intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

135
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn 20 năm sau ngày kết thúc cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam năm 1975, quan hệ Việt-Mỹ mới chính thức được thiết lập. Đó là một khoảng thời gian dài cho những nỗ lực từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ để tiến tới một kết quả chung là bình thường hóa mối quan hệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ

  1. Tiểu luận môn Chính sách Đối ngoại Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ Sinh viên thực hiện: Vũ Lê Huy Lớp : E Khóa : 33
  2. Lời mở đầu: Hơn 20 năm sau ngày kết thúc cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam năm 1975, quan hệ Việt-Mỹ mới chính thức được thiết lập. Đó là một khoảng thời gian dài cho những nỗ lực từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ để tiến tới một kết quả chung là bình thường hóa mối quan hệ. Lý do vì sao chặng đường này có nhiều gian nan và trở ngại đến thế? Những sai lầm gì đã xảy ra trong quá khứ và bài học gì cho tương lai của mối quan hệ này? Đây là những câu hỏi khiến nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh nhằm tìm ra câu trả lời. Nhận thấy việc nghiên cứu quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ hẳn sẽ mang lại nhiều bài học quý báu nên em quyết định chọn đề tài này cho bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên do thời gian cũng như độ dài tiểu luận có hạn nên em chỉ xin tập trung nghiên cứu về những sai lầm và trở ngại đẩy mối quan hệ Việt-Mỹ vào thời kỳ cẳng thẳng trước khi tiến hành bình thường hóa.
  3. A. Thời kỳ đầu từ 1975 đến1980\ I. Lá thư mật của Nixơn: Sau khi hai bên ký kết Hiệp định ngừng bắn ở Paris năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã viết một lá thư mật gửi Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng, hứa với Hà Nội 3.25 tỉ đôla viện trợ tái thiết sau khi chiến tranh kết thúc. Lá thư này sau đó đã trở thành một trong các trở ngại chính, bên cạnh vấn đề người Mỹ mất tích, khi hai nước có một số động thái tìm cách phục hồi quan hệ sau 1975. Sự ra đời của lá thư: Tổng thống Johnson là người đầu tiên đề cập khả năng viện trợ sau chiến tranh cho Việt Nam vào tháng Tư 1965, nhưng Hà Nội không trả lời. Năm 1969, trong một diễn văn tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Nixon cũng nhắc tới vấn đề này. Nhưng vấn đề chỉ trở thành chính thức vào ngày ký Hiệp định Paris tháng Giêng 1973, khi Lê Đức Thọ đòi có cam kết từ phía Mỹ. Sau ba tiếng tranh cãi, Henry Kissinger đề nghị dùng viện trợ để đổi lấy giải trình của Hà Nội về tù binh Mỹ tại Lào. Kissinger cũng đề xuất dùng cuộc họp sắp diễn ra tại Hà Nội trong tháng Hai để bàn về chi tiết cam kết. Ngày 1 tháng Hai, Nixon viết lá thư gửi cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Phía Việt Nam đã đòi là không dùng sự thông qua của Quốc hội làm điều kiện cho cam kết viện trợ. Mẹo của Kissinger là không đưa chi tiết này vào phần chính lá thư, nhưng lại đặt nó vào phần phụ lục, theo đó, cam kết “sẽ được thực hiện bởi mỗi bên theo các điều khoản hiến pháp của mỗi nước.” Trong hồi ký của mình, Kissinger kể lại: “Chúng tôi ‘thỏa hiệp’ bằng cách nêu sự cần thiết có sự thông qua của Quốc hội ở một trang riêng, được gửi đồng thời và có cùng sức nặng.” Khi đến Hà Nội từ 10 đến 13 tháng Hai, Kissinger đã trao cho Phạm Văn Đồng lá thư của Nixon. Mặc dù Kissinger nhấn mạnh đến yếu tố Quốc hội, nhưng như những sự kiện về sau cho thấy, Hà Nội tin rằng Quốc hội chỉ là cái cớ để Mỹ từ chối chi tiền. Những người Cộng sản, hoạt động trong một văn hóa chính trị khác, không thể hiểu nổi làm sao Quốc hội Mỹ lại có thể từ chối cấp vài tỉ đôla trong khi Washington dễ dàng đổ hàng trăm tỉ đôla vào miền Nam Việt Nam trong thời chiến.
