intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Kinh tế hợp tác xã

Chia sẻ: Pham Thi Thuy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:36

811
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, có vị trí và vai trò quan trọng.ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX đã xuất hiện những hình thức hợp tác

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Kinh tế hợp tác xã

  1. MỤC LỤC
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Việt nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nông nghiệp mới đẩy mạnh được công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để phát triển nông nghiệp phải từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn dưới các hình thức trang trại, hợp tác xã. Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, có vị trí và vai trò quan trọng. ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX đã xuất hiện những hình thức hợp tác. Các hợp tác xã được thành lập ở nhiều ngành kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, đã có vai trò lịch sử rất quan trọng về phát triển kinh tế -xã hội trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và thống nhất đất nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trên phạm vi cả nước những hạn chế chủ yếu của mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ nét dẫn đến một bộ phận hợp tác xã lâm vào khủng hoảng, tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đồng thời cũng bắt đầu xuất hiện những hình thức hợp tác xã kiểu mới đa dạng và nhiều đ ịa phương đã tìm những giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức hợp tác xã nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường. Vì vậy, thông qua nghiên cứu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp của nước ta có thể chứng minh Hợp tác là tất yếu, nhưng mức độ hợp tác, hình thức hợp tác và hiệu quả hợp tác lại phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. PHẦN II: NỘI DUNG I. Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp
  3. 1. Đối với các thành viên Vì mô hình HTX xuất phát và hình thành hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên nên HTX nông nghiệp là tổ chức liên kết hợp tác của bản thân các thành viên. Các thành viên giúp đỡ được lẫn nhau thông qua việc hợp tác này. Nếu nhìn vào điều kiện lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của mô hình HTX nông nghiệp, ta thấy ý nghĩa của nó ở chỗ là một mô hình tự cứu mình, tránh được sự bần cùng hoá cho các thành viên. Thông qua HTX nông nghiệp mà các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡ được cho nhau, tự cứu được lấy mình, trước khi mất hết những cơ sở kinh tế để tồn tại nếu không hợp tác l ại với nhau. Nếu các thành viên có điều kiện tiếp cận với các loại thị trường (thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ, sản phẩm đầu ra) nhờ có mô hình kinh tế HTX nói chung thì thông qua mô hình HTX nông nghiệp nói riêng, các thành viên đã có điều ki ện tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng, ngân hàng. Điều mà họ do địa bàn sinh sống bất lợi, tài sản nghèo nàn .v.v.. hầu như không bao giờ có được nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước hay sự hỗ trợ khác mà không tự tổ chức lấy cho mình những tổ chức kinh tế hợp tác. Như vậy các thành viên sẽ được hưởng các sản phẩm và d ịch vụ mà tổ chức tín dụng hợp tác của họ tạo ra và cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với một mức giá cả chấp nhận được với tư cách là khách hàng. Thành viên cũng sẽ được tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm thông qua HTX nông nghiệp vì đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn của cả địa phương. Họ sẽ tự tạo ra được công ăn việc làm cho bản thân và có thể còn cho cả đ ịa phương nữa. Họ cũng được hưởng những quyền lợi từ HTX nông nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền tham gia biểu quyết, quyết đ ịnh các chính sách kinh doanh của HTX nông nghiệp thông qua các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX nông nghiệp ngày càng phục vụ họ đắc lực và tốt hơn. Qua sự hỗ trợ này mà các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh của các thành viên đã được hỗ trợ thiết thực, cuộc sống của họ được cải thiện rõ rệt và có những tích luỹ. Trước đây, khi chưa có mô hình này, nếu từ hoạt động kinh tế của bản thân, họ không thể tạo ra lợi nhuận hoặc chỉ tạo ra ít lợi nhuận thì nay, trong sự hợp tác, họ được hỗ trợ và có điều kiện tạo ra nhiều
