intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

157
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam - một quốc gia nhỏ bé nằm trên bán đảo Đông Dương, với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên vô cùng phong phú là mối quan tâm của rất nhiều cường quốc. Sau hơn 1000 năm phong kiến phương Bắc đô hộ, chúng ta tiếp tục trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp kháng Nhật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977

  1. Tiểu luận Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU __________________________________________________________ 3 Chương I: Khái quát bối cảnh chung: ________________________________________ 8 1, Bối cảnh quốc tế và khu vực:. ____________________________________________ 8 2, Bối cảnh trong nước: ___________________________________________________ 9 Chương II: Những nhân tố cản trợ bình thường hóa quan hệ Việt nam – Hoa Kỳ năm 1977: _________________________________________________________________ 11 1, Nhân tố chủ quan: _____________________________________________________ 11 2, Nhân tố khách quan: ___________________________________________________ 13 Chương III: Đánh giá: ___________________________________________________ 15 KẾT LUẬN: ___________________________________________________________ 16 Danh mục tài liệu tham khảo. ______________________________________________ 17 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU. Việt Nam - một quốc gia nhỏ bé nằm trên bán đảo Đông Dương, với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên vô cùng phong phú là mối quan tâm của rất nhiều cường quốc. Sau hơn 1000 năm phong kiến phương Bắc đô hộ, chúng ta tiếp tục trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp kháng Nhật. Trong khi đó, ở bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự. Hai quốc gia với khoảng cách lớn về địa lý, vị thế và sức mạnh đã gặp nhau trong một cuộc chiến tranh phi nghĩa: Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay sau Hiệp định Giơnevo về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, Hoa Kỳ đã có mong muốn thay chân Pháp tại Việt Nam. Sau 30 năm chiến đấu ác liệt, Việt Nam đã chiến đấu với một đối thủ hơn về mọi mặt. 30 tháng 04 năm 1975, cả nước hân hoan trong niềm vui chiến thắng, non sông Việt Nam thu về một mối, thống nhất hai miền, cùng hòa bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng Đế quốc Mỹ không chỉ đặc biệt quan trọng với riêng nhân dân ta mà còn mang ý nghĩa quốc tế và thời đại. Chiến thắng lịch sử đó đã chứng minh rằng một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu như Việt Nam nhưng có đủ dũng khí, đủ ý chí đấu tranh đã đánh bại cường quốc hàng đầu thế giới. 20 năm sau ngày chiến tranh chấm dứt, ngày 11 tháng 07 năm 1995, hai quốc gia chính thức bình thường hóa quan hệ. Đó là một quá trình đấu tranh không ngừng của Việt Nam nhằm phá bỏ cấm vận cũng như các hình thức phản động khác để đi đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Về phía Hoa Kỳ, chúng ta ghi nhận những nỗ lực đặc biệt dưới thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton. Trong giai đoạn này hai quốc gia đã bình thường hóa quan hệ, mở rộng quan hệ thương mại, phát triển mối quan hệ trên mọi mặt và ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh. Tuy nhiên, phải chăng cho đến tận năm 1995, hai quốc gia mới có cơ hội xóa đi những rào cản trong quá khứ để tiến tới một 3
  4. mối quan hệ mới tốt đẹp hơn? Câu trả lời là Không. Trong suốt 20 năm sau chiến tranh, quan hệ hai quốc gia đã trải qua nhiều thay đổi có lúc căng thẳng, có lúc hòa dịu. Một trong những giai đoạn khá tích cực trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau chiến tranh có thể nói đến, đó chính là những nỗ lực bình thường hóa quan hệ đầu tiên từ cả hai phía dưới thời Tổng thống Carter, năm 1977. Chính sách của Tổng thống Carter có điểm ưu tiên bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đó là cách mà Mỹ có thể ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc tại Việt Nam nói riêng và tại Đông Nam Á