intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận cuối khóa Quản trị kinh doanh: Các biện pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc tại Công ty TNHH Dịch vụ EB

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

37
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn tìm hiểu rõ hơn thực trạng nghỉ việc tại công ty cũng như từ đó đi sâu phân tích nguyên nhân nghỉ việc tại đơn vị, nhằm có những đóng góp kịp thời trong khía cạnh đề tài. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi cũng sẽ đưa ra các giải pháp để hạn chế tình trạng nghỉ việc tại công ty nhằm khắc phục những tình trạng tiêu cực, và tỷ lệ nghỉ việc ở mức báo động (nếu có).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận cuối khóa Quản trị kinh doanh: Các biện pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc tại Công ty TNHH Dịch vụ EB

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NGHỈ VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ EB Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Quốc Ninh Ngƣời thực hiện: Thái Kim Ngọc MSSV: 1253401010063 Lớp: 35-QTKD37
  2. LỜI CẢM ƠN Xuyên suốt hơn 3 tháng qua, trong toàn bộ quá trình thực tập và làm tiểu luận, em đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời và nhiệt tình từ phía đơn vị thực tập : Phòng Nhân Sự Công ty TNHH & DV EB cũng như sự hướng dẫn và theo dõi sát sao trong quá trình thực hiện tiểu luận từ phía Giảng viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Quốc Ninh. Trước khi nói đến bất cứ điều gì, em xin được gửi đến Đại diện đơn vị thực tập : Chị Trần Phương Nga – Giám Đốc Nhân Sự Vùng, Chị Hà Thị Yến Thu – Phụ Trách Nhân Sự EBS, Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Chuyên viên Nhân sự tại EBS lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, ba tháng thực tập tại công ty, các chị đã tận tình chỉ dạy cũng như tạo cơ hội để em được học hỏi và tích lũy được nhiều những kinh nghiệm quý báu từ công việc thực tế đã làm tại Phòng Nhân sự, giúp em hiểu được và trân trọng hơn nữa con đường phía trước với Nhân sự, với những định hướng của bản thân. Những ngày làm việc tại Phòng Nhân Sự EBS là những ngày vui vẻ và quý báu vô cùng.Tại đây, em được biết, được học rất nhiều, bên cạnh những sai sót được kịp thời sửa chữa trong quá trình làm việc, điều đó giúp em trưởng thành hơn rất nhiều. Một lần nữa em xin gửi đến các chị và toàn thể Phòng nhân sự EBS lời cảm ơn với tất cả tấm lòng. Nếu nói Phòng Nhân Sự EBS cho em những kinh nghiệm thực tế, để em được trải nghiệm và học hỏi về công việc Nhân sự, thì Thầy Nguyễn Quốc Ninh – Giảng viên hướng dẫn trực tiếp tiểu luận báo cáo thực tập lại là người giúp em hoàn thành được tốt bài tiểu luận này cùng với những lý thuyết quan trọng của đề tài, cũng như sự định hướng của thầy về cách xây dựng và thực hiện đề tài. Trong suốt quá trình thực hiện, thầy đã tận tình chỉ bảo, sửa chữa những sai sót của em để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Những điều đó, giúp em có được bài tiểu luận tốt nhất. Em xin gửi đến thầy lời tri ân sâu sắc nhất. Một lần nữa, qua đây, em xin được phép nói lời cảm ơn chân tình nhất đến đơn vị thực tập và giảng viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này trong suốt thời gian qua Trân trọng, Thái Kim Ngọc
  3. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP …………………………………………………………………………………............ ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Tp.HCM, ngày……tháng….năm 2016 Ngƣời hƣớng dẫn thực tập Đại diện Đơn vị thực tập
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………….... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... TP.HCM, ngày….. tháng….. năm 2016 Giảng viên hƣớng dẫn