  4. lợi nhuận hơn. Đó chính là ý nghĩa to lớn của mô hình kinh tế hợp tác nói chung và mô hình HTX nông nghiệp nói riêng. Các HTX nông nghiệp chính vì thế có vai trò bảo đảm và duy trì sự độc lập về kinh tế và cơ sở kinh tế để tồn tại và phát tri ển c ủa các thành viên. 2. Đối với địa phương. Mô hình HTX nông nghiệp ra đời sẽ cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho dân cư trên địa bàn hoạt động. Bất kể người dân nào cũng sẽ được hưởng các sản phẩm, dịch vụ của HTX nông nghiệp với tư cách là khách hàng. Qua hoạt động của HTX nông nghiệp, ý thức tiết kiệm và tích luỹ của người dân đ ược nâng cao. Nh ững đồng vốn nhàn rỗi được huy động để đưa vào đầu tư phục vụ cho phát tri ển, gi ảm s ự lãng phí tài nguyên cũng như tạo ra sự phồn vinh cho xã hội. HTX nông nghiệp vừa là người quản lý tài sản của thành viên, dân cư, vừa là nhà đầu tư trên địa bàn. Đó cũng là nơi học nghề cho nhiều người. Trình độ và nhận thức của người nhân trên địa bàn cũng sẽ được nâng cao thông qua các hoạt động tư vấn, thông tin của bản thân HTX nông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ dân trí tại địa phương. Khi địa phương có HTX nông nghiệp hoạt động, nạn cho vay nặng lãi lập tức bị đẩy lùi tiến tới xoá sổ. Những ý nghĩa về xã hội như góp phần, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ địa phương chuyển đ ổi cơ cấu nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng… cũng là những đóng góp rất tích cực. Với tư cách là một HTX nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng góp một cách đáng kể các khoản thuế hàng năm cho ngân sách địa phương. Các HTX nông nghiệp sẽ là những tổ chức hoạt động tại địa phương, bám sát địa bàn, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, hỗ trợ đắc lực nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Như vậy, HTX nông nghiệp là một yếu tố kinh tế quan trọng ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân đem lại ổn định trật tự chính trị, xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. 3. Đối với Nhà nước. Xét trên góc độ Nhà nước, hoạt động của những HTX nông nghiệp sẽ bổ sung cho những nỗ lực vĩ mô của Nhà nước như cung cấp vốn cho người nghèo, nông thôn, nông
  5. nghiệp, thực hiện các mục tiêu xã hội lớn như tạo công ăn việc làm, xoá đói gi ảm nghèo, ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị, xã hội… ở những nơi, lĩnh vực mà nhiều khi Nhà nước không có khả năng hay hoạt động không hiệu quả thì mô hình HTX nông nghiệp nói riêng và mô hình kinh tế HTX nói chung lại là phù hợp. Mô hình HTX nông nghiệp thể hiện rất rõ tinh thần phát hút nội lực của người dân đ ể tự giải quy ết các khó khăn, vướng mắc của chính bản thân. Mô hình HTX nông nghiệp cũng góp phần thực hiện các chương trình tiết kiệm, huy động tiềm năng trong nhân dân của Nhà nước phục vụ cho đầu tư, hay tránh lãng phí tài nguyên, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Mô hình HTX nông nghiệp vì vậy có thể xem là mô hình “bộ đội đ ịa phương” tại chỗ, kết hợp với các tổ chức tín dụng – “bộ đội chủ lực” – nhằm thông qua dịch vụ tín dụng, ngân hàng đánh bại giặc đói, giặc nghèo để phát triển kinh tế. Mặc dù có vai trò to lớn đối với Nhà nước, song các HTX nông nghiệp không phải là công cụ của Nhà nước và lại càng không có nhiệm vụ công ích. Nó đơn thuần ch ỉ là một tổ chức kinh tế tự trợ giúp của các thành viên, là công cụ và phương tiện của các thành viên và hoạt động chỉ vì lợi ích của các thành viên. Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi tạo ra lợi ích cho các thành viên thì nó cũng đã vô hình trung trực tiếp hay gián tiếp tạo ra cả những lợi ích xã hội khác kèm theo mà Nhà nước rất mong muốn nhưng đó chỉ là những lợi ích hệ quả. Xét về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, việc tạo ra các lợi ích xã hội này không phải và cũng không thể là nhiệm vụ của các HTX nông nghiệp. Vi ệc lạm dụng các HTX nông nghiệp để bắt chúng thực hiện các mục tiêu xã hội hay c ủa Nhà nước là không hợp lệ. Điều này sẽ dẫn tới việc bóp méo hoạt đ ộng c ủa các HTX nông nghiệp, ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên khiến cho HTX nông nghiệp bị què quặt không phát triển bền vững được theo đúng khả năng vốn có của nó. Đối với Nhà nước, HTX nông nghiệp là chỉ một tổ chức kinh tế dân chủ của người dân, một phương tiện để phát huy nội lực tiềm năng trong nhân dân của các thành viên góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt ở các vùng mà Nhà nước chưa có điều kiện hay khả năng để vươn tới một cách đầy đủ trọn vẹn để hỗ trợ phát triển. Nó bổ sung rất tốt cho những nỗ lực phát triển kinh tế của Nhà nước ở các vùng, đặc biệt các vùng
  6. nông nghiệp, nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và nhu cầu về vốn để đầu tư, phát triển sản xuất cao. II. Một số vấn đề liên quan 1. Một số khái niệm * Khai niêm về hợp tac ́ ̣ ́ Hợp tac là sự kêt hợp sức manh cua cac cá nhân hoăc các đơn vị để tao nên sức ́ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ manh lớn hơn, nhăm thực hiên những công viêc mà môi cá nhân,mỗi đơn vị hoat đông ̣ ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ̣ riêng rẽ sẽ găp khó khăn, thâm chí không thể thực hiên được, hoăc thực hiên kem hiêu ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ qua. Trong cuôc sông, có nhiêu linh vực cân có sự hợp tac như sự hợp tac trong trong lao ̣ ́ ̀ ̃ ̀ ́ ́ đông san xuât, kinh doanh; hợp tac trong nghiên cứu khoa hoc; hợp tac trong quân sự, văn ̣ ̉ ́ ́ ̣ ́ hoa, thể thao, đời sống... Tuy nhiên, hợp tac trong lao đọng sản xuất là phổ biên