  4. II. Nỗ lực ngoại giao thời hậu chiến: Tháng 12 năm 1975, lần đầu tiên từ khi chiến tranh kết thúc, một phái đoàn dân biểu Mỹ đến Hà Nội, do Dân biểu Gillespie “Sonny” Montgomery dẫn đầu. Khi phía Mỹ đặt câu hỏi về sự tồn tại của những cam kết viện trợ mật từ phía Mỹ, họ đã ngạc nhiên khi Việt Nam tiết lộ lá thư của Nixon gửi Phạm Văn Đồng ngày 1-2- 1973, chưa đầy hai tuần sau lễ ký Hiệp định Paris. Trong thư, Nixon hứa sẽ có 4.75 tỉ đôla viện trợ tái thiết, gồm 3.25 tỉ viện trợ kinh tế và 1.5 tỉ viện trợ thực phẩm và hàng hóa. Hoàn toàn bất ngờ, Montgomery, sau khi quay về Mỹ, có cuộc điện đàm với Nixon ngày 2-2-1976. Sau đó ông báo cáo là “chương trình tái thiết, vốn đã được xem xét từ nhiều năm, phụ thuộc vào phía Việt Nam tuân thủ Hiệp định Hòa bình Paris và vào sự thông qua của quốc hội.” Vì lý do nào đó, chính phủ của Tổng thống Ford không công bố nội dung lá thư cho quốc hội. Một chuyến thăm Hà Nội của Thượng Nghị sĩ George McGovern, nhằm đánh giá khả năng phục hồi quan hệ, diễn ra từ 15 đến 17 tháng Giêng 1976. Phái đoàn Mỹ một lần nữa được cho biết về lá thư của Nixon. Thủ tướng Đồng nhấn mạnh “khoản tiền cụ thể không được nhắc trong Hiệp định Paris, nhưng đây là vấn đề danh dự, trách nhiệm và lương tâm.” Trong báo cáo gửi quốc hội sau khi trở về từ Hà Nội, McGovern khuyến nghị dỡ bỏ cấm vận, cho Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc và bình thường hóa quan hệ. Mặc dù McGovern không đòi làm rõ câu hỏi về khoản tiền 4.75 tỉ đôla, nhưng ông nói “ban đầu chúng ta nên thể hiện là chúng ta sẵn sàng gia nhập cùng các nước ít nhất là bằng một chương trình viện trợ khiêm tốn.” Tổng thống Ford vẫn không chịu công bố nội dung lá thư của Nixon cho quốc hội. Ngày 17-4 năm 1976, báo Nhân Dân ở Hà Nội đăng trích đoạn lá thư Nixon trong một phần chiến dịch công kích sự lạnh nhạt của chính quyền Ford. Có điều, truyền thông nước ngoài khi ấy không tường thuật gì về chi tiết này, khiến nó không có chút tiếng vang tại Washington. Tháng Bảy năm đó, trong phiên điều trần trước Ủy ban Montgomery (tên tắt của Ủy ban Quốc hội về người Mất tích ở Đông Nam Á), trợ lý ngoại trưởng về Đông Á – Thái Bình Dương Philip Habib giải thích việc giữ kín lá thư Nixon không phải là để nhánh hành pháp thọc gậy sau lưng Quốc hội mà là điều cần thiết để đạt được nỗ lực hòa bình tại Đông Dương. Sự giải thích này có vẻ làm hài lòng Ủy ban, và phải gần một năm sau, lá thư Nixon mới trở thành tài liệu lớn tác động tiêu cực đến quan hệ tương lai giữa hai nước.