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .................................................................2 1. Đơn vị thực tập ...........................................................................................................................2 1.1 Tổng quan về đơn vị .................................................................................................................2 1.2 Cơ cấu ........................................................................................................................................3 1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn ...............................................................................................................3 2. Bộ Phận thực tập : Phòng Nhân Sự EBS ( EBS Human Resource) .......................................4 2.1 Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................................................4 2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn ...............................................................................................................5 CHƢƠNG II: NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................................................5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................5 2. Lý thuyết về đề tài chọn .............................................................................................................7 2.1 Lý thuyết về nghỉ việc: .............................................................................................................7 2.2 Các loại nghỉ việc: ....................................................................................................................7 2.3 Tỷ lệ nghỉ việc (Turnover rate) ...............................................................................................8 2.4 Các mô hình, đề tài nghiên cứu có liên quan đã công bố ......................................................9 3. Nội dung đề tài ......................................................................................................................... 11 3.1 Thực trạng nghỉ việc tại đơn vị năm 2015............................................................................11 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................11 3.3 Quy trình nghỉ việc hiện có....................................................................................................14 3.4 Các giải pháp Doanh nghiệp hiện có ....................................................................................15 CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NGHỈ VIỆC .......................................................................................18 1. Đánh giá chung ƣu nhƣợc điểm của các giải pháp hiện có dựa trên thực trạng ............... 18 2. Những hạn chế của đề tài - Đề xuất biện pháp tối ƣu .......................................................... 21 2.1 Hạn chế ....................................................................................................................................22 2.2 Đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc: ..................................................................22 CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI..........................................................................24 PHỤ LỤC .....................................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................27