nói chung. Trước khi lên nhậm chức Tổng thống, Tổng thống Carter đã thông qua Liên Xô chuyển đến Chính phủ Việt Nam đề nghị ba điểm về kế hoạch bình thường hóa i. Những động thái đầu tiên của Hoa Kỳ thể hiện thiện ý muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là việc Hoa Kỳ không sử dụng quyền phủ quyết (Veto) ngăn cản việc Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc và phái đoàn do Thượng nghị sĩ Woodcock dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Ngày 5 tháng 10 năm 1977, Tổng thống Carter đã chúc mừng Việt Nam đã trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Sau đó, hai bên đã có các cuộc đàm phán thương lượng ở Paris (ba vòng) và ở New york ( một vòng) trong năm 1977 về tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Về phía mình, Việt Nam cũng thể hiện mong muốn bình thường hóa với Hoa kỳ để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại buôn bán, làm động lực phát triển nền kinh tế còn non kém lạc hậu. Chúng ta không ngừng nhân nhượng, dần dần rút hết các điều kiện cho việc bình thường hóa ( bao gồm cả khoản bồi thường 3,25 tỷ đô-la khôi phục lại Việt Nam). Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, hai bên đã không đi đến điểm chung lại chịu sức ép quá lớn từ Quốc hội Hoa Kỳ, chính phủ Carter đã chính thức dừng lại kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Thay vào đó, sau giai đoạn này quan hệ hai nước trở nên căng thẳng bởi những chính sách cấm vận của Hoa Kỳ áp đặt đối với Việt Nam.Có thể nói năm 1977 là một cơ hội hiếm có cho cả hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngay sau chiến tranh tạo điều kiện phát triển tốt đẹp cho cả hai nhưng cơ hội đó đã không trở thành sự thật. Vậy, những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm i Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia, trang 313. 4
  5. 1977? Trước bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển cũng như những thay đổi phức tạp trong xã hội Việt Nam và Hoa Kỳ, có thể phân tích các nhân tố đó trên hai khía cạnh: Nhân tố chủ quan ( những nhân tố xuất phát từ phía Việt Nam) và Nhân tố khách quan ( những nhân tố xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như Hoa Kỳ, Liên Xô). * Tóm tắt nội dung: Về những nhân tố nội tại xuất phát từ phía Việt Nam, hai năm sau cuộc chiến đấu gian khổ chống lại chủ nghĩa Đế quốc mà cụ thể hơn là trực tiếp chống lại kẻ thù Mỹ, chúng ta chưa kịp thời có những chuyển biến về tư duy để bắt kịp với xu thế phát triển mới của thế giới. Đi sâu vào phân tích Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV năm 1976 do đồng chí Lê Duẩn phát biểu, nhấn mạnh liên tục và mạnh mẽ việc “ tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới đứng đầu là Đế quốc Mỹ” i. Thêm vào đó, chúng ta tiếp tục theo đuổi tư duy hai phe, hai cực, đấu tranh và hợp tác một chiều; coi Hoa Kỳ là Đế quốc đầu sỏ âm mưu bá quyền thế giới, phá hoại hòa bình và tiến bộ thế giới. Ta chủ động mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, coi “sức mạnh thời đại chúng ta là sức mạnh tổng hợp của ba dòng thác cách mạng” ii. Khi các quốc gia khác không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế trên mọi mặt với mọi đối tác, Việt Nam chưa kịp thời thay đổi những tư duy cũ trên mà tiếp tục tư duy ỷ lại các nước xã hội chủ nghĩa anh là do yếu tố ý thức hệ. Bên cạnh đó, yếu tố nhận thức của các nhà lãnh đạo Việt trong giai đoạn này cũng đóng vai trò quan trọng trong kế họach bình thường hóa quan hệ hai quốc gia. Như đã nói ở trên, năm 1977 Việt Nam chưa bắt kịp được với sự thay đổi của khu vực và thế giới nên chưa có những điều chỉnh hợp lý trong chính sách với từng đối tượng cụ thể. Sau chiến thắng lẫy lừng tháng 4 năm 1975, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia “đáng lo ngại” ở ĐÔng Nam Á. Các nước láng giềng, đặc biệt là các nước ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam lo ngại dân tộc nhỏ bé này có thể có những hành động trả đũa hoặc đe dọa an ninh các nước nói riêng, an ninh khu vực nói chung. Các quốc gia ASEAN chủ trương bình thường hóa quan hệ với Đông Dương nhưng chúng ta còn cân nhắc sự “trung lập thực sự” của các i Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV năm 1976, Lê Duẩn, NXB Sự thật năm 1977, trang 169. ii Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV năm 1976, Lê Duẩn, NXB Sự thật năm 1977, trang 176. 5
