intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ đương sự trong vụ án hành chính

Chia sẻ: Dxfgbfcvbc Dxfgbfcvbc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

296
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ đương sự trong vụ án hành chính nhằm trình bày các nội dung chính: lý luận chung về luật tố tụng hành chính và kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Kỹ năng soạn thảo bản luận cứ bảo vệ đương sự trong vụ án hành chính

  1. HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ BÀI TIỂU LUẬN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Chuyên đề: KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Họ và tên: KIỀU ANH VŨ Sinh ngày: 11 tháng 01 năm 1989 Lớp: A Khóa: XIII (TP. HCM) SBD: LS13.1HCM – 755 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2012
  2. MỞ ĐẦU Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý cần ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính tác động đến các đối tượng quản lý khác nhau trong xã hội. Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính này có thể được đối tượng quản lý đồng ý nhưng cũng có trư ờng hợp đối tượng quản lý không đồng ý vì cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, từ đó dẫn đến việc khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính. Khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính là một vấn đề tất yếu của Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tham gia tố tụng trong vụ án hành chính là một trong những dịch vụ pháp lý đặc thù của luật sư. Luật sư tham gia tố tụng hành chính nhằm tư vấn pháp lý cho đương sự, đại diện cho đương sự tham gia tố tụng hoặc tham gia tố tụng với tư cách độc lập là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư không chỉ tận tâm, am hiểu pháp luật mà còn phải có kỹ năng hành nghề tốt. Một trog những kỹ năng rất quan trọng của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính là kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của tác giả trong chuyên đề này. Thông qua chuyên đề này, tác giả mong muốn đúc kết, học tập được những kỹ năng cơ bản, cần thiết trong việc soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính; chuẩn bị những nền tảng kỹ năng cơ bản để giúp ích cho quá trình hành nghề của tác giả sau này. Để nghiên cứu chuyên đề này, tác giả đã nghiên c ứu một cách nghiêm túc với sự vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học. Về phương pháp luận, tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp bao gồm phân tích, tổng hợp, tổng – phân – hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,… Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 1
  3. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VÀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1.1. Một số vấn đề lí luận chung về tố tụng hành chính Trước khi nghiên cứu kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính nói chung và kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính, chúng ta cần phải nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong vụ án hành chính, bao gồm một số vấn đề được đề cập dưới đây. 1.1.1. Khái niệm tố tụng hành chính Tố tụng hành chính là toàn bộ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. 1.1.2. Khái niệm vụ án hành chính Vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa án có thẩm quyền do có khiếu kiện hành chính. Khiếu kiện hành chính là khiếu kiện về Quyết định hành chinh,hành vi hành chính; khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống; khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. 1.1.3. Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là Quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể1. Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do một người cụ thể ký hoặc thực hiện, nhưng người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính 1 Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hnàh chính 2010. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 2
  4. với danh nghĩa một chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó2. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có thể là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, bao gồm: - Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính; - Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính nêu trên. Như vậy, Quyết định hành chính làđối tượng khởi kiện của vụ án hành chính không chỉ là Quyết định hành chsinh lần đầu mà còn có thể là Quyết định giải quyết khiếu nại Quyết định hành chính đó nếu Quyết định khiếu nại có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính lần đầu. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau: - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính c ủa cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã th ực hiện hành vi hành chính đó; 2 Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 3