nhât. ́ ́ ́ ́ Măc dù có nhiêu linh vực hợp tac nhưng trong pham vi môn hoc nay, chung ta chỉ tâp ̣ ̀ ̃ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ trung nghiên cứu về hợp tac trong linh vực nông nghiêp. ́ ̃ ̣ Hợp tac trong nông nghiêp cung đa dang, phong phú bởi nông nghiêp luôn diên ra ́ ̣ ̃ ̣ ̣ ̃ trong nông thôn và trong nông thôn lai có nhiêu nganh, nhiêu linh vực luôn tôn tai. Chung ̣ ̀ ̀ ̀ ̃ ̀ ̣ ́ ta không nghiên cứu sự hợp tac riêng rẽ cua riêng linh vực nông nghiêp mà nghiên cứu sự ́ ̉ ̃ ̣ hợp tac cả trong nông thôn, cụ thể hơn, cung có thể coi là sự hợp tac giữa cac nganh, cac ́ ̃ ́ ́ ̀ ́ vung trong nông thôn, trong đó san xuât nông nghiêp chiêm vai trò chủ đao. ̀ ̉ ́ ̣ ́ ̣ Sự hợp tac có thể tiên hanh từ nhỏ đên lớn, từ it đên nhiêu, từ hep sang rông, từ ́ ́ ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̣ thâp đên cao... Tuy nhiên, trong xã hôi luôn tôn tai cac linh vực hợp tac khac nhau, trinh độ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̃ ́ ́ ̀ hợp tac khac nhau. Khi nhu câu hợp tac ngay cang cao thì môi quan hệ hợp tac ngay cang ́ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̀ chăt chẽ và mở rông. ̣ ̣ Ngay nay, trong xu thế mới cua nên kinh tế toan câu, sự hợp tac đã không con bó hep ̀ ̉ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ trong pham vi cua từng quôc gia, từng khu vực mà đã là sự hợp tac toan thế giới. Nôi ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̣ dung cua sự hợp tac cung đa dang, không chỉ là sự hợp tac trong từng linh vực riêng re, ̉ ́ ̃ ̣ ́ ̃ ̃ trong môt vai vung nhỏ lẻ mà sự hợp tac diên ra trong nhiêu linh vực trong nhiêu quôc gia. ̣ ̀ ̀ ́ ̃ ̀ ̃ ̀ ́
  7. * Hợp tác xã - Khái niệm: Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và điều hành bởi một nhóm các cá nhân cho lợi ích lẫn nhau của họ. Hợp tác xã đ ược xác đ ịnh bởi tuyên bố về việc xác định hợp tác xã của Liên minh quốc tế hợp tác xã "một hiệp hợp tự tr ị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ ". Hợp tác xã cũng có thể được định nghĩa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu và kiểm soát đều cho các người sử dụng dịch vụ của mình hoặc những người làm việc ở đó. Khía cạnh khác nhau liên quan đến doanh nghiệp hợp tác xã là trọng tâm của nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế hợp tác xã. - Các loại hình HTX. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứ vào chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, quy mô và đ ặc điểm hình thành HTX: - HTX dịch vụ: bao gồm ba loại HTX dịch vụ từng khâu. HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng và HTX dịch vụ đơn mục đích (HTX chuyên ngành) + HTX dịch vụ từng khâu (HTX dịch vụ chuyên khâu) có nội dung hoạt động tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công vi ệc trong quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất. VD: HTX tín dụng, HTX mua bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới tiêu .... + HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng: Tùy thuộc đặc điểm, điều kiện, trình độ sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của từng hộ nông dân đối với từng lo ại hình dịch vụ có khác nhau, ở những vùng đồng bằng trông lúa nước HTX có thể thực hiện các khâu dịch vụ sau: Xây dựng, điều hành, kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, tưới tiêu theo quy trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt. Với những vùng có mức bình quân ruộng đất và mức độ cơ giới hóa cao, nông hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửa chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
  8. + HTX đơn mục đích (HTX chuyên ngành: HTX này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa tập trung, hoặc cùng làm một nghề giống nhau, HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến nông sản. - HTX sản xuất kết hợp dịch vụ:HTX loại này có đặc điểm, nội dung hoạt động sản xuất chủ yếu, dịch vụ là kết hợp mô hình HTX loại này phù hợp trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nghề đánh cá, làm muối (trừ các ngành trồng trọt và chăn nuôi). - HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện Đặc điểm cơ bản của mô hình HTX loại này là: + Cơ cấu tổ chức nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tương tự một “doanh nghiệp” tập thể. + Sở hữu tài sản trong HTX gồm 2 phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần. Xã viên HTX tham gia hoạt động trong HTX được hưởng theo nguyên tắc phân phối theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX). + HTX hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế HTX và đem lại lợi ích cho xã viên. + HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối, đánh cá. Ở các địa phương, mô hình HTX kiểu này thường gặp trên địa bàn thị trấn, thị xã, các vùng ven sông, ven biển, những nơi phù hợp với nghề khai thác tài nguyên và ở nhiều nơi khác thì có đủ điều kiện cần thiết. * Khai niêm về kinh tế hơp tac ́ ̣ ́ Kinh tế hợp tac là môt pham trù về lợi ích kinh tế do hợp tác mang lại noi lên sự ́ ̣ ̣ ́ liên kêt tự nguyên cua những người lao đông, của các tôt chức, dưới nhiêu hinh thức, kêt ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ́
