intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ tư duy

Chia sẻ: Gacon | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

602
lượt xem
194
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” được đặt ra để chuyển tư duy ra khỏi kiều tư duy tranh luận bình thường và đưa vào kiểu tư duy như in bản đồ. Như thế tư duy trở thành quá trình 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất làm ra bản đồ. Giai đoạn thứ 2 là chọn đường trên bản đồ. Nếu bản đồ làm ra khá tốt, thường con đường tốt nhất hiện ra rất rõ. Từng mũ của 6 mũ đạt một kiểu tư duy trên bản đồ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ tư duy

  1. ....................... Tiểu luận Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ tư duy
  2. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” Mục Lục CHƢƠNG I. ........................................................................................................................ 3 GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 3 1. Sự ra đời : ....................................................................................................................... 3 2. Thế nào là “Sáu chiếc mũ tƣ duy”? ................................................................................ 3 3. Tại sao nên sử dụng “sáu chiếc mũ tƣ duy”? .................................................................. 4 CHƢƠNG II. ...................................................................................................................... 5 CÁCH TIẾN HÀNH TƢ DUY “SÁU CHIẾU MŨ” ......................................................... 5 CHƢƠNG III. ..................................................................................................................... 7 CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG CHIẾC MŨ TƢ DUY .......................................................... 7 Chiếc mũ trắng :.................................................................................................................. 7 Chiếc mũ đỏ : ...................................................................................................................... 8 Chiếc mũ đen : .................................................................................................................... 9 Chiếc mũ vàng : ................................................................................................................ 10 Chiếc mũ xanh lá cây :...................................................................................................... 11 Chiếc mũ xanh lam : ......................................................................................................... 13 CHƢƠNG IV. ................................................................................................................... 14 ỨNG DỤNG ..................................................................................................................... 14 TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................................................. 14 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 17 LỜI NÓI ĐẦU Tƣ duy là một quá trình vận động của não, là đỉnh cao của suy nghĩ, nhận thức, phản ánh các thuộc tính, bản chất, tìm ra các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tƣợng. Tƣ duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp ta tác động làm thay đổi, cải tạo thế giới, chinh phục thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con ngƣời. Có nhiều phƣơng pháp tƣ duy. Vậy đâu là phƣơng pháp tƣ duy hiệu quả? Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày về phƣơng pháp tƣ duy đồng thuận, hay còn gọi là “Phƣơng pháp tƣ duy sáu chiếc mũ” hay “Sáu chiếc mũ tƣ duy” của tác giả Edward de Bono. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, thầy đã giảng dạy, cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích từ môn Phƣơng pháp luận sáng tạo khoa học, đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện đề tài này. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 2