  5. - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện; - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện; - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ đã phân công, u ỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện. 1.1.4. Đương sự trong vụ án hành chính Đương sự trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan3. Khác với vụ án dân sự, hai bên đối tụng trong vụ án hành chính không gọi là “nguyên đơn” và “bị đơn” mà gọi là “người khởi kiện” và “người bị kiện”. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện. Để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi 3 Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 4
  6. hành chính về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 1.1.5. Yêu cầu khởi kiện Tùy theo đối tượng khởi kiện mà người khởi kiện có thể đưa ra các yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, các yêu cầu của người khởi kiện cần phù hợp với thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án cũng như c ủa Hội đồng xét xử. Theo khoản 1 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. Căn cứ khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính4, người khởi kiện có thể đưa ra các yêu cầu sau đây: - Đối với đối tượng khởi kiện là Quyết định hành chính: Người khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của mình. 4 Hội đồng xét xử có quyền quyết định: a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh; e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật; g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra; h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 5
  7. - Đối với hành vi hành chính: Người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện phải thực hiện hành vi nào đó theo quy định của pháp luật hoặc chấm dứt hành vi trái pháp luật. - Ngoài các yêu cầu trên, người khởi kiện còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây thiệt hại thực tế đối quyền lợi hợp pháp của họ. Tuy vậy, không chỉ có người khởi kiện mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính cũng có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật. Những vấn đề lí luận nêu trên là một số vấn đề cơ bản, quan trọng luật sư cần nắm vững để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Luật sư cần xác định khách hàng của mình tham gia tố tụng với tư cách gì, đối tượng khởi kiện là gì, yêu cầu của khách hàng ra sao mới có thể xác định phương hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng nói chung và chuẩn bị bản luận cứ nói riêng cho phù hợp. 1.2. Một số vấn đề lí luận chung về kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính 1.2.1. Khái niệm kỹ năng Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế. 1.2.2. Khái niệm kỹ năng của luật sư Kỹ năng của luật sư là khả năng của luật sư trong việc vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào hoạt động nghề nghiệp của luật sư. 1.2.3. Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính là khả năng của luật sư trong việc vận dụng kiến thức và kinh nghiệm tham gia vào vụ án hành chính nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau: - Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng; Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 6
  8. - Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính; - Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ; - Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính; - Kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho đương sự; - Kỹ năng tham gia phiên tòa sơ thẩm; - Kỹ năng tham gia giai đoạn phúc thẩ, tái thẩm, giám đốc thẩm. Trong chuyên đề này, tác giả nghiên cứu và trình bảy kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 7
  9. CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Bản luận cứ là văn bản thể hiện quan điểm của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, bảo vệ công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bản luận cứ là văn bản quan trọng nhất của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu các văn bản pháp luật, thu thập, tìm kiếm chứng cứ để bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích của thân chủ. Bản luận cứ là tiếng nói chính thức của luật sư tại phiên tòa , thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, khả năng tranh luận và văn hóa ứng xử của luật sư. Bản luận cứ còn là chỗ dựa vững chắc về pháp lý và tâm lý cho thân chủ, giúp cho thân chủ tin tưởng hơn về sự công bằng của pháp luật, từ đó có hương tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bên cạnh việc bảo vệ của luật sư, đồng thời là cơ sở giúp thân chủ đánh giá đúng đắn các kết quả, kỹ năng mà luật sư đã thực hiện. Với tầm quan trọng như vậy, bản luận cứ cần được chuẩn bị, soạn thảo chu đáo, chuẩn mực. Muốn vậy, luật sư cần được trang bị và nắm vững nhưng kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho thân chủ là đương sự trong vụ án hành chính. Kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính, tham gia giải quyết vụ án hành chính. Kỹ năng này gồm những vấn đề cơ bản sau đây: 2.1. Chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự Trước khi soạn thảo bản luận cứ, trước hết luật sư cần chuẩn bị phương án bảp vệ cho đương sự là thân chủ của mình (sau đây gọi là “đương sự thân chủ”). Luật sư cần xác định được tư cách tham gia tố tụng của đương sự thân chủ, đối tượng khởi kiện và yêu cầu của họ. Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người khởi kiện thì luật sư cần bảo vệ theo hướng yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của thân chủ hoặc yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện thực hiện hoặc chấm dứt việc thực hiện hành vi trái pháp luật. Chẳng hạn đối với đối tượng khởi kiện là Quyết định hành chính, luật sư cần chuẩn bị phương án bảo vệ theo hướng xác định tính bất hợp pháp của Quyết định đó. Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người bị kiện thì hư ớng bảo vệ của luật sư có gần như đối lập hoàn toàn với yêu cầu của người khởi kiện, quan điểm của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện. Chẳng hạn, đối với đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, luật sư sẽ bảo vệ theo hướng chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 8
  10. Trường hợp đương sự của luật sư là người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì tùy tính chất vụ việc, luật sư có thể bảo vệ theo hướng giống như bảo vệ cho người khởi kiện hoặc người bị kiện. Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự thân chủ, luật sư phải tổng hợp tất cả các tài liệu đã thu thập được, bao gồm các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các tài liệu mới được bổ sung, kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn giữa các chứng cứ có trong hồ sơ, giữa các chứng cứ trong hồ sơ với tài liệu, đồ vật mà luật sư thu thập được. Từ đó, luật sư sẽ có những đề xuất phù hợp hoặc sẽ xuất trình tại phiên tòa làm cơ sở bảo vệ cho thân chủ. Luật sư cần xác định các vấn đề mâu thuẫn, các điểm cần chứng minh trong vụ án gắn liền với quyền lợi của khách hàng. Một vụ án hành chính thường có rất nhiều tình tiết nhưu: thời gian, chủ thể,... nhưung luật sư cần biết phát hiện những tình tiết mâu thuẫn, mo0ọt số điểm cần chứng minh và những điểm này có thể làm thay đổi cục diện vụ án theo hướngc ó lợi cho khách khách hàng. Luật sư khi phát hiện các tình tiết nói trên phải đối chiếu quy định của pháp luật để xác định rõ vấn đề. Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ luật sư còn phải xem xét một số vấn đề về tố tụng, chẳng hạn như việc thụ lý, tư cách c ủa các đương sư, việc giải quyết vụ án của Tòa án có phù hợp quy định pháp luật hay không. Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự thân chủ và chuẩn bị soạn thảo bản luận cứ, luật sư còn phải chuẩn bị tài liệu có liên quan phục vụ cho việc bảo vệ, soạn thảo luận cứ, bao gồm: Văn bản quy pháp pháp luật (luật hình thức: Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn; luật nội dung: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật Đát đai, Luật quản lý thuế,... – tùy thuộc vào tùng vụ án cụ thể mà chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cho phù hợp). Luật sư có thể chuẩn bị toàn văn văn bản quy phạm pháp luật nhưng cũng có thể chỉ chuẩn cbị một số điều luật được trích dẫn để tiện sử dụng, tra cứu. Ngoià ra, luật sư còn có thể chuẩn bị các tài liệu khác có liên quan, chẳng hạn như các ti, bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,... 2.2. Nội dung của bản luận cứ Nôi dung của bản luận cứ là những nội dung làm sáng tỏ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hành chính, chủ yếu là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện. Trong bản luận cứ, luật sư cần trình bày đ ể làm rõ các vấn đề sau đây: - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện đã đư ợc ban hành hoặc thực hiện đúng thẩm quyền không? Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 9
  11. - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện đã được ban hành hoặc thực hiện đúng trình tự, thủ tục không? - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện đã được ban hành hoặc thực hiện đúng thời hạn, thời hiệu không? - Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở áp dụng để ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có phù hợp không ? - Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở áp dụng để ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện còn hiệu lực không? - Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở áp dụng để ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có trái với Văn bản quy phạm pháp luật cấp trên không? - Những tình tiết, sự kiện mà cấp thẩm quyền dựa vào đó để ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có chính xác, trung thực không? - Có yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Nếu là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho người khởi kiện, bản luận cứ của luật sư sẽ trả lời phủ định cho các vấn đề nêu trên. Ngược lại, nếu là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện, bản luận cứ của luật sư sẽ trả lời khẳng định cho các vấn đề nêu trên. Tùy trường hợp cụ thể, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền và nghĩa v ụ liên quan sẽ trình bản luận cứ gần giống như bản luận cứ của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho người khởi kiện hoặc luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện. Tuy nhiên, trong quá trình trình bày luận cứ tại phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền và nghĩa vụ liên quan cần tránh trình bày những luận điểm mà cácluật sư khác đã trình bày trư ớc đó. 2.3. Kỹ năng trình bày b ản luận cứ Bản luận cứ phải cô đọng, súc tích, có bố cục và lập luận chặt chẽ; nội dung luận cứ phải nêu bật được các chứng cứ, căn cứ có lợi cho thân chủ, đưa ra đề xuất có lý, có tình, thuyết phục được người nghe. Bản luận cứ thường được viết theo kết cấu 03 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. 2.3.1. Phần mở đầu Luật sư trình bày l ời chào với Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và Luật sư đồng nghiệp. Chẳng hạn: Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 10
  12. “ Kính thưa Hội đồng xét xử, Thưa vị đại diện Viện kiểm sát và các luật sư đồng nghiệp,” Nếu như không để ý, nhiều người thường trình bày lời chào (kính thưa) theo thứ tự Hội đồng xét xử rồi đến Đại diện Viện Kiểm sát, rồi mới đến Luật sư đồng nghiệp, chẳng hạn như trình bày lời chào của Bản luận cứ như sau: “ Kính thưa Hội đồng xét xử, Thưa vị đại diện Viện kiểm sát, Thưa các luật sư đồng nghiệp,” Nếu trình bày Bản luận cứ theo cách thứ hai thì sẽ làm giảm vai trò của Luật sư, trong khi giới luật sư đang đấu tranh đòi hỏi tư cách của luật sư là ngang hàng với đại diện Viện Kiểm sát trong tố tụng, nhất là trong tố tụng hình sự và cả trong tố tụng hành chính, tố tụng dân sự. Vì vậy, luật sư cần chú ý trình bày lời chào, lời mở đầu luận cứ theo hướng nâng cao vai trò, vị trí của giới là luật sư là “thưa” đại diện viện kiểm sát và luật sư đồng nghiệp chung một lần như trình bày ở cách thứ nhất nêu trên. Sau khi trình bày lời chào, luật sư tự giới thiệu về bản thân, Văn phòng Lu ật sư mà mình tham gia, Đoàn lu ật sư nơi công tác; lý do tham gia phiên tòa. Chẳng hạn như: “Tôi là Kiều Anh Vũ, là Lu ật sư thuộc Văn phòng Lu ật sư XYZ, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Theo yêu cầu của bà Hồ Thị Ngoan và được sự chấp thuận của Quý Tòa, tôi có mặt tại Phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Người khởi kiện là bà Hồ Thị Ngoan”. 2.3.2. Phần nội dung Nội dung cần có của bản luận cứ là những nội dung được trình bày ở mục 2.2. nêu trên. Tuy nhiên, khi trình bày trong bản luận cứ, luật sư cần bố trí các vấn đề, luận điểm sao cho phù hợp. Trước hết luật sư nêu tóm tắt diễn biến vụ án theo hương bảo vệ cho đương sự thân chủ của luật sư nhưung vẫn đảm bảo tính khách quan, trung thực theo cách nhìn nhận, đánh giá của luật sư đối với vụ án. Sau đó, luật sư trìnhbày các quan đi ểm pháp lý, ý kiến pháp lý, các luận điểm của luật sư để bảo vệ cho đương sự thân chủ. Có thể trình bày các luận điểm theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ chứng minh đến khó chứng minh, từ dễ bác bỏ đến khó bác bỏ,... Luật sư cung cần xác định luận điểm nào là trọng tâm, mấu chốt, có khả năng quyết định kết quả vụ án để tập trung trình bày, chứng minh một cách thuyết phục, logic. Khi viết các luận điểm trong luận cứ, luật sư cần phải có các luận chứng cụ thể, trích dẫn bút lục, tài liệu, hồ sơ vụ án để làm sáng tỏ luận điểm của mình. Đặc biệt, luật sư cần phải trích dẫn chính xác các quy định pháp luật chứng minh cho luận điểm của mình là đúng. Việc trích dẫn và trình bày quy phạmpháp luật cũng có nhiều cách khác nhau. Luật Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 11
  13. sư có thể trình bày theo cách quy nạp hoặc diễn dịch, chẳng hạn “theo quy định tại Điều...thì...”. Quy định pháp luật có thể được trình bày toàn bộ ngay trong luận điểm của luật sư hoặc cũng có thể trích dẫn “địa chỉ” của quy định đó (điều, khoản, điểm...) và trình bày chi tiết nội dung quy định tại phần “footnote” (chú giải) của Bản luận cứ. Bản luận cứ của luật sư phải được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Tuy nhiên, Bản luận cứ của luật sư là văn bản có tính “động”, tính thời sự. Luật sư không đọc lại toàn bộ bản luận cứ đã chuẩn bị tại phiên tòa mà phải cập nhật các nội dung, tình tiết mới xảy ra tại phiên tòa. Vì vậy, luật sư cũng cần lưu ý, sau mỗi luận điểm luật sư nên chừa các khoảng trống để sửa chữa, bổ sung ngay tại phiên tòa sau khi xét hỏi hoặc khi tranh luận. 2.3.3. Phần kết luận Luật sư tóm tắt những điểm chính đã trình bày, đưa ra các đ ề xuất và việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Cụ thể, luật sư cần đề nghị Tòa á/ Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của đương sự thân chủ. Chẳng hạn: Nếu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện thì đ ề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính bị kiện. Nếu là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện thì đề nghị Hội đồng xét xử tuyên giữ nguyên quyết định hành chính bị kiện,... Ví dụ: “Từ những phân tích nêu trên, có cơ sở để kết luận rằng Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 34 ngày... của...là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính tuyên hủy toàn bộ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 34 ngày... của...”