  6. LỜI MỞ ĐẦU Nguồn nhân lực luôn là tài sản quý báu của công ty, mà đặc biệt là ngành bán lẻ- ngành sử dụng lao động nhiều hơn những ngành khác. Họ chính là những người trực tiếp đóng góp sức mình vào thành quả chung của doanh nghiệp, bởi lẽ nếu không có nhân viên thì doanh nghiệp sẽ thiếu đi nguồn lực quan trọng tạo ra nguồn doanh thu, lợi nhuận lớn cho mình. Quan tâm đến nhân viên, đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi toàn bộ quá trình trước trong và sau tuyển dụng của nhân viên đó, mà cụ thể ở đây là quá trình sau tuyển dụng- quá trình nghỉ việc của nhân viên. Hiểu được những gì họ cần và những gì là nguyên nhân để họ đi sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vũng hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp hạn chế tình trạng nghỉ việc tại công ty TNHH Dịch vụ EB”. Trong phạm vi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn thực trạng nghỉ việc tại công ty cũng như từ đó đi sâu phân tích nguyên nhân nghỉ việc tại đơn vị, nhằm có những đóng góp kịp thời trong khía cạnh đề tài. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi cũng sẽ đưa ra các giải pháp để hạn chế tình trạng nghỉ việc tại công ty nhằm khắc phục những tình trạng tiêu cực, và tỷ lệ nghỉ việc ở mức báo động (nếu có). Đảm bảo hiểu biết những lý thuyết cơ bản về nghỉ việc và áp dụng thực nghiệm tại đơn vị thực tập thông qua quan sát, tìm hiểu thông tin, số liệu để dẫn đề một cách chính xác và có khoa học. Đề tài cần đánh giá được các biện pháp giải quyết tình trạng nghỉ việc tại đơn vị, cũng như việc nắm bắt được tỷ lệ nghỉ việc. Một điều các doanh nghiệp cần quan tâm, để luôn giữ tỷ lệ trong một khoảng chấp nhận được và có thể kiểm soát để điều chỉnh kịp thời. Bởi mỗi nhân lực là một mắt xích tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp, sự thay đổi mắt xích, khi quá thường xuyên và ngoài tầm kiểm soát sẽ gây ra những tổn hại rất khó phục hồi. Tp.HCM, ngày 25/05/2016, Sinh viên thực hiện Thái Kim Ngọc 1
  7. CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1. Đơn vị thực tập 1.1 Tổng quan về đơn vị Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ EB (EB SERVICES COMPANY LIMITED) Tên viết tắt: EBS Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngành nghề kinh doanh: o Dịch vụ tư vấn đầu tư; o Dịch vụ tư vấn quản lý; o Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn), quyền phân phối bán lẻ (không thành lập cơ sở bán lẻ), và đại lý mua bán các hàng hóa. EB được biết đến với hệ thống siêu thị Big C, nhà bán lẻ hiện có mặt trên khắp các tỉnh thành cả nước, được người tiêu dùng tin yêu và lựa chọn. Hệ thống siêu thị Big C khai trương chi nhánh đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai năm 1998, đến nay Big C Việt Nam đã có 32 siêu thị trên toàn quốc, 10 cửa hàng tiện lợi tại TP HCM và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn, trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng. 2
  8. 1.2 Cơ cấu - Công ty TNHH DV EB bao gồm 13 bộ phận với các nhiệm vụ, chức năng riêng biệt, luôn hoạt động một cách toàn tâm và hiệu quả, góp phần xây dựng vào thành công của công ty. - Cùng với sự điều hành vô cùng hiệu quả của CEO và sự phối hợp tuyệt vời giữa các phòng ban bộ phận, đã giúp cho EB có một vị trí bền vững trên thị trường hiện nay. (Nguồn: Phòng Nhân Sự EBS) 1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn Thực hiện kinh doanh đúng với Giấy phép kinh doanh đã được đăng ký. Thực hiện các hoạt động theo ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nghĩa vụ về kinh doanh Có quyền quyết định các hoạt động của công ty, kinh doanh và thu lợi nhuận từ các hoạt động đó. Quản lý toàn bộ nhân viên tại Văn phòng chính (Head Office), thực hiện các thủ tục về nhân sự cho nhân viên 3
  9. 2. Bộ Phận thực tập : Phòng Nhân Sự EBS ( EBS Human Resource) 2.1 Cơ cấu tổ chức - Nhân sự tại EB bao gồm 4 bộ phận chuyên trách, được quản lý bởi Phó Chủ Tịch Nhân Sự (Vice President) - Các bộ phận chuyên trách bao gồm:Nhân sự vùng (HR Site), Nhân sự chức năng (HR Functional), Trung Tâm Đào Tạo Big C (BigC Academy), Bộ phận hành chính tổng hợp (General Admin). - Bộ phận đang thực tập thuộc phần chuyên trách Nhân Sự Vùng (HR Site), được quản lý bởi Giám Đốc Nhân Sự Vùng (Regional HR Director South) (Nguồn: Phòng nhân sự EBS) 4
