intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: Dương Ngọc Thạch | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

221
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4°C đến 5,8°C từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy, số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn tỉnh Sóc Trăng

  1. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng Tiểu luận Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn tỉnh Sóc Trăng TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  2. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG ........ 3 I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG ................................ .......... 3 I.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng ................................ ............................................... 3 I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Sóc Trăng ................................ ...................... 3 I.1.3. Đặc điểm địa chất tỉnh Sóc Trăng ..................................................................... 4 I.1.4. Đặc điểm khí hậu tỉnh Sóc Trăng ...................................................................... 4 I.1.5. Đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn tỉnh Sóc Trăng ........................................... 5 I.2. TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH SÓC TRĂNG ....... 5 I.2.1. Tài nguyên đất đai ................................ ................................ ............................ 5 I.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng .............................................................. 5 I.3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH), CÁC HIỆN TƯỢNG BĐKH BẤT THƯ ỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2006 - 2010) ....................................................................................................... 7 I.3.1. Tổng quan về tình hình Biến đổi Khí hậu (BĐKH) trên thế giới và tại Việt Nam ................................ ................................ ........................................................... 7 I.3.2. Các hiện tượng BĐKH bất thường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong những năm gầy đây ................................ .............................................................................. 7 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ NGẬP ÚNG TỈNH SÓC TRĂNG .. 10 II.1. HIỆN TRẠNG XẢY RA XÂM NHẬP MẶN TỈNH SÓC TRĂNG..................... 10 II.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ NGẬP ÚNG .......................................................................... 12 II.2.1. Tác động đến tài nguyên đ ất .......................................................................... 12 II.2.2. Tác động đến môi trường đất ......................................................................... 12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  3. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng MỞ ĐẦU Đất là m ột nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đ ất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và h ầu hết các sinh vật cạn, là n ền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Tác động đến tài nguyên môi trường đất làm cho môi trường đất bị ô nhiễm chính là việc đưa vào môi trường đất các th ành phần có hại đối với sự sống của cộng đồng và h ệ sinh vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là tự nhiên và nhân tạo, đối với tỉnh Sóc Trăng th ì nguồn gây ô nhiễm tự nhiên đa số là do xâm nhập mặn chủ yếu từ nư ớc biển và nhiễm ph èn ho ặc là do nước mưa lôi kéo các chất bẩn bề mặt thấm qua lớp đất... Do đó, việc “ Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng” góp phần giúp tỉnh Sóc Trăng nhận định rõ hơn hiện trạng của môi trường đất do tác động quá trình xâm nhập mặn tại tỉnh, từ đó kịp thời đề ra những biện pháp hạn chế, khắc phục tình trạng trên. 2 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  4. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG I.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăn g là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km 2 xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2008 có 1.295.064 người. Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm th ành phố Sóc Trăng và các huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề (mới có quyết định thành lập từ cuối năm 2009), trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh. Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng ĐBSCL: - Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang. - Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu. - Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. - Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km. I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Sóc Trăng - Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm trọng trong nửa phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực nước biển, vùng nội đồng cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có dạng hình lòng ch ảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu th ấp dần vào phía trong, từ biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đ ất liền với những giồng đất ven sông, biển. - Dựa vào địa h ình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau: - Vùng địa h ình th ấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm và m ột phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thư ờng bị ngập dài vào mùa mưa. - Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m , giồng cát cao đến 2 m. - Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách. - Địa h ình có cao độ thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên d ễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn). - Địa hình vùng biển ven biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu: 3 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  5. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung đ ịa hình khá thoải và b ằng phẳng. Khu vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch. Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có d ạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian. Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số khu vực phân bố các cồn ngầm thoải. I.1.3. Đặc điểm địa chất tỉnh Sóc Trăng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được hình thành bởi các loại trầm tích nằm trên n ền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất ở phía Bắc đồng b ằng cho đến độ sâu khoảng 1.000m ở gần bờ biển. Các dạng trầm tích có thể chia th ành các nh ững tầng chính sau: - Tầng Holocene: nằm trên mặt thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát. Thành phần hạt từ mịn tới trung b ình. - Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển. - Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình. - Tầng Miocene: có chứa sét và cát h ạt trung bình. I.1.4. Đặc điểm khí hậu tỉnh Sóc Trăng Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 . Mùa khô b ắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nh ất trong năm vào tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C). - Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 1 50 kcal/cm2. Tổng giờ nắng bình quân trong n ăm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ. - Mưa: Lượng mưa trung bình hàng n ăm là 1.660 – 2 .230mm, chênh lệch lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp nhất 75% vào mùa khô). - Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mù a Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc độ gió trung b ình là 1,77m/s. - Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn. Nh ững năm gần đây, lốc thư ờng xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 4 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  6. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng I.1.5. Đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn tỉnh Sóc Trăng Sông ngòi tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau. Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8), chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều trung b ình từ 194 – 220 cm. Nguồn nư ớc trên h ệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng m ưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước trên sông trong năm có th ời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nư ớc sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản. I.2. TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH SÓC TRĂNG I.2.1. Tài nguyên đất đai Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, đất Sóc Trăng gồm 6 nhóm chính: Bảng I.1: Thống kê các loại đất chính tỉnh Sóc Trăng Diện Tỷ lệ TT Loại đất Phân bố tích (ha) (%) dọc ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu, Đất cát 1 8.491 2 ,65 Mỹ Xuyên 2 Đất phù sa 2 tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú 6.372 3 Đất gley các xã phía Bắc huyện Kế Sách 1.076 0 ,33 tập trung với diện tích lớn ở các huyện 4 Đất mặn 158.547 49,5 Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên tập trung thành diện tích lớn ở các 5 Đất phèn 23,7 huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên 75.823 và