thống trong phân loại thuỷ vực. Cũng cần thấy rằng, phân loại vũng vịnh theo tinh thần, yêu cầu loại hình học thuỷ vực khác với việc kiểm kê vũng vịnh, chủ yếu chỉ đặt ra yêu cầu thuận tiện cho việc sử dụng trong hoạt động thực tiễn, vì vậy chỉ dựa trên từng yếu tố, tiêu chuẩn đơn lẻ, thường mang nhiều tính chất nhân tạo, hình thức. Việc phân loại này cũng khác với việc
  5. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 155 phân vùng vũng vịnh (xem phần sau), dựa trên phân vùng địa lý tự nhiên của lãnh thổ , được coi như xương sống của hệ thống phân vùng. 3. Phác thảo hệ thống phân loại vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam Căn cứ vào đặc trưng về điều kiện tự nhiên cũng như vị trí, tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của từng loại vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam, hệ thống phân loại có thể bao gồm 3 cấp độ: Cấp, Nhóm, Loại Cấp I Vịnh biển rất lớn về diện tích (trên 500km2) và độ sâu trung bình (trên 30m), chiếm một phần quan trọng của diện tích lãnh thổ, có tầm quan trọng quốc gia về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế. Nguồn gốc kiến tạo, nền đáy có trầm tích di tích hoặc di tích các dạng địa hình cổ. Thuỷ vực tiêu biểu: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan Cấp II Vịnh ven bờ, vũng biển có diện tích và độ sâu lớn, trung bình hoặc nhỏ, chỉ chiếm một phần nhỏ của lãnh thổ, chỉ có tầm quan trọng trong khu vực hoặc địa phương về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Có nguồn gốc kiến tạo và động lực ngoại sinh. Không có các trầm tích di tích. Tương tác biển lục địa rõ. Nhóm 1 Vịnh ven bờ, vũng biển kín hoặc nửa kín, bờ đá gốc. Động lực thuỷ triều ưu thế. Có hoặc không có ảnh hưởng sông. Loại 1.1 Vịnh ven bờ lớn hoặc trung bình, nửa kín, bờ đá gốc, có đảo chắn. Động lực thuỷ triều ưu thế. Ảnh hưởng sông không đáng kể. Nguồn gốc kiến tạo, trầm tích biển Thuỷ vực tiêu biểu: vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Lan Hạ, vịnh Quan Lạn Loại 1.2 Vịnh ven bờ lớn hoặc trung bình, nửa kín, bờ đá gốc, có đảo và doi cát chắn Động lực sóng thống trị. Có ảnh hưởng của sông. Nguồn gốc ngoại sinh. Trầm tích phức tạp. Thuỷ vực tiêu biểu: vịnh Văn Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Bình Cang, vịnh Xuân Đài Nhóm 2 Vịnh ven bờ lớn, trung bình hoặc nhỏ, hở hoặc rất hở, bờ cát. Động lực sóng ưu thế, thuỷ triều lớn, trung bình hoặc nhỏ. Loại 2.1 Vịnh ven bờ lớn, rất hở, bờ cát, thuỷ triều lớn, ảnh hưởng sông đáng kể. Thuỷ vực tiêu biểu: vịnh Đà Nẵng, vịnh Phan Rang, vịnh Phan Thiết Loại 2.2 Vũng biển, trung bình hoặc nhỏ, bờ cát. Động lực sóng ưu thế, thuỷ triều trung bình hoặc nhỏ, ảnh hưởng sông đáng kể. Thuỷ vực tiêu biểu: vũng Nghi Sơn, vũng Diễn Châu, vũng Áng, vũng Chân Mây, vũng Dung Quất. Trên đây chỉ mới nêu lên một số tiêu chuẩn phân loại các vũng vịnh đã có dữ liệu
  6. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 156 qua các hoạt động khảo sát trong thời gian qua. Các tiêu chuẩn phân loại khác như: xu thế phát triển, tiềm năng và biến động tài nguyên và môi trường … sẽ được bổ sung vào các tiêu chuẩn phân loại khi có được dữ liệu đầy đủ qua khảo sát các loại hình vũng vịnh trong giai đoạn tới. II. PHÂN VÙNG VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM Phân vùng phân bố địa lý hệ thống vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam nhằm đạt được cả hai mục tiêu về khoa học và thực tiễn. Về mặt khoa học, việc phân vùng đúng đắn và khách quan tạo cơ sở cho nghiên cứu và đánh giá bản chất của các nhóm, kiểu vũng vịnh, các yếu tố ảnh hưởng, các quá trình động lực chi phối để dễ dàng tìm ra các đặc điểm có tính quy luật theo kiểu loại và vùng miền phân bố chúng. Về mặt thực tiễn, việc phân vùng địa lý vũng vịnh hợp lý cho phép xác định tiềm năng sử dụng chúng, làm căn cứ quan trọng cho các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, khu vực và vùng ven biển. 1 . Phương pháp luận 1.1. Phương pháp xác định tính phù hợp về phân vùng lãnh thổ, lãnh hải và phân vùng bờ biển Hệ thống vũng vịnh ven bờ nằm trong hệ thống dải ven bờ biển, chuyển tiếp giữa lục địa và biển. Vì vậy, việc phân vùng phân bố địa lý chúng cần có sự phù hợp với phân vùng lãnh thổ, lãnh hải và phân vùng dải bờ biển. Đến nay, do tính chất và yêu cầu khác nhau, còn tồn tại những điểm chưa thống nhất giữa phân vùng lãnh thổ, vùng biển và dải ven bờ biển. Phân vùng lãnh thổ dựa trên tổng thể các yếu tố tự nhiên, hành chính và lịch sử, trong khi phân vùng biển và dải ven bờ biển chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên. Mặc dù nằm ở dải ven bờ biển, với mục tiêu phục vụ cho quản lý và sử dụng, việc phân vùng phân bố địa lý hệ thống vũng vịnh cần có sự phù hợp cao với phân vùng lãnh thổ đặt trong mối quan hệ với các đơn vị hành chính phụ thuộc. Ví dụ, Lạch Trường là ranh giới tự nhiên phía nam của dải ven bờ biển châu thổ Sông Hồng và đoạn ven bờ biển Nga Sơn – Hậu Lộc của Thanh Hoá phải được xếp cùng vào ven bờ châu thổ Sông Hồng. Tuy nhiên, để tiện cho quản lý, trong phân vùng này chia tách vùng ven bờ Bắc Bộ từ Ninh Bình trở ra và Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá trở vào. Trường hợp vũng Rô thuộc Phú Yên nằm ở phía nam mũi Đại Lãnh, một biên mốc tự nhiên quan trọng ở bờ biển Miền Trung. Nhưng vũng Rô cần được xếp vào phân vị phía bắc, trong đó có tỉnh Phú Yên, không nên xếp vào phân vị phía nam có tỉnh Khánh Hoà. 1.2. Phương pháp xác định mối tương quan giữa phân bố vũng vịnh với phân bố các kiểu bờ biển Xem xét mối tương quan giữa kiểu bờ biển (Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh Phùng, 1977; Trần Đức Thạnh và nnk, 1997), thấy rằng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vũng vịnh chỉ phân bố ở những kiểu bờ biển nhất định và có những kiểu bờ không song hành với vũng vịnh. Tính chất của các vũng vịnh cũng phụ thuộc vào kiểu bờ biển mà nó tồn tại. Ví dụ, ở kiểu bờ biển mài mòn do sóng thường xuất hiện các vịnh bờ đá