  6. quốc gia đó. Các nhà lãnh đạo Việt Nam chưa hiểu rằng các quốc gia hành động vì lợi ích tối cao của dân tộc và tầm quan trọng của ASEAN đối với Việt Nam. Lợi ích của họ tại khu vực, trong mối quan hệ với Việt Nam mới là mối quan tâm của các quốc gia trong giai đoạn này. Đối với các đối tượng khác, ta chưa đánh giá hết ý đồ chiến lược của Liên Xô, Mỹ hay Trung Quốc. Ta tiếp tục giữ thái độ ỷ lại, trông chờ vào các nước xã hội chủ nghĩa như trong giai đoạn chiến tranh.Điều này vô cùng tại hại khi các quốc gia Đông Âu và ngay cả Liên Xô cũng bắt đầu nghĩ đến hòa hoãn Mỹ, Trung và phương Tây để tranh thủ điều kiện thuận lợi, tập trung phát triển kinh tế. Đối với Trung Quốc, ta chỉ nhấn mạnh đấu tranh, bỏ qua mặt tranh thủ hợp tác i. Đối với Mỹ, ta tập trung đấu tranh chống Mỹ, chống chủ nghĩa tư bản do Mỹ cầm đầu. Thêm vào đó, ta gay gắt trong việc đòi Mỹ khắc phục hậu quả sau chiến tranh mà không chiếu đến thể diện nước lớn cũng như những nhạy cảm trong nội bộ nước Mỹ. Chính việc không tìm hiểu kỹ và không nắm bắt rõ tình hình nước Mỹ đã khiến Việt nam bị động, không có những thay đổi phù hợp với xu thế mới. Bên cạnh những nhân tố trong lòng Việt Nam, không thể không đề cập đến những nhân tố bên ngoài đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ năm 1977. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội hình thường hóa nói trên. Nhưng, sự thật là liệu về phía mình, Hoa Kỳ có thực sự có thiện chí bình thường hóa hay không? Trong giai đoạn này, nội bộ Hoa Kỳ đã có những chia rẽ rõ nét về chính sách bình thường hóa. Một làn sóng không nhỏ những người phản đối bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đã gây sức ép lên chính quyền Carter. Quốc hội liên tục có những sửa đổi luật để ngăn chặn việc Hoa Kỳ sẽ đền bù sau chiến tranh cho Việt Nam, điều kiện để bình thường hóa. Chưa dừng ở đó, trong nội bộ Mỹ, hai phe ủng hộ bình thường hóa với Trung Quốc và với Việt Nam đã có những mâu thuẫn nhất định. Phe ủng hộ bình thường hóa với Trung Quốc do Cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski đã thắng và Mỹ đã sử dụng “ con bài Trung Quốc” như một cách giữ cán cân cân bằng với Liên Xô. Chính vì thế, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đi vào ngõ cụt. Vai trò của Liên Xô trong giai đoạn này không phải là nhỏ. Với Việt Nam, quan hệ với Liên Xô luôn là hòn đá tảng trong i Nhìn lại Chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổi mới 1986 – 2000, Bộ ngoại giao. 6
  7. chính sách đối ngoại. Chính mối quan hệ đồng minh quan trọng của Việt Nam và Liên Xô đã nhanh chóng bị phe đối lập của Brzezinski chớp lấy như một bằng chứng cho việc Hà nội là chính phủ thân Liên Xô. Mỹ coi đó như một “lý do chính đáng” cho việc chấm dứt quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ đang có những dấu hiệu tốt đẹp đầu tiên. * Bài tiểu luận được phân bố như sau: Chương I: Khái quát bối cảnh chung: Nêu rõ bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình kinh tế xã hội Việt Nam để làm rõ những thay đổi và những biến chuyển cơ bản đã tác động đến các đối tượng như thế nào. Chương II: Những nhân tố cản trở bình thường hóa quan hệ Việt nam – Hoa Kỳ năm 1977. Câu hỏi được trả lời qua hai khía cạnh: những nhân tố chủ quan từ phía Việt Nam và những nhân tố khách quan do tác động từ bên ngoài. Chương III: Đánh giá, nhận xét. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, do những hạn chế về khả năng tìm hiểu cũng như nguồn tài liệu tham khảo còn chưa phong phú, bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009. 7