  10. 2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Thực hiện các công tác về nhân sự cho toàn công ty:Quá trình sau tuyển dụng, thực hiện chi trả lương, quản lý phép, lịch công tác, các thủ tục về lương thưởng, bảo hiểm,…cho nhân viên công ty. Tham mưu với Giám Đốc Nhân sự các kế hoạch sau tuyển dụng, cập nhật và báo cáo tỷ lệ nhân viên mới, nhân viên nghỉ việc, đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế và phát huy những ưu thế. Xây dựng kế hoạch đánh giá nhân viên, các biện pháp đánh giá bằng KPI, xét đề xuất khen thưởng các bộ phận. Thực hiện báo cáo (tăng, giảm) lao động cho các cơ quan chức năng có liên quan. Thực hiện các thủ tục và đóng BHYT, BHTN, BHTN,… cho nhân viên theo quy định hiện hành. Thực hiện và hỗ trợ thực hiện các công tác cho người nước ngoài: Xin cấp visa, thẻ tạm trú, cấp thị thực, xin cấp giấy phép lao động cho lao động người nước ngoài; báo cáo giải trình lao động cho cơ quan chức năng quản lý. CHƢƠNG II: NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Đứng trước sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trên thị trường hiện nay, việc tìm ra nguyên nhân vì sao nhân viên rời bỏ công ty hiện tại là điều vô cùng cần thiết trong quá trình tìm kiếm và xây dựng một đội ngũ nhân viên tài năng, nhiệt huyết và định hướng hắn bó với công ty. ĐIều đó, giúp ích rất nhiều cho nhà quản lý khi hiểu được lý do họ ra đi qua đó tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân dựa trên thực trạng hiện có để tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân viên. Hiểu được điều đó, tôi thực hiện đề tài này trong phạm vi nghiên cứu tỷ lệ nghỉ việc tại Phòng Marketing công ty TNHH DV EB. Vậy tại sao, không phải là bất kỳ một công ty nào trong lĩnh vực nào, mà đề tài tôi chọn lại nghiên cứu tại công ty TNHH DV EB, chính bởi ngành bán lẻ, đặc biệt là mức bản lẻ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, hiện đang đóng góp tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam (85,6%). Ngành hiện 5
  11. đang tạo được nhiều công việc cho nhiều lực lượng lao động, giải quyết phần nào vấn đề thất nghiệp trong xã hội hiện nay. Đối với công ty TNHH DV EB cũng không có ngoại lệ, với mảng kinh doanh chính từ các siêu thị Big C, EB đã và đang tạo điều kiện cho hơn 8.000 lao động trên khắp cả nước thông qua các kênh tuyển dụng của từng Cửa hàng (Store) tại hệ thống siêu thị Big C, cũng như số lượng lớn nhân viên văn phòng đang làm việc tại Head Office mà trong phạm vi bài tiểu luận này xin được đề cập đến. Với hơn 10.000 nhân viên có mặt ở khắp các hệ thống siêu thị và cả văn phòng chính, EBS đã và đang thực hiện rất tốt vai trò quản lý của mình trong công tác nhân sự cho nhân viên. Công ty đã quan tâm và thực hiện không ít các chế độ, chính sách, tạo điều kiện làm việc cho nhân viên cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển lâu dài. Bên cạnh những phúc lợi đầu vào đối với nhân viên, EBS cũng quan tâm nhiều hơn các chế độ, quy trình đầu ra của nhân viên, với mỗi trường hợp nghỉ việc tại EBS, người lao động có một quy trình đầy đủ và khoa học cũng như thể hiện được sự quan tâm, trân trọng và lắng nghe nhân viên bằng quy trình nghỉ việc rõ ràng. Tập hợp các trường hợp nghỉ việc và theo dõi tỷ lệ nghỉ việc của người lao động cũng là một cách EBS nắm bắt và hiểu rõ tình hình lao động tại công ty để kịp thời có những biện pháp tối ưu nhất. Và để làm được điều đó, EBS cần hiểu được thế nào là tỷ lệ nghỉ việc tốt, cần duy trì và phát huy. Tỷ lệ nghỉ việc ở mức nào là bình thường, mức nào là báo động? Và khi biết được những