  7. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 157 (embayments), phổ biến ở Trung – Nam Trung Bộ. Các vịnh Bắc Trung Bộ ở vùng phân bố kiểu bờ đồng bằng aluvi biển và tích tụ – mài mòn do sóng nên các vịnh có độ sâu không lớn, hở, bờ cát ưu thế. Các vịnh khu vực Đông bắc được tạo nên do phương thức đảo chắn gắn liền với kiểu bờ Đanmat “chuỗi tràng hạt”. 1.3. Phương pháp xác định tính đặc trưng và thống nhất trong các đơn vị phân vùng Các phân vị phân vùng phân bố địa lý vũng vịnh phải đảm bảo có các yếu tố bản chất của chúng thể hiện tính thống nhất trong nội tại và tính đặc trưng so với các phân vị khác. Đối với các phân vị phân vùng lớn, đó là các yếu tố chi phối về khí hậu, thuỷ văn sông và hải văn và cấu trúc địa chất trên quy mô lớn. Đối với các phân vị nhỏ, đó là các yếu tố hình thái và cấu trúc, cấu tạo vũng vịnh – sản phẩm của quá trình thành tạo, tiến hoá vũng vịnh. Các yếu tố bản chất được lựa chọn xem xét tính thống nhất và đặc trưng là: Mức độ đóng kín: Mặc dù không phải là tuyệt đối, mức độ đóng kín của vũng vịnh có độ tập trung nhất định theo các khu vực và vùng. Ví dụ, khu vực Đông Bắc và khu vực Trung – Nam Trung Bộ tập trung nhiều các vũng vịnh có mức độ đóng kín cao, trong khi vũng vịnh ven bờ Bắc trung Bộ lại có cấu trúc tất cả là hở. Độ sâu: Tính đồng nhất độ sâu các vũng vịnh khá cao theo các khu vực. Khu vực ven bờ Đông Bắc phổ biến độ sâu nhỏ, Bắc Trung Bộ tất cả các vũng vịnh có độ sâu trung bình, vũng vịnh Nam Trung Bộ phổ biến độ sâu nhỏ, trong khi các vũng vịnh ven các đảo phía nam có độ sâu nhỏ và trung bình tương ứng với các kích thước nhỏ. Cấu tạo bờ: cấu tạo bờ liên quan đến nguồn gốc, tiến hoá của kiểu bờ và đặc điểm thành phần thạch học cấu tạo nên bờ vịnh. Ví dụ, khu vực ven bờ biển Đông bắc phổ biến bờ đá gốc do vịnh tạo nên từ đảo chắn là đá gốc; bờ vịnh khu vực Phú Khánh – Ninh Thuận cũng rất phổ biến đá gốc. Trong khi, bờ vịnh Bắc Trung Bộ lại phổ biến bờ cát. Phần nhiều bờ đá gốc gắn với cấu trúc nửa kín, trong điều kiện kiểu bờ nguyên sinh chưa bị biến đổi nhiều do các quá trình biển. Hình thức tạo vũng vịnh: Các vũng vịnh có hình thực tạo cũng tập trung thành các nhóm. Ven bờ Đông Bắc ưu thế là hình thức đảo chắn, khu vực phía nam phổ biến đảo ven vịnh, trong khi tuyệt đại đa số vịnh ven bờ Miền Trung vũng vịnh tạo nên do mũi nhô. 2. Căn căn cứ phân vùng 2.1. Phân vùng lãnh thổ Việt Nam Việc phân vùng lãnh thổ Việt Nam được căn cứ vào điều kiện tự nhiên, phân chia các đơn vị hành chính (cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) và hoàn cảnh lịch sử. Theo truyền thống, lãnh thổ Việt Nam thường được chia thành ba miền là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện nay, trong thực tế tiến hành các hoạt động điều tra nghiên cứu, quy hoạch phát triển và thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội, lãnh thổ Việt Nam thường được quen sử dụng thành bốn vùng là Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Có lẽ, sự phân hoá nhất định về điều kiện tự nhiên trong điều kiện địa vực Miền Trung chạy rất dài đã hình thành nên sự phân tách tương đối giữa Bắc và Nam Trung Bộ qua dãy hoành sơn Bạch Mã - Hải Vân, để từ đó có sự phân công và chuyên hoá nhất định các hoạt động kinh tế - xã hội theo vùng, miền lãnh thổ.
  8. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 158 Bắc Bộ Việt Nam có 26 tỉnh, thành phố (trước 2008), tính từ Ninh Bình trở ra. Hiện nay có một số cách phân chia các vùng Bắc Bộ, phổ biến là 3 vùng (thực chất là tiểu vùng): Vùng Bắc Bộ có 11 tỉnh, trong đó có Quảng Ninh; Vùng Tây Bắc có 4 tỉnh; Vùng đồng bằng sông Hồng nằm trên Châu thổ Sông Hồng gồm 9 tỉnh (cũ) và 2 thành phố Hà Nội (cũ) và Hải Phòng. Ngoài ra, còn vùng Duyên hải Bắc Bộ gồm 5 tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh theo thứ tự bắc - nam: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Tất cả các tỉnh này đều nằm giáp biển và có dải ven bờ biển. Nam Trung Bộ Việt Nam gồm có 13 tỉnh, thành phố và thường được chia thành: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc - nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đa số các tài liệu hiện hành, trong đó có xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, hoặc cực Nam Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam và một số tài liệu dựa vào nguồn này lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Đông Nam Bộ. Ở đây, có thể có sự hiểu lầm sang vùng biển Đông Nam Bộ thì có cả vùng biển Bình Thuận và Ninh Thuận. Nam Bộ Việt Nam từ Bình Phước trở xuống phía Nam, bao gồm 19 tỉnh và thành phố, thường được chia thành 2 vùng chính. Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và thành phố là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng Tây Nam Bộ, chính là Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh và thành phố là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Như vậy, ở đây cần phân biệt rõ hai khái niệm vùng khác nhau là vùng lãnh thổ Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh thành như đã nói và vùng biển Đông Nam, bao gồm vùng ven bờ và ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau, phân biệt với vùng biển Tây Nam thuộc vịnh Thái Lan. 2.2. Phân vùng biển Việt Nam Cho đến nay, rất ít công trình nghiên cứu đưa ra cơ sở và căn cứ phân vùng biển VIệt Nam. Trong tập sách “Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam” của Bộ Thuỷ sản, 1996, vùng biển Việt Nam được đề nghị chia thành bốn vùng. Vùng A: vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh – Quảng Bình); Vùng B: biển Trung Bộ (Quảng Trị – Khánh Hoà); Vùng C: Biển Đông Nam Bộ (Ninh Thuận – Cà Mau); Vùng D: Biển Tây Nam Bộ (Cà Mau – Kiên Giang). Phân vùng này được sử dụng khá rộng rãi trong các chương trình điều tra nghiên cứu biển từ đó đến nay. Dựa vào tổng thể các yếu tố tự nhiên như hình dáng bờ, địa hình đáy, đặc điểm khí hậu và tính chất – cấu trúc thuỷ văn, chúng tôi đề nghị phân vùng biển Việt Nam như sau: Vùng biển vịnh Bắc Bộ: ven bờ và ngoài khơi Quảng Ninh – Thừa Thiên - Huế. Vùng biển Miền Trung: ven bờ và ngoài khơi Đà Nẵng – Khánh Hoà. Vùng biển Đông Nam: ven bờ và ngoài khơi Ninh Thuận – Cà Mau. Vùng biển vịnh Thái Lan: ven bờ và ngoài khơi Cà Mau – Kiên Giang. Về vùng biển vịnh Bắc Bộ, chúng tôi cơ bản nhất trí với phân vùng của Bộ Thuỷ