  8. Chương I: Khái quát bối cảnh chung: 1, Bối cảnh quốc tế và khu vực:. * Thế giới: Từ giữa những năm 1970 tình hình thế giới diễn ra có nhiều biến động trên các mặt: chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế. Đó là bước khởi đầu cho một loạt những bước ngoặt trong đời sống chính trị và kinh tế những năm sau đó. Nét nổi bật đầu tiên trong giai đoạn này chính là bước phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhiều quốc gia bắt đầu chuyển đổi, cơ cấu lại nền kinh tế. Các thành tựu này đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, đến mọi quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của từng nước. Sau những tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế, các quốc gia đều điều chỉnh chính sách, tập trung khắc phục các vấn đề nội bộ, củng cố ảnh hưởng và vị thế quốc gia. Mỹ, sau sự suy giảm cả thế và lực, đã thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước. Trung Quốc có những bước cải cách nền kinh tế với phương châm giữ vững cục diện ổn định chính trị. Các quốc gia đặt lợi ích quốc gia, đặc biệt là lợi ích kinh tế lên cao nhất, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng mở rộng. Tình hình kinh tế xã hội và quan hệ giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu, đặc biệt là Liên Xô giảm sút nhanh chóng, kế hoạch đuổi kịp Mỹ về kinh tế là điều không tưởng. Những khó khăn về kinh tế đã dẫn đến những bất ổn về chính trị và xã hội.Các quốc gia ở Đông Âu đã có nhiều thay đổi trong tư duy và nhận thức. Khủng hoảng lên đến đỉnh điểm với mâu thuẫn Xô – Trung xuất phát từ lợi ích riêng biệt của mỗi quốc gia. Đây được xem là thời kỳ vừa đấu tranh vừa hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước lớn, đồng thời cũng là thời kỳ chuyển từ hệ thống thế giới hai phe hai cực sang đa cực hóa. Trung Quốc tách khỏi phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, bắt đầu cải thiện quan hệ với Mỹ để hình thành cục diện ba nước lớn: Mỹ - Liên Xô – Trung 8
  9. Quốc chi phối công việc quốc tế i. Chính trị thế giới cũng như quan hệ quốc tế có những thay đổi mang tính bước ngoặt, tạo đà phát triển cho những giai đoạn tiếp theo. * Khu vực Đông Nam Á: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài trong khu vực Đông Nam Á nhiều thập kỉ qua. Các nước lần đầu tiên đang đứng trước cơ hội có được hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế. Các nước Đông Nam Á điều chỉnh chính sách nhấn mạnh hòa bình, trung lập, duy trì và tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác, đồng thời từng bước cải thiện quan hệ với các nước trên bán đảo Đông Dương, với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác ii. Liên Xô và Trung Quốc là hai cường quốc nhanh chóng tận dụng để mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực của ngõ này.Liên Xô với tư cách anh cả trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã không ngừng giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả sau chiến tranh.Về phía mình, thuận lợi về mặt vị trí địa lý, Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng để thay chân Mỹ tại các quốc gia Đông Nam Á. Trước những thay đổi lớn trên thế giới nói trên, Việt Nam không thể tiếp tục giữ cái nhìn như trước 1975, chúng ta cần thay đổi tư duy và quan điểm để nhanh chóng theo kịp những phát triển của thời đại mới. 2, Bối cảnh trong nước: Với Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Đây là một trong những chiến thắng lịch sử lẫy lừng nhất của dân tộc Việt Nam, đánh bại đế quốc Mỹ - một đế quốc có thế lực kinh tế, quân sự. Một kỷ nguyên mới được mở ra: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó đã nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, ta tranh thủ thời điểm thuận lợi này để mở rộng quan hệ quốc tế cũng như hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới. i Giáo trình lịch sử Quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện quan hệ quốc tế, trang 294. ii Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội 2002, trang 294. 9
