intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội

Chia sẻ: Đàm Liên | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

700
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội trình bày hai nội dung chính là lý thuyết tổ chức bộ máy quản trị nhân lực và công tác tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội

  1. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 I. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 4 1. Một số khái niệm cơ bản 4 ­ Quản trị nhân lực 4 ­ Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực 4 2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực. 4 ­ Chức năng 4 ­ Nhiệm vụ 4 3. Các hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực 5 a) Cấu trúc giản đơn 5 b) Cấu trúc theo chức năng quản trị 6 c) Cấu trúc hỗn hợp 7 d) Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị nhân lực HRBP 8 4. Lựa chọn bộ máy tổ chức quản trị nhân lực 9 ­ Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp 9 ­ Quy mô doanh nghiệp 9 ­ Các cấp độ quản trị nhân lực 10 ­ Tầm hạn quản trị 10 ­ Trình độ nhân lực 10 II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ NHÂN LỰC  11 TẠI KHÁCH SẠN SOFITEL METROPOLE HÀ NỘI 1. Cấu trúc tổ chức của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội 11 2. Cấu trúc bộ máy của từng bộ phận 13 3. Quy mô của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội 19 ­ Cơ sở vật chất kỹ thuật 20 ­ Số lượng lao động 23 4. Trình độ nhân lực 23 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 1
  2. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế  thời mở cửa, các nghành kinh tế  Việt Nam đã   thu được những thành công đáng kể. Đứng trên góc độ  của nghành du lịch,   việc mở  cửa đã tạo cơ  hội lớn cho sự  phát triển của “nghành công nghiệp  không khói” này, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Hệ  thống   khách sạn với số lượng lớn đã tạo ra diện mạo mới cho kiến trúc cảnh quan  đô thị. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển này, sự bộc lộ ra những hạn chế  là điều không thể  tránh khỏi. Kinh doanh khách sạn  cũng không nằm ngoài   xu hướng trên. Vượt xa mức cầu, cung về khách sạn đã phát triển với tốc độ  kỉ lục (16% ­ 18% năm). Để tồn tại và phát triển trong thị trường “nóng” này   các doanh nghiệp khách sạn cần thiết phải có các biện pháp hữu hiệu nhằm  thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Mọi quản trị suy cho đến cùng là Quản trị con người. Quản trị nhân lực  có vai trò quyết định đối với thành công hay thất bạo của doanh nghiệp. Con  người là chủ  thể  của mọi hoạt động, là nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ  chức: chính chất lượng của đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp mới quyết   định năng lực cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp chứ không phải là các  yếu tố khác trong hàm sản xuất như vốn, công nghệ và đất đai… Thực tế có khá nhiều cách tiếp cận về Quản trị nhân lực, trong đó cách  tiếp cận quá trình bao gồm: hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc,   tổ  chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho người lao động, kiểm soát hoạt  động quản trị nhân lực. Sau khi tư duy thiết lập chiến lược nguồn nhân lực,  đưa ra chính sách và kế  hoạch hoạt động đáp  ững nhu cầu nhân lực của   doanh nghiệp, trên cơ  sở  các thông tin cơ  bản từ  việc phân tích môi trường  quản trị  nhân lực và dự  báo cung cầu nhân lực (hay hoạch định nhân lực).   Doanh nghiệp cần bắt đầu thực thi chiến lược bằng cách tổ  chức quản trị  nhân lực: tổ  chức bộ  máy quản trị  nhân lực và tổ  chức hoạt động quản trị  nhân lực. Khách sạn Sofitel Metropole Hà nội là một trong những liên doanh đầu  tiên về lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Hà Nội. Đây là khách sạn 5 sao chịu   sự  quản lý trực tiếp của tập đoàn ACCOR. Để  có thể  cạnh tranh với hàng   loạt các khách sạn lớn thì vấn đề  đặt ra hàng đầu đó là việc quản lý và sử  dụng nhân lực. Việc xác định công việc phải làm trong lĩnh vực nhân lực của  doanh nghiệp, những người làm công việc đó, xác lập các mối liên hệ  trong  2