  9. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 159 sản, tuy nhiên có mở rộng hơn ranh giới Vịnh Bắc Bộ về phía nam. Ngày 25/12/2000, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức ký Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ. Trong Hiệp định này, vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc là bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông là bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây là bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của Mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18o30’19” Bắc, kinh tuyến 108o41’17” Đông, qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16o57’40” Bắc và kinh tuyến 107o08’42” Đông. Cách phân định trên dựa nhiều vào căn cứ pháp lý và lịch sử. Dựa vào căn cứ tự nhiên, mũi nhô nhất của đảo Hải Nam về phía nam là Sanya và mũi nhô nhất của Việt Nam về phía đông là mũi Hải Vân, nơi kết thúc của nhánh Trường Sơn Bắc ăn ngang ra biển. Đây cũng là biên thay đổi khí hậu rõ nhất dọc dải ven bờ biển Việt Nam. Vì vậy, theo chúng tôi, ranh giới tự nhiên phía nam của vịnh Bắc Bộ là đường nối mũi Sanya với mũi Hải Vân và vùng biển vịnh Bắc Bộ của Việt Nam là từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế. Về vùng biển Đông Nam ven bờ và ngoài khơi Ninh Thuận – Cà Mau, đề nghị thống nhất dùng từ “vùng biển Đông Nam”, không dùng từ “vùng biển Đông Nam Bộ” để tránh với khái niệm ‘’vùng Đông Nam Bộ” trên lãnh thổ. Vùng biển Đông Nam bao gồm cả vùng nước của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trong khi vùng đất Đông Nam Bộ không bao gồm hai tỉnh này. Chúng tôi cũng đề nghị gọi tên “vùng biển vịnh Thái Lan” thay cho tên “vùng biển Tây nam”. Biển Việt Nam bắt đầu từ phía bắc vịnh Bắc Bộ chung với Trung Quốc và kết thúc ở phía nam bằng vịnh Thái Lan chung với một số nước (Campuchia, Thái Lan và Malaysia). Ranh giới của vịnh này được xác định theo đường nối từ mũi Cà Mau của Việt Nam tới thành phố Kota Baru trên thuộc Malaysia. Tên gọi vùng biển vịnh Thái Lan có hàm ý các vùng biển Việt Nam bắt đầu từ một vịnh và kết thúc bằng một vịnh và có ý nghĩa lâu dài về mặt chủ quyền và ngoại giao. ▫ Vùng biển Vịnh Bắc Bộ Đây là vùng biển nửa kín, có thềm lục địa chiều ngang rộng tới 800km. Hầu hết diện tích thềm lục địa có góc độ dốc 2-5'. Độ chia cắt sâu nhỏ. Các dạng địa hình âm chiếm ưu thế, hầu hết là các máng trũng đan nhau dạng cành cây. Đôi khi trên đáy biển có các hố trũng. Hố sâu nhất có độ sâu tới 108m ở ngoài khơi, cách đảo Cồn Cỏ 120km về phía Đông bắc. Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ: đồng bằng tích tụ mài mòn vũng vịnh có biên ngoài ở khoảng độ sâu 40-50m, đồng bằng tích tụ thung lũng sông cổ có biên ngoài ở khoảng độ sâu 80-90m và đồng bằng delta eo biển cổ có biên ngoài ở độ sâu 100-120m. Vùng biển mùa đông lạnh và lạnh vừa. Nhiệt độ nước tầng mặt cao nhất vào tháng 7 và 8, trung bình 29 – 30oC, thấp nhất tháng 12 và 1, trung bình 20 –23oC. Độ mặn trung bình năm ven bờ 20,52 – 31,29‰. Vùng biển Miền Trung Là vùng biển hở, có mép thềm lục địa chạy theo hướng kinh tuyến, men theo đường đẳng sâu 140m. Từ Đà Nẵng đến mũi Đá Vách, địa hình có tính chất phân bậc, có thể
  10. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 160 chia làm ba bậc. Bậc 0-50m là bề mặt có góc dốc 5-30'. Bậc 50-100m là bề mặt dốc 30'2o. Bậc trên 100m, bề mặt dốc trung bình 10-30'. Từ mũi Đá Vách tới Phan Thiết, địa hình phân bậc kém rõ ràng hơn, bị chia cắt mạnh mẽ, phức tạp nhất thềm lục địa nước ta. Trên thềm lục địa Trung Bộ, đồng bằng tích tụ mài mòn vũng vịnh có biên ngoài phần lớn ở khoảng độ sâu 40-50m, đồng bằng nghiêng dốc tích tụ - mài mòn có biên ngoài giáp mép thềm lục địa có độ sâu 140-160m. Vùng biển ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ nước tầng mặt cao nhất tháng 5, trung bình tầng mặt 29,8 – 30,2oC, thấp nhất tháng 1, trung bình 22 – 24,7oC. Độ mặn ven bờ tầng mặt mùa gió tây nam khoảng 32 – 33‰, mùa gió đông bắc 31,5 – 34,5‰. Vùng Biển Đông Nam Là vùng biển hở, có địa hình đáy biển thềm lục địa phức tạp, bị chia cắt mạnh. Ở vùng đáy sâu dưới 70m các dạng dương và âm phân bố khá điều hoà. Ở vùng đáy sâu trên 70m ưu thế là các dạng âm, vốn là các thung lũng sông cổ. Phía nam Côn Đảo địa hình đáy bằng phẳng hơn. Trên thềm lục địa Nam Bộ, đới trong đồng bằng thung lũng sông cổ có độ sâu đến 30-40m, đới nâng Côn Sơn (có các đồi ngầm và đảo nổi) có độ sâu phía ngoài 40-50m, đới ngoài đồng bằng thung lũng sông cổ có độ sâu 100-120m; đồng bằng tích tụ mài mòn vũng vịnh có biên ngoài sát mép thềm lục địa có độ sâu khoảng 200m. Vùng biển ít chịu và không chịu ảnh hưởng (từ Vũng Tàu về phía nam) của mùa đông lạnh. Nhiệt độ nước tầng mặt cao nhất tháng 5, trung bình tầng mặt 28 – 29,8oC, thấp nhất tháng 1, trung bình 24,9 – 25,7oC. Độ mặn tầng mặt ven bờ mùa gió tây nam khoảng 32 – 33‰, mùa gió đông bắc 31,5 – 34,5‰. Vùng biển Vịnh Thái Lan Đây là vùng biển nửa kín, có thềm lục địa nổi tiếng thế giới về chiều rộng. Gần trung tâm vịnh Thái Lan rất bằng phẳng, hơi nghiêng về phía tây với góc nghiêng địa hình trung bình là 1-3'. Chỉ có khu vực lân cận đảo Phú Quốc địa hình đáy biển bị chia cắt phức tạp do có mặt nhiều đồi ngầm và rãnh ngầm. Xa bờ hơn, đáy biển ưu thế là các dạng âm hướng đông bắc - tây nam và đông tây tạo nên bình đồ dạng cành cây rất đặc trưng cho địa hình xâm thực lục địa trước biển tiến. Trên thềm lục địa vịnh Thái Lan: đồng bằng tích tụ mài mòn vũng vịnh khá bằng phẳng, rất rộng, sâu trên 70m. Vùng biển không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ nước tầng mặt cao nhất tháng 5, trung bình 30 – 31,50C, mùa khô 25 – 280C. Độ mặn trong năm dao động 27 – 34,1‰ ở tầng mặt và 28 – 34,1‰ ở tầng đáy. 2.3. Phân vùng dải ven bờ biển Việt Nam Phân vùng dải ven bờ biển Việt Nam đã được tiến hành dưới các góc độ khác nhau. Ví dụ, dưới góc độ sinh thái cảnh quan, dải ven biển Việt Nam được chia thành năm miền cảnh quan: Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và ven biển đồng bằng Nam Bộ (Phạm Hoàng Hải, 2006). Việc phân vùng bờ biển Việt Nam dựa vào các yếu tố địa mạo và địa chất, các yếu tố khí hậu – thuỷ văn và các hệ sinh thái được xem là cơ sở hỗ trợ cho các đơn vị phân vùng cấp cao. Cơ sở phân vùng được dựa vào tổ hợp các yếu tố: hình thái - động lực – lịch sử (Trần Đức Thạnh và nnk, 1984). Việc phân vùng bờ biển Việt Nam đã được thực hiện trên cơ sở xem xét các kiểu bờ biển (Trần Đức Thạnh và nnk, 1984; Trần Đức Thạnh và nnk, 1997; Nguyễn Thanh Sơn và nnk, 2008).