  10. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nói trên, đất nước ta phải đương đầu với những khó khăn và phức tạp, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế.Kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn nặng về tập trung quan liêu bao cấp. Việc chấn chỉnh lại cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với quy luật vận động hết sức khó khăn. Đối với miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng...và bước đầu trong nông nghiệp. Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng TBCN nhưng vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài. Đó là chưa kể đến khó khăn ở những vùng bị tàn phá bởi chiến tranh, bị hủy diệt bởi chất độc hóa học. Sau giải phóng, miền Nam còn có sự phức tạp về mặt xã hội.Chiến tranh và quá trình cưỡng bức đô thị hóa của Mỹ đã gây xáo trộn trong phân bố lực lượng lao động. Sau chiến tranh, quần chúng nhân dân rất phấn khởi, nhanh chóng bắt tay vào xây dựng chế độ mới, nhưng cũng còn một bộ phận kích động, lôi kéo quần chúng, móc nối với các thế lực phản động bên ngoài, gây rối loạn trong nước.Những tệ nạn do chế độ thực dân mới của Mỹ để lại cũng rất nặng nề như ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm... ; số người thất nghiệp, đặc biệt là số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư. Ngoài những khó khăn nội bộ, Việt Nam còn phải đấu tranh để chống lại bao vây cô lập từ bên ngoài. Các thế lực thù địch liên tiếp phối hợp để chống phá nước ta, các mối quan hệ với láng giềng có nhiều trắc trở. Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Mỹ đã mở rộng lệnh cấm vận ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thống nhất, tiến hành phong tỏa tài sản của Việt Nam ở Mỹ,... Việt Nam trong giai đoạn này phải phát huy hết sức mình để “vừa chống thù trong, vừa chống giặc ngoài”, vừa tranh thủ những thuận lợi đồng thời đối phó với khó khăn phức tạp không thể lường trước. 10
  11. Chương II: Những nhân tố cản trợ bình thường hóa quan hệ Việt nam – Hoa Kỳ năm 1977: 1, Nhân tố chủ quan: a/ Yếu tố ý thức hệ: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV họp trong bối cảnh nhân dân ta đã vượt qua những thử thách, giành được thắng lợi vẻ vang. Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất, các mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập thống nhất, thực hiện chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ tư họp từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976 tại thủ đô Hà nội, 1008 đại biểu thay mặt hơn 1 triệu Đảng viên của 38 Đảng bộ tỉnh, thành và các cơ quan trực thuộc trung ương trong cả nước. Đến dự đại hội có 29 đoàn đại biểu các Đảng cộng sản, Đảng công nhân của phong trào giải phóng dân tộc và các tổ chức quốc tế. Đồng chí Lê Duẩn thay mặt ban chấp hành Trung ương đã trình bày báo cáo chính trị với Đại hội. Đại hội đã tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn này cả nước ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cũng trong Báo cáo chính trị tại Đại hội này, Đảng ta đã tiếp tục thể hiện những tư tưởng cũ đó là tư tưởng hai phe hai cực, đấu tranh và hợp tác một chiều trong khi hầu hết các quốc gia khác đều đã có những bước chuyển trong chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới; nhấn mạnh tư tưởng đấu tranh chống đế quốc mà cụ thể Mỹ là đế quốc đứng đầu. Tại đại hội, đồng chí Lê Duẩn cho biết : “ Chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu ra sức chuẩn bị cho chiến tranh thế giới mới, tìm mọi cách phản kích phong trào cách mạng hòng giành lại những vị trí đã mất, đè bẹp phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.” i. Có thể nói vào giai đoạn này, các quốc gia bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ đội ngoại mở rộng các mối quan hệ quốc tế, phục vụ cho lợi ích tối cao của dân tộc. Lấy ví dụ với Nhật Bản, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản và Mỹ đứng hai bên chiến tuyến. i Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự thật, Hà nội 1977, trang 171. 11