điều đó rồi, thì EBS cần có những giải pháp, hành động gì để khắc phục những hạn chế và phát huy cái tốt đẹp hiện có. Thêm vào đó, với đặc thù của ngành, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thường xuyên là điều dễ thấy, và cũng chưa thể khẳng định được rằng, tỷ lệ đó nhiều hay ít thì tốt hay xấu, vì bên cạnh việc nghỉ việc, sẽ còn nhiều hơn một vấn đề cần nghiên cứu và phân tích. Song song đó, quá trình thực tập tại EBS không phải là quá dài nhưng cũng không gọi là quá ngắn đối với tôi, vì những kiến thức đã được học ở trường cùng với những kinh nghiệm đã được trải nghiệm tại công ty. Chính vì thế tôi rất mong muốn trong phạm vi bài tiểu luận này, trình bày được nguyên nhân của thực trạng nghỉ việc tại công ty cũng như nêu ra được những giải pháp tối ưu nhất có thể để EB ngày càng một phát triển hơn nữa, tiếp tục giúp đỡ và tạo 6
  12. điều kiện thật tốt cho người lao động, cũng như luôn là Nhà bán lẻ có uy tín nhất và được người tiêu dùng bình chọn, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hơn nữa lao động trong toàn xã hội. 2. Lý thuyết về đề tài chọn 2.1 Lý thuyết về nghỉ việc: Nghỉ việc là việc người lao động ngưng công việc hiện tại tại công ty đang làm việc vì một lý do nào đó: hoặc là hết hạn hợp đồng lao động, đổi việc, thay đổi vị trí làm việc, hoặc nghỉ việc có lý do. Khi người lao động nghỉ việc, công ty đang sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết cho người lao động theo đúng pháp luật. Theo (Tett &Meyer,1993) thì tỷ lệ nghỉ việc (Turnover rate) cũng có thể được xem xét gần như là tỷ lệ dự định nghỉ việc ( Turnover intention rate) được ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau: o Văn hóa tổ chức (Organization Culture) o Sự hài lòng trong công việc (Job Satisfation) o Tình bạn nơi làm việc (Workplace friendship) o Sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên (Leader- member Exchange) o Cam kết tổ chức (Organization Commitment) 2.2 Các loại nghỉ việc: o Phân loại theo quy định pháp luật  Nghỉ đúng luật  Nghỉ không đúng luật (Nghỉ ngang - tự ý nghỉ việc)  Bị sa thải o Phân loại theo ý nghĩa  Nghỉ việc tự nguyện (xin nghỉ, nghỉ hưu,..)  Nghỉ việc không kế hoạch (ốm đau, tai nạn, tranh chấp lao động,… 7
  13. 2.3 Tỷ lệ nghỉ việc (Turnover rate) - Cách tính: ( chỉ tính trên số nhân viên chính thức) Turnover = - Ý nghĩa: cho biết tốc độ thay đổi nhân viên của một công ty, từ đó đánh giá khả năng tuyển chọn của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh chính sách, môi trường làm việc tại doanh nghiệp. - Một số tỷ lệ nghỉ việc tham khảo và ý nghĩa: o Tỷ lệ nghỉ việc bằng 0%: Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc của doanh nghiệp thấp hoặc thậm chí bằng 0 chưa nói lên được rằng doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân của hiện tượng này, chẳng hạn như thiếu cơ hội việc làm trong khu vực, những ràng buộc về tài chính khiến nhân viên không dám nghỉ việc, hình ảnh của doanh nghiệp không được tốt khiến các nhà tuyển dụng tránh xa doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là doanh nghiệp có quá nhiều nhân viên lớn tuổi, không muốn thay đổi công việc nữa. Một lý do nữa là, có thể nhân viên của doanh nghiệp này không được đánh giá cao. Những nhà tuyển dụng thực thụ luôn luôn tìm cách tuyển nhân tài từ các công ty khác, kể cả trong giai đoạn khó khăn. Nếu chẳng có ai muốn tuyển (hoặc ít nhất là tìm cách tuyển) nhân viên của bạn thì cũng có thể là những nnhân viên này không có giá trị thực thụ đối với họ. o Tỷ lệ nghỉ việc < 4%: thì có thể sẽ kìm hãm sự vận động nội bộ, làm nhân viên thất vọng (có thể sẽ dẫn đến nghỉ việc sau này) và hạn chế sự phát triển tài năng của cá nhân. Điều đó có nghĩa là bạn đánh mất rất nhiều lợi ích mà đội ngũ nhân viên mới có thể mang lại cho tổ chức (ý tưởng mới, kỹ năng mới, trí tuệ cạnh tranh). Lực lượng thuê mới cũng có thể được coi là chất xúc tác cạnh tranh vì nhân viên hiện tại sẽ cảm thấy bi đe dọa khi phải cạnh tranh với tài năng mới. o Tỷ lệ nghỉ việc từ 4%-10%: Theo khảo sát từ cộng đồng nhân sự (HR share Community), cho rằng đây là tỷ lệ tốt của công ty. 8