  11. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 161 Vùng ven bờ biển vịnh Bắc Bộ Về ranh giới tự nhiên, vùng ven bờ biển vịnh Bắc Bộ kéo dài từ Móng Cái đến Hải Vân. Theo ranh giới pháp lý liên quan đến phân định ranh giới trên vịnh Bắc Bộ, ranh giới phía nam của vùng này kêt thúc tại Mũi Lạy. Vùng này được chia thành bốn khu vực. Khu vực bờ biển Móng Cái – Đồ Sơn Đường bờ khu vực có hướng chung đông bắc - tây nam, chiều dài khoảng 180 km. Đây là đoạn bờ nhiều chỗ dốc, chia cắt rất mạnh, thuộc loại phức tạp nhất nước ta. Bờ biển nhiều đảo, vịnh. Trên diện tích khoảng chừng 5000 km2 có tới gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều đồi ngầm. Giữa các đảo là các vịnh có diện tích, hình dáng và độ sâu khác nhau. Lục địa ven bờ là vùng núi thấp chia cắt mạnh và có tính phân bậc. Các bậc thường xếp thành dải vòng cung thấp dần về phía biển. Phía ngoài các đảo là phần bắc vịnh Bắc Bộ có địa hình đáy khá bằng phẳng, đôi nơi thấy các dạng địa hình âm hướng bắc nam, nguyên là các thung lũng sông cổ bị ngập chìm. Khu vực gồm các kiểu bờ biển: bờ biển tích tụ thuỷ triều; bờ kiểu Đanmát và bờ biển mài mòn hoá học. Bờ biển tích tụ thuỷ triều phân bố ở phía bắc các vịnh Tiên Yên, Hà Cối và xung quanh vụng Ba Chẽ, vùng Cửa Ông và vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng nằm ở rìa phía bắc châu thổ Sông Hồng hiện đại. Vật liệu do sông mang ra được triều tiếp tục đưa ra phía biển tạo nên các bãi triều rộng. Sú vẹt phát triển dày đặc, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ. Xâm thực của dòng triều mạnh tạo nên hệ lạch triều phát triển dày đặc chia cắt các bãi triều. Bờ kiểu Đanmát, là kiểu bờ chia cắt nguyên sinh, hình thành do quá trình chia cắt kiến tạo của vùng núi có những uốn nếp trẻ bị biển làm ngập trong thời gian biển tiến sau băng hà lần cuối cùng. Kiểu bờ này phân bố từ Vĩnh Thực đến Quảng Yên (trừ các đảo đá vôi). Bờ biển và các đảo kéo dài tạo thành một tổ hợp dạng vòng ôm lấy yếu tố kiến tạo cơ bản trên lục địa là khối nâng dạng địa luỹ Đông Triều - Yên Tử. Xen kẽ các đảo là các võng trũng giữa núi trước kia. Bờ biển mài mòn hoá học. Các đảo đá vôi ngập mặn ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long tạo nên kiểu bờ hết sức độc đáo là kiểu bờ thành tạo do quá trình hoà tan đá vôi ngập mặn, đặc trưng cho ảnh hưởng của thành phần và tính chất nham thạch tới quá trình thành tạo bờ biển. Quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ đã tạo nên ở khu vực mép nước các hàm ếch sâu với chiều cao trung bình 2-3m, trùng với mực triều lên xuống và ăn sâu vào đá đến 3-5m tạo thành hang động, có nơi tới 10-15m tạo thành hang luồn xuyên qua khối đá vôi hẹp tạo nên những hang luồn. Khu vực bờ biển Đồ Sơn – Lạch Trường Bờ tích tụ châu thổ, hướng đông bắc - tây nam dài khoảng 150 km, bờ biển thấp, bằng phẳng, bị chia cắt ngang mạnh bởi các cửa lạch và sông. Trung bình 15 - 20 km có một cửa sông lớn. Các cửa sông có độ sâu trung bình 4-6m, có nơi sâu đến 10m. Lục địa ven bờ là vùng đồng bằng thấp của châu thổ Sông Hồng hiện đại có động lực sông thống trị, nằm trong đê biển có độ cao trung bình 0,5 - 1,3 m, đôi nơi có các đê bờ cao 4-6m và 2-4m. Vùng biển ven bờ là đáy biển thoải nước nông, đường đẳng sâu 10m thường chạy xa bờ 15- 20km. Tam giác châu Sông Hồng hiện đại có bờ biển trải dài từ Đồ Sơn đến Lạch Trường, thuộc kiểu lấn biển, tốc độ lấn biển trung bình 20-30m/năm và đạt tới 100-120m/năm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy. Sự ưu thế của dòng tổng hợp dọc bờ hướng từ đông bắc xuống tây
  12. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 162 nam đã tạo nên dòng bồi tích dọc bờ di chuyển về phía tây nam. Trong điều kiện thiếu hụt bồi tích cục bộ, hoạt động của sóng hướng đông đã xói lở một số đoạn bờ với tốc độ 10- 15m/năm, điển hình là bờ biển Hải Hậu. Khu vực bờ biển Lạch Trường – Mũi Roòn Bờ biển hướng bắc nam rồi chuyển sang Tây bắc - Đông nam. Đây là khu vực có kiểu bờ đồng bằng aluvi biển và tích tụ – mài mòn do sóng xen kẽ nhau. Bờ tương đối thoải, chia cắt yếu. Lục địa ven bờ là các đồng bằng kẹp giữa các nhánh ăn lan ra biển của các dãy núi Tây Bắc và Trường Sơn bắc. Đặc trưng là chiều ngang hẹp, độ nghiêng lớn và khá bằng phẳng, phổ biến các bậc 20-25m, 10-15m, 4-6m và 1,5-2m. Trên bề mặt đồng bằng bắt đầu xuất hiện các đụn cát do gió. Bờ đồng bằng aluvi là bờ tích tụ thành tạo chủ yếu hoạt động của các sông nhỏ khi đổ vào biển. Đây là đồng bằng có tính chất bồi tụ do sông nhỏ nên vai trò của sóng trong quá trình thành tạo địa hình biển rõ, thể hiện ở sự có mặt hàng loạt các cồn cát ven biển và các dạng tích tụ cấu tạo bằng xác vỏ sinh vật và sò ốc nằm sâu trong lục địa. Khu vực bờ biển mũi Roòn – mũi Hải Vân Bờ biển hướng Tây bắc - Đông nam, kiểu tích tụ - mài mòn do sóng đặc trưng. Biển tiến sau băng hà lần cuối tràn vào lục địa có địa hình kiến tạo - xâm thực như vậy đã tạo nên dạng răng cưa với các mũi nhô. Sau đó dưới tác động mạnh mẽ của sóng biển hở và nguồn vật liệu gia nhập vào đới bờ nên bờ dạng Rias nguyên sinh bị thay đổi sâu sắc cả về hình thái, cấu tạo để chuyển sang các giai đoạn khác nhau của