  12. Nhưng, ngay sau khi kết thúc chiến tranh, để huy động hết sức người sức của cho việc tái thiết Nhật Bản những nhà soạn thảo chính sách của Nhật đã ngay lập tức bình thường hóa với Mỹ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy tại sao Nhật có thể ngay lập tức hợp tác với Mỹ để tập trung phát triển kinh tế trong khi giai đoạn này Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để thực hiện điều đó, chúng ta đã bỏ qua? Câu trả lời ở đây chính là do vào giai đoạn này, những nhà lãnh đạo Việt Nam còn nặng tư duy hai phe hai cực, đấu tranh giai cấp, nêu cao tinh thần cộng sản trong khi các quốc gia khác đặt lợi ích quốc gia lên đầu. Chúng ta tiếp tục cho rằng “những mục tiêu của thời đại ngày nay gắn chặt với nhau trong cuộc đấu tranh chung của ba dòng thác cách mạng hợp thành cao trào cách mạng vĩ đại và đang ở thế tiến công, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Chủ nghĩa đế quốc”i. Chúng ta quên đi rằng mục tiêu cao nhất của Việt nam lúc này là củng cố hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.Chúng ta chưa kịp nắm bắt được trào lưu quốc tế đã chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn, chạy đua kinh tế để tranh thủ các nhân tố thuận lợi phục vụ công cuộc hàn gắn chiến tranh, kiến thiết đất nước. Trong khi chúng ta còn đang vẫy vùng với cơn khủng hoảng trong nước, đối phó với cấm vận ngoài nước thì các nước khác đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội quốc tế, vươn lên làm khoảng cách giữa ta và họ ngày càng xa. Nếu thay đổi tư duy từ những năm 1976 có lẽ Việt Nam đã tranh thủ cơ hội này bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thúc đẩy phát triển trao đổi thương mại. Có thể nói những hệ tư tưởng cũ đã kéo lùi sự phát triển của Việt Nam và cũng là một trong những nguyên nhân trì hoãn quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. b/ Nhận thức của lãnh đạo: Không thể phủ nhận một trong những yếu tố quan trọng cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977 chính là việc các nhà lãnh đạo Việt Nam chưa có những đánh giá chính xác và phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Như đã nói ở trên, khi các nước đã bắt tay phát triển kinh tế, chúng ta vẫn mải mê với “ tinh thần quốc tế vô sản” với “ba dòng thác cách mạng” với “cuộc tiến công vào chủ nghĩa đế i Giải thích một số từ ngữ trong báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mac – Lenin 1978, trang 246. 12
  13. quốc.” . Ta chưa kịp thời nhận ra những thay đổi về chiến lược của các cường quốc đối với Việt Nam. Vấn đề thứ hai đó chính là điều kiện bình thường hóa do Việt Nam đề ra năm 1977 liên quan đến việc Mỹ buộc phải bồi thường hậu quả chiến tranh và khôi phục Việt Nam. Ngay sau chiến tranh, tháng 9 năm 1975 Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố: Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ hòa bình với Mỹ trên cơ sở Hiệp định Paris năm 1973 (điều 21), đòi hỏi Mỹ thực hiện lời hứa của Tổng thống Nicxon trong một công hàm gửi ngày 1 tháng 2 năm 1973. Mỹ hứa sẽ cung cấp 3.25 tỉ đôla xây dựng lại Việt Nam sau chiến tranh mà không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào. Sau thất bại tại Việt Nam, Mỹ đã bị tổn thất nặng nề cả về kinh tế và chính trị. Ảnh hưởng của Mỹ không còn được như trước, vị thế bị giảm sút và ngay trong nội bộ, chính phủ Mỹ bị phản đối gay gắt. Trước tình hình đó,chính phủ Carter ra sức hàn gắn vết thương Việt Nam ở cả hai quốc gia. Song với tư cách là một cường quốc, Mỹ không dễ dàng bồi thường chiến tranh cho Việt Nam một cách công khai, làm như vậy là Mỹ đã tự nhận sai lầm về mình. Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu đòi bồi thường từ phía Mỹ mà không quan tâm đến vấn đề thể diện cường quốc của Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Carter vẫn đề ngỏ việc sẽ bồi thường cho Việt Nam khôi phục kinh tế cũng như các nguồn viện trợ khác theo điều 21 Hiệp định Paris qui định cũng như theo công hàm của Tổng thống Nicxon nhưng điều đó không được phía Việt Nam chấp nhận và ta coi việc bồi thường đó như một điều kiên tiên quyết cho giải pháp bình thường hóa. Không thể phủ nhận rằng thái độ quá kiên quyết của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề này đã không làm dịu đi tình hình mà trái lại đã không đem đến kết quả tốt đẹp nào cho nỗ lực của cả hai bên. 2, Nhân tố khách quan: a/ Hoa Kỳ: Ngoài những nhân tố mang tính chủ quan xuất phát từ phía Việt Nam nói trên, không thể phủ nhận vai trò của đối tượng còn lại trong mối quan hệ này. Mặc dù ngay từ đầu, chính quyền Carter đã có những động thái rất tích cực có thể nói hoàn toàn thiện ý để thể hiện mong muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Song đấy chỉ là cách 13