  9. hợp sức manh cua các thanh viên, các tâp thể để thực hiên có hiêu quả hơn cac vân đề ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ trong san xuât - kinh doanh và đời sông. ̉ ́ ́ Có nhiêu tổ chức kinh tế hợp tac khac nhau ở những linh vực hợp tac khac nhau với ̀ ́ ́ ̃ ́ ́ những nôi dung khac nhau, thanh phân khac nhau và hinh thức khac nhau. Trong pham vi ̣ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̣ nghiên cứu cua môn hoc, chung ta chỉ nghiên cứu về kinh tế hợp tac trong lĩnh vực nông ̉ ̣ ́ ́ ̣ nghiêp. * Khai niêm về kinh tế hợp tac trong nông nghiêp ́ ̣ ́ ̣ Là pham trù kinh tế noi lên lợi ích kinh tế do hợp tác giữa cac đơn vị kinh tế trong ̣ ́ ́ cac nganh, cac vung, cac thanh phân kinh tế trong nông nghiệp để cung nhau tiên hanh ́ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ san xuât kinh doanh trong nông nghiêp môt cach có hiêu qua. ̉ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ Cân chú ý răng kinh tế hợp tac trong nông nghiêp bao ham kinh tế hợp tac cua nông ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̉ dân, của những người làm nông nghiệp, của các cùng và cua cac thanh phân khac trong và ̉ ́ ̀ ̀ ́ ngoài nông nghiệp. * Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động". Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao đ ộng, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. * Phân biệt 1 số khái niệm + Giữa hợp tác và hợp tác xã. Hợp tác Hợp tác xã
  10. Là sự kêt hợp sức manh cua cac cá Là một tổ chức kinh doanh thuộc sở ́ ̣ ̉ ́ nhân hoăc các đơn vị để tao nên sức hữu và điều hành bởi một nhóm các cá ̣ ̣ manh lớn hơn. ̣ nhân cho lợi ích lẫn nhau của họ. VD: Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa VD: Hợp tác xã Thỏ Việt ở thành phố 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc. HCM. + Giữa kinh tế hợp tác và kinh tế hợp tac trong nông nghiêp ́ ̣ Kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tac trong nông nghiêp ́ ̣ Là môt pham trù về lợi ích kinh tế Là pham trù kinh tế noi lên lợi ích kinh tế ̣ ̣ ̣ ́ do hợp tác mang lại + Giữa hợp tác và kinh tế hợp tác Hợp tác Kinh tế hợp tác Là sự kêt hợp sức manh cua cac cá nhân Là môt pham trù về lợi ích kinh tế do ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ hoăc các đơn vị để tao nên sức manh hợp tác mang lại ̣ ̣ ̣ lớn hơn 2. Một số hình thức hợp tác chủ yếu trong nông nghiệp. Có nhiều góc độ để xem xét các hình thức kinh tế hợp tác, tùy theo quan hệ các chủ thể hợp tác, tính phức tạp của sự hợp tác hay phương thức hợp tác mà ta có th ể có các tên gọi của các hình thức hợp tác khác nhau. 2.2.1 Xét theo mức độ tiến hành hợp tác a, Hợp tac gian đơn ́ ̉ Hình thức này xuất hiện khi sản xuất hàng hóa chưa phát triển, lực lượng sản xuất còn thô sơ, sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp. Ưu điểm: hình thức này có ưu điểm là linh hoạt, phong phú, có thể tổ chức ở mọi nơi. Hình thức này có tính tương trợ và giúp đỡ nhau cao (chủ y ếu xây dựng d ựa trên quan hệ tình cảm)
  11. Nhược điểm: Không ổn định, không có tư cách pháp nhân, không có bộ máy quản lí, không có điều lệ hoạt động. Hình thức hợp tác giản đơn thể hiện ở 2 dạng sau: Dạng 1: Tô, hôi nghề nghiêp ̉ ̣ ̣ - Là tổ chức hinh thanh trên cơ sở tự nguyên cua cac chủ thể kinh tế đôc lâp có hinh ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ thức hoat đông kinh doanh giông nhau. Muc đich của tổ, hội nghề nghiệp nhăm công tac, ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ́ trao đôi kinh nghiêm, giup đỡ nhau trong hoat đông san xuât kinh doanh, tiêu thụ san phâm ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ̉ vì muc tiêu tôi đa hoa lợi nhuân cua môi thanh viên tham gia. Hiện nay, nông nghiêp, nông ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̃ ̀ ̣ thôn nước ta đang tôn tai cac loai tô, hôi nghề nghiêp như: tổ nuôi ong, tổ lam vườn, tổ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ nuôi ca, tổ nuôi tôm, tổ trông rừng... ́ ̀ - Tô, hôi hoat đông không có điêu lê, không có tư cach phap nhân. Quan hệ giữa cac ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ thanh viên chủ yêu được xây dựng trên cơ sở quan hệ tinh cam, tâp quan, công đông, ̀ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ không mang tinh phap ly. Do đó, hình thức này rất linh hoạt, dễ thành lập cũng như giải ́ ́ ́ thể. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên nếu thành viên nào đó không giữ chữ „tín“ thì tổ, hội cũng khó có căn cứ để xử lí. - Tổ, hội không có sự trợ giúp tài chính nào của Nhà nước. Quỹ cho tổ, hội hoạt động là do cac thanh viên đóng góp trên cơ sở tự thoa thuân, quy mô t ự đ ịnh, th ường t ừ ́ ̀ ̉ ̣ 5-10 người, có tổ lên tới 30 người. Hiên nay, hinh thức nay đang phat triên và có tac dung ̣ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̣ tôt trong nông nghiêp, nông thôn vì nó có tác dụng rất rõ rệt nhằm giúp nhau trong sản ́ ̣ xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo sự ổn định giá cả trên thị trường. Dạng 2: Tô, nhom hợp tac ̉ ́ ́ Là loai hinh kinh tế hợp tac gian đơn do cac chủ thể kinh tế đôc lâp tự nguyên thanh ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ lâp, xuât phat từ nhu câu cua cac thanh viên, nó hoat đông theo nguyên tăc tự nguyên gia ̣ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ nhâp, ra khoi, quan lý dân chu, cung có lợi. ̣ ̉ ̉ ̉ ̀ Ở loại hình kinh tế hợp tác này, đặc trưng rất quan trọng là quan hệ hợp tac không ́ mang tinh ôn đinh thường xuyên, không mang tinh phap ly, không xây dựng quy chế hoat ́ ̉ ̣ ́ ́ ́ ̣ đông thanh văn ban, không có tư cach phap nhân. Quan hệ hợp tac được xây dựng trên ̣ ̀ ̉ ́ ́ ́
  12. quan hệ tinh cam, công đông và thường chỉ hợp tac khi có nhu câu nên nó mang tính thời ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ̀ vụ. Do đó, khi có sự tranh chấp, bất tín xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền khó có căn cứ pháp lí để bảo vệ quyền lợi cho nó. Tuy vậy, hinh thức hợp tac nay vân phat huy tac ̀ ́ ̀ ̃ ́ ́ dung tốt trong nhiều lĩnh vực, ở mọi điều kiện đăc biêt là ở những nơi san xuât nông ̣ ̣ ̣ ̉ ́ nghiêp con mang tinh tự câp tự tuc. Hiện nay hình thức hợp tác này cũng đang phát triển ̣ ̀ ́ ́ ́ và có tác dụng tốt. Hình thức này có thể là „đơn mục đích“ tức là các chủ thể có thể có mục đích hoạt động kinh doanh giống nhau nhưng cũng có thể là „ đa mục đích“ tức là các chủ thể có nhiều mục đích hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng hợp tác với nhau. Ví dụ tổ nuôi ba ba, tổ nuôi rắn, tổ trồng chè...là tổ „đơn mục đích“ Ví du: trông trot kêt hợp với chăn nuôi, chế biên, dich vu...là tổ „đa mục đích“ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̣ ̣ b, Hợp tác phức tạp Là hình thức tổ chức do các ngành, các thành phần kinh tế (các chủ thể kinh t ế) cùng góp vốn, sức lao động để sản xuất kinh doanh. Hình thức này đ ược thể hi ện nh ư các Hợp tác xã, các NTQD, các trạm, trại, các tập đoàn sản xuất, các Xí nghiệp liên hiệp hoặc Liên hiệp xí nghiệp... với sự hợp tác đa ngành, đa thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn, đó là ngay trong các tổ chức hợp tác phức tạp này vẫn chứa đựng sự hợp tác giản đơn vì những lí do tất yếu của sự hợp tác. Hình thức này được tổ chức có bộ máy quản lí đ ể điều hành công việc chung, có vốn, quỹ chung để hoạt động. Vốn này ban đầu là do các thành viên góp theo quy đ ịnh khi vào hợp tác, sau đó tăng dần theo khả năng tích lũy. Những tổ chức kinh t ế h ợp tác này có tư cách pháp nhân, do đó, Nhà nước có vai trò, trách nhiệm bảo vệ chúng. Tuy nhiên, hình thức này lại rất kém linh hoạt cả trong quản lí và trong tổ ch ức điều hành. Để được thành lập, cần có những điều kiện nhất định (với mỗi tổ chức có quy định riêng), và do đó nó cần có thời gian nhất định. 2.2.2. Xét theo cách thức hợp tác a, Hợp tác theo ngành:
  13. Đây là sự hợp tác theo chiều dọc của sản phẩm, tức là sự hợp tác giữa các chủ thể từ khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể sản xuất hợp tác với các chủ thể chế biến hay dịch vụ để chế biến sản phẩm hay dịch vụ để tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như sự hợp tác giữa xã viên trồng mía với cơ sở chế biến đường của Công ty mía đường Lam sơn, sự hợp tác giữa công nhân trồng chè với các Công ty chè... Sự hợp tác này có ý nghĩa r ất lớn đối với nông dân. Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn và do trình độ dân trí còn thấp nên nhiều khi bà con nông dân đã vi ph ạm nh ững nguyên tắc của hợp tác, vì vậy đã làm cho các chủ thể chế biến hay tiêu thụ gặp r ất nhiều khó khăn nên hình thức hợp tác này chưa phát triển rộng khắp. Ví dụ như khi giá mía ngoài thị trường cao hơn giá mía đã được bà con kí với Công ty mía đường thì bà con đã tự phá vỡ hợp đồng với Công ty để bán ngoài kiếm lợi làm ảnh hưởng lớn đến Công ty. b, Hợp tác theo vùng: Đây là sự hợp tác theo chiều ngang của sản phẩm. Sự hợp tác này có thể diễn ra giữa huyện này với huyện khác, vùng này với vùng khác hay giữa hợp tác xã này với hợp tác xã khác. Sự hợp tác này có thể chỉ để sản xuất một loại sản phẩm nhưng cũng có thể để sản xuất nhiều loại sản phẩm. c, Hợp tác giữa các thành phần kinh tế : Hiện nay, chúng ta có 6 thành phần kinh tế, mỗi thành phần kinh tế đều có được sức mạnh riêng. Việc hợp tác giữa các thành phần kinh tế sẽ khai thác được thế mạnh tổng hợp cho tổ chức kinh tế hợp tác. Ở một số địa phương, hình thức này đã được chú ý khai thác vì nông dân đã thấy được thế mạnh của nó: các hợp tác xã hợp tác với các nông trường, trạm trại đ ể gi ải quyết khó khăn về hạt giống hay khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân. Ví dụ ở Thanh hóa có sự hợp tác giữa Công ty mía đường Lam Sơn (đây là thành phần kinh tế nhà nước) với các hợp tác xã (đây là thành phần kinh tế tập thể) xung quanh khu v ực c ủa Công ty với các hộ xã viên (cả các hộ tư nhân và các hộ là xã viên hợp tác xã).