quá trình tích tụ - mài mòn. Các cung tích tụ - mài mòn rất rộng, giữa các mũi nhô bị mài mòn là các đoạn tích tụ kéo dài hàng trăm cây số. Có những đoạn bờ đã chuyển sang giai đoạn trưởng thành của quá trình bờ là tích tụ - mài mòn bằng phẳng. Đây là nơi tập trung có các đầm phá đang tồn tại điển hình như Tam Giang – Cầu Hai (dài 68km) và Lăng Cô, hoặc đã suy tàn như Hải Hạc. Ở đây xuất hiện các đụn cát gió đồ sộ ngày càng lấn sâu vào lục địa. Vùng ven bờ biển Trung Bộ từ mũi Hải Vân đến mũi Vũng Tàu Vùng này tương ứng với Vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong phân vùng lãnh thổ. Bờ biển hướng Tây bắc - Đông nam rồi chuyển sang hướng bắc – nam và kết thúc hướng Đông bắc – Tây nam. Các kiểu bờ biển điển hình là bờ biển mài mòn do sóng, bờ biển tích tụ - mài mòn do sóng thể hiện vai trò quan trọng của động lực sóng. Bên cạnh đó, vai trò hoạt động của gió biển cũng rất quan trọng tạo nên các cồn cát ven biển. Bờ có nhiều mũi nhô đá gốc xen kẽ các vũng vịnh, các cửa sông nhỏ và đầm phá. Đây là nơi tập trung các đầm phá ở ven bờ nước ta, điển hình là Trường Giang, Thị Nại, Ô Loan, v.v. Khu vực bờ biển mũi Hải Vân – mũi Đại Lãnh Bờ biển hướng Tây bắc - Đông nam, kiểu tích tụ - mài mòn do sóng. Đây là vùng biển hở phía tây Biển Đông, thềm lục địa hẹp, nước sâu, dốc, chia cắt phức tạp và mang tính phân bậc. Đường đẳng sâu 20 m chạy cách bờ 3-5 km, nhiều khi chạy sát các mũi đá gốc nhô ra biển. Do quá trình tích tụ mài mòn đã trải qua nhiều giai đoạn nên các vách đứng dốc không tiếp xúc trực tiếp với biển. Dưới chân chúng là các thềm mài mòn đã bị nâng lên, nhiều nơi bị phủ bởi các bãi tích tụ rộng. Do tác động của sóng, các mũi nhô đá gốc như Phước Mai, Cù Mông, Vọng Trích, Mồ Ô, Lưỡi Cày, Mũi Lạy, v.v.
  13. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 163 bị cắt dần để lại dưới chân các thềm mài mòn rộng. Sự phát triển rộng rãi các dạng tích tụ liền kề, tự do và đóng kín đã biến các vịnh ven bờ thành các vịnh hẹp kéo dài. Khu vực bờ biển mũi Đại Lãnh - mũi Cà Ná Bờ biển kiểu mài mòn do sóng đặc trưng, chiều dài bờ biển khoảng 500 km, hướng chung bắc - nam. Đây là vùng tiếp cận với vùng biển hở sóng mạnh, nhưng do cấu tạo bằng đá cứng nên quá trình phá huỷ bờ xảy ra không mạnh. Đặc trưng là bờ biển rất dốc, chia cắt sâu và ngang đều phức tạp. Lục địa ven bờ là vùng núi trung bình và thấp xen kẽ các đồng bằng tích tụ nhỏ hẹp. Các đụn cát do gió rất phổ biến. Các đụn cát đỏ cổ nhất và thường phân bố ở phía nam các bán đảo Hòn Gòm, Cam Ranh, Maviếc. Xen kẽ các mũi nhô cấu tạo bằng đá macma và biến chất đâm ra biển theo hướng Tây bắc - Đông nam là các vịnh nước sâu có chiều dốc chung hướng vào trục các vịnh và nghiêng về biển hở. Sườn bờ ngầm rất dốc và địa hình rất phức tạp. Đường đẳng sâu 20m chạy sát bờ. Thềm lục địa hẹp và là nơi hẹp nhất Việt Nam. Khu vực bờ biển Cà Ná - Vũng Tàu Bờ biển tích tụ - mài mòn do sóng, dài 250 km, hướng Đông bắc - Tây nam, có hình thái tương đối đơn giản và cấu tạo tương đối đồng nhất. Đây là bờ biển tương đối thoải và chia cắt trung bình. Các nhánh núi của khối núi nam Trung Bộ không hạ trực tiếp xuống biển mà chuyển qua các nhóm đồi thấp và đồng bằng ven biển nguồn gốc aluvi, biển, gió bị chia cắt do hoạt động xâm thực của hệ thống sông suối địa phương. Phổ biến các đụn cát cổ màu đỏ cao tới trên 200m. Các đụn cát mới và hiện đại màu trắng, màu vàng cao tới 40m. Vùng biển ven bờ là đồng bằng có độ dốc tương đối lớn, phổ biến các dạng địa hình xâm thực cổ bị biển tràn ngập và các thành tạo san hô. Trong quá trình biển tiến đã hình thành thành bờ mài mòn, rồi tích tụ - mài mòn do sóng. Vùng ven bờ biển Nam Bộ và vịnh Thái Lan Vùng bờ biển Vũng Tàu – Hà Tiên cấu tạo chủ yếu từ trầm tích Holocene thuộc châu thổ sông Mekong. Đây là đoạn bờ thấp, chia cắt mạnh, bờ biển hướng Đông bắc - Tây nam, từ Cà Mau đổi thành bắc nam, chiều dài khoảng 750 km. Lục địa ven bờ là đồng bằng Nam Bộ được thành tạo do kết quả bồi đắp của hệ thống sông Mekong và Đồng Nai. Trong giới hạn khu vực Vũng Tàu - TP. Hồ Chí Minh, tồn tại vùng cửa hình phễu sông Đồng Nai. Từ cửa Cần Giờ về phía nam bờ biển thấp, rất phẳng, độ dốc trung bình 1cm/km nhưng bị chia cắt ngang bởi các cửa sông lớn và hệ thống kênh rạch chi chít. Trên bề mặt đồng bằng phổ biến các đê bờ cổ cao 4-6m. Gần Hà Tiên bờ được nâng cao một chút và có một số đồi sót rải rác. Vùng ven bờ từ Vũng Tàu đến Hà Tiên là vùng biển rất phẳng. Từ độ sâu 20-22m, đáy biển mấp mô hơn do sự có mặt của các thung lũng sông cổ hướng Tây bắc - Đông nam. Ở vịnh Thái Lan chúng chuyển thành hướng đông tây đi vào trung tâm vịnh. Khu vực bờ biển mũi Vũng Tàu - cửa Xoài Rạp Bờ biển thuỷ triều phát triển điển hình ở vùng cửa sông hình phễu Đồng Nai (từ mũi Vũng Tàu đến cửa Xoài Rạp) nằm ở rìa phía bắc châu thổ sông Mekong hiện đại. Đường bờ ở đây âm, lõm vào phía lục địa và bị chia cắt hết sức phức tạp bởi hệ lạch triều phát triển dày đặc. Đây là những vùng cửa sông hình phễu trẻ phát triển trên nền châu thổ cũ trong điều kiện ngập chìm không đều bù bồi tích và thuỷ triều có biên độ lớn. Tại đây, quá trình xâm thực, xói lở bờ chiếm ưu thế.