  3. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 khi tiến hành công việc nhằm trả lời câu hỏi ai phải báo cáo cho ai? Thiết lập  bộ máy tổ chức quản trị nhân lực như thế nào để đạt hiệu quả. Nhóm 4 đã nghiên cứu đề tài: “Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức bộ   máy quản trị nhân lực tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội”. Do không có điều kiện khảo sát thực tế, sự nhận thức và nguồn tài liệu  để  nghiên cứu còn hạn chế, nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những   thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp từ  thầy giáo và các bạn để  bài   thảo luận nhóm 4 được hoàn thiện hơn. 3
  4. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 NỘI DUNG I. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1. Một số khái niệm cơ bản.  Quản trị nhân lực. Quản trị  nhân lực bao gồm hoạt động chung của tất cả  các bộ  phận  trong doanh nghiệp. QTNL là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng  góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố  gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân.  Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực. Tổ  chức bộ  máy nhà quản trị  nhân lực là quá trình xác định các công   việc phải làm trong lĩnh vực nhân lực của doanh nghiệp, những người làm  các công việc đó, chuyển giao nhiệm vụ  và quyền hạn cho các cá nhân, có  trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ, xác lập các mối liên hệ trong khi tiến hành   công việc nhằm trả lời câu hỏi ai phải báo cáo ai?. Kết quả  của tổ  chức bộ  máy quản trị nhân lực hình thành nên bộ máy tổ chức quản trị nhân lực trong   doanh nghiệp. 2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực.  Chức năng Bộ máy quản nhân lực có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám  đốc trong công tác tổ chức cán bộ, quản trị nhân lực của tổ chức.  Nhiệm vụ ­ Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ  của  đơn vị  trong tổ  chức phù hợp với tình hình phát triển của tổ  chức theo   từng giao đoạn. ­ Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp vơi chiến lược phát triển   và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của tổ chức. ­ Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp   ban giám đốc quản lý công tác tuyển dụng; bổ  nhiệm, điều động, luân  4
  5. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 chuyển, miễn nhiệm; đào tạo; thi đua­ khen thưởng; đánh giá nhân lực, trả  công nhân lực. ­ Lập và triển khai các kế  hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân  lực của các bộ phận trong tổ chức. ­ Tham mưu cho ban giàm đốc trong việc bố  trí, sắp xếp, sử  dụng cán bộ;   thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm cán bộ. ­ Xây dựng kế hoạch đào đạo theo quy hoạch và tiến trình bồi dưỡng nâng  cao trình độ nhân lực. ­ Xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá nhân lực trong từng giai đoạn. ­ Thực hiện công tác lập kế  hoạch đơn giá tiền lương, phân bổ  và quyết   toán quỹ  tiền lương; Kiểm tra việc chi trả  tiền lương và phân phối thu   nhập cho người lao động theo quy chế; Thực hiện các thủ  tục giải quyết   chế  độ  phụ  cấp, hưu trí và các chế  độ  chính sách khác cho ngươi lao  động. ­ Tổng hợp và lập kế hoạch về bảo hộ lao động và triển khai thực hiện. ­ Tổ  chức công tác bảo quản, cập nhật hồ  sơ  người lao động của doanh   nghiệp. ­ Thực hiện các nhiệm vụ  khác được ban giám đốc giao theo đúng chức   năng của bộ phận quản trị nhân lực. Tổ chức công tác bảo quản, cập nhật   hồ sơ người lao động của doanh nghiệp. ­ Thực hiện các nhiệm vụ  khác được ban giám đốc giao theo đúng chức   năng của bộ phận quản trị nhân lực. 3. Các hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực. a) Cấu trúc giản đơn (cấu trúc trực tuyến). 5