. 2.3.4. Một số vấn đề khác cần lưu ý khi s oạn thảo Bản luận cứ Để soạn thảo tốt Bản luận cứ, ngoài việc luật sư am hiểu pháp luật, chuẩn bị kỹ trước khi viết, xác định nội dung, phương án bảo vệ, luật sư còn phải có những kỹ năng bổ trợ như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tin học văn phòng. Trong thời đại ngày nay luật sư cần đánh máy bản luận cứ, sử dụng phần mềm tin học văn phòng (Microsoft Word) một cách thành thạo để định dạng, trình bày bản luận cứ cho đẹp, cân đối, hài hòa. Ngoià ra, luật sư còn ph ải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đúng (chính tả, ngữ pháp), chuẩn xác, trong sáng. Trong quá trình soạn thảo luận cứ, luật sư cần lựa chọn từ ngữ, cân nhắc thật kỹ cách dùngtừ để sử dụng nhữngtừ ngữ thật “đắt”, cógiá trị thuyết phục cao. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 12
  14. CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ 3.1. Soạn thảo Bản luận cứ trong vụ án hành chính: khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan 3.1.1. Tóm tắt diễn biến vụ án Ngày 4 tháng 7 năm 2007, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (VIMEDIMEX VN – “CTCP XNK YT VN”) đã ký hợp đồng ủy thác số 01/VM- BVTH/07 với Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa về việc ủy thác nhập khẩu lô hàng thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Nội dung của hợp đồng quy định nghĩa vụ của các bên gồm: - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa có nghĩa v ụ cung cấp cho CTCP XNK YT VN đầy đủ giấy tờ liên quan để CTCP XNK YT VN đi giao nhận hàng và chịu trách nhiệm pháp lý về những giấy tờ trên. - CTCP XNK YT VN tiến hành đầy đủ mọi thủ tục về xuất nhập khẩu để hoàn thành việc giao nhận hàng hóa cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. CTCP XNK YT VN đã ti ến hành các thủ tục nhập khẩu hàng. Ngày 13/11/2007, nhận thấy lô hàng mà CTCP XNK YT VN đã th ực hiện việc nhập khẩu không thuộc diện đối tượng được miễn thuế VAT, Chi cục Kiểm tra sau thông quan Thanh Hóa (“KTSTQ”) đã ban hành 05 Quy ết định truy thu thuế Giá trị gia tăng đối với CTCP XNK YT VN (gồm Quyết định số 852/QĐ-CHQTH truy thu 39.390.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 24/NK-ĐTTN-CTH ngày 06/7/2007; Quyết định số 853/QĐ-CHQTH truy thu 245.195.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 25/NK-ĐTTN-CTH ngày 06/7/2007; Quyết định số 854/QĐ-CHQTH truy thu 39.993.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 26/NK-ĐTTN-CTH ngày 19/7/2007; Quyết định số 855/QĐ- CHQTH truy thu 89.016.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 28/NK-ĐTTN-CTH ngày 14/8/2007; Quyết định số 856/QĐ-CHQTH truy thu 2.708.861.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 32/NK- ĐTTN-CTH ngày 23/8/2007). Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nộp các khoản thuế bị truy thu này. Ngày 20/3/2008, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ ban hành Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ (“QĐ 34”) xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế đối vớí CTCP XNK YT VN với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 10% số tiền thuế còn thiếu, tổng số tiền 312.246.000 VNĐ vì đã có hành vi v i phạm hành chính “không khai thuế GTGT trong khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp” (không có hình thức xử phạt bổ sung). Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 13
  15. Ngày 28/5/2008, CTCP XNK YT VN đã gửi Đơn khiếu nại (lần 1) số 2805A- 08/VIME-TTB tới Cục Hải Quan, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa để khiếu nại về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với lô hàng thiết bị y tế từ nguồn tín dụng ưu đãi vốn ODA Phần Lan. Ngày 05/6/2008, CTCP XNK YT VN tiếp tục có Đơn khiếu nại số 0506A-08/VIME-TTB gửi đến Cục Hải quan Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa. Ngày 04/7/2008, đã có Quyết định giải quyết khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan số 01/QĐ-KTSTQ giải quyết giữ nguyên Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ ngày 20/3/2008. Ngày 08/7/2008, CTCP XNK YT VN tiếp tục có đơn khiếu nại số 0807/VN-KN (lần 2) gửi tới Cục trưởng cục Hải quan Thanh Hóa. Ngày 21/8/2008, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ ban hành Công văn số 134/HQTH-KTSTQ đính chính Quyết định số 134/HQTH-KTSTQ: đính chính căn cứ pháp lý từ “Căn cứ Điều 4 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 06/7/2007” thành “Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007”; đính chính Mã s ố thuế của CTCP XNK YT VN từ “0100108307” thành “0100108367”. Ngày 11/9/2008, Cục trưởng cục hải quan Thanh Hóa ra quyết định số 462/QĐ- HQTH về việc giải quyết khiếu nại Quyết định xử