  3. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1. Sự ra đời : Đây là một phát kiến độc đáo rất nổi tiếng cuả Tiến sĩ Edward de Bono (http://www.edwdebono.com/ ) trong năm 1980. Năm 1985 nó đã đƣợc mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono. Phƣơng pháp này đã đƣợc phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn nhƣ là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont… cũng dùng phƣơng pháp này. 2. Thế nào là “Sáu chiếc mũ tư duy”? Tác giả sử dụng sáu cái mũ đại diện cho sáu dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hƣớng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất một dạng thức của suy nghĩ). Mọi ngƣời sẽ tham gia thảo luận theo từng màu. Tùy theo kiểu ý kiến mà ngƣời đó sẽ đƣợc đề nghị đội mũ màu gì. Các mũ không đƣợc dùng để phân loại cá nhân. Từng ngƣời sẽ sử dụng những chiếc mũ theo yêu cầu để đƣa ra ý kiến. Mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó có vẻ thuộc về loại nào đó. Phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” đƣợc đặt ra để chuyển tƣ duy ra khỏi kiều tƣ duy tranh luận bình thƣờng và đƣa vào kiểu tƣ duy nhƣ in bản đồ. Nhƣ thế tƣ duy trở thành quá trình 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất làm ra bản đồ. Giai đoạn thứ 2 là chọn đƣờng trên bản đồ. Nếu bản đồ làm ra khá tốt, thƣờng con đƣờng tốt nhất hiện ra rất rõ. Từng mũ của 6 mũ đạt một kiểu tƣ duy trên bản đồ. Các đặc tính cuả sáu chiếc mũ tƣ duy: Mũ trắng: Tƣợng trƣng cho sự trong trắng trinh nguyên, thuần tuý là các con số và sự kiện, là thông tin Mũ đỏ: Tƣợng trƣng cho cảm xúc, tình cảm, linh cảm trực giác Mũ đen: Là sự phản biện. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 3
  4. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” Mũ vàng: Tƣợng trƣng cho màu của nắng, sức sống và sự lạc quan, ủng hộ, xây dựng, nhìn ra cơ hội. Mũ xanh lá cây: Tăng sinh lực, sáng tạo, vận động, cây cỏ bật lên từ hạt mầm, sự biến hóa của vận động, sự khát khao. Mũ xanh lam: Điều khiển, cao cả, lạnh lùng, biểu hiện cho tƣ duy. 3. Tại sao nên sử dụng “sáu chiếc mũ tư duy”? Thứ nhất, bởi vì chúng ta không thể vận dụng bộ não theo mọi hƣớng trong cùng một thời điểm. Thứ hai, thế giới đang ngày càng thay đổi, chúng ta phải biết vận dụng lối tƣ duy mới hiệu quả thay thế lối tƣ duy cũ. Thay vì tranh luận và cố gắng giải thích, chứng minh để ngƣời khác chấp nhận ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến của ngƣời khác, những cuộc tranh luận có thể kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày, rất mất thời gian, thì tại sao chúng ta không cùng nhau thảo luận theo một cách mới là tất cả mọi ngƣời cùng nhìn nhận vấn đề theo một hƣớng, sau đó lại cùng nhìn theo một hƣớng khác, cứ nhƣ thế cho đến khi tìm đƣợc hƣớng giải quyết? Thứ ba, việc tƣ duy song song, mọi ngƣời cùng nhìn nhận vấn đề theo cùng một hƣớng giống nhƣ nhiều ngƣời đang cùng làm một công việc, chắc chắn rằng hiệu quả của nó sẽ cao hơn, nhanh hơn so với chỉ một ngƣời làm. “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Việc mỗi ngƣời nhìn vấn đề một hƣớng khác nhau nhƣ thể thầy bói xem voi, mỗi ngƣời “sờ” một chỗ và cứ khăng khăng khẳng định mình đúng, những ngƣời khác sai, cuối cùng chẳng ai biết chính xác đƣợc con voi nó ra sao. Vì thế chúng ta nên cùng nhau “sờ” con voi một chỗ, sau đó lại “sờ” con voi chỗ khác, lần lần “sờ” hết mình voi chúng ta sẽ thảo luận và đi đến kết luận con voi nó nhƣ thế nào. Thứ tƣ, sau khi xác định mọi ngƣời nên cùng nhau nhìn nhận vấn đề theo một hƣớng, vậy chúng ta sẽ nhìn theo hƣớng nào? Sáu chiếc mũ tƣ duy sẽ giúp chúng ta định hƣớng tƣ duy, nghĩa là trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp sẽ chọn những chiếc mũ và chúng ta sẽ tuân theo quy định đội mũ nào vào thời GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 4
  5. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” điểm nào. Trong một cuộc họp có thể chỉ đội một chiếc mũ, cũng có thể đội 2, 3 hay tất cả những chiếc mũ. CHƯƠNG II. CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY “SÁU CHIẾU MŨ” Bƣớc vào cuộc họp, ngƣời trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp sẽ giải thích ý nghĩa những chiếc mũ và quy định luật chơi : trƣởng nhóm quy định đội mũ màu nào trong trƣờng hợp nào, thời gian dành cho mỗi chiếc mũ là bao lâu. Mọi ngƣời phải tôn trọng luật chơi, thực hiện nghiêm túc luật chơi đã đƣợc đề ra để cuộc họp đạt kết quả nhƣ mong đợi. Sau đây là một ví dụ về các bƣớc tiến hành cuộc họp theo hƣớng “6 chiếc mũ tƣ duy”. Bước 1: Mũ trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ liệu, thông tin. Đội mũ này có nghiã là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu" . Bước 2: Mũ xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, những sự thay đổi. Buớc 3: Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong mũ xanh lá cây. - Viết ra danh mục các lợi ích dùng mũ vàng. - Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động đƣợc đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xãy ra. Viết các đánh giá, và các lƣu ý trong mũ đen. - Mũ đen : Đây là mũ có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động đƣợc) cùng với các dữ kiện, với kinh GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 5