  5. Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ cuối năm 1976 mang lại chiến thắng cho Jimmy Carter của đảng Dân chủ, trước Gerald Ford. Trong hai năm 1977-1978, hai bên đã có những cơ hội đầu tiên để bình thường hóa mối quan hệ . Là tổng thống đầu tiên thời kỳ “Sau chiến tranh Việt Nam” trong bối cảnh nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc, Carter cố gắng khắc phục “Hội chứng Việt Nam” ở trong nước và cải thiện hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nằm trong ưu tiên của Carter. Từ ngày 16-19 tháng 3 năm 1977, phái đoàn Mỹ do Woodcock dẫn đầu đã sang Việt Nam để thương lượng vấn đề bình thường hóa. Một tín hiệu khác thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam là Mỹ không còn phủ quyết việc Việt Nam đệ đơn xin trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Mở Đường cho đề nghị của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 20.7.1977 về việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Mỹ đề nghị nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, sau đó Mỹ sẽ dỡ bỏ việc kiểm soát xuất khẩu và tải sản đối với Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Mỹ phải giữ lời hứa, cung cấp viện trợ để tái thiết Việt Nam. Báo cáo của Woodcock sau khi về từ Hà Nội tạo cho Tổng thống Carter cảm giác (sai lệch) rằng Hà Nội đã bỏ lập trường xem viện trợ kinh tế là điều kiện tiên quyết trước khi nối lại quan hệ. Cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ được tổ chức tại Paris trong hai ngày 3 và 4 tháng Năm 1977. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Richard Holbrooke, người bắt đầu sự nghiệp ngoại giao bằng bốn năm ở Việt Nam (1962-66). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu. Washington tỏ ra lạc quan về triển vọng cuộc họp tại Paris. Bình luận về cuộc họp sắp diễn ra, Tổng thống Carter, nói vào tháng Tư, rằng ông sẽ “hăng hái” vận động cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và bình thường hóa quan hệ nếu Việt Nam “hành động có thiện chí.” Trong ngày đầu cuộc họp tại Paris, Holbrooke hồ hởi nói với Phan Hiền: “Ngài bộ trưởng, ta hãy bỏ qua những vấn đề gây chia rẽ. Ta hãy ra ngoài và cùng tuyên bố với báo giới là chúng ta đã quyết định bình thường hóa quan hệ.” Nhưng ông Hiền từ chối, khẳng định Mỹ trước hết phải cam kết giúp tái thiết Việt Nam như nội dung lá thư của Nixon và hiệp định Paris. Như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, có mặt trong cuộc họp với tư cách vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ, tiết lộ trong hồi ký, Bộ Chính trị ở Hà Nội đã chỉ thị phải đòi giải quyết cả ba vấn đề: “ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3.2 tỷ đô-la cho Việt
