intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế đánh vào hàng hóa

Chia sẻ: Gnfvgh Gnfvgh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

120
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế đánh vào hàng hóa nhằm khẳng định tác động của lạm phát đến sự thay đổi chính sách thuế hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam, đồng thời nêu ra các giải pháp nhằm cải cách chính sách thuế để kiềm chế lạm phát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Ảnh hưởng của lạm phát đối với thuế đánh vào hàng hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TIEÅU LUA ÄN C Á NHÂ N MOÂN PHÂN T ÍC H CHÍNH SÁCH THUẾ  Đ ề t ài: ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI T HUẾ ĐÁNH VÀO HÀNG HÓA GV h ướng dẫn : P GS . TS . N gu yeăn N gọc Hùng Họ và tê n : Trịn h Thị S on Lớ p : Ngân hàng Đêm 6 - K20 TP.Hồ Ch í Minh, tháng 08 năm 2012
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Chính sách thuế gắn liền với chính s ách phát triển của m ọi quốc gia. Đối với những quốc gia đan g t hực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc t ế thì chính sách t huế năng động,phù hợp càng trở nên cực kỳ quan trọng. Thực hiện đư ờng lối đổi m ới,chính sách kinh t ế - tài chính nói chung,chính sách thuế nói riêng có nhiều nội dung đi sát cuộc sống hơn và ngày càng trở thành công cụ đắc lực phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội. Các Luật thuế mới góp phần tích cực nhằm b ảo hộ sản xuất trong nư ớc,thúc đẩy đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và quản lý nhập khẩu. Với sự cải cách sửa đổi bổ sung kịp th ời, hợp lý các luật thuế đã đảm bảo công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ thu ế.Về cơ bản phù hợp với t hực tiễn sản xuất,kinh doanh, góp phần làm cho sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển, tác động sâu sắc đến quá trình chuy ển đổi nền kinh tế,góp phần thúc đẩy tăng trư ởng kinh t ế, ổn định xã hội.. Ngoài những kết quả trên,việc thự c hiện chính sách thuế mới còn thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tăng cư ờng công tác quản lý hạch toán kinh doanh,thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn chứ ng từ,thúc đẩy cơ quan thuế từng bước đổi m ới nâng cao công tác quản lý thu phù hợp với việc thay đổi chính sách thuế,...Xây dựng m ột chính sách thuế tích cực,hợp lý kích thích sự năng động của hoạt động giao thư ơng trong quá trình hội nhập là bước đột phá kích hoạt tăng trư ởng nền kinh t ế. Trong tình hình hiện nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Và v iệc quan tâm tới lạm phát trong vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, luôn là chủ đề m à các nhà làm chính sách quan tâm. Trong xu hướng chịu sự tác động, ảnh hưởng từ lạm phát, Thuế không là ngoại lệ. Với vai trò là m ột công cụ để kiềm chế lạm phát, chính s ách thuế được xây dựng và điều ch ỉnh một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Trong các chính sách thuế thì chính sách thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ có tầm quan trọng hơn cả. 2. Mục đích nghi ên cứu: Mục đích nghiên cứ u của bài tiểu luận là nhằm khẳng định tác động của lạm p hát đến sự thay đổi chính sách thuế hàng hóa dịch vụ t ại Việt Nam, đồng thời nêu ra các giải pháp nhằm cải cách chính sách thuế để kiềm chế lạm phát . 3. Đối tượng nghiên cứu: Bài t iểu luận tập trung nghiên cứu về tác động của lạm phát đến sự thay đổi các chính sách thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ trong thời gian qua. 4. Phương pháp nghiên cứu:
  3. Bài t iểu luận sử dụng các phư ơng pháp nghiên cứu:phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp logic. 5. Nội dung nghi ên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận,bài tiểu luận khoá luận tốt nghiệp đư ợc chia làm 3 chương: o Chư ơng I: Những vấn đề cơ bản về lạm phát và thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ o Chư ơng II: Thực trạng ảnh hưởng của lạm phát đến thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam o Chư ơng III: Giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN Đ Ề CƠ BẢN VỀ LẠ M PHÁT VÀ THUẾ ĐÁNH VÀO HÀN G HÓA DỊCH VỤ 1.1. Lạm phát: Trong kinh tế học, lạm p hát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh t ế. Tro ng một nền kinh tế, lạm phát là s ự m ất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả. Chỉ số dùng rộng răi nhất là CPI (chỉ số giá cả hàng tiêu dùng). Chỉ số thứ hai thường hay sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI), đây là chỉ s ố giá bán buôn. Ngoài các chỉ s ố nói trên, chỉ số giảm phát GNP cũng đư ợc sử dụng  Nguyên nhân gây ra Lạm Phát  Lạm phát do cầu kéo Lạm p hát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng và sản lượng đă đạt hoặc vượt mức tự nhiên. Thực chất, đây cũng là một cách đ ịnh nghĩa lạm phát dựa vào nguyên nhân gây lạm phát. Lạm phát được coi là sự duy trì một mức cầu quá cao. Theo lí thuyết này
  4. nguyên nhân của tình trạng dư cầu đư ợc giải thích là do nên kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất  Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát chi ph í đẩy xảy ra do cú sốc cung tiêu cực.Khi một số loại chi phí đồng loạt tăng thì tổng cung của nền kinh t ế giảm , tổng cung giảm dẫn đến : sản lượng của nền kinh tế giảm, thất nghiệp và lạm phát tăng. Tr ong trư ờng hợp này lạm phát kèm theo suy thoái. Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát, đó là tiền lương, thu ế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu.Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đến đồng thời tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Đối với nền kinh tế nhập khẩu nguyên liệu, cấu kiện cần thiết từ nước ngoài thì sự thay đổi tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hư ởng quan trọng đến tình hình lam phát trong nư ớc. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trư ờng thế giới hay đồng nội tệ giảm mạnh trên thị trường t ài chính quốc tế thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.  Lạm phát do tăng cung tiền Theo quan điểm của các nhà kinh tế t huôc trư ờng phái tiền tệ, khi cung tiền tăng lên kéo dài sẽ làm cho mư c giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát.  Lạm phát do thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách cũng là m ột trong những nguyên nhân làm tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát. Khi NSNN ở trong tình trạng t hâm hụt, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trư ờng tài chính để vay vốn dân chúng, bù đắp cho phần thiếu hụt hoặc phát hành thêm tiền.  Lạm phát theo tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ tăng cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Chúng ta có thể tiếp cận điều này từ hai hướng sau: Thứ nhất, Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tăng, đồng nội tệ mất giá, điều đó tác động đến tâm lư của những nhà sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng hóa lên theo mứ c tăng của tỷ giá. Thứ hai, Khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao,đẩy chi phí về nguyên liệu tăng lên.Mà việc gia t ăng giá cả của nguyên vật liệu và hàng hóa của t oàn bộ nghành tr ong nền t ế lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, theo lư thuyết chi phí đẩy th́ lạm phát gia tăng.
  5.  Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế - Lạm phát làm tăng lăi suất. - Lạm phát làm giảm thu nhập thực t ế - Lạm phát làm phân phối thu nhập không bình đẳng - Lạm phát làm nợ quốc gia tăng 1.2. Thuế hàng hóa dị ch vụ:  Định nghĩa thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ (thuế gián thu): Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của ngư ời nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, ngư ời nộp thuế theo luật và người chịu th uế không đồng nhất với nhau, người t iêu dùng hàng hoá, dịch vụ chính là ngư ời chịu thuế. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá, dịch vụ, trong giá hàng hoá, dịch vụ người tiêu dùng mu a đã bao gồm cả thuế. ngư ời sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sẽ “nộp th ay” người tiêu dùng số thuế này vào NSNN. Về nguyên t ắc, thuế gián t hu mang tính chất luỹ thoái vì nó không tính đến khả năng thu nhập của người chịu thuế, người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu thu ế như nhau nếu cùng mua một loại hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, nếu so với tổng thu nhập trong kỳ thì tỷ lệ thu nhập nộp thuế của những ngư ời có thu nhập thấp sẽ cao hơn tỷ lệ nộp thuế của người có thu nhập cao. Ở Việt Nam, các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế t iêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... Ưu điểm của thuế gián thu là đối tượng chịu thuế rất rộng. T huế gián thu được ẩn vào giá bán hàng hoá, dịch vụ nên người chịu thuế thư ờng không cảm nhận được gánh nặng của loại thuế này, có thể tự do lự a chọn hàng hoá, quyết định tiêu dùng theo túi tiền của mình. Thuế gián thu đem lại nguồn thu thư ờng xuyên và ổn định cho Ngân sách Nhà nước. Đối tượng quản lý thu thuế cũng tập trung hơn, nghiệp vụ tính và thu thuế thuế đơn giản, nên chi phí quản lý thuế cũng thấp hơn so với thuế trự c t hu. Nhưng loại thuế này cũng có nhược điểm là có tính chất luỹ thoái nên không đảm b ảo tính công bằng trong nghĩa vụ nộp th uế. Nếu tính tỷ lệ động viên thuế gián t hu so với thu nhập thì người giàu có tỷ lệ động viên thuế chịu thuế thấp hơn so với người nghèo  Ảnh hưởng của thuế gián thu đến giá cả hàng hóa tiêu dùng:
  6. Với bản chất là một sắc thuế gián thu, gánh nặng thuế chủ yếu do người t iêu dùng chịu, việc điều chỉnh thuế suất thuế gián thu sẽ tác động tức thời đến giá bán của các mặt hàng này trên thị trường. Khi giá của một số hàng hoá tăng, giải pháp của C hính phủ nhiều nư ớc sử dụng đầu tiên là giảm thuế suất thuế đánh vào hàng hóa một cách phù hợp. Ngư ợc lại, đối với hàn g hoá Nhà nư ớc cần quản lý giá điều tiết về quan hệ cung cầu như xăng dầu, khi giá giảm thì việc tăng thu ế cũng đư ợc xem là giải pháp hữu ích. Việc này góp phần thực hiện được nhiều mục tiêu khác bên cạnh việc b ình ổn giá như t ạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thực h iện chính sách phân phối và điều tiết tiêu dùng một cách phù hợp
  7. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT Đ ẾN THUẾ ĐÁNH VÀO HÀNG HÓ A DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về thuế đánh vào hàng hóa dị ch vụ tại Việt Nam: Ở Việt Nam, các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế t iêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu 2.1.1. Thuế Giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng là loại thuế t hu vào phần giá trị t ăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc Hội ban hành năm 2008 (Luật số 13/2008/QH 12) Việc xác định nội dung của pháp luật thuế giá trị gia tăng để thay thuế pháp luật thuế doanh thu phải giải quyết được những vấn đề sau: - Giải quyết tình trạng thuế trùng thuế qua các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, góp phần tạo ra sự dong bằng giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích thích lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. - Thuế suất thuế giá trị gia tăng phải đơn giản, đảm bảo mứ c độ tương đối về tính đơn giản và tính trung lập của thuế. - Việc xác định căn cứ tính thuế như thế nào không chỉ để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, đảm bảo bình đẳng về quy ền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế m à còn là biện pháp chống gian lận, trốn lậu thuế ở các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.  Đặc điểm thuế giá trị gia tăng: - Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa đư ợc tiêu dùng, dịch vụ đư ợc sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó. - Điều kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế giá trị gia tăng: o Phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và đư ợc phép lư u thông trên thị trư ờng Việt Nam. o Các khâu của quá trình lư u thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng phải là những giao dịch hợp pháp o Thuế giá trị gia tăng có căn cứ tính thuế là phần giá trị t ăng th êm trong các khâu của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.