  6. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111    Đặc điểm: Đây là cấu trúc tổ chức đơn giản nhất. Bộ máy quản trị nhân lực được   tổ chức theo dạng đẳng cấp trực tuyến, kênh liên hệ  theo đường thẳng, tính  phức tạp thấp, tính tập trung cao. Quyền lực quản lý được tập trung vào tay một người. Giám đốc (người đứng đầu doanh nghiệp) trực tiếp phụ trách các vấn   đề về quản trị nhân lực. Các chức năng có sự  lẫn lộn, chồng ghép lên nhau. Tính chuyên môn  hóa không cao hoặc rất thấp.  Ưu điểm: Cấu trúc này khá đơn giản dễ áp dụng. Các doanh nghiệp áp dụng cấu  trúc tổ chức này thường dễ thích nghi với môi trường. Chi phí quản lý thấp. Việc kiểm soát các bộ phận, công việc dễ dàng. Các nhân viên nhân lực không cần chuyên môn cao, dễ  thưc hiện các   công việc như tuyển dụng, bố trí và sử dụng…  Nhược điểm:  Công việc mà nhân viên nhân lực thực hiện trong cấu trúc này thường   là công việc tổng hợp, đòi hỏi mức độ  bao phủ  các mảng của hoạt động  quản trị  nhân lực, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, chế  độ  chính  sách…Nhưng cũng do mức độ  bao phủ  rộng nên độ  sâu trong công việc của  nhân viên nhân lực khó có thể  đảm bảo được do nhân viên này phải thực   hiện nhiều mảng công việc. Nhân viên nhân lực thường thực hiện các công  việc hành chính về  nhân lực là chủ  yếu cùng với việc thực hiện chức năng  hành chính. Các chức năng bị  chồng chéo lên nhau. Các chức năng khác như  kế  toán, hành chính bị ghép vào với chức năng nhân lực. lúc này trưởng bộ phận   6
  7. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 nhân lực còn phải chịu trách nhiệm với các chức năng khác. Điều này sẽ ảnh  hưởng tới độ đầu tư cho chức năng quản trị nhân lực của doanh nghiệp. Chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nhân   viên dưới 100 người. b) Cấu trúc theo chức năng quản trị. Đặc điểm của cấu trúc này là bộ máy tổ chức quản trị nhân lực được  chia thành các mảng chức năng chuyên sâu khác nhau, một nhân viên chuyên  trách có thể  thực hiện một hoặc một số mảng chuyên sâu trong chức năng  quản trị nhân lực. Trách nhiệm quản trị nhân lực được giao cho người đứng đầu bộ phận  quản trị nhân lực. Tính tập trung của cấu trúc này cao , người đứng đầu bộ  phận có quyền giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mảng quản trị nhân lực  do vậy sự đầu tư toàn tâm toàn ý trong công việc sẽ tốt hơn. Trong thực tế  đây là mô hình được khá nhiều doanh nghiệp sử  dụng   khi số  lượng người lao động trong doanh nghiệp đủ  lơn để  cần thiết phân   chia quản lý theo các mảng chức năng  khác nhau của quản trị nhân lực. c) Cấu trúc hỗn hợp. d) 7
  8. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 Đặc điểm của cấu trúc tổ chức này là bộ máy tổ chức quản trị nhân  lực có sự phân tán theo các đơn vị trực tiếp kinh doanh. Tính tập trung thấp,  tính phức tạp cao. Ngoài việc có bộ  máy quản trị  nhân lực  ở  cấp khách sạn các đơn vị  kinh  doanh  trực   thuộc   cũng  có   cơ   cấu  người  làm  nhân  lực.  Khi   đó  trách  nhiệm của bộ phận quản trị nhân lực của khách sạn sẽ làm nhiệm vụ hoạch  định nguồn nhân lực tổng thể và hỗ  trợ cho các đơn vi trực thuộc trong việc   quản lý  nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, chế độ chính sách , quản lí hồ sơ. Công việc chủ  yếu của người làm nhân lực  ở  đơn vị  trực thuộc chủ  yếu làm các công việc hành chính về nhân lực: chấm công, thực hiện chế độ  bảo hiểm xã hội , tính lương hoặc chuyển dữ liệu để bộ  phận quản lý nhân  lực tại tổng khách sạn thực hiện hoạt động này. Mô hình này chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn,  số lượng lao động nhiều, đòi hỏi có sự phân cấp trong quản lý nhân lực. d) Cấu trúc tổ chức bộ máy quản tri nhân lực HRBP: nhân sự ­ đối tác   chiến lược của kinh doanh. ­ 8
  9. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 Mô hình HRBP (Human   Resource Business Partner) do giáo sư  Dave  UIrich đề cập đến vào năm 1997. Theo ông, ngày nay nhà quản trị nhân lực đã  nâng tầm vị trí chiến lược của họ khỏi vai trò truyền thống, trở thành đối tác  chiến lược của doanh nghiệp.  