  6. Nam như đã hứa hẹn trước đây.” Nhưng Holbrooke, trước đó đã nhận chỉ thị tìm kiếm sự khôi phục ngoại giao vô điều kiện, bác bỏ yêu cầu của Việt Nam, nói rằng cả Quốc hội và chính phủ Mỹ sẽ không đồng ý vấn đề viện trợ. Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. III. Ảnh hưởng của Brzezinski: Vòng hai hội đàm Mỹ - Việt diễn ra trong hai ngày 2 và 3 tháng Sáu tại sứ quán Mỹ ở Paris. Không khí giờ đây hoàn toàn đổi khác: Việt Nam bị Mỹ nhìn với con mắt nghi kỵ. Sau vòng hai, Phan Hiền bay về Hà Nội xin cấp trên mềm dẻo hơn, nhưng không được chấp thuận. Zbigniew Brzezinski, ngày càng gây ảnh hưởng lên Carter ở cương vị cố vấn an ninh quốc gia, lấy ưu tiên là việc làm thân với Bắc Kinh, và xem Việt Nam là lá bài để khuấy động mâu thuẫn Trung – Xô. Cùng lúc đó, căng thẳng biên giới với Campuchia và sự bất mãn gia tăng của Hà Nội đối với Bắc Kinh đẩy Hà Nội ngả về phía Moscow. Trong tháng Năm và tháng Sáu 1977, Phạm Văn Đồng thăm Liên Xô. Đàm phán thất bại với Mỹ và dấu hiệu làm thân giữa Washington và Bắc Kinh, tiêu biểu là chuyến thăm của Ngoại trưởng Vance đến Bắc Kinh trong tháng Tám, đưa Liên Xô trở thành giải pháp để đối chọi với đe dọa từ Trung Quốc. Dù bị quốc hội phê phán vì cuộc hội đàm với Việt Nam ở Paris, Tổng thống Carter giữ lời hứa không ngăn chặn tấm vé gia nhập Liên Hiệp Quốc của Hà Nội vào tháng Chín năm 1977. Và chỉ vài ngày sau khi vào LHQ, Việt Nam giao cho phía Mỹ 22 bộ hài cốt quân nhân Mỹ. Tình hình vẫn nhùng nhằng giữa sự thù nghịch và động thái ve vuốt. Vòng ba hội đàm Mỹ - Việt tại Paris tháng 12-1977 cũng không khá hơn. Holbrooke đề xuất khả năng lập Phòng quyền lợi tại thủ đô hai nước. Điều này tương tự việc Trung Quốc đồng ý cho mở Phòng quyền lợi của Mỹ tại Bắc Kinh năm 1973. Và vào tháng Sáu 1978, Cuba cũng đồng ý với ý tưởng này của Mỹ. Nhưng đoàn Việt Nam bác bỏ, khẳng định Hà Nội “sẽ không bao giờ làm cái việc mà Trung Quốc đã làm.”
  7. Ở đây để lộ ra tâm trạng say men chiến thắng của ban lãnh đạo Hà Nội thời hậu chiến. Đề nghị của Mỹ chứng tỏ Washington đặt Việt Nam cùng hàng ngũ với Cuba, tức những quốc gia vệ tinh cộng sản khá quan trọng với Mỹ về chiến lược. Nhưng Việt Nam lại so sánh mình với Trung Quốc, tin rằng cả hai cùng đáng kể như nhau trong mắt người Mỹ. Chuyến thăm Trung Quốc tháng Năm 1978 của Brzezinski đánh dấu việc Mỹ chọn con đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Nó cũng chứng tỏ cán cân quyền lực về đối ngoại đã chuyển từ Bộ Ngoại giao sang Hội đồng An ninh Quốc gia – dẫn tới sự từ chức của Ngoại trưởng Cyrus Vance tháng Tư năm 1980. Brzezinski đặt xung đột Việt Nam – Campuchia trong xung đột lớn hơn giữa Liên Xô và Trung Quốc. Vì thế, quanh câu hỏi làm thân với Hà Nội, Brzezinski thừa nhận “tôi…liên tục nói với tổng thống là một hành động như thế sẽ bị Trung Quốc diễn giải là động thái ‘thân Xô, chống Trung.” Việc Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ (29-30/1/1979) đánh dấu việc bình thường hoá quan hệ Mỹ-Trung Quốc, cũng là chính thức xếp lại việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam-Mỹ tới 17 năm sau. Trong khi gặp Carter ở Hoa-thịnh-đốn, Đặng Tiểu Bình đã tỏ ý sẽ tiến công vào Việt Nam và không gặp phải phản ứng bất lợi nào từ phía Mỹ. Theo Brzezinski, trong cuộc hội đàm với Carter hôm 29/1, Đặng yêu cầu có sự cộng tác