  8. Như vậy, khác với thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, d ịch vụ trong quá trình lưu thông. Trư ờng hợp không có giá trị gia tăng t hì sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng hoặc nếu có giá trị gia t ăng âm thì đư ợc hoàn thuế giá trị gia tăng. Đây là điểm ưu việt vư ợt trội của thuế giá trị gia tăng nhằm tạo ra tính công bằng, hợp lý cho đối tượng nộp thuế. Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đ ối tượng nộp thuế phải tự kiểm soát lẫn nhau về giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Hệ quả của căn cứ này là nhằm khuy ến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ t ính thuế, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và n hà nư ớc có thể kiểm soát được giá cả, số lư ợng hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trư ờng nhằm kiểm soát lạm phát và cung cấp số liệu thống kê hợp lý cho các mụ c đích kinh tế khác. Để kiểm soát được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp, cán bộ, cơ quan thuế không chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ do phía tổ chức kinh doanh xuất trình làm căn cứ tính thuế m à còn phải đối chiếu với hệ thống hóa đơn chứ ng từ của chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nếu kiểm soát tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình trạng trốn thuế giá trị gia tăng nói riêng và tình trạng trốn thuế nói chung. - Thuế giá trị gia tăng phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là ngư ời phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó. - Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trư ờng. - Xét về mặt tính chất thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tiền thuế đư ợc cấu thành trong giá cả h àng hóa và dịch vụ, ngư ời tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, ngư ời nộp thuế chỉ là người thay thế ngư ời tiêu dùng thự c hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.  Vai trò của thuế giá trị gi a tăng: - Thuế giá trị gia tăng góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đ ơn chứng từ. - Thuế giá trị gia t ăng giúp nhà nước kiểm soát đư ợc hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ k iểm soát được h ệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục
  9. được nhược điểm của thuế doanh t hu là trốn t huế. Qua đó, còn cung cấp cho công t ác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng. - Thuế giá trị gia tăng góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nư ớc một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; bên canh đó thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra t huế giá trị gia t ăng đầu ra để đư ợc hoàn thuế giá trị gia t ăng.  Người nộp thuế giá trị gia tăng: Theo điều 4 luật thuế giá trị gia tăng quy định “Ngư ời nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người nhập khẩu)” Có thể khái quát 2 điều kiện cơ bản để một tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế giá trị gia t ăng: - Tổ chức, cá nhân phải có m ột trong các hành vi sau: sản xuất hàng hóa; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. - Những hành vi trên phải t ác động đến đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.  Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: Theo quy định tại điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Công thức tính thuế giá trị gia tăng: Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTG T x Thuế suất thuế GTGT. Giá tính thuế giá trị gia tăng: Căn cứ t heo điều 7 Luật thuế giá trị gia t ăng thì giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:  Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt như ng chư a có thuế giá trị gia t ăng.  Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cử a khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Công thứ c: Giá tính thuế Giá trị gia tăng = Giá giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập khẩu.
  10. Lưu ý : Trư ờng hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị gia t ăng là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã đư ợc miễn, giảm. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rất rộng, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, dịch vụ. Vì vậy, thuế suất thuế giá trị gia tăng thư ờng thấp. Thuế suất thuế giá trị gia tăng có ba mức: 0%, 5%, 10% cụ thể đư ợc quy định.  Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Có 2 phương pháp tính t huế GTGT:  Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT).  Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế GTGT.) 2.1.2. Thuế Xuất nhập khẩu: Luật thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam đư ợc ban hành vào ngày 14/06/2005. Mục đích của thuế xuât nhập khẩu là d o yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chánh nên thuế xuất nhập khẩu là công cụ hữu ích nhất thực hiện đư ợc yêu cầu này, đây là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nư ớc trên thế giới.  Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu: - Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá đư ợc phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. - Chỉ có những hàng hoá đư ợc vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tư ợng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. - Hàng hoá là đối tượng chịu t huế xuất khẩu, nhập khẩu phải có m ột hành vi thự c t ế làm dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua m ua bán, trao đổi, tặng cho… - Đối tượng nộp thuế là các tổ chứ c, cá nhân trự c tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.  Vai trò của thuế xuất kh ẩu, nhập khẩu: - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nư ớc kiểm soát được số lư ợng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trư ờng Việt Nam. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều t iết kinh doanh và định hướng tiêu dùng. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nư ớc.