  14. 2.4 Các mô hình, đề tài nghiên cứu có liên quan đã công bố 2.4.1 Mô hình 10 yếu tố động viên nhân viên được phát triển bởi Kenneth S.Kovach (1987), Mô hình được tác giả phát triển bao gồm các yếu tố sau: o Công việc thú vị (Interesting work): thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và cơ hội để sử dụng năng lực cá nhân. o Được công nhận đầy đủ công việc đã làm (Appreaciation and praise for work done): thể hiện sự ghi nhận hoàn thành tốt công việc, ghi nhận góp phần tạo thành công cho công ty o Sự tự chủ trong công việc (Feeling of being in on things): thể hiện nhân viên được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc và được khuyến khích đưa ra các sáng kiến o Công việc ổn định (Job security): Thể hiện công việc ổn định, không phải lo lắng đến chuyện giữ việc làm o Lương cao (Good wages): thể hiện tiền lương nhân viên nhận được tương xứng với kết quả làm việc, lương đảm bảo cuộc sống cá nhân và được thưởng hoặc tăng lương khi hoàn thành tốt công việc o Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp (Opportunities for advancement and development): thể hiện những cơ hội thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp o Điều kiện làm việc tốt (Good working condition): thể hiện vấn đề về an toàn, vệ sinh và thời gian làm việc. o Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên (Personal loyalty to employees): nhân viên liên tục được tôn trọng và tin cậy, là một thành viên quan trọng của công ty. o Xử lý kỷ luật khéo léo tế nhị (Tacful discipline): thể hiện việc xử lý kỷ luật của cấp trên một cách tế nhị và khéo léo, những kỷ luật chỉ mang tình góp ý, phê bình. o Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết các vấn đề cá nhân (Sympathetic help with personal problem): thể hiện sự quan tâm hỗ 9
  15. trợ của cấp trên trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân và khó khăn của nhân viên 2.4.2 Thuyết hai nhân tố của F.Herzeberg Frederick Herzberg đã phát triển thuyết động viên của ông ta bằng cách đề nghị các chuyên gia làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp liệt kê các nhân tố làm họ thỏa mãn và các nhân tố làm cho họ được động viên cao độ. Đồng thời yêu cầu họ liệt kê các trường hợp (nhân tố) mà họ không được động viên và bất mãn. Phát hiện của F. Herzberg đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó làm đảo lộn nhận thức thông thường của chúng ta, chúng ta thường cho rằng đối ngƣợc với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại. Từ những thông tin thu thập được, F. Herzberg chỉ cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với sự thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn. Các nhân tố liên quan tới sự thỏa mãn đối với công tác – còn được gọi là các nhân tố duy trì hay lưỡng tính. Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết sẽ tạo ra sự thỏa mãn và từ đó sẽ động viên người lao động làm việc tích cực và chăm chỉ hơn. Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc đã bất mãn. Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thõa mãn. Các nhân tố được tác giả liệt kê như sau: Các nhân tố duy trì Các nhân tố động viên 1. Phương pháp giám sát 1. Sự thách thức của công việc 2. Hệ thống phân phối thu nhập 2. Các cơ hội thăng tiến 3. Quan hệ với đồng nghiệp 3. Ý nghĩa của các thành tựu 4. Điều kiện làm việc 4. Sự nhận dạng khi công việc được thực hiện 10