giữa Mỹ và TQ để chống Liên Xô. Còn Carter có phần thận trọng hơn, đồng ý có những cuộc tham khảo chặt chẽ giữa hai nước để chặn chủ nghĩa bành trướng của LX nhưng thận trọng tránh đề cập tới đề nghị của Đặng. Sau đó, ngày 26/2/1979, Carter có nêu 6 nguyên tắc xử sự khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam: Mỹ không can thiệp trực tiếp; khuyến khích các bên tự kiềm chế; Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam, cuộc xung đột không đe dọa lợi ích trước mắt của Mỹ; không đặt lại vấn đề bình thường hoá với Trung Quốc; quyền lợi đồng minh của Mỹ không bị đe dọa. Cũng từ đó, cuộc xung đột CPC và quan hệ với Việt Nam đã được đặt trong khuôn khổ của mối quan giữa 3 nước lớn Mỹ-Xô-Trung. Và cũng từ đó Mỹ gắn vấn đề quan hệ Mỹ-Việt Nam với quá trình giải quyết vấn đề CPC. IV. Nguyên nhân từ phía chúng ta: Việc ta từ chối lời đề nghị “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Polpot khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược “thêm bạn- bớt thù” thực sự cầu thị hơn? Việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ và việc gia
  8. nhập khối ASEAN mãi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật. Tư duy đối ngoại có phần cứng nhắc của ta lúc ấy quả đã không theo kịp bước chuyển biến của chính trị thế giới thể hiện qua sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn sau sự kiện Việt Nam 1975, để dám có những quyết sách linh hoạt kịp thời đem lại lợi ích to lớn lâu dài cho dân tộc ta. Ngược lại, việc ta bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ lúc này đã khiến Việt Nam gần như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng. Cũng thời gian này, do những khó khăn kinh tế-xã hội chồng chất của thời kỳ chiến tranh chưa được tháo gỡ, lại bị bao vây cấm vận bên ngoài nên trong nước đã nảy sinh ra tình trạng “vượt biên” trốn ra nước ngoài của một bộ phận dân chúng ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, tạo thêm gánh nặng về đối ngoại cho ta, bôi đen thêm hình ảnh Việt Nam trên quốc tế. Vấn đề Campuchia và vấn đề “thuyền nhân” (boat people) lúc đó quả là hai gánh nặng trên mặt trận đối ngoại của ta trong thập niên 80 của thế kỷ 20. Nửa cuối của thập kỷ 70 này là thời gian ta chồng chất nhiều sai lầm về đối ngoại nhất trong suốt lịch sử dựng nước sau cách mạng (từ 1945 đến nay):  Ta không khôn ngoan duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc và Liên Xô, nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Mỹ.  Bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ, năm 1977, khi chính quyền Carter đã chủ động đề nghị hai bên bình thường hoá quan hệ không điều kiện.  Đánh giá sai và không gia nhập khối ASEAN ngay từ 1976 khi cả 6 nước này đều mong muốn ta tham gia vì lợi ích của mỗi một quốc gia và của chung khu vực.  Dính líu sâu và lâu vào vấn đề Campuchia. Những sai lầm này có hệ quả liên quan chặt chẽ với nhau, gây thiệt hại lớn cho ta về đối ngoại, về an ninh quốc phòng, về phát triển kinh tế trong một thời gian dài.