  11. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần khuy ến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nư ớc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.  Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tư ợng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm:  Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, bin giới Việt Nam;  Hàng hóa được đư a từ thị trư ờng trong nư ớc vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nư ớc.  Hàng hóa mua bán, trao đổi khác đư ợc coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu  Đối tượng nộp thuế xuất kh ẩu, nhập khẩu: Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế (Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87). Để m ột tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa m ãn những dấu hiệu pháp lý sau: o Tổ chứ c, cá nhân phải là người trự c tiếp đư a hàng hoá qua b iên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm : - Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Tổ chức nhận ủy th ác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận - Hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. o Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải đư ợc tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nư ớc. Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nh ập khẩu, điều 2 Nghị định 87): - Các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, chuyển khẩu hoặc mư ợn đường qua lãnh thổ Việt Nam. - Hàng hoá viện trợ nhân đạo, viện trợ nhân đạo. - Hàng hoá là dầu khí đã chịu thuế tài nguyên khi xuất khẩu. Vì thực tế tiền thuế xuất khẩu t ài nguyên cần nộp là tiền của nhà nước. Nhà nư ớc chỉ thu thuế tài nguyên để quản lý khối lư ợng, số lư ợng dầu khí đã khai thác.  Căn cứ tính thuế: Chủ yếu dựa vào biểu hiện giá trị trong quan hệ hàng hoá đó, có hai trường hợp: Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %: Công thức tính t huế nhập khẩu:
  12. Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính thuế x Thuế suất. o Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan. o Giá tính thuế từng mặt hàng: được xác định theo các phư ơng pháp xác định trị giá hải quan (còn gọi là trị giá tính thu ế) đư ợc quy định t ại N ghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007. o Thuế suất: áp dụng đối với từng m ặt hàng t heo quy định trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. - Đối với t huế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. - Đối với thuế nhập khẩu: Bỡi vì hàng hóa nhập khẩu vào t hị trường Việt nam có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộc vào mối quan hệ son g phư ơng hay đa phương m à pháp luật Việt Nam áp dụng các mứ c thuế suất khác nhau. 2.1.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:  Khái niệm: thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.  Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt:  Đối tượng tác động của t huế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa dịch vụ  không t hật cần thiết cho nhu cầu của con ngư ời, có ảnh hư ởng xấu đến sức khỏe con ngư ời nhưng không thể cấm hoặc tác động xấu đến m ôi trường.  Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao.  Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần (khi có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ) trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng với điều kiện trong quá trình đó, hàng hóa không thay đổi công năng, tính năng sử dụng, hình dáng thể hiện.  Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu.  Vai trò của tiêu thụ đặc biệt:  Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần hướng dẫn tiêu dùng.  Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện công bằn g xã hội.
  13.  Việc đăng ký, kê khai và nộp thuế là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết những hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, t ác động lớn đến nền kinh tế – xã hội.  Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.  Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cần thiết, có hại cho con ngư ời hoặc ảnh hưởng đến tiêu dùng. (Th eo quy định tại điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 2 N ghị định 26).  Người nộp thuế TTĐB: (Điều 4, luật thuế Tiêu thụ đặc biệt) Ngư ời nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tư ợng chịu thuế t iêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu như ng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.  Căn cứ tính thuế (Chương 2 Nghị định 26, Chương II T hông tư 64/2009/TT - BTC): là giá tính thuế của hàng hóa, chịu thuế TTĐB nhân với thuế suất thuế TTĐB Công thức: Thuế TTĐ B phải nộp =Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất Thuế TTĐB. o Gía tính thuế tiêu thụ đặc biệt:  Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: Gía bán (chưa có thuế giá trị gia tăng)  Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có). o Thuế suất thuế TTĐ B: (Xem biểu thuế suất thuế TTĐB trong Luật thuế TTĐB và Nghị định 26). 2.2. Tình hình lạm phát tại Việt Nam: Năm 2011, lạm phát tăng 18,13% so với năm 2010. Lạm p hát cao không chỉ khiến cho Việt Nam rơi vào nhóm 4 nư ớc có tỷ lệ lạm p hát cao nhất thế giới (sau Kenya: 18,93%; Tanzania: 19,8% ; và Venezuela: 26%) mà còn bộc lộ nguy cơ tiềm ẩn rủi ro khá cao về bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Mặc dù chỉ tiêu đặt cho năm 2011 chỉ là không quá 7%, nhưng những diễn biến rất phức tạp của giá xăng dầu và hàng hóa cơ bản và giá lươn g thực (trong nư ớc cũng như thế giới), và hệ lụy của chính sách nới lỏng tín dụng giai đoạn 2006-20101, nên những thay đổi về chỉ tiêu lạm phát của chính phủ trong năm 2011 là có thể hiểu được.