  14. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 164 Khu vực bờ biển Cửa Soài Rạp - Hà Tiên Bờ tích tụ châu thổ sông MêKông, kiểu thuỷ triều thống trị. Châu thổ Mê Kông rộng 35000 km2 phần Việt Nam, có tải lượng nước 520km3/năm (đứng thứ 10 trên thế giới) và tải lượng trầm tích 160 triệu tấn /năm (đứng thứ 9 trên thế giới). Thuỷ triều thuộc loại trung triều (mesotide), chế độ nhật triều không đều, độ lớn triều 2, 2 - 3, 2m. Môi trường ven bờ châu thổ thuộc loại năng lượng hỗn hợp, trong đó triều thống trị. Các cửa sông nhánh khá ổn định hơn về vị trí và hình thái, nhưng luồng cửa thường bị sa bồi. Tam giác châu hiện đại của Sông MêKông có tốc độ bồi tụ hàng chục mét mỗi năm. Tại mũi Cà Mau, tốc độ lấn biển tới 150m/năm. Vật liệu sông đưa ra tạo thành dòng bồi tích dọc bờ đưa về phía tây tạo nên mũi nhô khổng lồ lấn sâu vào vịnh Thái Lan. Sú vẹt ở đây phát triển rất mạnh thành rừng lớn, thân cây cao tới 10-20m là một trong những rừng ngập mặn điển hình nhất thế giới. Trong vùng tam giác châu Nam Bộ có một số nơi bị xói lở rất mạnh, điển hình là vùng cửa sông Gành Hào. Khu vực bờ các đảo phía nam Trên vùng biển phía nam có nhiều đảo và một số quần đảo, điển hình nhất là đảo Phú Quốc và quần đảo Côn Sơn. Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593, 05 km, xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Quần đảo Côn Sơn gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, diện tích tự nhiên khoảng 75,15km2, bờ biển dài 66km. Hòn Côn Đảo đảo lớn nhất 51, 52km2. Bờ biển dài 200km. Các đảo cấu tạo chủ yếu từ các đá macma xâm nhập, phun trào (Lê Xuân Hồng, 1997) và trầm tích có tính cơ lý rắn chắc nên mặc dù sóng mạnh nhưng sức phá huỷ hạn chế. Bờ biển ven đảo kiểu mài mòn do sóng (phổ biến ở Côn Sơn) hoặc tích tụ - mài mòn do sóng (đặc trưng ở Phú Quốc). Quá trình tích tụ tạo bãi của sóng thường ở các cung lõm hoặc các vịnh. Phía trong các bãi thường tồn tại các đụn cát cao 1-2m ngăn cách giữa địa hình bên trong và bãi biển bên ngoài, các bãi thường thoải và hơi nghiêng về phía biển. Chiều rộng của bãi thời kỳ triều kiệt đến hàng trăm mét như vịnh Côn Sơn, Đông Bắc. Một số đẹp nổi tiếng như bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh ở Côn Đảo hay bãi Dài ở Phú Quốc. 3. Phân vùng địa lý vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam Với tổng số 48 cái, vũng vịnh ven bờ Việt Nam nằm trải dài trên toàn dải ven biển và thuộc các vùng địa lý khác nhau. Dựa vào các phương pháp và cơ sở nêu trên, hệ thống vũng -vịnh ven bờ biển Việt Nam được phân vùng phân bố địa lý trên 4 vùng và 9 khu vực như sau: Vùng ven bờ biển Bắc Bộ: Quảng Ninh - Ninh Bình Khu vực 1: Quảng Ninh – Hải Phòng Khu vực 2: Hải Phòng – Ninh Bình Vùng ven bờ biển Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá - Thừa Thiên -Huế Khu vực 3: Thanh Hoá - Hà Tĩnh Khu vực 4: Quảng Bình – Thừa Thiên - Huế Vùng ven bờ biển Nam Trung Bộ: Đà Nẵng - Ninh Thuận Khu vực 5: Đà Nẵng – Phú Yên Khu vực 6: Khánh Hoà - Ninh Thuận
  15. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 165 Khu vực 7: Bình Thuận – Bà Rịa - Vũng Tàu Vùng ven bờ biển Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu – Kiên Giang Khu vực 8: ven bờ biển đồng bằng Nam Bộ, Bà Rịa Vũng Tàu – Kiên Giang Khu vực 9: ven bờ các đảo phía nam. Bảng 5.1. Phân bố địa lý của hệ thống vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam Phân vùng Phân vùng biển Phân vùng dải ven bờ biển Việt Phân vùng Phân bố địa lý vũng vịnh ven bờ biển lãnh thổ Việt Nam Nam Việt Nam Việt Nam Vùng Khu vực Vùng Khu vực Số vũng vịnh Bắc Bộ Việt Vùng biển Vịnh Bắc Móng Cái - Đồ KV1: Ven bờ biển Nam Bộ Sơn Đông Bắc (Từ Ninh -Ranh giới tự nhiên: Vùng ven bờ (Quảng Ninh – 7 Bình trở ra từ Quảng Ninh đến Vịnh Bắc Bộ Bắc Bộ Hải Phòng) phía bắc) Thừa Thiên - Huế. - Ranh giới pháp lý: từ Quảng Ninh đến Đồ Sơn – Lạch KV2: Ven bờ biển Quảng Trị. Trường châu thổ sông Hồng 0 (Hải Phòng – Ninh Bình) Bắc Trung KV3: Ven bờ biển Bộ Việt Bắc Bộ (Thanh 4 Nam Lạch Trường – Hoá - Thừa Thiên mũi Roòn Bắc Trung (Từ Thanh Bộ - Huế) Hoá đến Thừa Thiên Huế) KV4: Ven bờ biển Mũi Roòn - Hải Nam – Bắc Trung 1 Vân Bộ (Quảng Bình – Thừa Thiên - Huế) Nam Trung Vùng biển Miền KV5: Ven bờ biển Bộ Việt Trung Hải Vân - Đại Bắc – Nam trung 18 Nam (Đà Nẵng đến Lãnh Bộ (Đà Nẵng – Vùng ven bờ Nam Trung (Từ Đà Khánh Hoà) Phú Yên) biển Trung Bộ Bộ Nẵng đến KV6: Ven bờ biển Bình Đại Lãnh – Cà Trung – Nam 10 Thuận) Ná Trung Bộ (Khánh Hoà - Ninh Thuận) Cà Ná - Vũng KV7.Ven bờ biển Tàu Nam – Nam 3 Trung Bộ (Bình Vùng biển Đông Thuận – Bà Rịa – Nam Vũng Tàu) (Ninh Thuận đến Cà Mau) Nam Bộ Vùng ven bờ Vũng Tàu – Xoài Nam Bộ KV 8: Ven bờ (Từ Bà Rịa biển Nam Bộ Rạp đồng bằng Nam – Vũng Tàu Bộ (Bà Rịa Vũng 0 trở vào phía Tàu – Kiên Giang) nam)
  16. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 166 Vùng biển Tây Nam Xoài Rạp – Hà KV9: Ven bờ các 5 (vịnh Thái Lan) Tiên đảo phía nam (Cà Mau – Kiên (Côn Sơn – Phú Giang) Quốc) Bảng 5.2. Đặc trưng chung của các vũng - vịnh theo các nhóm chỉ tiêu từng vùng Đặc điểm Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Nam Trung Nam Bộ Bộ Tổng số 7 5 31 5 Lớn 4 8 Trung bình 1 6 Kích thước Nhỏ 2 4 10 1 Rất nhỏ 1 7 4 Rất lớn 2 Lớn 16 Độ sâu Trung bình 3 5 12 3 Nhỏ 4 2 2 Đẳng thước 5 3 26 3 Hình thái Kéo dài 2 2 5 2 Mũi nhô thành bán đảo 1 5 29 5 Hình thức tạo vịnh Đảo chắn hỗn hợp 6 2 Rất hở 1 8 Hở 5 14 3 Mức độ đóng kín Nửa kín 3 8 2 Gần kín 1 Rất kín 1 1 MIC 28 2 Thuỷ triều MES 4 MAC 7 1 3 3 Đá gốc 5 1 12 3 Cấu tạo thạch học Cát 4 19 2 bờ Bùn 2 Đáng kể 3 5 14 Sông suối đổ vào Không đáng kể 3 17 5 3.1. Vùng ven bờ biển Bắc Bộ Vùng ven bờ biển Bắc Bộ bao gồm các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, có tổng số 7 vũng -vịnh. Vùng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc về mùa đông, và gió mùa tây nam về mùa hè. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2400mm và giảm dần về phía nam. Sóng trong vùng tương đối nhỏ, tác động đến vịnh không lớn, chủ yếu chịu tác động của thủy triều với biên độ lớn và động lực triều đóng vai trò chủ đạo. Hệ thống sông - suối đổ vào vũng - vịnh khá phong phú và đóng vai trò nhất định trong việc thành tạo địa hình bờ vịnh.