  9. B. Thời kỳ sau từ 1990 đến 1995: Năm 1991 là thời điểm lúc cuộc điều trần về bình thường hoá quan hệ Việt- Mỹ với nhiều ý kiến trái chiều đang diễn ra. Thời điểm khi đó cũng là lúc chính quyền của Tổng thống Bush (cha) sắp kết thúc nhiệm kì. Cuối năm 1992, Tổng thống đã cho phép các công ty Mỹ thiết lập các quan hệ kinh tế với Việt Nam để chuẩn bị cho việc hợp tác sau này. Với Tổng thống Bush (cha) đã muốn làm một điều gì đó hơn thế, như bỏ hẳn cấm vận hoặc thành lập cơ quan ngoại giao tại hai nước. Tổng thống Bush (cha) có tình cảm rất sâu nặng đối với Việt Nam và ông đã sang thăm Việt Nam vào năm 1995. Ông cũng từng là cố vấn cho Tổng thống Bush về các vấn đề về Việt Nam. Rõ ràng là cả hai bên chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã rất mong muốn được bình thường hoá quan hệ, nhưng lúc đó có quá nhiều trở ngại mà trở ngại lớn nhất đó là “Hội chứng Việt Nam” ở Mỹ. Trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, nội bộ Quốc hội cũng như quân đội Mỹ đều có nhiều người phản đối “bình thường hóa”. Cho nên hai Chính phủ cho dù là muốn đi đến với nhau nhưng cũng rất khó. Vào lúc này, Chính phủ Mỹ cũng lập một lộ trình, trong đó hai vấn đề về người Mỹ mất tích và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia là những điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ. Với hai vấn đề này, vào năm 1991 Việt Nam đã không còn quân đội ở Campuchia và thực tế là rút hết quân từ năm 1989, tuy nhiên phía Mỹ vẫn khăng khăng cho là ta chưa rút hết quân.
  10. Còn về vấn đề lính Mỹ mất tích, mặc dù Việt Nam rất có thiện chí nhưng phía Mỹ vẫn cho rằng “dường như vẫn còn người sống và bị giam giữ ở đâu đó”. Họ vin vào những luận điệu này để ngăn cản bình thường hoá, chủ yếu khơi ra là từ một nhóm người Việt Nam tại Mỹ, những người chống phá Chính phủ, Cách mạng. Cũng phải nói lực lượng chống lại việc bình thường hoá quan hệ hai nước không phải ít. Trong một cuộc họp của Tổng thống Bush với những gia đình nạn nhân Mỹ mất tích, rất nhiều người lên tiếng phản đối gay gắt. Đó là những bối cảnh chính xoay quanh cuộc điều trần của năm 1991.” Tháng 4 năm 1993, chính quyền của Tổng thống Clinton có cử ông Edmund Musky (cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ) sang Việt Nam và trong chuyến thăm này, ông Musky đã thảo luận với ta về việc đến giữa năm đó (tháng Sáu hoặc tháng Bảy) sẽ quyết định bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức thấp nhất là lập Cơ quan liên lạc. Thế nhưng khi đoàn Mỹ ở Việt Nam về thì đột nhiên có vụ tài liệu của một nhân vật chống Việt Nam rất mạnh, tên ông ta là Stephen Morris, làm việc tại Đại học John Hopkins. Ông này đưa ra một tài liệu mật mà theo như mô tả thì là do ông ta lấy được khi sang Matxcơva. Đây là một tài liệu trong đó Trung tướng Trần Văn Quang có viết cho Bộ Chính trị Việt Nam báo cáo gì đó về vấn đề người Mỹ còn sống và đã được gửi sang Nga, ngoài ra còn một số vấn đề khác nữa. Tài liệu đó tung ra như một “gáo nước lạnh” dội lên quan hệ của hai nước đang có những bước chuyển biến tích cực và chuyến đi của ông Musky coi như thất bại.
  11. Chính phủ Mỹ tập trung vào điều tra, đòi gọi ông Trần Văn Quang và một số người Nga có liên quan phải trả lời những vấn đề này. Bên phía Nga khi đó cũng có một người là Kalugin, đại tá tình báo Nga phát biểu lung tung rằng vấn đề này là có thật. Lời Kết: Bài tiểu luận đến đây là kết thúc, em hi vọng tài liệu này sẽ đóng góp chút gì đó cho việc học tập bộ môn chính sách đối ngoại. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã cho em cơ hội để nghiên cứu về chủ đề này. Kính mong nhận được sự góp ý từ cô giáo để bài làm có thể hoàn thiện hơn! Tài liệu tham khảo: Giáo trình chính sách đối ngoại Việt Nam (Tập 2) http://BBC.news
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2