  14. Hình: Tốc độ tăng CPI năm 2001- 2011. Nguồn: GSO Những nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát của Việt Nam tăng cao trong năm 2011 bao gồm cả nhóm nguyên nhân nội tại của nền kinh tế (mang tính quyết định) và nhóm nguyên nhân bên ngoài. Do lạm phát cơ bản của Việt Nam2 năm 2011 ở mức cao hai con số nên một trong những nguy ên nhân chính trong ngắn hạn có nguồn gốc từ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng kéo dài trong trong nhiều năm qua, dẫn đến sự m ở rộng nhanh của tổng cầu. Các n guyên nhân quan trọng khác mang m ang tính cơ cấu và dài hạn được tích tụ trong nhiều năm và có độ trễ trong ảnh hưởng như thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở mức cao và kéo dài dai dẳng , hiệu quả đầu tư (đặc biệt là đầu tư công) cũng như năng lự c cạnh tranh quốc gia và năn g suất lao động t hấp, và những hạn chế trong việc tăng sản xuất lương thực-thự c phẩm khi giá cả các sản phẩm này t ăng cao. Kỳ vọng bất lợi về lạm phát do ký ứ c sâu về lạm p hát cao trong những năm gần đây cũng đư ợc xem là một nhân tố quan trọng dẫn tới lạm phát cao năm 2011. 2.3. Thực trạng tác động của Lạm phát đến việc cải cách hệ thống thuế trong thời gian qua:  Thuế xuất nhập khẩu Năm 2008 chứ ng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Một mặt, những điều chỉnh này được thự c hiện theo các cam kết thuế quan giữa các nước thành viên khối ASEAN và theo lộ trình gia nhập WTO; mặt khác, đây cũng là ứng xử của nhà điều hành chính sách trư ớc nhữ ng biến động mạnh và bất thư ờng trên thị trư ờng thế giới nhằm hỗ trợ cho sản xuất, bình ổn thị trường trong nư ớc, cũng như hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu.
  15. Thuế một loạt các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, sắt thép, xăng dầu, gas, ôtô, giấy, nguyên vật liệu cho sản xuất… liên tục đư ợc điều chỉnh; điển hình như thuế xuất khẩu thép, thuế nhập khẩu xăng dầu. Chính sách thuế xuất nhập khẩu giảm phổ biến ở nhiều mặt hàng (riêng thuế nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng), như một giải pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ngành hàng trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong và ngoài nước. Để giảm bớt tác động của giá thị trư ờng thế giới tăng đến giá thị trư ờng trong nước và để góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát; Bộ Tài chính đã cho phép giảm mức t huế suất thuế xuất nhập khẩu LPG hiện hành từ 5% xuống còn 0%. Với mức thuế xuất thuế nhập khẩu gas giảm từ 5% xuống còn 0% thì giá gas thị trư ờng trong nước sẽ giảm khoảng 16.704 đồng/bình 12kg.  Thuế tiêu thụ đặc biệt Để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh hàng hoá, nhằm khuyến khích sản xuất phát triển đồng thời thực hiện tốt chiến lư ợc cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, đáp ứng trong tình hình hội nhập quốc tế, ngày 5/01/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 05/2012/TT-BTC hư ớng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ- CP ngày 16/3/2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ -CP ngày 8/12/2011 của Chính phủ về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). N goài những nội dung đã và đang thực hiện tại Thông tư số 64/2009/TT-BT C ngày 27/3/2009 của Bộ T ài chính, Thông tư số 05/2012/TT-BT C hướng dẫn bổ sung thêm một số nội dung m ới về thuế TTĐB Những nội dung thay đổi, bổ sung về thuế TTĐB thể hiện sự q uan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện nộp thuế TTĐB và được t hực hiện từ ngày 01/02/2012; Nhằm góp phần t húc đẩy nền kinh t ế phát triển theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ -CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ m ô, đảm bảo an sinh xã hội  Thuế giá trị gi a tăng Tháng 5/2012, Chính phủ ban hành N ghị quyết số 13/NQ -CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trư ờng. T ổng số tiền thực chất của gói hỗ tài chính (chủ y ếu là các biện pháp về thuế) cho DN theo Nghị quyết 13/NQ-CP vào khoảng 5 tỷ đồng trong đó giãn thuế giá trị gia tăng phải nộp của quý II/2012 trong 6 tháng (Bộ T ài chính ư ớc tính là 12.300 tỷ đồng). Đ iều này tương đương với việc Nhà nước cho các DN này vay số tiền tr ên trong thời hạn 6 thán g m à không lấy lãi. Nếu DN phải vay ngân hàng số tiền trên với lãi suất 18 % thì số lãi phải trả ư ớc tính là 1.107 tỷ. Ngoài ra các DN này và các DN sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy, sản xuất thép, xi m ăng được giãn thời hạn nộp thuế thu nhập DN của năm 2011 trong thời gian 9 tháng, ước tính số thuế đư ợc giãn là 3.500 tỷ. Tính to án tương tự trên t hì số tiền DN được hỗ trợ là 472,5 tỷ đồng.