Theo ông, các nhà quản trị nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các  mục tiêu kinh doanh chiến lược thông qua: ­ Kết nối và xây dựng chính sách nhân sư  đồng hành với chiến lược kinh   doanh của doanh nghiệp. ­ Kiểm soát và tái cấu trúc cơ  cấu tổ  chức, cơ cấu nhân lực để  tối ưu hóa  hiệu suất hoạt động của doah nghiệp. ­ Cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động, hỗ trợ sự phát triển song  hành gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động. Ở  mô hình HRBP bộ  phận phụ  trách quản trị  nhân lực được cấu trúc  theo chiều ngang. Bộ phận phụ trách quản trị nhân lực chia làm 3 loại chính:   bộ  phận nghiệp vụ  nhân lực (thực hiện các công việc thừa hành như  chuẩn  bị  tài liệu, chuẩn bị hội họp, tính bảo hiểm xã hội…); Trung tâm hoạt động  nhân lực (đóng vai trò xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình  tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá, trả công nhân lực quan hệ lao động, …). HRBP đóng vai trò là cầu nối giữa bộ  phận nhân lực với các lãnh đạo,   trưởng các bộ phận khác và toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. ­ Các công việc của HRBP chia làm 4 nhóm cơ bản:  9
  10. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 + Đối tác chiến lược (Strategic Partner) + Quản lý hoạt động (Operation Management) + Giải đáp các trường hợp khẩn cấp (Emergency Responder) + Giải quyết các tranh chấp lao động (Employee Mediator) ­ Mô hình HRBP phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động  đa ngành nghề, nhiều lĩnh vực, khu vực địa lý và những doanh nghiệp có  trình độ quản lý cao. 4.Lựa chọn bộ máy tổ chức quản trị nhân lực. Việc lựa chọn bộ máy tổ chức quản trị nhân lực của doanh nghiệp cần   căn cứ vào một số yếu tố sau:  Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp: Với   mỗi   cấu   trúc   tổ   chức   của   doanh   nghiệp   khác   nhau   sẽ   có   ảnh  hưởng   đến   việc   lựa   chọn   bộ   máy   tổ   chức   quản   trị   nhân   lực.Nếu   doanh  nghiệp có cấu trúc giản đơn mô hình tổ chức nhân lực được lựa chọn có thể  cũng là cấu trúc giản đơn. Nếu doanh nghiệp có cấu trúc chức năng thì mô  hình tổ chức nhân lực được lựa chọn có thể cũng là cấu trúc chức năng. Nếu  doanh nghiệp có cấu trúc phân nhánh theo ngành hàng, mặt hàng kinh doanh   hoặc phân nhánh theo khu vực địa lý thì thì mô hình tổ  chức nhân lực được   lựa chọn có thể cũng là cấu trúc giản đơn hoặc chức năng hoặc cấu trúc hỗn  hợp.  Quy mô doanh nghiệp: Quy mô của doanh nghiệp được thể  hiện thông qua vốn điều lệ, số  lượng lao động thường xuyên của doanh nghiệp, doanh số,..  Ở đây, bộ  máy  nhân lực trong doanh nghiệp cần căn cứ  vào quy mô thể  hiện chủ  yếu  ở số  lượng lao động thường xuyên của doanh nghiệp. 10
  11. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111  Các cấp độ quản trị nhân lực: Các cấp độ  quản trị  nhân lực được sử  dụng trong doanh nghiệp.Có 3  cấp quản trị  nhân lực trong doanh nghiệp mà các nhà quản trị  có thể  lựa  chọn.Điều này phụ thuộc vào tư tưởng, tư duy của người quản lý. Trong đó: + Cấp độ  1: Bộ  máy quản trị  nhân lực thực hiện các công việc hành  chính về  nhân lực. Công việc chủ  yếu của bộ  phận này là chấm công, tính  lương, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của   pháp luật. + Cấp độ 2: Bộ máy quản trị nhân lực đóng vai trò như một chức năng  trong doanh nghiệp. + Cấp độ 3: Bộ máy quản trị nhân lực, đặc biệt là người đúng đầu bộ  phận này (giám đốc nhân lực, giám đốc nguồn nhân lực) đóng vai trò quan  trọng trong việc xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, là đối tác của các nhà  quản trị  cấp cao trong việc hoạch  định chiến lược kinh doanh của doanh   nghiệp. Với cấp độ  quản trị  nhân lực mà doanh nghiệp đã lựa chọn, doanh   nghiệp sẽ lựa chọn mô hình cấu trúc tổ chức quản trị nhân lực cho phù hợp.  Tầm hạn quản trị: Đây cũng là yếu tố có  ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình tổ  chức   quản trị nhân lực cho phù hợp. Tầm hạn quản trị được thể  hiện ở số  lượng   nhân viên mà một nhà quản trị  có thể  quản lý trực tiếp. Tùy thuộc vào tầm   hạn quản trị  của các nhà quản trị  để  doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn mô  hình tổ chức quản trị bộ máy quản trị nhân lực cho phù hợp.  Trình độ nhân lực: Tùy thuộc trình độ  của nhân lực doanh nghiệp để  lựa chọn quy mô và  cơ cấu bộ phận. 11
  12. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 II. CÔNG TÁC TỔ  CHỨC BỘ  MÁY QUẢN TRỊ  NHÂN LỰC  TẠI KHÁCH SẠN SOFITEL METROPOLE HÀ NỘI. 1. Cấu trúc tổ chức của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội: Tại các bộ phận có các cấp quản lý 12