  16. 5. Chính sách của công ty 5. Ý nghĩa của các trách nhiệm 6. Cuộc sống cá nhân 7. Địa vị 8. Quan hệ qua lại giữa các cá nhân 3. Nội dung đề tài 3.1 Thực trạng nghỉ việc tại đơn vị năm 2015 Tổng số nhân viên: 988 nhân viên Tổng số nghỉ việc: 297 nhân viên Tỷ lệ nghỉ việc chung: 30% Theo khảo sát từ Tower Waston năm 2014, tỷ lệ nghỉ việc ngành bán lẻ và ngân hàng đứng Top cao nhất trong các ngành, cụ thể chiếm hơn 30%. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phòng Marketing công ty TNHH DV EB Tổng số nhân viên của phòng: 59 Cơ cấu tổ chức phòng: Được quản lý và điều hành trực tiếp bởi Phó chủ tịch Marketing (Vice President Marketing), Marketing gồm 5 bộ phận chính: o Media & Site Marketing: 37 nhân viên o Branding: 5 nhân viên o Pricing and Datamining: 8 nhân viên o Loyalty Program: 4 nhân viên o Marketing: 5 nhân viên 11
  17.  Thực trạng nghỉ việc tại Phòng marketing ( Bảng 1.1: Danh sách nhân viên phòng Marketing) 12
  18. Số lượng nhân viên nghỉ việc Loyalty Program Marketing Pricing and datamining Branding Media & Site Marketing 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Media & Site Pricing and Loyalty Branding Marketing Marketing datamining Program Sales 17 3 1 2 2 ( Hình 1.1: Số lượng nhân viên nghỉ việc tại phòng Marketing) Tỷ lệ nghỉ việc Media & site 8% marketing 8% Branding 4% Pricing and 12% Datamining 68% Marketing Loyalty Program (Hình 1.2: Tỷ lệ nghỉ việc tại phòng Marketing) 13
  19.  Thống kê lý do nghỉ việc tại phòng Marketing (Bảng 1.2: Lý do nghỉ việc tại phòng Marketing) 3.3 Quy trình nghỉ việc hiện có  Nguyên tắc chung o Trình tự phê duyệt đơn xin/ thông báo nghỉ việc a. Người lao động tại cửa hàng (từ nhân viên đến trưởng bộ phận): Người phê duyệt cuối cùng là Giám Đốc Cửa Hàng b. Người lao động của các Bộ Phận hỗ trợ, Giám Đốc diều hành vùng và Giám Đốc Cửa Hàng: Người phê duyệt cuối cùng ít nhất phải là quản lý cấp N+1 và Giám Đốc/ Phó Chủ Tịch báo cáo Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc. c. Người lao động là Phó Chủ Tịch: Người phê duyệt cuối cùng là Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc. o Quy định của Luật lao động về thời gian báo trước khi người lao động (NLĐ) nghỉ việc: 1.1 Bốn mươi lăm (45) ngày đối với Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. 1.2 Ba mươi (30) ngày đối với Hợp đồng xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) khi có một trong các lý do sau: 14
  20. 1.3 Ba (3) ngày làm việc khi có một trong các lý do sau: 1.3.1 HĐLĐ xác định thời hạn: 1.3.2 HĐLD mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng 1.4 Theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền: Người lao động nữ mang thai mà thai nhi có bệnh lý cần phải nghỉ việc, thời hạn báo trước theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền.  Biểu mẫu áp dụng 1. Đơn xin/ thông báo nghỉ việc (Resignation letter/ notice) 2. Phiếu phỏng vấn nghỉ việc 3. Phiếu bàn giao công việc & vật dụng trước khi người lao động nghỉ việc (Work & equipment handover form for resignation) 3.4 Các giải pháp Doanh nghiệp hiện có Thực Giải pháp hiện tại Lý do nghỉ việc trạng Khảo sát sau nghỉ việc, lưu ý và đánh giá những ý kiến của nhân viên trong lần khảo sát nghỉ việc, giải quyết kịp thời nếu có phát sinh. Giữ thông tin và duy trì liên lạc với nhân Cơ hội làm việc tốt hơn viên nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa 1 (Better Opportunity) nhân viên và công ty. Vui vẻ, động viên nhân viên phát triển tốt ở môi trường mới Thực hiện các thủ tục nghỉ việc theo quy trình cho người lao động Cấp trên trực tiếp hoặc nhân viên/ Trưởng Lý do gia đình (Family 2 Bộ phận nhân sự gặp và trực tiếp nói chuyện reasons) viên nhân viên ở ngày làm việc cuối cùng để 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2