  16. CHƯƠNG 3: GIẢ I PHÁP KIỀM CHẾ LẠ M PHÁT TRONG THỜ I GIAN TỚI THÔNG Q UA THUẾ ĐÁNH VÀO HÀN G HÓA DỊC H VỤ  Đối với thuế Giá trị gia tăng: Một trong những mục tiêu cụ thể phải hoàn thiện thuế GTGT trong tương lai trung và dài hạn đã được xác định t ại Đề án Chiến lư ợc cải cách hệ thống thu ế đến năm 2010 là áp dụng một mức t huế suất khoảng 10% (trừ mức thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu) để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh t ế toàn cầu đang chịu nhiều sức ép làm chậm tốc độ t ăng trư ởng, lạm phát gia tăng do hậu quả của sự suy giảm nền kinh t ế Hoa Kỳ khiến nền kinh tế nư ớc ta đang gặp phải nhữ ng khó khăn, thách thức mới thì m ục tiêu cụ thể về thống nhất thuế suất thuế GTGT cần được xem xét lại m ột cách hết sức thận trọng và nghiêm túc. Như các loại thuế gián thu khác, thuế GTGT đư ợc cấu thành vào giá bán hàng hoá, dịch vụ đến tay ngư ời tiêu dùng cuối cùng, do đó, việc điều chỉnh thuế suất đối với các hàng hoá dịch vụ cần được quán triệt các nguyên tắc sau đây: Thứ nhất, ngoài những mặt hàng thiết yếu chưa đưa vào diện chịu thuế GTGT, cần giữ mức thuế suất thấp đối với hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân như : nước sạch phục vụ sản xuất và đời sống, đường và phụ phẩm của đư ờng; lư ơng thực, thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến (tại khâu kinh doanh thư ơng mại, trước đó, tại khâu trự c tiếp sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng của nông dân, ngư dân,… đã đư ợc miễn không thu thuế); thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thiết bị dụng cụ y tế; đồ dùng cho nghiên cứu, thí nghiệm, giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập của học sinh. Thứ hai, các mặt hàng là vật tư, nguy ên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ khoa học – công nghệ cũng tiếp tục được duy trì ở mứ c thuế suất thấp (5% ), nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho những ngành phân bón, quặng dùng để sản xuất ra phân bón, thuôc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; thức ăn cho gia súc, gia cầm và thứ c ăn cho vật nuôi khác; các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như làm đất, nạo vét kênh mư ơng, tư ới tiêu, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, t hu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm n ông nghiệp; dịch vụ khoa học bao gồm phân hữ u cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt, phân vi sinh, lư ới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá, v.v… Thứ ba, các sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra trong khâu kinh doanh thương mại hoặc sản phẩm cũng cần để duy trì mức thuế suất 5% để khuyến khích việc lưu t hông, đẩy mạnh tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Đó là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế biến; sản phẩm bằng đay, cói, tre
  17. nứa lá; bông sơ chế; mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế,… Việc tiếp tục duy trì ở mứ c 5% tại khâu kinh doanh thương mại và không thu thuế GTGT ở khâu trự c tiếp sản xuất bán ra được xem như là biện pháp ưu đãi hợp lý cho khu vự c nông nghiệp trong thời gian đầu thực hiện cam kết gia nhập WTO. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, toàn bộ các mặt hàng trong Biểu thuế GTGT hiện hành được rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại theo hư ớng những m ặt hàng là bán thành phẩm, hàng hoá đang ở trong các khâu trung gian, tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,… sẽ đư ợc xếp vào diện t huế suất 10%. Do tính chất là sản phẩm trung gian trư ớc khi đến t ay người tiêu dùng cuối cùng nên việc điều chỉnh thuế suất 5% lên 10% sẽ không ảnh hưởng đến mặt bằng giá thị trường. Tuy nhiên do việc điều chỉnh này, mứ c thuế GTGT phải nộp giữa các doanh nghiệp tham gia trong quy trình sản xuất sẽ có sự thay đổi. Ví dụ, sản phẩm bê tông thư ơng phẩm đang chịu thuế đầu ra 5% nhưng là đầu vào của hoạt động xây dựng (thuế đầu ra 10%), nay điều chỉnh lên 10% thì thuế phải nộp của doanh nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm có tăng lên nhưng s ố thuế phải nộp của doanh