  13. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 Nhìn vào sơ  đồ  cấu trúc tổ  chức của khách sạn Sofitel Metropole Hà  Nội trên ta thấy rằng đây là mô hình cấu trúc chức năng. Trên cơ sở đó khách  sạn lựa chọn mô hình cấu trúc tổ chức nhân lực phù hợp với quy mô và hoạt   động của khách sạn. Bộ phận quản trị nhân lực được chia thành các mảng chức năng chuyên  sâu khác nhau, một nhân viên chuyên trách một mảng chuyên sâu trong chức  năng quản trị nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, công tác tiền lương, công tác thi  đua khen thưởng, các chế độ chính sách. Thực hiện các nhiệm vụ: quản lý hồ  sơ nhân viên, bố trí và sử dụng nhân viên đúng người đúng việc, tuyển chọn   đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết các chế  độ  về  lao động. Trách nhiệm   quản trị nhân lực được giao cho trưởng phòng nhân lực, có toàn quyền quyết  định mọi vấn đề  liên quan đến quản trị  nhân lực. Dựa vào cấu trúc tổ  chức   và   những   phân   tích   phía   bên   trên   ta   có   thể   nhận   thấy   khách   sạn   Sofitel   Metropole Hà Nội sử dụng cấp độ 2 quản trị nhân lực: bộ phận quản trị đóng   vai trò như một chức năng trong doanh nghiệp. Trong tất cả  các vị  trí GĐ các bộ  phận của khách sạn chỉ  có 2 GĐ  người Việt Nam là GĐ nhân lực  và GĐ tiền sảnh còn lại đều là người nước  ngoài. Trong mỗi bộ phận luôn tồn tại 6 cấp: Trưởng bộ phận (giám đốc), trợ  lý giám đốc, giám sát viên, nhân viên chính, nhân viên phụ, nhân viên học  việc.  Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa tổng giám đốc và các bộ phận  là mối quan hệ trực tuyến, các bộ phận chỉ đạo và điều hành có thể  báo cáo  trực tiếp lên tổng giám đốc. Các thông tin xuôi ngược thông suốt. Tổng giám  đốc trực tiếp ra quyết định tới các bộ  phận nhằm đảm bảo các quyết định  quản lý được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Tổng giám đốc được tham mưu bởi trợ lý tổng giám đốc và thư ký để  có thể ủy quyền trong trường hợp cần thiết. Lãnh đạo các bộ phận chủ động điều hành công việc, các giám đốc bộ  phận trực tiếp quản lý thông qua trợ lý giám đốc và kiểm soát viên. Giữa các   bộ  phận có quan hệ  chức năng hỗ  trợ  nhau đảm bảo sự  hoạt động thống  nhất. 13
  14. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 Như vậy kiểu cơ cấu tổ chức này thể hiện sự  phân quyền trong quản   lý, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận chức năng, mỗi  vị  trí trong tổ  chức đảm bảo cho công việc thực hiện thông suốt, tạo điều  kiện cho cấp dưới chủ động chuyên sâu vào công việc. Cơ  cấu này đã quán   triệt một cách toàn diện nguyên tắc tập trung dân chủ. Một trong những động  lực phát huy tiềm năng của nhân tố con người trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ  cấu này còn thu hút những chuyên gia có trình độ  cao  vào việc nghiên cứu, chuẩn bị và quyết định những vấn đề  có liên quan đến   hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên những khó khăn khi hoạt động với cơ cấu tổ chức này Tổng   giám đốc và các giám đốc bộ  phận phải có năng lực quản lý và có khả năng   chuyên môn cao để đưa các quyết định kịp thời và chính xác. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức có tính chuyên môn hóa cao do vậy   mà trách nhiệm và quyền hạn phải được phân định rõ ràng nếu không rất dễ  xảy ra xu hướng lạm dụng quyền hạn, nảy sinh mâu thuẫn chồng chéo cản  trở đến họat động chung. Nhìn chung khách sạn hoạt động theo cơ cấu tổ chức này là hợp lý bởi  khách sạn có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cũng như quản  lý  ở  trình độ  cao. Vì vậy mà khách sạn sẽ  phát huy được các  ưu điểm này   một cách tối đa. Nó nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên trong công  việc của mình đồng thời nó giúp cho người quản lý kiểm soát và điều hành  nhân viên của mình chặt chẽ hơn giúp cho hoạt động kinh doanh của toàn bộ  hệ thống khách sạn đạt hiệu quả cao. 2. Cấu trúc bộ máy của từng bộ phận  Bộ phận nhân lực 1 trưởng phòng nhân lực  1 người chịu trách nhiệm về đào tạo (giám đốc đào tạo) 1 người chuyên về công tác lương 1 người chuyên về công tác thi đua khen thưởng, các chế độ chính sách 7 kiểm soát viên  Chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho khách sạn tại mọi thời   điểm. Tìm kiếm những nguồn lao động cần thiết và phân bổ nguồn nhân lực   14