  14. nhìn trên quan điểm nước Mỹ, đi sâu vào phân tích những nhân tố trong lòng nước Mỹ trong suốt quá trình đàm phán để đi đến bình thường hóa, ta sẽ thấy một bộ phận không nhỏ trong nội bộ Hoa Kỳ đã có tác động rất lớn và tiêu cực vào việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Sau nhiều vòng đàm phán mà chưa đi đến kết quả, Việt Nam đã chủ động điều chỉnh điều kiện bình thường hóa để thể hiện thiện ý của mình. Cụ thể là chúng ta đã không gay gắt đòi hỏi 3,25 tỉ đô-la Mỹ bồi thường và hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Ngay sau vòng đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đầu tiên diễn ra tại Paris tháng 5 năm 1977, làn sóng phản đối bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ đã vin vào điều kiện đòi bồi thường của Việt nam để gây sức ép. Những người chống bình thường hóa trong Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng ngăn chặn nỗ lực ngoại giao của chính quyền. Quốc hội Mỹ đã thông qua một sửa đổi đạo luật về viện trợ nước ngoài với số phiếu áp đảo (266/131) i. Sửa đổi này ngăn cấm chính quyèn Mỹ không được đàm phán đền bù chiến tranh, viện trợ, hoặc bất kỳ hình thức chi trả nào với Việt Nam. Trước tình hình căng thẳng trên, Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Cyrus Vance đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không trả Việt Nam bất kỳ khoản đền bù chiến tranh nào. Đến tháng sáu Hạ viện tiếp tục thông qua một sửa đổi đạo luật viện trợ khác. Trước sức ép của Quốc Hội Tổng thống Carter không những từ bỏ nỗ lực bình thường hóa với Việt Nam mà thậm chí còn rút lại những lời hứa viện trợ ii. Chính nội bộ Mỹ mà cụ thể là Quốc hội đã gây sức ép ngăn chặn nỗ lực ngoại giao của chính phủ Carter. Trong hồi ký của mình, Tổng thống Carter đã viết “ Bước đi với Trung Quốc có tầm quan trọng tối cao, cho nên sau vài tuần đánh giá, tôi quyết định hoãn cố gắng về Việt Nam cho đến khi ký Hiệp định của chúng ta ở Bắc Kinh.”iii Về phía Mỹ có thể nói ván cờ mới của Carter là quan hệ Mỹ - Trung. Trong tranh luận hai phe một bên là bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, một bên là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ đã chọn Trung Quốc phục vụ cho chiến lược lâu dài của mình. Trong nội bộ Mỹ xuất hiện hai phe rõ rệt : Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Vance – một người ủng hộ mạnh mẽ i Nayan Chanda, Brother Enemy: the war after the war, Collier Books 1988, trang 153. ii Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II (1986 – 2006), Học viện quan hệ quốc tế, trang 360. iii Trích : Hồi Ký Carter. 14
  15. bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và phe của Cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski - ủng hộ bình thường hóa với Trung Quốc. Brzezinski cho rằng Mỹ phải có đường lối cứng rắn chống lại Liên Xô, ngăn chặn sự lan rộng ảnh hưởng của Liên Xô tại Châu Á bằng “con bài Trung Quốc”. Ở Đông Nam Á Mỹ phải ủng hộ Trung Quốc để chống lại chính phủ thân Liên Xô ở Hà nội. Ngược lại, Ngoại trưởng Vance muốn duy trì hòa dịu với Liên Xô, ổn định Đông Nam Á bằng việc bình thường hóa quan hệ với Hà nội. Cơ hội bình thường hóa của Việt Nam hoàn toàn không còn hi vọng khi ưu thế nghiêng về phe của Brzezinski. Mỹ cần Trung Quốc để cân bằng ảnh hưởng với Liên Xô ở khu vực này. b/ Liên Xô : Từ cuối năm 1977, tầm ảnh hưởng của Liên Xô đã lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Có thể nói việc Việt Nam hợp tác với bất cứ quốc gia nào là hoàn toàn bình đẳng và phù hợp với luật pháp cũng như thông lệ tập quán quốc tế, Hoa Kỳ không có bất cứ lý do nào để vin vào đó hủy bỏ việc bình thường hóa với Việt Nam. Tuy nhiên, ký kết Hiệp ước với Việt Nam có nghĩa là Liên Xô đã đặt một