một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu tập trung nhiều nhất ở Kế Sách và 6 Đất nhân tác 46.146 21,82 Long Phú Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Sóc Trăng đ ến năm 2020, năm 2009 Đất đai trong tỉnh Sóc Trăng thuộc loại trầm tích hỗn hợp sông biển có hàm lượng sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ. Do n ằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều vùng trũng, khó tiêu thoát, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn. Diện tích đất mặn và phèn không những chỉ ảnh hư ởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho tưới cũng như cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt (đất phèn ho ạt động và đất phèn tiềm tàng là nguồn gốc gây ra n ước chua), đặc biệt là thời kỳ đầu mùa mưa. I.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng Theo số liệu thống kê đã được các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố công nhận. Tính đến ngày 01/01/2010 , hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Sóc Trăng như sau: 5 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  7. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng Bảng I.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010 Tổng số Cơ cấu STT Mục đích sử dụng (ha) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 331.117,97 100.00 1 Đất nông nghiệp 276.918,35 82,94 Đất sản xuất nông nghiệp 1 .1 205.748 62,13 Trong đó Đất lúa nước 1 .1 144.590,90 43,67 Đất trồng cây lâu năm 1 .2 43.074,96 13,01 Đất rừng phòng hộ 1 .3 5 .433,38 1,64 Đất rừng đặc dụng 1 .4 264,55 0,08 Đất rừng sản xuất 1 .5 54.519,70 1,51 Đất nuôi trồng thủy sản 1 .6 5 .013,99 16,47 Đất nuôi trồng thủy sản tập trung 48.000,00 14,50 2 53.261,82 16,09 Đất phi nông nghiệp Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình sự 2 .1 169,31 0,05 nghiệp Đất quốc phòng 2 .2 482,58 0,15 Đất an ninh 2 .3 164,09 0,05 Đất khu công nghiệp 2 .4 443,38 0,13 Đất cho hoạt động khoáng sản 2 .5 - 0,00 Đất di tích, danh thắng 2 .6 6,03 0,00 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 2 .7 58,62 0,02 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2 .8 395,69 0,12 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2 .9 611,14 0,18 Đất phát triển hạ tầng 2.10 21.403,10 6,46 3 28.360,29 8,57 Đất đô thị 4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 0.00 - Đất khu du lịch 5 0.00 - 6 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  8. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng Nguồn: báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 I.3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH), CÁC HIỆN TƯỢNG BĐKH BẤT THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (2006 - 2010) I.3.1. Tổng quan về tình hình Biến đổi Khí hậu (BĐKH) trên thế giới và tại Việt Nam I.3.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới Theo n ghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4°C đ ến 5,8°C từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người. Nh ững dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy, số lượng các trận b ão không thay đổi, nh ưng số trận b ão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng h ợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cư ớp đi sinh mạng 225.000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD. Gần đây nhất “siêu bão” Nargis tại M yanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho th ấy sẽ có ít nhất 3 tỷ ngư ời rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất (www.climatechange-vn.com). I.3.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam Trên thực tế, tại Việt Nam đã có nh ững biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa...) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạn hán...). Đư ợc biết trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7°C, mực nư ớc biển dâng 20 cm. Trong th ời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới, Việt Nam đã và đ ang ch ịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn h án đã diễn ra với cường độ mạnh hơn trước. Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009, nhiệt độ trên tăng ít nh ất 1,1 – 1,9°C, nhiều nhất 2,1 – 3,6°C, lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2% và nhiều nhất từ 1 ,8 – 10,1%, mực nước biển dâng ít nh ất 65cm, nhiều nhất 100cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Tác động tiềm tàng BĐKH ở Việt Nam thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chủ yếu: tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, sức khỏe. I.3.2. Các hiện tượng BĐKH bất thường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong những năm gầy đây Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng là vùng đ ất thấp ven biển của Việt Nam, đây là khu vực bị ảnh h ưởng nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Trong những năm gần đây, trên đ ịa bàn của tỉnh đ ã xu ất hiện các hiện tượng BĐKH bất thư ờng như: - Chế độ thủy văn bị ảnh hưởng. - Thay đ ổi chế độ ngập lụt, lũ lụt bất thường không theo quy định. 7 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  9. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng - Diện tích ngập lụt mở rộng, mùa ngập lụt chuyển dịch và thay đ ổi. - Nhiệt độ không khí trung bình tăng, mùa hè dài hơn và ấm hơn. - Cường độ gió gia tăng mạnh. - Các hiện tượng chưa từng ảnh hưởng nặng như bão đ ã b ắt đầu xuất hiện. - Mùa mưa có xu hướng thay đổi bất thường, cả về thời gian và cường độ mưa. - Hiện tượng xâm nhập mặn tại các lưu vực ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn. - Gây xói lở bờ biển nghiêm trọng. Thực tế tại tỉnh đã cho thấy, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, quá trình xâm nhập mặn vào lục địa diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Cuối tháng 2 năm 2010, độ mặn đo được tại cảng Trần Đề (xã Trung Bình, huyện Long Phú) là 22,9‰, tại Đại Ngãi (huyện Long Phú) 3‰, tại xã Th ạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) 4,6‰, tại TP.Sóc Trăng là 2,3‰. Cao gấp từ 2 đến 10 lần so với cùng k ỳ năm 2009 và sâu vào đất liền có nơi đã đến 30km. Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng do ảnh hưởng bởi chế độ chảy của sông Mêkông, triều cường của biển Đông, dòng h ải lưu ven biển, gió ch ướng và ho ạt động của sóng đã tạo ra một quá trình bồi lắng và xói lở liên tục dọc bờ biển. Quá trình xói lở xảy ra nghiêm trọng tại một số khu vực như Vĩnh Hải (8 – 15m/năm), Vĩnh Tân (40m/năm), Lai Hòa 20m/n ăm. Biến đổi khí hậu sẽ làm quá trình xói lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn khi tần suất và cường độ các trận sóng, các trận b ão gia tăng cùng với sự gia tăng mực nước biển và khí h ậu khắc nghiệt. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, đến năm 2100, mực nước biển tại tỉnh Sóc Trăng có thể dâng thêm 1m do khí h ậu ấm lên b ởi khí thải nhà kính. Khi ấy 43,7% diện tích của tỉnh sẽ bị ngập nước, sẽ gây tác động đến hơn 450.000 người, tương đương 35% tổng dân số của tỉnh Sóc Trăng (theo ICEM 2008). 8 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  10. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng H ình: Dự báo vùng ngập lũ và xâm nhập mặn do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (Nguồn: Theo bản đồ DEM (5 x 5 m) của Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ TN&MT) 9 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  11. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ NGẬP ÚNG TỈNH SÓC TRĂNG II.1. H IỆN TRẠNG XẢY RA XÂM NHẬP MẶN TỈNH SÓC TRĂNG Chế độ thủy triều của khu vực tỉnh Sóc Trăng thuộc dạng bán nhật triều không đều, với các đặc điểm chính: đỉnh triều cao, chân thấp, mực nước b ình quân thiên về chân triều. Hầu hết dòng ch ảy trên các kênh rạch trong vùng là dòng chảy hai chiều, tron g ph ần lớn thời gian trong năm. Do đặc điểm này, về m ùa mưa, hiện tượng ngập úng xảy ra cho các vùng trũng của các huyện Thạnh Trị, Mỹ Tú, Ngã Năm, M ỹ Xuyên. Ngư ợc lại về mùa khô, phần lớn diện tích của Tỉnh đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng mặn (ranh giới mặn 1g/l th ường ở An Lạc Thôn - Kế Sách). Do ảnh hư ởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển, nên toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh đều bị nhiễm mặn và ch ế độ truyền triều rất phức tạp. Từ khi chuyển đổi sản xuất sang nuôi tôm, nhiều cống đập đ ược mở thông, làm cho quá trình truyền triều càng sâu vào đất liền. Bên cạnh đó, Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu thì vào mùa kiệt, lượng n ước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lòng sông nhỏ , địa hình th ấp tạo điều kiện nư ớc mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô lượng dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm nhập mặn vào nội đồng nhanh hơn dự báo. Đồng thời, mấy năm gần đây chuyển đổi cơ cấu sản xuất mạnh mẽ theo mô hình tôm - lúa đã làm cho môi trường đất, n ước, nhất là sự xâm nhập mặn đang có những diễn biến phức tạp hơn. Độ xâm nhập mặn vào h ệ thống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp từ năm n ày qua năm khác. Nồng độ mặn thay đổi theo đ ặc thù từng năm phụ thuộc vào lượng nước sông Mekong chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng. Biểu đồ: So sánh độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo 40 Đơn vị ‰ Mỹ 35 Thanh 30 Đại ngãi 25 20 Thạnh 15 Phú 10 5 TP.Sóc Trăng 0 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 10 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  12. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng Biểu đồ: So sánh độ mặn thấp nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo Đơn vị ‰ 12 Mỹ Thanh 10 8 Đại ngãi 6 4 Thạnh Phú 2 0 TP.Sóc Trăng 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Biểu đồ: Độ mặn trung bình năm qua từng năm tại các vị trí đo Đơn vị ‰ 30 Mỹ Thanh 25 Đại ngãi 20 15 Thạnh 10 Phú 5 TP.Sóc Trăng 0 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng (năm 2005) do trong giai đoạn n ày nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo d ài, Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường, luôn ở mức thấp hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ 2005, Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao n ên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đ ã xâm nh ập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của hiện tư ợng El-nino n ên trong các tháng 2, 3 , 4 và những ngày đ ầu tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong tỉnh và đ ạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰; Long Phú 21,0‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc Trăng 5,2‰; An Lạc Tây 2,8‰. Hiện tại, trên đ ịa b àn tỉnh Sóc Trăng đang đúng vào thời điểm toàn vùng đang phải đối mặt với hạn hán và mặn xâm nhập gay gắt. Hàng trăm ngàn hecta lúa đông xuân muộn của tỉnh đang ở vào giai đoạn trổ đòng đều có nguy cơ bị ảnh hưởng của nắng hạn. Nguyên nhân chính là do nguồn nước chính để tưới tiêu cho Sóc Trăng là sông Hậu, nhưng những dòng chảy trên toàn hệ thống sông Mekong đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dòng ch ảy đổ ra cửa biển rất thấp, làm m ặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km. Những ngày triều cường kết hợp với 11 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  13. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km uy hiếp trà lúa đông xuân muộn và xuân hè vừa xuống giống. Biểu đồ : So sánh độ mặn năm 2010 và năm 2009 Nguồn: www.tuoitre.com.vn II.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ NGẬP ÚNG II.2.1. Tác động đến tài nguyên đất Đất vốn đ ã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Khu vực tỉnh Sóc Trăng có chế độ thủy triều thuộc dạng bán nhật triều không đều, với các đặc điểm chính: đ ỉnh triều cao, chân thấp, mực nước b ình quân thiên về chân triều. Hầu hết dòng chảy trên các kênh rạch trong vùng là dòng chảy hai chiều, trong phần lớn thời gian trong năm nên d ễ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Chính quá trình này làm cho ch ất lượng môi trường đất, tầng địa chất bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp. Đất đai bị bạc màu, đa d ạng sinh học giảm mạnh. Diện tích đất bị xâm nhập mặn tăng, đất bị khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng khi đó tương tác giữa môi trường nước với môi trường đất sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, năng xuất và hiệu quả cây trồng vật nuôi, khó khăn trong việc sản xuất lương thực. Tỉnh Sóc Trăng có 3 vùng sản xuất khá tốt là vùng mặn, vùng ngọt hóa và vùng ngọt. Hàng năm vào mùa khô, nước thượng nguồn giảm mạnh dẫn đến mặn từ biển lấn sâu vào nội đồng theo các nhánh kênh rạch, sông Hậu làm gia tăng xâm nhập mặn. Mặn vào sâu trong nội đồng hơn, thời gian mặn kéo dài và có những diễn biến phức tạp, tạo ra những khó khăn mà ngành nông nghiệp của tỉnh phải đối mặt. Khi đó, diện tích sản xuất của vùng ngọt và ngọt hóa sẽ bị thu hẹp một cách đáng kể, diện tích vùng mặn sẽ tăng lên, đặc biệt tại các huyện ven biển Vĩnh Châu, Cù Lao Dung và Long Phú (nay là huyện Trần Đề). Đây là m ột trong những yếu tố làm thay đổi điều kiện thổ nhưỡng quan trọng trong sản xuất. II.2.2. Tác động đến môi trường đất Hiện nay trên đ ịa b àn toàn tỉnh Sóc Trăng vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đất đang ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình xâm nhập mặn tự nhiên vào mùa khô. Quá trình xâm nhập mặn vào lục địa diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn, ho ạt động xâm nhập mặn diễn ra mạnh nhất thường rơi vào cuối tháng 4, 12 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  14. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng đầu tháng 5 hàng năm. Môi trư ờng đất bị tác động bởi nước mặn xâm nh ập sâu vào trong nội đồng. Quá trình thoái hóa đất cũng diễn ra khá nhanh chóng chủ yếu là do quá trình m ặn hóa và phèn hóa, đất bị trai cứng và sa mạc hóa không có khả năng phục hồi hoặc phục hồi trong thời gian dài. - Tác động do quá trình mặn hóa Quá trình mặn hóa thường xuất hiện với diện tích lớn tập trung ở các huyện Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, Trần Đề và Mỹ Xuyên. Quá trình mặn hóa xảy ra ở Sóc Trăng chủ yếu là do sự xâm nhập mặn tự nhiên vào mùa khô. Quá trình mặn hóa xảy ra có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc đất đai, sự thay đổi hệ sinh vật sống trong môi trường này, đ ặc biệt là nó làm phá vỡ tính cân bằng của hệ sinh thái. Sự phá vỡ này thường gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất. Mặt khác, xâm nhập mặn do nước biển dâng, trong nước biển nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3 vùng trũng có nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhưng chủ yếu là NaCl. Khi nước biển dâng, muối NaCL theo nước thủy triều tràn vào mạch nước ngầm theo mao dẫn lên lớp mặt làm ảnh hưởng môi trường đất, gây hại chủ yếu ở nồng độ muối vượt quá 1% sẽ gây chết cho cây cối và các ion Na+ và Cl- quá cao. Nồng độ cao của muối gây hại sinh lý cho thực vật và tiêu diệt vi sinh vật cùng động vật trong môi trư ờng đất. - Tác động do quá trình phèn hóa: Tổng diện tích đất phèn Sóc Trăng 75.823 ha, chiếm 23,7% (Nguồn: S ở Tài nguyên và Môi trường), tập trung thành diện tích lớn ở các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu . Tùy thuộc vào cao độ mà chúng phân bố khác nhau , nơi nào cao thường có đất phèn nhẹ, phân bố ít và ngược lại nơi nào thấp thường là đất phèn nặng và có diện tích lớn . Đất phèn hoạt động có hàm lượng Fe2+ rất lớn, khi môi trường ngập nước thì lượng Fe2+ bị khử thành Fe3+ và sinh ra H+ làm cho pH môi trường giảm xuống. -------------------------------------------------------------------- H+ + Fe(OH)3 ½ O2 + Fe2+ + 2 ------------------------------------------------------- H2O Fe2+ Đất mặt Đối với đất phèn nhiễm mặn bị khử (ngập nước để nuôi tôm và trồng lúa) thì lượng Fe2+, H+ và H2S sinh ra nhiều và nhanh hơn đối với đất phèn ngập nước không nhiễm mặn. Fe3+ là chất không tan có thể hình thành các hạt cực nhỏ gây cản trở hô hấp và nhiều bất lợi cho một số loài thủy sinh vật. H+ sinh ra làm chua nước mặt do giảm pH, pH môi trường xuống thấp khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ, không thể tự làm sạch được nữa, nên cả môi trường bị ô nhiễm nặng, động vật, thực vật, vi sinh vật bị tiêu diệt hàng lo ạt, ngay cả cây lúa khi ở nồng độ thấp. Đối tượng dễ bị tác động: Tác động của xâm nhập mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc trăng. Hiện tại, trên địa b àn tỉnh Sóc Trăng đang đúng vào th ời điểm toàn vùng đang phải đối mặt với hạn hán và m ặn xâm nhập gay gắt. Do tình hình nắng nóng kéo dài, xâm nh ập mặn ở Sóc Trăng đang diễn ra phức tạp, ảnh hư ởng ngày càng nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân. 13 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  15. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng - Nông nghiệp: Môi trường đất bị suy thoái đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đất bị nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nước ngọt, nhất là hệ sinh thái nông nghiệp do hiện tượng sốc, độ mặn vượt quá khả năng ch ống ch ịu của các loài động thực vật. Khi đó diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh sẽ bị thu hẹp, năng xuất, chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp giảm đáng kể, cơ cấu cây trồng sẽ khó thích ứng được những tác động bất thường của khí hậu, thời tiết. Cụ thể là hàng trăm ngàn hecta lúa đông xuân muộn của tỉnh đang ở vào giai đoạn trổ đòng đ ều có nguy cơ bị ảnh hưởng của nắng hạn trong năm, tại các huyện có địa b àn vùng đ ất cao là nơi tiếp giáp với vùng nhiễm mặn của huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú , Cù Lao Dung, Kế Sách mặn đang xâm nhập ngày càng sâu vào nội đồng. Nghiêm trọng nhất là các xã Long Phú, Trung Bình, Đại Ân 2 của huyện Long Phú và m ột số xã thuộc huyện Cù Lao Dung và huyện Kế Sách làm ảnh hưởng hơn 40.000 ha lúa (theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng). Dù h ệ thống thủy lợi hoàn ch ỉnh nhưng do đặc điểm của vùng cao, nước trên các kênh tạo nguồn thấp nên h ệ thống thủy lợi nội đồng không phát huy hiệu quả trong lúc khô hạn gay gắt nh ư hiện nay. - Tác động đến môi trường đất nuôi trồng thủy hải sản: Xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng khi nước biền dâng sẽ tác động đến ngành thủy sản. Nước biển lấn sâu vào trong nội địa gây mặn hóa đất làm ảnh hư ởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài thủy sản nước ngọt, trong khi đó lại tăng số lư ợng các loài thủy sản n ước mặn, cùng với khả năng cố định các chất hữu cơ của hệ sinh thái dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dư ỡng cho sinh vật đáy. Do đó, chất lượng môi trường sống của nhiều loài thủy sinh sẽ bị xấu đi. - Tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trư ờng đất do quá trình xâm nhập mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, làm suy giảm ĐDSH. Tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường đất gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Đất sẽ trở nên bạc màu, nghèo và xấu, làm năng suất sản lượng cây trồng giảm mạnh, mất diện tích đất canh tác. Hiện tại, nhiều vùng đất trong tỉnh đã trở thành đất trống, đất ong hóa, khô nước. Từ đó, môi trường sống cho sinh vật trên mặt đất và trong lòng đất bị phá hủy nghiêm trọng. Lũ lụt xảy ra, sẽ dẫn đến bồi lắng lòng sông, dễ gây phá vỡ các công trình thủy lợi, đê đập ngăn lũ. Bên cạnh đó, mất thảm phủ mặt đất nghĩa là lượng nước thấm vào lòng đất giảm mạnh, hạn hán sẽ xảy ra mạnh hơn. Ở đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn phân b ố ở xã Vĩnh Hải và ven biển từ thị trấn Vĩnh Châu chạy đến giáp Bạc Liêu có chức năng chắn sóng, chống xói mòn, chống xâm thực,... Khi nước biển dâng cao do tác động của BĐKH, diện tích rừng phòng hộ n ày sẽ giảm tác dụng của nó, xâm nhập mặn sẽ tiến sâu vào trong nội đồng làm cho các chất dinh dưỡng trong môi trường đất được bảo vệ bởi lớp thực vật trên bề mặt mất đi, đất sẽ bị xói mòn, trơ hóa. Không có các h ệ thực vật, rừng cây chắn lũ, các dòng nước chảy qua thì đất sẽ bị xói mòn, trở thành sa m ạc hó a và gây sạt lở nghiêm trọng. Việc phá huỷ lớp phủ bề mặt đ ã làm giảm khả năng giữ nước của đất, tạo điều kiện để các tầng nhiễm mặn d ưới sâu xâm nhập dần lên b ề mặt đất, gây mặn hóa, phèn hoá toàn bộ tầng đất mặt, làm chết nhiều loại cây trồng và thu ỷ sản . - Ngoài ra, ô nhiễm và suy thoái môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực của tỉnh, đây là những tác nhân làm giảm năng suất, chất lượng của giống cây trồng vật nuôi. Điều này gây ra những tác 14 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  16. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng động không nhỏ đến khả năng ổn định anh ninh lương thực của quốc gia thuộc các huyện Mỹ Xuyên, Th ạnh Trị 15 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  17. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Quá trình xâm nh ập mặn, ngập úng do biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đ ến tài nguyên môi trường đất của tỉnh, đặc biệt gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Thiên tai, đ ặc biệt là hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng, ngập úng với diện tích rộng, ho ạt động xâm nhập mặn mạnh nhất thường rơi vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 h àng năm, ảnh h ưởng rất lớn đến tài nguyên môi trường đất, quá trình suy thoái đất cũng diễn ra khá nhanh chóng chủ yếu là do quá trình mặn hóa và phèn hóa, đất bị trai cứng và sa m ạc hóa không có khả năng phục hồi ho ặc phục hồi trong thời gian dài. Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại trên chúng ta cần chủ động phối hợp, đề ra những giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. 16 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
  18. Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn và ngập úng tỉnh Sóc Trăng TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo HTMT năm 2006 -2009 - Sở TNMT - Năm 2009 1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch 2. sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 -2015) – UBND tỉnh Sóc Trăng – n ăm 2010. Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường năm 2009 - 3. Sở TNMT - Năm 2009 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2009 và kế hoạch nhiệm vụ 4. công tác năm 2010 ngành Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng - Sở TNMT - Năm 2009 Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Sóc Trăng 5. giai đoạn 2001 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 - Sở Công thương - Năm 2007 Dự án rà soát bổ sung điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch và VSMT nông thôn 6. tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2008 - 2010 và định h ướng đến năm 2020 - Sở NN&PTNT - Năm 2009 Kế hoạch KTXH 2006-2010 và phương hướng 2011 -2015 - Sở TNMT - Năm 7. 2009 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng - UBND 8. tỉnh - Năm 2009 17 TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2