intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA (Kỳ 5)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tổn thương da: cổ điển, NL hiện diện với 1 đến nhiều mảng màu vàng nâu, giới hạn rõ, thường ở vùng trước xương chày. Các tổn thương trở nên tím, bờ không đều, nhô lên và cứng. Khởi đầu, NL xuất hiện với các sẩn và nốt màu đỏ nâu giống như sarcoid hoặc u hạt vòng; thời gian sau, các tổn thương trở nên phẵng, trung tâm có màu vàng hoặc màu cam, teo đi, dãn mao mạch với hình ảnh đặc trưng “đồ sứ tráng men” (glazed-porcelain). Vị trí: cổ chân, vòm bàn chân, đùi,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA (Kỳ 5)

  1. TIỂU ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA (Kỳ 5) *Các tổn thương da: cổ điển, NL hiện diện với 1 đến nhiều mảng màu vàng nâu, giới hạn rõ, thường ở vùng trước xương chày. Các tổn thương trở nên tím, bờ không đều, nhô lên và cứng. Khởi đầu, NL xuất hiện với các sẩn và nốt màu đỏ nâu giống như sarcoid hoặc u hạt vòng; thời gian sau, các tổn thương trở nên phẵng, trung tâm có màu vàng hoặc màu cam, teo đi, dãn mao mạch với hình ảnh đặc trưng “đồ sứ tráng men” (glazed-porcelain). Vị trí: cổ chân, vòm bàn chân, đùi, bàn chân. 50% bệnh nhân có tổn thương ở chi trên và thân mình dạng sần-nốt. Đa số không có triệu chứng, đôi khi đau và ngứa, mất cảm giác trên mảng. Bệnh có chu kỳ không rõ ràng, lành bệnh hoàn toàn trong 20% trường hợp. Theo thời gian, các mảng trở nên ổn định, và thường ít tạo tổn thương mới. Tuy nhiên, có khả năng bị loét (biến chứng) chiếm 13-35% (thường ở chân); một số trường hợp ung thư tế bào vẩy (SCC) xuất hiện trên các tổn thương loét mạn tính.
  2. *Điều trị: khó khăn. -Hiện tại, điều trị bằng cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ mạc cơ và vùng da dày, ghép da cũng được thực hiện trên các vết loét do NL kháng trị. -Glucocorticoids: dùng tại chỗ giúp làm chậm diễn tiến bệnh; tiêm tại sang thương có tác động trên bờ tổn thương, nhưng có nguy cơ gây loét; đường toàn thân ngắn hạn có hiệu quả trên một số báo cáo. -Aspirin và Dipyridamole cũng có hiệu quả thay đổi. Một số báo cáo khác dùng Fumaric acid, Retinoids tại chỗ và PUVA tại chỗ. Lành vết loét với Cyclosporine được báo cáo trên một số bệnh nhân. -Khi loét xảy ra trên NL, cần chăm sóc giống như chăm sóc loét do tiểu đường. 2.U hạt vòng (GA, granuloma annulare): Liên quan giữa GA và tiểu đường ít gặp hơn so với NL. Dabski và Winkelmann tìm thấy 10% tiểu đường trong 1353 bệnh nhân GA khu trú và 21% trong 100 bệnh nhân GA toàn thân. Một nghiên cứu bệnh-chứng nhận thấy có sự gia tăng lưu hành tiểu đường trong bệnh nhân GA (18%) so với lưu hành chung (8%). Thêm vào đó, có dấu vết tiểu đường chiếm tần suất cao trong bệnh nhân người lớn khởi phát GA (thường ở GA toàn thân, GA dạng xuyên thấu) và các