chân vào Đông Nam Á, khu vực mà xưa nay nước Nga Xô Viết luôn mong muốn có tầm ảnh hưởng. Trung Quốc mà đặc biệt là Mỹ lo ngại sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực này có thể ảnh hưởng tới vị thế cường quốc của mình. Mỹ lấy cớ đó để trì hoãn việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Về sau, chính phía Mỹ cho rằng một trong những nguyên nhân để Mỹ cấm vận Việt Nam chính là việc Việt Nam thân thiện với Liên Xô và đe dọa an ninh khu vực Asean đặc biệt là Thái Lan i. Chương III: Đánh giá: Chính quyền Carter đã có những nỗ lực đầu tiên trong việc bình thường hóa với Việt Nam, về phía Việt Nam chúng ta cũng đã thể hiện những thiện ý mong muốn hợp tác. Tuy nhiên, năm 1977 cơ hội đó chưa trở thành hiện thực là một điều đáng tiếc cho mối quan hệ hai quốc gia. Dựa trên những phân tích ở trên, có thể thấy rất nhiều yếu tố bên trong cũng như tác động bên ngoài đã khiến cho hai quốc gia bỏ qua cơ hội này. Mỗi i Nhìn lại Chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 – 2000, Bộ ngoại giao. 15
  16. quốc gia đều có những tính toán riêng cho lợi ích quốc gia của mình, chính vì vậy khi lợi ích quốc gia bị trùng lặp bị mâu thuẫn, hai quốc gia sẽ không gặp được điểm chung khi ngồi vào bàn đàm phán. Những cản trở quá trình bình thường hóa hoàn toàn có thể tránh được nhưng hai quốc gia vào lúc bấy giờ còn có nhiều toàn tính riêng dẫn đến mâu thuẫn không thể giải quyết. Về phía mình, Việt Nam không kịp có những chuyển hướng trong tư duy, chưa nhận thấy những thay đổi chiến lược của các bên dẫn đến sai lầm trong đường lối chính sách đối ngoại. Các tác động bên ngoài như từ nội bộ nước Mỹ, yếu tố Liên Xô cũng có những tác động nhất định đối với viêc bình thường hóa. Những cản trở năm 1977 được xem xét như một bài học để từ đó rút ra kinh nghiệm. Từ đó, chúng ta có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc đó. KẾT LUẬN Việt Nam và Hoa Kỳ đã có mối quan hệ rất lâu trong lịch sử, có những giai đoạn quan hệ hai nước đối đầu căng thẳng nhưng cũng có những giai đoạn hai quốc gia hòa dịu và hợp tác. Năm 1977 được xem là một trong những thời điểm tích cực của mối quan hệ 16
  17. Việt – Mỹ. Vào năm này cả hai nước đã không đi đến được mục tiêu cuối cùng là một bước mới trong quan hệ hai quốc gia, bỏ lỡ cơ hội mở ra một giai đoạn phát triển tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa hai quốc gia sẽ mãi mãi ở thế đối đầu căng thẳng. Năm 1995, sau rất nhiều nỗ lực, hai nước đã bình thường hóa quan hệ mở ra một tương lai mới đầy triển vọng. Nghiên cứu về cơ hội bị bỏ lỡ năm 1977 cùng với nhân tố đã cản trở những dấu hiệu bình thường hóa đầu tiên này để cả hai nước cùng rút ra những bài học cho riêng mình. Chúng ta khép lại quá khứ, tiếp thu những bài học từ thất bại để có những bước đổi mới trong chính sách phù hợp xu hướng mới của quốc tế. Việt Nam và Hoa Kỳ ngày nay cam kết những chính sách mới tiến bộ hơn, làm dịu đi những nỗi đau chiến tranh và mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển hơn nữa trong tương lai. Danh mục tài liệu tham khảo. 1, Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II (1986 – 2006), Học viện quan hệ quốc tế. 2, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia. 3, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV năm 1976, Lê Duẩn, NXB Sự thật năm 1977 4, Nhìn lại Chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 – 2000, Bộ ngoại giao. 17
  18. 5, Giáo trình lịch sử Quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện quan hệ quốc tế. 6, Giải thích một số từ ngữ trong báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mac – Lenin 1978. 7, Ngoại giao Việt nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới 1975-2000, NXB chính trị quốc gia. 8, Red Brotherhood at war - Chân lý thuộc về ai, tác giả: Grant Evans - Kelvin Rowley, người dịch: Nguyễn Tấn Cưu, NXB Quân đội nhân dân,1986 9, Nayan Chanda, Brother Enemy: the war after the war, Collier Books 1988. 10, Honey and vinegar , Richard Haass, Meghan L. O'Sullivan. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2