  14. Mối quan hệ hợp tác giữa các thành phần kinh tế cũng được thể hiện thông qua sự liên kết 4 nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Nhìn chung, hình thức hợp tác này tạo được nhiều sức mạnh kinh tế nhưng vì trình độ dân trí còn thấp nên không phát huy được thế mạnh của nó. Các tổ chức thuộc thành phần kinh tế Nhà nước còn ngại hợp tác với các thành phần kinh tế tập thể hoặc tư nhân vì các thành phần kinh tế này rất dễ bị thị trường lung lạc, dễ phá vỡ hợp đồng mà xử lí họ theo pháp luật cũng không hề dễ dàng. Nh ư vậy, nhiều khi các chủ thể thuộc thành phần kinh tế Nhà nước lại chịu nhiều thiệt thòi nhất sau khi mang lại lợi ích cho các thành phần kinh tế khác. 2.2.3. Xét theo chủ thể tham gia hợp tác. Chúng ta xem xét xem sau khi hợp tác các chủ thể có sự thay đổi nào về tổ chức, về hoạt động sản xuất kinh doanh...Nó bao gồm Các thành phần kinh tế, Liên kết sản xuất, Liên doanh sản xuất và Liên hiêp hoa san xuât. Ta sẽ xét các hình thức này trong ̣ ́ ̉ ́ chương sau. Các hình thức hợp tác không thuần túy ở một hình thức mà đan xen nhiều hình thức đó là hình thức hợp tác hỗn hợp. 2.2.4. Mức độ và hiệu quả của các hình thức hiệp tác. Mức độ hiệp tác phát triển từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô l ớn, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ như hợp tác của nông dân trong phong trào hợp tác hóa, tư sản xuất tự cung, tự cấp đến sản xuất hàng hóa mang tính hội nhập toàn cầu. Mức độ hợp tác càng cao, quy mô càng lớn, càng phức tạp đòi hỏi trình độ hợp tác cao nhưng ngày càng có hiệu quả. Điều này được chứng minh bằng các hoạt động kinh tế , xã hội,... khi đất nước phát triển theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Như vậy, sự phát triển mức độ và hiệu quả hợp tác phụ thuộc vào sự tiến bộ và phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp thì quy mô và hiệu quả hợp tác thấp, lực lượng sản xuất càng phát triển thì trình độ hợp tác và
  15. hiệu quả hợp tác ngày càng cao. Vì vậy, có thể nói mức độ hợp tác và hiệu quả của hợp tác là biểu hiện của quan hệ sản xuất nó phù hợp và thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, hoàn toàn phù hợp về quy luật quan hệ sản xuất thích ứng với s ự phát triển của lực lượng sản xuất. Thước đo đánh giá mức độ và hiệu quả của hợp tác được biểu hiện bằng các chỉ tiêu: - Mức độ hợp tác thể hiện quy mô và phức tạp, thể hiện về mặt lượng của hợp tác, vì vậy có thể sử dụng các chỉ tiêu về số lượng như số người, số hộ , số đơn vị hợp tác. Ví dụ HTX nông nghiệp có quy mô thôn hay quy mô xã, số xã viên của HTX, số vốn của HTX... - Hiệu quả của hợp tác đánh giá chất lượng của sự hợp tác như: thu nhập (GDP) của tổ chức của đất nước, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đời sống, mức tăng trưởng, ... II. Thực trạng phát triển hợp tác xã ở nước ta hiện nay 1. Quá trình phát triển. a, Giai đoạn trước đổi mới. * Thời kì thí điểm xây dựng HTX ở miền bắc (1955-1957). - Mục tiêu của cách mạng dân chủ của nước ta là giải phóng dân tộc và cải cách ruộng đất cho người nghèo. - Trong giai đoạn này đã xây dựng được 45 HTX và hơn 100000 tổ đối công. - Tuy số lượng HTX còn ít, trình độ thấp, song có tác động tích cực đ ến s ản xuất và xây dựng nông thôn. * Thời kì tổ chức xây dựng HTX nông thôn bậc thấp (1958-1960) - Miền bắc đã có 40422 HTX nông nghiệp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân chiếm 85,8 % tổng số hộ với 76%diện tích ruông đất về cơ bản miền Bắc đã hoàn thành xây dựng HTX bậc thấp.