  15. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 một cách hợp lý để hoạt động hiệu quả  nhất. Kết hợp đào tạo với bộ  phận   và đảm bảo đãi ngộ cho nhân viên trong khách sạn. Trưởng phòng nhân lực có nhiệm vụ  chính là quản trị  nguồn nhân lực  trong khách sạn. Hỗ  trợ  cho cấp trên (Giám đốc/ ban giám đốc) giải quyết   những vấn đề  thuộc lĩnh vực nhân lực trong khách sạn. Điều hành các hoạt  động trong phòng của mình. Tương tác, hỗ  trợ các phòng, bộ  phận khác khi  họ  có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề  nhân lực. 4 nhiệm vụ  chính của  trưởng phòng nhân lực là: lập kế hoạch và tuyển dụng, đào tạo và phát triển,  duy trì và quản lý, cung cấp, truyền thông tin và dịch vụ nhân lực. 1. Lập kế hoạch và tuyển dụng: ­ Phối hợp với các bộ  phận trong khách sạn để  lập kế  hoạch nguồn nhân  lực: theo dõi thông tin nhân lực toàn khách sạn, đưa ra bảng mô tả  công   việc chuẩn hóa cho từng vị  trí nhân viên, lập kế  hoạch tuyển dụng nhân   lực. ­ Tham vấn, giám sát quá trình tuyển dụng. ­ Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho khách sạn. ­ Kết hợp cùng các bộ phận khác tổ chức tuyển dụng những vị trí thiếu cho  khách sạn. Nếu các bộ  phận cần thêm nhân lực khi đề  xuất với phòng  nhân lực, phòng nhân lực sẽ  đăng tuyển trên web, báo và tổ  chức giới  thiệu   việc   làm   để   tìm   kiếm.   Trưởng   phòng   nhân   lực   không   trực   tiếp  phỏng vấn  ở  các vị  trí thấp, mà sẽ  phân cho nhân viên nhân lực và nhân  viên chuyên môn  ở  phòng đó trực tiếp tuyển dụng. Một số  vị  trí quan  trọng như: giám sát viên, trợ  lý, trưởng phòng thì trưởng phòng nhân lực  mới trực tiếp tham gia tuyển dụng. 2. Về mặt đào tạo và phát triển nhân lực ­ Trưởng phòng nhân lực tổ  chức hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập  với công việc. Thường khách sạn chỉ đào tạo ngắn hạn cho nhân viên các  kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho khách sạn. ­ Xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn hướng phát triển, đào tạo theo yêu   cầu khách sạn. ­ Xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người lao động tại khách  sạn phát triển nghề nghiệp của họ. 3. Duy trì và quản lý nguồn lực ­ Trưởng phòng nhân lực là người chỉ đạo việc đánh giá kết quả công việc   của nhân viên, khen thưởng, trả công cho họ. Ngoài ra, trưởng phòng nhân  lực phải cùng với các trưởng bộ phận khác bố trí, thuyên chuyển, đề bạt,   quản lý quá trình thôi việc... hướng dẫn, tư vấn cho các bộ phận khác về  15
  16. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 chính sách nhân lực của khách sạn và giữ nhiệm vụ đôn đốc các bộ phận  khác thực hiện. ­ Trưởng phòng nhân lực là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng  lao động, mang trong mình tính cách vừa răn đe, vừa phục vụ. Răn đe để  không cho nhân viên tham nhũng, thiếu kỷ  luật làm  ảnh hưởng xấu đến  khách sạn, để tổ  chức kết cấu khách sạn cho vững mạnh. Trưởng phòng   cũng là người ký các quyết định thuyên chuyển công tác. 4. Thông tin, dịch vụ nhân lực ­ Trưởng phòng cần nắm bắt thông tin nhân lực trong khách sạn một cách  nhanh chóng, truyền tin hiệu quả. Trưởng phòng nhân lực sẽ ký các quyết  định ban hành luật, văn bản bổ  sung cho nhân lực cũng như  các vấn đề  khác liên quan để đảm bảo khách sạn làm việc theo đúng yêu cầu của nhà  nước. ­ Trưởng phòng nhân lực cũng cần tạo dựng các mối quan hệ tốt với các cơ  quan có thẩm quyền của nhà nước như Sở kế hoạch đầu tư, cảnh sát khu  vực, cơ quan phòng cháy chữa cháy. Nhiệm vụ  của nhân viên đào tạo: lập kế  hoạch đào tạo định kỳ  năm,  quý, tháng. Xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực  cho nhân viên, cán bộ trong khách sạn. Tổ chức thực hiện việc đào tạo định  kỳ và đột xuất theo chương trình đã được phê duyệt, đánh giá và báo cáo kết   quả sau đào tạo. Thiết lập, duy trì các nguồn đào tạo bên ngoài đảm bảo luôn   đáp ứng nhu cầu của khách sạn. Nhiệm vụ  của nhân viên tiền lương: Kiểm soát, tổng