  3. bệnh nhân này từng trãi qua các giai đoạn GA tái phát, mạn tính. Sinh bệnh học chưa rõ. 3.Bệnh lý ở lớp bì do tiểu đường (diabetic dermopathy): *Căn nguyên và sinh bệnh học: các tổn thương teo da ở chi dưới hoặc các đốm ở xương chày (shin spots) là đặc trưng đầu tiên và được đề nghị là hình ảnh da trong tiểu đường từ năm 1964. Sau đó một thời gian ngắn, Binkley dùng thuật ngữ “bệnh ở lớp bì do tiểu đường” do có sự song hành của các thay đổi bệnh học với bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh. Từ đó đến nay, vẫn còn tranh luận về căn nguyên, đặc trưng, mối liên quan với các biến chứng bệnh lý mạch máu vi thể khác trong tiểu đường. -Lưu hành của các đốm ở xương chày ở bệnh nhân tiểu đường còn đi lại được rất thay đổi. Trong một nghiên cứu trên dân số nền tại Thụy Điển, bệnh lý ở lớp bì do tiểu đường chiếm 33% bệnh nhân DM type 1 và 39% bệnh nhân DM type 2, so với 2% ở nhóm chứng. Bệnh lý lớp bì do tiểu đường thường ở nam giới và có sự gia tăng chu kỳ tiểu đường. *Lâm sàng: Bệnh hiện diện là các dát giống sẹo, màu hồng đến nâu, teo da, kích thước nhỏ (< 1cm), nằm ở vùng trước xương chày. Ghi nhận xuất hiện các đốm ở xương chày song hành với chu kỳ tiểu đường và sự hiện diện của bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh. Tổn thương thường không có triệu chứng và mất hoàn toàn sau 1-2 năm để lại teo da, tăng sắc tố kéo dài.
  4. Hiện nay không có điều trị thích hợp cho các tổn thương da ở vùng xương chày. 4. Các bệnh lý tạo lỗ mắc phải (acquired perforating disorders): Bệnh cảnh nằm chồng lấp lên nhóm các bệnh lý như: bệnh Kyrle, bệnh chất tạo keo có phản ứng tạo lỗ (reaction perforating collagenosis), viêm nang lông tạo lỗ, bệnh thoái hóa mô đàn hồi tạo lỗ vằn vèo (elastosis perforans serpiginosa). Các tổn thương là các sẩn tăng sừng, ngứa, nằm ở mặt duỗi của tứ chi. Các sẩn và các nốt tạo lỗ có thể cũng xảy ra ở mặt và thân mình. Rất nhiều ở nang lông và trung tâm là một nút sừng. Các sẩn có thể họp thành nhóm hoặc thành mảng giống mụn cóc. Điều trị thường không thành công; Retinoic acid, Glucocorticoids tại chỗ, PUVA có hiệu quả một phần. 5. Bóng nước trong tiểu đường (BD, bullosis diabeticorum): *Căn nguyên và Sinh bệnh học: sự xuất hiện bóng nước ở chi dưới mà không do nguyên nhân khác thì là bệnh cảnh da đặc trưng của tiểu đường. Sinh bệnh học BD chưa rõ. Bệnh nhân BD không có tiền căn chấn thương hoặc nhiễm trùng, dù vậy cũng có vai trò làm gia tăng dòn da trong BD, có lẽ do sự tạo thành AGEs dẫn đến tăng sự dòn da. *Lâm sàng, chẩn đoán, điều trị: khởi phát bóng nước đột ngột ở chi dưới (đôi khi ở phần xa của chi trên), nhô cao trên mặt da, đau, không ngứa, thường ở
  5. ngón chân, bàn chân, mào xương chày. Lành hoàn toàn sau 2-5 tuần hiếm khi để lại sẹo, thường hay tái phát trong nhiều năm. Mô học bóng nước thấy mức độ bóc tách thay đổi từ trong thượng bì đến dưới thượng bì. Không có biểu hiện miễn dịch bệnh học nào được nhận thấy. BD diễn tiến lành tính mà không gây tổn thương các bề mặt lớn cơ thể; chỉ duy nhất biến chứng là nhiễm trùng thứ phát (cần cấy trùng và sử dụng kháng sinh) Điều quan trọng là chẩn đoán chính xác bệnh cảnh này với các bệnh lý da bóng nước khác để thiết lập điều trị toàn thân thich hợp. Bệnh nhân cần được giáo dục và chăm sóc tốt vết thương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2