nghiệp xây dựng thấp hơn trước vì được trừ thuế đầu vào cao hơn. Cùng với việc điều chỉnh giá theo mặt bằng chung của thị trư ờng, các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh mức giá bán để các bên cùng có lợi trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh. Quá trình lấy ý kiến các tổ chức và cá nhân về sử a đổi Luật Thuế GTGT nói chung, điều chỉnh thuế suất một số m ặt hàng nói riêng cho thấy, tuy vẫn còn những kiến nghị riêng về việc áp dụng mứ c thu ế thấp đối với sản phẩm do doanh nghiệp mình, ngành mình sản xuất ra nhưng nhìn chung các ý kiến đều thống nhất với nguy ên t ắc sắp xếp lại thuế suất như dự thảo luật để đảm b ảo lộ trình áp dụng t hống nhất m ột mức thuế GTGT. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến đề xuất cần cân nhắc thêm về mức thuế suất đối với một số hàng hoá, dịch vụ hiện hành thuộc diện không chịu thuế mà tới đây đư a sang diện chịu thuế. Theo đó, nếu áp dụng ngay mức 10% có thể sẽ tạo khó khăn tức thì, vì vậy sẽ là hợp lý hơn nếu áp dụng mứ c thuế 5% trong thời gian vài năm đầu. Đề xuất này cũng sẽ được nghiên cứu, xem xét cùng với việc rà soát kỹ các mức thuế suất trước khi trình lên Quốc hội. Hy vọng rằng, cùng với việc thự c hiện các biện pháp điều hành kinh t ế vĩ mô kiên quyết của Chính phủ, việc điều chỉnh thuế suất thuế GTGT như đề xuất mới sẽ góp phần hạn chế tác động không mong muốn và phục vụ tốt hơn cho việc thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.  Đối với thuế xuất nhập khẩu: Giảm thuế xuất nhập khẩu: nguồn thu về thuế xuất nhập khẩu cũng rất cao, làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung trong nư ớc. Mức thu thuế xuất nhập khẩu đã chiếm hơn 20% tổng nguồn thu ngân sách, tr ong khi tỷ lệ tương tự của Trung Quốc và bình quân trên t hế giới chỉ 5% tổng nguồn thu ngân sách. Áp dụng t huế xuất nhập khẩu linh hoạt trên cơ sở khuyến khích xuất khẩu, không “hy sinh” xuất khẩu để thú c đẩy nhập khẩu vì lợi ích trư ớc m ắt mà phạm sai lầm về chiến lược lâu dài. Không những thế, cần thự c hiện một sự điều chỉnh kép đối với chế độ thuế nhập khẩu thông qua việc tăng cao mức thuế đánh vào các hàng hóa nhập khẩu t huộc loại xa xỉ phẩm và có hại như các loại ôtô, thuốc lá và rư ợu ngoại đắt tiền sang trọng để hạn chế t iêu dùng các hàng hóa này; đồng thời giảm thuế đối đối với các loại hàng hóa nhập khẩu thuộc loại nguy ên nhiên liệu và phụ kiện công nghiệp phục vụ sản xuất và xuất khẩu nhằm tiếp tụ c thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển. Sự điều chỉnh này là hoàn toàn cần t hiết vì nếu như trư ớc đây chúng ta đã cắt giảm ngay trong đợt đầu đối với
  18. các loại hàng hóa bao cấp thuộc danh mục xa xỉ phẩm, thì nay không có lý do gì để chúng ta trợ cấp qua thuế đối với các loại hàng hóa này trong khi không hỗ trợ qua thuế cho các hàng hóa là nguy ên liệu đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu.  Đối với thuế tiêu thu đặc biệt: - Điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế TTĐB để hư ớng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với t ình hình phát triển kinh t ế xã hội; - Xây dựng lộ trình điều chỉnh thu ế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô... để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; - Nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với những loại hàng hóa chịu thu ế thuế TTĐB do các công ty đa quốc gia tổ chức sản xuất hoặc phân công sản xuất, phân phối giữa các nư ớc trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; và - Nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế cần mức động viên thuế cao hơn.
  19. KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận về ảnh hưởng tác động của lạm phát đến Th uế đánh vào hàng hóa dịch vụ đã cho chúng t a biết đư ợc m ối quan hệ tương hỗ giữa Lạm phát và chính sách thuế. Khi nền kinh t ế xảy ra Lạm phát thì chính sách thuế phải điều chỉnh như thế nào là phù hợp hay khi một sắc thuế thay đổi thì sẽ tác động ra sao đến giá cả hàng hóa dịch vụ. Từ đó đưa ra các chính sách thuế phù hợp đề hạn chế sự ảnh hưởng của Lạm phát đến nền kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2