  17. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 167 Vùng được chia thành hai khu vực: Khu vực 1: Quảng Ninh – Hải Phòng (ranh giới phía nam là bán đảo Đồ Sơn), có 7 vũng -vịnh. Khu vực 2: Hải Phòng – Ninh Bình thuộc ven bờ châu thổ sông Hồng hiện đại): Không có vũng vịnh. Tổng số 7 vũng vịnh của vùng tập trung ở khu vực 1 gồm: Vịnh Tiên Yên - Hà Cối, vịnh Bái Tử Long, vụng Quan Lạn, vịnh Lan Hạ. Phổ biến vũng vịnh kích thước lớn; độ sâu nhỏ và trung bình; hình dáng đẳng thước và kéo dài (vịnh lớn thường kéo dài). Có 4 vịnh được xếp vào nhóm có kích thước lớn: Tiên Yên - Hà Cối, Bái Tử Long, Quan Lạn, Hạ Long; 1 vịnh có diện tích trung bình (Lan Hạ), 2 vịnh có diện tích nhỏ. Mức độ đóng kín cao, phổ biến từ rất kín, gần kín, nửa kín, chỉ có vịnh Cô Tô là rất hở. Phổ biến bờ vũng vịnh đá gốc và có mặt bờ bùn, ngoại trừ 2 vịnh Tiên Yên -Hà Cối và Cửa Lục cấu tạo học bờ chủ yếu là bùn còn lại các vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn, Hạ Long, Lan Hạ, Cô Tô bờ đều được cấu tạo từ đá gốc. Các vịnh lớn như Bái Tử Long, Hạ Long và Tiên Yên - Hà Cối đều hình thành do đảo chắn hỗn hợp. Thuỷ triều biên độ lớn, ảnh hưởng của sóng không lớn trong các vịnh có mức độ đóng kín cao (Bảng 5.2). 3.2. Vùng ven bờ biển Bắc Trung Bộ Vùng bờ biển Bắc Trung bộ có tổng số 5 vũng vịnh phân bố Bao từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế. Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh vừa, mùa mưa muộn dần về phía nam rồi trùng với mùa gió đông bắc từ tháng 9 tới tháng 12, lượng mưa tăng dần về phía nam. Sông suối có tác động đáng kể, đóng vai trò nhất định trong việc thành tạo địa hình bồi tụ ven vịnh. Động lực của sóng đóng vai trò chủ yếu hình thành địa hình vũng vịnh. Các vũng vịnh có kích thước nhỏ và rất nhỏ, thường ở nhóm vũng. Trong số 5 vũng vịnh có 4 vũng lớn và 1 vịnh lớn (Diễn Châu). Các vũng vịnh đều có độ sâu trung bình. Hình dáng đẳng thước (3) hoặc kéo dài (2) và đều được tạo nên nhờ các mũi nhô. Tất cả các vịnh đều có cấu trúc hở. Trừ vũng Quỳnh Lưu có bờ cấu tạo đá gốc, các vũng vịnh đều có bờ cấu tạo cát. Các vũng vịnh đều chịu ảnh hưởng đáng kể của sông. Ảnh hưởng của thuỷ triều khác nhau, từ lớn (Nghi Sơn), đến trung bình (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Vũng Áng) cho đến nhỏ (Chân Mây). Tác động của sóng khá mạnh. Vùng ven bờ biển Bắc Trung Bộ được chia thành 2 khu vực. Khu vực 3: Thanh Hoá - Hà Tĩnh, gồm có 4 vũng vịnh là vụng Nghi Sơn, vụng Quỳnh Lưu, Vịnh Diễn Châu, Vũng Áng. Khu vực 4: Quảng Bình – Thừa Thiên - Huế, có một vũng vịnh là vụng Chân Mây. 3.3. Vùng ven bờ biển Nam Trung Bộ Bao gồm các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Là vùng có số lượng vũng vịnh phân bố nhiều và tập trung nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, gồm 31 vũng vịnh. Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông ấm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về mùa đông thay vì chủ yếu gió tây nam về mùa hè, lượng mưa giảm dần về phía nam tới dưới 1 000 mm /năm. Nhiệt độ không khí cao nhất, đạt trung bình 28oC vào tháng 7 và trên 22oC vào tháng 1, khô nhất ven bờ biển Việt Nam ở Ninh
  18. Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 168 Thuận – Bình Thuận do trùng vào vành đai bức xạ toàn cầu lớn nhất với lượng giáng thủy thấp hơn lượng bay hơi. Các vũng vịnh có kích thước từ rất nhỏ đến lớn, phân bố tỷ lệ tương đối đều giữa các nhóm, loại nhỏ nhiều hơn cả; độ sâu từ nhỏ đến rất lớn, phổ biến ở mức lớn; dạng đẳng thước phổ biến; hầu hết do mũi nhô tạo nên; Mức độ phổ đóng kín từ rất hở đến nửa kín, phổ biến nhất loại hở, có mặt lại rất kín; phổ biến độ lớn triều nhỏ; Bờ cát ưu thế hơn, nhưng khá phổ biến bờ đá gốc; tác động của sông suối nói chung không đáng kể. Vùng ven bờ biển Nam Trung Bộ được chia thành 3 khu vực. Khu vực 5: Đà Nẵng – Phú Yên Gồm tổng số 18 vũng vịnh, theo thứ tự từ bắc vào nam, đó là các vũng vịnh: vịnh Đà Nẵng, vụng Cù Lao Chàm, vụng An Hoà, vịnh Dung Quất, vũng Việt Thanh, vũng Nho Na, vũng Mỹ Hàn, vũng Mỹ An, vụng Moi, vụng Cát Hải, vụng Cát Chánh, vụng Làng Mai, vụng Xuân Hải, vụng Cù Mông, vụng Trích, vụng Ông Diên, vụng Xuân Đài, vũng Rô. Trong số 18 vũng vịnh, có 15 vũng và 3 vịnh nhỏ. Phố biến độ sâu lớn và rất lớn (11). Tất cả là vũng vịnh ven bờ, chỉ có một vũng ngoài đảo Cù Lao Chàm. Về mức độ đóng kín chỉ có 3 vũng vịnh nửa kín, còn lại là hở và rất hở. Chủ yếu là bờ cát (13), bờ đá gốc ít phổ biến hơn (5). Ảnh hưởng của triều nhỏ và chỉ có 4 vũng vịnh chịu ảnh hưởng nhiều của sông. Khu vực 6: Khánh Hoà - Ninh Thuận Gồm tổng số 10 vũng vịnh, theo thứ tự từ bắc vào nam là: vụng Cổ Cò, vũng Bến Gỏi, vịnh Văn Phong, vịnh Cái Bàn, vũng Bình Cang - Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Hòn Tre, vịnh Cam Ranh, vũng Bình Ba, vịnh Phan Rang. Trong số 10 vũng vịnh, có 2 vũng, 4 vịnh nhỏ, có 4 vịnh lớn như cổ Cò, Hòn Tre, Bình Ba và Phan Rang. Độ sâu vũng vịnh phổ biển lớn và trung bình, có khi rất lớn như vịnh Bình Ba và Phan Rang. Tất cả có hình dáng đẳng thước và được tạo nên