hợp bảng chấm  công, tính lương, thưởng và in phiếu lương cho nhân viên hàng tháng. Theo  dõi việc nghỉ phép của nhân viên trong khách sạn. Xây dựng qui trình ISO cho   các công việc có liên quan đến việc tính lương. Tham gia vào việc xây dựng   và hoàn thiện chính sách lương, thưởng, đãi ngộ  của khách sạn. Cập nhật,   quản lý, lưu trữ hồ sơ giấy tờ thuộc bộ phận nhân lực. Nhân viên thi đua khen thưởng, chế độ  chính sách: Thực hiện các chế  độ, thủ  tục liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo cho nhân viên  khách sạn được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN. Đăng ký  mã số  thuế  TNCN cho nhân viên, hỗ  trợ  quyết toán thuế  TNCN. Tham gia  vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách lương, thưởng, đãi ngộ của khách  sạn. Phối hợp với công đoàn trong việc tổ  chức các sự  kiện văn thể  mỹ  tại  khách sạn. Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu.  Tổng giám đốc 16
  17. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm thực hiện công tác đối  nội và đối ngoại trong mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn. Là người có  chức năng cao nhất về quản lý khách sạn, có chức năng quan trọng bao quát   chung mọi hoạt động của khách sạn phối hợp với hoạt động của Phó giám   đốc để  đôn đốc kiểm tra, vạch ra những kế  hoạch công tác và các quy tắc  điều lệ tương ứng xoay quanh mục tiêu quản lý và kinh doanh khách sạn sao   cho có hiệu quả nhất.  Phó tổng giám đốc Là người thường xuyên kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo các bộ phận thực   hiện hoàn thành tốt nhất các công việc được giao. Phối hợp các hoạt động  trong khách sạn. Có thể  thay mặt tổng giám đốc liên hệ  với các đối tác liên   quan,các cơ quan nhà nước giải quyết những công việc hành chính của khách   sạn từng ngày…Nhằm đảm bảo cho hoạt động của khách sạn được diễn ra  bình thường ổn định, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của khách sạn.  Giám đốc các bộ phận Có chức năng tổ  chức, quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh  của bô phận mình, bên cạnh đó là phối kết hợp với các bộ  phận khác trong   khách sạn, giúp giải quyết công việc của bộ  phận mình cũng như  bộ  phận  khác nhanh hơn, hiêu quả  hơn, góp phần nâng cao hiệu quả  hoạt động của  toàn khách sạn một cách tốt nhất.  Thư ký Là người có nhiệm vụ ghi chép sổ sách, giấy tờ,nhắc nhở lịch làm việc  đồng thời có thể  là người phiên dịch cho tổng giám đốc, phó tống giám đốc  trong những cuộc họp với đối tác nước ngoài.  Bộ phận kinh doanh 1 trưởng phòng 4 kiểm soát viên 2 trợ lý  và các nhân viên  Có chức năng tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng bá và giới thiệu  sản phẩm của khách sạn nhằm thu hút khách hàng đến với khách sạn, là cầu   17
  18. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 nối khách hàng với các bộ  phận khác của khách sạn, giới thiệu các dịch vụ  của khách sạn tới khách hàng.. Thực hiện hợp đồng liên kết với các khách sạn du lịch với các khách   sạn trong cả nước. Tham mưu cho giám đốc về  hoạt động kinh doanh và đề  ra phương hướng chiến lược kinh doanh, đề  ra biện pháp hạn chế  những  nhược điểm và phát huy những ưu điểm của khách sạn tạo thành lợi thể kinh   doanh.  Bộ phận tiền sảnh Một trưởng bộ  phận tiền sảnh: phụ  trách chung trong việc quản lý  nhân viên và điều hành mọi hoạt động của bộ phận.  Hai trợ  lý chịu trách nhiệm hỗ  trợ  cho trưởng bộ  phận trong công tác  quản lý.  Kiểm soát viên phụ trách các bộ phận nhỏ: lễ tân, gác cửa, đặt phòng... 18 nhân viên chính, 19 nhân viên phụ. Bộ phận tiền sảnh được chuyên môn hóa thành: Bộ phận lễ tân, bộ phận gác cửa, bộ phận đặt trước, bộ phận tổng đài,  bộ phận quan hệ với khách, trung tâm thương mại  Có chức năng trong mở rộng mối quan hệ, tiếp xúc với khách hàng. Có  vai trò quan trọng trong việc thu hút khách, là cầu nối liên hệ  giữa khách và   các bộ  phận khác, định hướng tiêu dùng cho khách và giới thiệu sản phẩm  dịch vụ của khách sạn cho khách hàng. Bộ  phận lễ  tân đóng vai trò là trung tâm phối hợp mọi hoạt động của   các bộ phận trong khách sạn, tham mưu cho giám đốc cung cấp thông tin về  khách. Bán dịch vụ  phòng nghỉ  và các dịch vụ  cho khách, tham gia vào các  hoạt động kinh doanh phòng nghỉ  của khách sạn như: đón tiếp khách, bố  trí  phòng ngủ, giữ đồ  cho khách, thanh toán…Nắm vững thị  yếu của khách tạo  ấn tượng ban đầu về hình ảnh tốt đẹp của khách sạn cho du khách. Ghi nhận và giải quyết những vấn đề  khiếu nại, phàn nàn của khách.  Giữ  mối quan hệ  chặt chẽ  với cơ  quan hữu quan, các cơ  sở  dịch vụ  ngoài  khách sạn để đáp ứng nhu cầu của khách và giải quyết các vấn đề phát sinh.  Bộ phận tài chính 1 giám đốc phụ trách chung 4 trợ lý 18