phạt trong lĩnh v ực thuế, Quyết định giữ nguyên nội dung văn bản số 134/HQTH-KTSTQ ngày 21/8/2008 của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ, giữ nguyên nội dung của Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ ngày 20/3/2008 của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ. Ngày 1/10/2008, CTCP XNK YT VN đã làm Đơn kh ởi kiện gửi tới TAND Tỉnh Thanh Hóa do bà Nguyễn Thị Tô Lịch ký đơn, yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau: 1/ Yêu cầu hủy Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ ngày 20/3/2008, Quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 số 01/QĐ-KTSTQ ngày 04/07/2008 của Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Thanh Hóa, Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 số 426/QĐ-HQTH ngày 11/9/2008 của Cục trưởng Cục Hải quan Thanh Hóa. 2/ Yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa trả lại số tiền mà công ty đã nộp phạt và lãi suất theo quy định của Ngân hàng. 3/ Yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa bồi thường thiệt hại do chi phí thuê luật sư tư vấn, chi phí đi lại để giải quyết vụ việc. 4/ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời : Yêu cầu Cục hải quan Thanh Hóa chưa đưa vụ việc lên hệ thống quản lý rủi ro để Công ty chưa bị xếp vào loại doanh nghiệp vi phạm và không được hưởng quyền ân hạn về thuế theo quy định của pháp luật hải quan. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 14
  16. Ngày 20/10/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra Thông báo thụ lý vụ án số 01/2008/TB-THAT. Ngày 13/02/2009, TAND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/HCST-HĐXX đối với vụ án. 3.1.2. Bản luận cứ bảo vệ cho người khởi kiện Kính thưa HĐXX, Thưa vị đại diện Viện kiểm sát và các vị Luật sư đồng nghiệp, Tôi là Kiều Anh Vũ, là Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư _____________, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Theo yêu cầu của CTCP XNK YT VN và được sự chấp thuận của Quý Tòa, tôi có mặt tại Phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Người khởi kiện là CTCP XNK YT VN. 1. Tóm tắt diễn biến vụ án Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và Phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin nêu lại một số nét chính về diễn biến vụ án như sau: Ngày 4 tháng 7 năm 2007, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (VIMEDIMEX VN – “CTCP XNK YT VN”) đã ký h ợp đồng ủy thác số 01/VM- BVTH/07 với Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa về việc ủy thác nhập khẩu lô hàng thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. CTCP XNK YT VN đã tiến hành các thủ tục nhập khẩu lô hàng. Ngày 13/11/2007, nhận thấy lô hàng mà CTCP XNK YT VN đã thực hiện việc nhập khẩu không thuộc diện đối tượng được miễn thuế VAT, Chi cục Kiểm tra sau thông quan Thanh Hóa (“KTSTQ”) đã ban hành 05 Quyết định truy thu thuế Giá trị gia tăng đối với CTCP XNK YT VN (gồm Quyết định số 852/QĐ-CHQTH truy thu 39.390.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 24/NK-ĐTTN-CTH ngày 06/7/2007; Quyết định số 853/QĐ-CHQTH truy thu 245.195.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 25/NK-ĐTTN-CTH ngày 06/7/2007; Quyết định số 854/QĐ-CHQTH truy thu 39.993.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 26/NK-ĐTTN-CTH ngày 19/7/2007; Quyết định số 855/QĐ- CHQTH truy thu 89.016.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 28/NK-ĐTTN-CTH ngày 14/8/2007; Quyết định số 856/QĐ-CHQTH truy thu 2.708.861.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 32/NK- ĐTTN-CTH ngày 23/8/2007). Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nộp các khoản thuế bị truy thu này. Ngày 20/3/2008, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ ban hành Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ (“QĐ 34”) xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 15
  17. đối vớí CTCP XNK YT VN với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 10% số tiền thuế còn thiếu, tổng số tiền 312.246.000 VNĐ vì đã có hành vi vi phạm hành chính “không khai thuế GTGT trong khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp” (không có hình thức xử phạt bổ sung). Ngày 28/5/2008, CTCP XNK YT VN đã gửi Đơn khiếu nại (lần 1) số 2805A- 08/VIME-TTB tới Cục Hải Quan, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa để khiếu nại về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với lô hàng thiết bị y tế từ nguồn tín dụng ưu đãi vốn ODA Phần Lan. Ngày 05/6/2008, CTCP XNK YT VN tiếp tục có Đơn khiếu nại số 0506A-08/VIME-TTB gửi đến Cục Hải quan Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa. Ngày 04/7/2008, đã có Quyết định giải quyết khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan số 01/QĐ-KTSTQ giải quyết giữ nguyên Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ ngày 20/3/2008. Ngày 08/7/2008, CTCP XNK YT VN tiếp tục có đơn khiếu nại số 0807/VN-KN (lần 2) gửi tới Cục trưởng cục Hải quan Thanh Hóa. Ngày 21/8/2008, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ ban hành Công văn số 134/HQTH-KTSTQ đính chính Quyết định số 134/HQTH-KTSTQ: đính chính căn cứ pháp lý từ “Căn cứ Điều 4 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 06/7/2007” thành “Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007”; đính chính Mã s ố thuế của CTCP XNK YT VN từ “0100108307” thành “0100108367”. Ngày 11/9/2008, Cục trưởng cục hải quan Thanh Hóa ra quyết định số 462/QĐ- HQTH về việc giải quyết khiếu nại Quyết định xử phạt trong lĩnh vực thuế, Quyết định giữ nguyên nội dung văn bản số 134/HQTH-KTSTQ ngày 21/8/2008 của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ, giữ nguyên nội dung của Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ ngày 20/3/2008 của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ. Ngày 1/10/2008, CTCP XNK YT VN đã làm Đơn khởi kiện gửi tới TAND Tỉnh Thanh Hóa. Vụ án được thụ lý theo Thông báo số 01/2008/TB-THAT ngày 20/10/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Ngày 13/02/2009, TAND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/HCST-HĐXX đối với vụ án. 2. Quan điểm pháp lý Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và Phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin trình bày các quan điểm pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CTCP XNK YT VN như sau: Thứ nhất, đối tượng nộp thuế không phải là CTCP XNK YT VN. Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế GTGT, đối tượng nộp thuế là người nhập khẩu hàng hóa chịu thuế. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 16
  18. Trong trường hợp này CTCP XNK YT VN không phải là người nhập khẩu mà chỉ “nhận ủy thác nhập khẩu” cho Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa. Thực tế, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa cũng đã trực tiếp nộp số tiền thuế bị truy thu. Do đó, CTCP XNK YT VN không chịu trách nhiệm kê khai thuế cũng như n ộp phạt vi phạm về thuế. Thứ hai, CTCP XNK YT VN hoàn toàn không có lỗi đối với hành vi “không khai thuế GTGT trong khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp”. CTCP XNK YT VN không phải không khai thuế mà là đã khai thuế theo đúng quy định và tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ Cục hải quan Thanh Hóa. Trước khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu lô hàng, vì đây là lô hàng sử dụng nguồn vốn ODA và lần đầu khai báo nhập khẩu tại Cục hải quan Thanh Hóa nên CTCP XNK YT VN và Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa đã r ất thận trọng. Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa đã có công văn s ố 101/BV-KH ngày 01/5/2007 đề nghị Cục hải quan Thanh Hóa hướng dẫn kê khai thuế và đã làm vi ệc nhiều lần với Cục, Chi cụ hải quan Thanh Hóa trước khi hàng về. Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa và CTCP XNK YT VN đã đư ợc công chức Hải quan Thanh Hóa hướng dẫn là hàng hóa thuộc hàng miễn thuế, đòng thời Hải quan Thanh Hóa cũng xác nhận là hàng miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT (có but ghi của cán bộ Hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu: “Hàng miễn thuế theo TT 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005” và “Căn cứ TT 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 hàng không chịu thuế GTGT”. Như vậy, CTCP XNK YT VN hoàn toàn không có lỗi và cũng không có hành vi “không khai thuế GTGT trong khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp” mà CTCP XNK YT VN đã khai thuê theo hư ớng dẫn của cán bộ hải quan. Theo khoản 1 Điều 6 Luật Quản lý thuế, người nộp thuế “được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế”. Khoản 2 Điều 8 Luật Quản lý thuế cũng quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế”; khoản 2 Điều 27 Luật Hải quan cũng quy định trách nhiệm của Công chức hải quan là “hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu”. Như vậy, việc kê khai thuế và nộp thuế của CTCP XNK YT VN và Bệnh viện Đa Khoa Thanh Hóa là đúng quy định và không có lỗi trong việc dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp. Thứ ba, căn cứ pháp lý được áp dụng trong Quyết định 34 là không đúng. Cụ thể, trong Quyết định 34, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ áp dụng “Điều 4 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 06/7/2007”. Thực tế không có Nghị định nào mang số hiệu 97/2007/NĐ-CP được ban hành vào ngày 06/7/2007. Điều 4 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định về “các tình tiết tăng nặng”, không phải là cơ sở pháp lý để quyết định mức xử phạt 10% số tiền thuế còn thiếu. Thứ tư, Quyết định 34 ghi không đúng mã số thuế của CTCP XNK YT VN. Mặc dù ngày 21/8/2008, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ ban hành Công văn số 134/HQTH-KTSTQ đính chính Quyết định số 134/HQTH-KTSTQ về căn cxứ pháp lý và Mã số thuế được ghi trong Quyết định 34 nhưng việc đính chính này là không phù hợp. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 17