do mũi nhô. Phổ biến các vịnh nửa kín (4) và có vịnh rất kín (Cam Ranh). Phổ biến bờ đá gốc (5) và cát (4). Có tới 7 vịnh chịu ảnh hưởng nhiều của sông. Thuỷ triều ảnh hưởng nhỏ (MIC). Khu vực 7: Bình Thuận – Bà Rịa - Vũng Tàu Khu vực gồm có 3 vũng vịnh là vũng Pa Đa Răng, vũng Phan Rí, vịnh Phan Thiết, đều tập trung ở tỉnh Bình Thuận. Các vũng vịnh đều là vịnh lớn. Các vịnh đều có độ sâu trung bình. Hình thái chủ yếu đẳng thước (2). Các vịnh đều do mũi nhô tạo nên và có mức đóng kín rất hở, nằm ở vùng triều trung bình. Bờ cát phổ biến. Các vịnh đều chịu ảnh hưởng của sông đáng kể. Độ đóng kín đều mức rất hở. Tất cả đều bờ cát ưu thế. ảnh hưởng của thuỷ triều vừa, tác động của sóng mạnh. 3.4. Vùng ven bờ biển Nam Bộ Bao gồm các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít có thiên tai và hiện tượng thời tiết đặc biệt. Đây là vùng có nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi quanh năm và có sự phân hóa sâu sắc trong mùa mưa ẩm phù hợp với hai mùa gió. Đây là khu vực có biên độ nhiệt nhỏ nhất so với các vùng. Khí hậu ôn hoà, không gặp thời tiết quá lạnh (nhiệt
  19. Chương V. Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 169 độ thấp tuyệt đối không xuống dưới 150C), không gặp thời tiết quá nóng, nhiệt độ tối cao tuyệt đối không lên trên 38,50C), không có gió tây khô nóng. Vùng ven bờ biển Nam Bộ được chia thành hai khu vực. Khu vực 8: Ven bờ biển đồng bằng Nam Bộ, không có vũng vịnh. Khu vực ven bờ biển đồng bằng Nam Bộ, từ Vũng Tàu – Hà Tiên là bộ phận của châu thổ sông MêKông, bao gồm bờ vùng cửa sông hình phễu Đồng Nai từ Vũng Tàu đến Xoài Rạp và bờ châu thổ sông MêKông hiện đại từ Xoài Rạp tới Hà Tiên. Trong khu vực này, vịnh Ghềnh Rái là tên gọi dân gian của một vùng nước thuộc cấu trúc vùng cửa sông hình phểu Đồng Nai, không phải là một vịnh biển về bản chất. Cũng tại khu vực này, vịnh Rạch Giá - Cây Dương cũng chỉ là tên gọi dân gian của một khu bờ châu thổ hơi lõm vào phía lục địa. Khu vực 9: Ven bờ các đảo phía nam. Các đảo phía nam có tổng số 5 vũng - vịnh nằm chủ yếu ở 2 đảo lớn là Côn Sơn (3) và Phú Quốc (2). Các vũng vịnh đều có kích thước rất nhỏ và nhỏ; độ sâu trung bình và nhỏ; hình thái cả đẳng thước và kéo dài; tạo nên đều nhờ các mũi nhô; cấu tạo chủ yếu từ bờ đá gốc, mức độ đóng kín gồm hở và nửa kín; thuỷ triều gồm cả lớn và nhỏ; sông suối đổ vào không đáng kể. Ba vịnh ven quần đảo Côn Sơn là vụng Côn Sơn, vụng Đông Bắc và vụng Đầm Tre, Có hai vũng nhỏ và một vũng lớn (vũng Côn Sơn), độ sâu trung bình, hình đẳng thước, có một vụng nửa kín (Đầm Tre), còn lại là hở, kiểu bờ đều là đá gốc. Hai vũng ở Phú Quốc đều là loại nhỏ, độ sâu cũng nhỏ, hình dáng kéo dài, cấu trúc nửa kín (Bãi Vạn) và hở (vụng Đầm).
  20. 171 Chương VI PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM I. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN Con người tồn tại và phát triển nhờ khả năng thích nghi với thiên nhiên, chiếm cứ không gian môi trường tự nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo nên một thể thống nhất tương đối các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa con người và tự nhiên, giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Con người khai thác và sử dụng tài nguyên cho nhiều mục đích khác nhau. Một dạng tài nguyên có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ngược lại, một số dạng tài nguyên kết hợp cho một mục đích sử dụng. Các dạng tài nguyên sinh thành và tồn tại trong một hệ thống. Vũng vịnh là một hệ thống tài nguyên vùng bờ biển chứa đựng các phân hệ khác nhau, mỗi phân hệ có các dạng tài nguyên khác nhau. Sử dụng tiềm năng một địa hệ, chẳng hạn như vũng vịnh, là sử dụng tổ hợp hệ thống tài nguyên cho tiềm năng phát triển khác nhau - tiềm năng phát triển cảng, du lịch, thuỷ sản, v.v. Vấn đề là làm thế nào để sử dụng hợp lý tài nguyên trong khi khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội tất yếu tác động tới môi trường tự nhiên thông qua 3 phương thức: 1. Khai thác lấy đi một phức hệ vật chất và chuyển hóa vật chất trong môi trường tự nhiên. 2. Khai thác không lấy đi (non-extractive) bằng việc chiếm cứ và sử dụng không gian môi trường tự nhiên ví như bề mặt địa hình, thủy hệ, cảnh quan, hay sử dụng các dạng năng lượng trong tự nhiên như sóng biển, thủy triều, gió, bức xạ mặt trời, địa nhiệt, v.v. 3. Phát thải trở lại môi trường tự nhiên các dạng vật chất và năng lượng. Các phương thức này đều có thể dẫn đến thay đổi tính chất môi trường tự nhiên, cũng như thay đổi cấu trúc hợp phần và động lực môi trường tự nhiên, vấn đề môi trường sẽ nảy sinh, tác động trở lại tới đời sống con người và hệ thống tài nguyên. Thuộc tính phổ biến của tài nguyên vùng bờ biển là đa dạng và đa dụng, cho phép phát triển đa ngành như một đòi hỏi khách quan, nhưng sử dụng hợp lý tài nguyên hướng tới phát triển bền vững vùng bờ biển cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là đòi hỏi tất yếu. Có nhiều cách diễn đạt khái niệm sử dụng hợp lý tài nguyên (Clark, 1996), nhưng nói
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2