  16. - Có 4346 HTX bậc cao và xuất hiện một số HTX có quy mô toàn xã. * Thời kì tổ chức HTX bậc cao (1960-1965). - Có 17562 HTX bậc cao, thu hút 90,3% số hộ nông dan miền Bắc tham gia HTX trong đó có 80% số hộ tham gia HTX bậc cao. Tuy nhiên trong thời kì này, phong trào HTX bộc lọ nhiều khuyết tật. Số HTX yếu kém nhiều, hiệu quả hoạt đọng thấp, chưa đạt được mục tiêu hợp tác hóa đề ra, chưa xác định được niềm tin vững chắc đ ối với nông dân. - Mục tiêu hợp tác hóa là: + Xây dưng quan hệ sản xuất mới trong nông thôn + Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp * Thời kì tiếp tục củng cố và phát triển HTX ở miền Bắc (1966-1975) - Đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lí, cải tiến kĩ thuật và ti ến hành cuộc vận động dân chủ, phấn đấu đưa nông nghiệp miền Bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. - Có 97% số hộ nông dân vào HTX trong đó 88% tham gia HTX bậc cao - Quy mô hợp tác xã không ngừng mở rộng nhưng xuất hiện nhiều tồn tại: + Diện tích gieo trồng của các HTX trong giai đoạn 1966-1975 giảm 3,6% so với giai đoạn 1961-1965. + cán bộ xã viên có thu nhập từ HTX ngày càng thấp, lương thực bình quân theo đầu người giảm từ 304kg thời kì 1961-1965 xuống còn 258,8kg thời kì 1966-1975. + Tệ nạn tham ô, lãng phí và hiện tượng thất thoát, hư hao tiền của * Thời kì mở rộng hợp tác hóa trên phạm vi cả nước (1976-1986). - Ở miền Bắc: HTX nông nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô tổ chức lại theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa. - Ở miền Nam: phát triển hợp tác hóa nông nghiệp đã được đẩy nhanh.
  17. - Đánh giá chung hợp tác hóa cả nước: + Cuối thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX phát triển h ợp tác hóa nông nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc, những khuyết điểm yếu kém của mô hình hợp tác kiểu cũ ngày càng bộc lộ rõ, tác đông tiêu cực về tâm lí và xã hội trong nông thôn , người lao động không gắn bó với ruộng đất. + Sản xuất nông nghiệp dậm chân tại chỗ. Số lượng lương thực từ 1976-1981 không vượt quá con số 15 triệu tấn mỗi năm. + Để tháo gỡ khó khăn, 1 số địa phương đã đi tìm mô hình mới về HTX nông nghiệp theo phương thức khoán sản phẩm đến người lao động. + Tháng 1-1981,ban bí thư đẫ ban hành chỉ thị 100 CT-TW về cải thiện công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao đ ộng trong HTX nông nghiệp và đã thu được kết quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. + tuy nhiên mô hình HTX vẫn dựa trên sở hữu tập thể, quản lí tập trung, phân phối thống nhất theo chế độ cộng điểm. b, Giai đoạn từ đổi mới đén nay (1987 đến nay) * Thời kì từ thực hiện đổi mới đến khi có luật hợp tác xã (1987-1996) Cải biến thực sự tính chất va phương cách tổ chức quản lí HTX NN ở nước ta: - Hộ gia đình xã viên được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế hộ đ ược quyền chủ động sản xuất kinh doanh - HTX chỉ thực hiện những khâu mà kinh tế hộ làm không hiệu quả hoặc không làm được - Do không thích ứng với cơ chế mới và do công tác quản lí nhà nước đối với HTX không theo kịp tình hình nên vào những năm đầu của thập kỉ 90 thế kỉ trước, hầu hết các HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp bị giải thể hàng loạt hoặc chỉ tồn tại về mặt hình thức, chỉ có khoảng 15% số HTX đã chuyển đổi hoạt động thích ứng với điều kiện mới bảo đảm phục vụ và thúc đẩy kinh tế phát triển sản xuất.