  19. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 9 kiểm soát viên và các nhân viên Chuyên thực hiện các công việc là ghi chép các giao dịch tài chính và  diễn giải các báo cáo tài chính cung cấp cho ban quản lý các bộ  phận khác.  Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được, kế toán thu chi.   Ngoài ra, còn các chức năng liên quan đến các lĩnh vực khác của khách sạn  như kế toán giá thành, kiểm soát toàn bộ chi phí.  Bộ phận ăn uống Gồm có 1 văn phòng, 2 nhà hàng, 3 quán bar 1 giám đốc chịu trách nhiệm chung 1 trưởng phòng 3 trợ lý giám đốc 11 kiểm soát viên phụ trách quản lý 2 nhà hàng, 3 quán bar 27 nhân viên chính 50 nhân viên phụ và 1 nhân viên học việc  Có chức năng đón tiếp và phục vụ  ăn uống cho khách đảm bảo chất  lượng nhằm tạo hiệu quả kinh doanh. Nhiệm vụ  chính: Chịu trách nhiệm chuẩn bị  phục vụ  cho khách ăn  uống các bữa ăn bình thường và các bữa tiệc lớn, nhỏ đúng giờ, đúng nguyên   tắc, đúng quy định. Tìm hiểu nắm vững các yêu cầu của khách, phối hợp với   các bộ phận khác để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách. Duy trì an ninh an  toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.  Bộ phận buồng Giám đốc bộ  phận buồng chịu trách nhiệm chung về  hoạt động kinh   doanh của bộ phận cũng như quản lý thuyên chuyển nhân viên.  Ba trợ lý giám đốc hỗ trợ cho giám đốc trong việc quản lý.  15 Kiểm soát viên quản lý trực tiếp các bộ phận nhỏ như bộ phận cắm  hoa, bộ phận làm phòng, bộ phận bảo dưỡng các khu công cộng. Các nhân viên lao động trực tiếp  Chức năng chính: Tổ  chức, lo liệu, đón tiếp và phục vụ  nơi nghỉ  ngơi  cho khách, quản lý cho việc thuê buồng và quán xuyến toàn bộ trong quá trình  khách ở, các hoạt động bổ xung như giặt là, linen. 19
  20. [QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN] Nhóm 4 – 1460CEMG0111 Có nhiệm vụ  thực hiện biên pháp chống cháy, chống độc, thực hiện  tẩy trùng và phòng chống dịch bệnh. Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của   khu vực buồng, kiểm soát chi tiêu bộ phận. Tổ chức quản lý và giữ gìn hành  lý khách để quên, kịp thời thông báo cho lễ tân trả đồ cho khách. Kiểm tra và duy trì những số  liệu cần thiết về tình hình khách, về  hệ  thống buồng, hệ thống các dịch vụ phát sinh, để đối chiếu với lễ  tân để  cải  tạo, bảo dưỡng buồng. Giữ mối liên hệ  với lễ  tân và các bộ  phận khác như  bộ phận bàn, bar, bếp, kỹ thuật bảo dưỡng, kế toán, bảo vệ, tiếp thị và bán  hàng để xúc tiến dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ.  Bộ phận bếp 1 bếp trưởng 5 bếp phó 14 phụ bếp  và các nhân viên Chịu trách nhiệm cung cấp thức ăn kịp thời cho các nhà hàng để  phục  vụ  khách, các bữa tiệc và hội nghị  hội thảo theo yêu cầu của khách. Đảm  bảo bữa ăn cho nhân viên trong khách sạn.  Bộ phận bảo vệ Tổng số nhân viên: 25 nhân viên Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thân thể và tài sản của khách hàng  và nhân viên trong khách sạn. Đảm bảo an ninh cho bên trong và bên ngoài  khách sạn. Hướng dẫn cho khách những chú ý đặc biệt.  Bộ phận kỹ thuật 1 trưởng bộ phận phụ trách chung 6 kiểm soát viên  và các nhân viên Đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, điện, nước trong  khách sạn hoạt động tốt. Đảm bảo cho các khu vực khách  ở    giải quyết  những sự cố kỹ thuật sảy ra trong khách sạn. Nhìn chung các bộ phận trong hệ thống được tổ chức khá hợp lý, chức   năng và nhiệm vụ rất rõ ràng không có sự chồng chéo đồng thời vẫn tạo lập   được mối quan hệ  khăng khí giữa các bộ  phận. Song còn một số  điểm bất  hợp lý.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2