  19. Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ dã dùng một Công văn để đính chính một Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là hoàn toàn khiên cưỡng, không phù hợp với nội dung, tính chất của các loại văn bản này theo quy định về công tác văn thư, thể thức văn bản hành chính NHà nước. Công văn này lại được ban hành sau khi đã có khiếu nại của CTCP XNK YT VN và Quyết định giải quyết khiếu nại của Chi cục trưởng KTSTQ, ban hành sau Quyết định 34 hơn 160 ngày là càng không phù hợp. Thứ năm, mức xử phạt theo Quyết định 34 là không đúng quy định pháp luật. Theo 05 Quyết định truy thu thuế số 852/QĐ-CHQTH, 853/QĐ-CHQTH, 854/QĐ-CHQTH, 855/QĐ-CHQTH, 856/QĐ-CHQTH ngày 13/11/2007 của Chi cục KTSTQ, tổng só tiền thuế bị truy thu là 3.122.4550.000 đồng. Theo Quyết định 34, Chi cục trưởng KTSTQ quyết định mức phạt đối với CTCP XNK YT VN là 10% số tiền thuế bị thiếu nhưng mức phạt lại được ghi là 312.246.000 đồng. Việc tính toán như vậy là hoàn toàn không chính xác. Thứ sáu, thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ là không đúng với quy định của pháp luật. Theo Quyết định 34, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ đã quyết định xử phạt đối với CTCP XNK YT VN là 312.246.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 PLXLVPHC 2002-2007, đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh v ực thuế, mức phạt tối đa là không quá 100.000.000 đồng. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 34 PLXLVPHC 2002-2007, điểm b khoản 2 Điều 328 Nghị định 97/2007, thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ là tối đa đến 10.000.000 đồng. Do đó, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ Thanh Hóa quyết định xử phạt 312.246.000 đồng đối với CTCP XNK YT VN là hoàn toàn sai về thẩm quyền. Như vậy, Quyết định số 34 của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ Thanh Hóa là xử phạt không đúng đối tượng, áp dụng pháp luật không đúng và sai về thẩm quyền. Về yêu cầu bồi thường thiệt hại của CTCP XNK YT VN: Căn cứ điểm b khoản 1 Mục I Thông tư 49/2008, Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bồi thường cho người nộp thuế, người khai hải trong trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan có hành vi sau xử lý và ra quyết định xử phạt hành chính thuế sai quy định của pháp luật về thuế. Do đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại của là có cơ sở. Từ những phân tích nêu trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử: - Hủy toàn bộ Quyết định số 34 ngày 20/3/2008 của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ Thanh Hóa; - Yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa trả lại số tiền phạt mà CTCP XNK YT đã n ộp; - Chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của; Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 18
  20. - Chấp nhận yêu cầu của CTCP XNK YT yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa không đưa vụ việc lên hệ thống quản lý rủi ro. Trên đây là quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CTCP XNK YT VN. Kính mong Hội đồng xét xử quan tâm xem xét để có phán quyết công minh. Tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng, Luật sư Kiều Anh Vũ. 3.2. Soạn thảo Bản luận cứ trong vụ án hành chính: Khiếu kiện Quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai 3.2.1. Tóm tắt diễn biến vụ án Năm 1981, ông Hồ Văn Bê và bà Lê Thị Khuê đi kinh tế mới làm việc tại nông trường quốc doanh An Hạ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố H. Năm 1982, Nông trường An Hạ có cấp cho Ông Bê và bà Khuê một lô đất thổ cư với diện tích 600m2 nằm trên tỉnh lộ 10. Diện tích đất hiện nay là 239m2, diện tích xấy dựng là 67,6m2, thuộc một phần thửa số 136 tờ bản đồ số 5, số 5B31, ấp 5, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Ông Bê và bà Khuê đã xây nhà và đăng ký h ộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên. Hộ khẩu thường trú gồm hai ông bà và con là Hồ Thị Ngoan. Năm 1986, trên đường về quê là Huyện Mỏ Cày, tinh B, ông Bê và Khuê bị tai nạn giao thông, ông Bê mất, còn bà Khuê bị thương nặng. Vì hoàn cảnh khó khăn, bà Ngoan phải xin chuyển công tác (lúc đó bà Ngoan là giáo viên trường phổ thông cơ sở Hạ An) về quê cùng các anh chị em lo chăm sóc bà Khuê. Bà Khuê đã giao căn nhà 5B31, Ấp 5, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh cho người con cả là Hồ Văn Ngộ trông coi quản lý và xin tạm vắng cho bà Khuê và bà Ngoan. Năm 1989, ông Ngộ về quê thông báo về việc Nhà nước có yêu cầu kê khai nhà đất. bà Khuê đã yêu cầu ông Ngộ làm lại hộ khẩu, nhà đất chuyển sang cho bà Khuê đứng tên kèm theo giấy chứng tử của ông Bê vì lúc trước, ông Bê – chồng bà Khuê đứng tên chủ hộ. Ngày 01/7/1989, nông trường quốc doanh An Hạ đã cấp Giấy chứng nhận số 94/CN cho Ông Ngộ chứng nhận ông Hồ Văn Ngộ là chủ hộ căn nhà số 8 dãy T40 lô 7 (nay là nhà số 5B31, ấp 5, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, thành phố H). Ngày 01/08/1999, Ông Hồ Văn Ngộ đã tiến hành kê khai đăng ký nhà và đ ất nêu trên. Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2