  18. - Thời điểm cao nhất của phát triển hợp tác hóa nông nghiệp, cả nước có 17022 HTXNN và 36352 tập đoàn sản xuất nông nghiệp thì đến tháng 12-1996, cả nước chỉ còn 13763 HTXNN và 1892 tập đoàn sản xuất nông nghiệp. * Thời kì khi có luật HTX đến nay (1997 đến nay) - Tính đến ngày 30-6-2010, cả nước có 8918 HTXNN, bình quân 1 HTX có 795 xã viên. - Hiện nay, các HTXNN chủ yếu tập trung làm dịch vụ hỗ trợ cho hộ xã viên. ở các mức độ khác nhau, HTXNN đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các hộ xã viên ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao góp phần tích cực chuy ển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn + Nhiều HTX đã thể hiện được các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển HTX, tính giảm được bộ máy quản lí, phát huy được vai trò tự chủ dân chủ nội bộ, xây dựng địa vị chính đáng về quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX thích ứng dần với cơ chế thị trường. + Quá trình chuyển đổi và phát triển HTXNN còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của sức sản xuất. HTXNN còn nhỏ bé chưa đáp ứng kịp sự phát triển kinh tế hàng hóa của kinh tế hộ ở nhiều vùng. Một số HTX chuyển đ ổi và thành l ập mới còn mang tính hình thức, chưa chuyển biến về nội dung, chưa tổ chức được các hoạt động dịch vụ hỗ trợ hộ xã viên phát triển kinh tế cải thiện đời sống. 2. Thực trạng HTX Thực trạng chung của các HTX là, mức vốn hoạt động còn nhỏ, đ ặc biệt là các HTX trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại. Tỷ lệ vốn cố định ở các HTX rất cao, từ trên 70% đến 95%. Tình trạng này làm cho HTX thường không đ ủ vốn lưu động để hoạt động, do đó cũng không phát huy được vốn cố định, trong khi vay ngân hàng thì gặp nhiều khó khăn về tài sản thế chấp. Ngược lại, trong lĩnh vực tín dụng thì tỷ trọng vốn cố định rất thấp (chưa đạt 5%), dẫn đến tình tr ạng chung ở các quỹ tín
  19. dụng là cơ sở làm việc rất nghèo nàn, không bảo đảm an toàn cho việc mở rộng hoạt động huy động và cho vay. Tỷ lệ HTX có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chỉ bằng 11,3% số HTX được thống kê, điều đó cho thấy các HTX chưa phát triển các quan hệ tín dụng với ngân hàng để có thêm vốn phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của xã viên. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghi ệp c ủa các HTX. Nhưng khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Đất trồng lúa nước năm 2005 đã giảm trên 302 ngàn héc-ta so với năm 2000. Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua cả nước đã có khoảng 13% số hộ nông dân bị mất đất, mà lý do chính là bị thu h ồi do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng động chuyển đổi ngành nghề, nhưng vẫn không đủ "can đảm" (tính chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm cho các hộ chuyển nghề yên tâm) để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay thuê người làm. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm đ ể vừa đủ mức nộp thuế sử dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đ ổi thửa diễn ra quá chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Tại Nam Định, có địa phương người nông dân muốn trả ruộng thì chính quyền xã không nhận, vì thời hạn giao đất vẫn còn hiệu lực, nếu nhận thì xã không thu được lệ phí. Trong khi đó người dân nơi khác đ ến canh tác thì khó khăn do chính sách cư trú... Tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có 10.600 hộ nông dân mất đất, làm cho 21.000 lao động không có việc làm, nhưng diện tích thu hồi lại bỏ hoang, chờ dự án, hoặc chỉ sử dụng khoảng 30%... Quan điểm chung của nhiều nhà hoạch định chính sách ở nước ta hiện nay là làm sao sớm "thoát" khỏi nông nghiệp. Đây là cách hiểu rất thiển cận, thiếu tính bền v ững, đối với một nước phải bảo đảm có nguồn lương thực ổn định cho gần 90 triệu dân trong một vài năm tới như nước ta. - Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinh t ế thị trường. Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng một số địa phương nông
  20. dân sẵn sàng "phá hợp đồng" để được lợi trước mắt do giá thị trường đ ột ngột lên cao so với hợp đồng, như trong hợp đồng bán hoa hồi cho đối tác Bắc Âu tại Lạng Sơn. Còn chuyện giá cả lên xuống thất thường là quy luật "cung - cầu" của thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp, tính chất mùa vụ và sự lệ thuộc vào đất đai, tiểu khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có thể thành công nếu cứ chạy theo sự "lên - xuống" của thị tr ường. Thế mà, một số nông dân ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa (cây lấy gỗ phải mất 50 năm mới cho thu hoạch, mà giá lúc đó chưa ai có thể nói rõ là sẽ như thế nào). ở một số địa phương phía Nam cũng vậy, thấy giá một số cây trồng khác đang "sốt", thì vội chặt cây điều đang kỳ cho thu hoạch... Trong khi đó, các ngành chức năng thiếu sự tuyên truyền, giải thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất đúng và hơn nữa có quy hoạch cây, con một cách khoa học, ổn định lâu dài. Chẳng hạn, nhiều địa phương đã khá thành công trong việc tìm kiếm thị trường "cần những cái mình có", như chè Nghệ An vào thị trường Trung Đông, gạo, hạt tiêu, cà phê... xuất khẩu ra thế giới. Hơn nữa, cũng phải tính toán đến cả tình huống mới, khi đang có nhiều cảnh báo trên thế giới đã nói về một cuộc khủng hoảng mới về lương thực đang xuất hiện và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng lương thực trước đây thế giới từng chứng kiến. Theo ông Đô-nan Cốc (Donald Coxe), thách thức lớn nhất đối với thế giới không phải là 100 USD/thùng dầu, mà thế giới phải có đủ lương thực cho các tầng lớp trung lưu mới và vì vậy đòi hỏi phải tăng sản lượng lương thực. Chỉ riêng giá lúa mì đã tăng 92% trong năm 2007, và ngày 3-1-2008, giá đóng cửa giao dịch là 9,45 USD cho 8 ga- lông tại sàn buôn bán Chi-ca-gô. Theo nhiều dự báo, trong những tháng tới của năm 2008, giá lương thực vẫn tiếp tục tăng. Những nước xuất khẩu lương thực trước đây như Nga và Ấn Độ hiện nay đang ngừng xuất khẩu lương thực. Khu vực Trung - Tây của nước Mỹ cung cấp 54% sản lượng ngô của thế giới, nhưng gần đây số lượng lương thực được tích trữ của Mỹ cho những vụ tiếp theo đã tụt xuống mức thấp kỷ lục. Do vậy, những nước dư thừa l ương thực sẽ có một lợi thế lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2