  6. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang đƣợc theo. Mũ đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí . Bước 4: Mũ đỏ : Đƣa ra các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác. Mũ này cho phép mọi ngƣời đƣa ra những suy nghĩ, trực cảm mà không cần bào chữa. Bước 5: Mũ xanh lam : Tổng kết và kết thúc buổi làm việc Mũ này là sự nhìn lại các bƣớc trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tƣợng mà là nghĩ về đối tƣợng (ví dụ nhƣ ý kiến "đội cho tôi cái mũ màu xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm đƣơc nhiều hơn về cái mũ xanh này") Tùy theo từng trƣờng hợp mà chúng ta sử dụng mũ nào trƣớc. Nhƣng quan trọng là ngƣời quyết định chọn mũ là ngƣời trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp và mọi ngƣời nhất định phải đội chiếc mũ đã đƣợc chọn, không thể nói “Tôi muốn đội mũ đen” trong khi mọi ngƣời đang đội chiếc mũ vàng. Và khi đã đội mũ, mọi ngƣời sẽ đƣa ra ý kiến của mình theo đúng màu chiếc mũ đang đội, ngƣời trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp sẽ quy định thời gian cho mỗi màu của chiếc mũ: 2 phút, 5 phút hay thậm chí một buổi họp chỉ đội một mũ (đối với những vấn đề lớn cần những cuộc họp kéo dài nhiều ngày). Việc mọi ngƣời nghiêm túc tuân thủ luật chơi là điều bắt buộc nếu muốn có một cuộc họp thành công, còn ngƣợc lại thì chúng ta không thể áp dụng lối tƣ duy này. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 6
  7. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” CHƯƠNG III. CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG CHIẾC MŨ TƯ DUY Chiếc mũ trắng : Khi cần truy xuất thông tin, dữ liệu thì chiếc máy vi tính thông thƣờng (không nói đến những chiếc máy tính thông minh) sẽ đƣa ra những dữ liệu đó mà không kèm theo cảm xúc nào cả, bởi vì chúng không có nhận thức hay cảm xúc. Nhƣng với con ngƣời, điều đó tƣởng đơn giản nhƣng không hề đơn giản. Khi đƣợc yêu cầu đƣa ra một thông tin, số liệu nào đó, chúng ta thƣờng kèm theo nhận định, nhận xét hay giải thích, đánh giá. Vì thế, việc đội chiếc mũ màu trắng sẽ giúp chúng ta có đƣợc những dữ liệu một cách khách quan hơn. Chúng ta thƣờng có thói quen tranh luận, đƣa ra những kết luận, đánh giá trƣớc rồi dùng thông tin, số liệu thống kê thực tế để chứng minh cho những kết luận đó, nhƣng với lối tƣ duy sáu chiếc mũ, chúng ta sẽ làm điều ngƣợc lại, nghĩa là có thông tin, dữ liệu rồi mới thảo luận và đi đến kết luận. Cũng nhƣ khi chúng ta cần đi đến một địa điểm nào đó, chúng ta nên vạch ra một tấm bản đồ trƣớc rồi sẽ tìm đƣờng đi từ tấm bản đồ đó. Vì thế việc có đƣợc những dữ liệu khách quan, chính xác là điều rất cần thiết trong phƣơng pháp tƣ duy này. Khi ngƣời trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp sẽ đặt ra những câu hỏi nhƣ “Hãy cho tôi biết tỉ lệ ngƣời dùng mã nguồn mở so với phần mềm bản quyền bao nhiêu?”, “Hãy cho tôi biết số ngƣời sử dụng Windows bản quyền của nƣớc ta hiện nay là bao nhiêu?” hay “Bạn hãy đội chiếc mũ trắng để nói về sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin ở nƣớc ta trong năm 2009”. Những ngƣời đƣợc hỏi sẽ trả lời một cách khách quan, cụ thể và những ý kiến cá nhân sẽ không đƣợc chấp nhận. Tuy nhiên, chúng ta có thể đội mũ trắng thuật lại ý kiến cá nhân của ngƣời khác. Nhƣ đã nói ở trên, con ngƣời chúng ta ít khi nào đƣa ra thông tin mà không kèm theo những ý kiến cá nhân, chúng ta rất khó khăn khi làm công việc của một chiếc máy tính vô cảm. Vậy làm sao để chúng ta có thể đội mũ trắng một cách thành công nhất? Hãy nghĩ rằng “Đừng biến mình thành tội phạm chuyên nghiệp, suốt ngày chỉ tìm cách bào chữa”. Chúng ta sẽ cùng làm một ngƣời GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 7
  8. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” Nhật Bản trong cuộc họp của ngƣời Nhật. Ngƣời Nhật không thích tranh luận, có thể vì họ nghĩ tranh luận với nhau là bất nhã, hoặc có thể vì họ nể trọng nhau hoặc vì nhiều lý do khác. Họ đến cuộc họp mà không nung nấu sẵn một con đƣờng nào trong đầu cả, họ đến họp đế lắng nghe và mang đến cuộc họp những thông tin đầy đủ, khác quan, trung lập. Sau đó mọi ngƣời sẽ cùng thảo luận (thảo luận chứ không phải tranh luận) để vạch ra tấm bản đồ, nhờ tuân thủ đúng nguyên tắc sáu chiếc mũ tƣ duy, tấm bản đồ các lúc càng hiện ra rõ nét và mọi ngƣời hiển nhiên nhìn thấy con đƣờng. Chiếc mũ đỏ : Trái ngƣợc với chiếc mũ trắng, chiếc mũ đỏ là cơ hội duy nhất để mọi ngƣời bộc lộ cảm xúc trong phƣơng pháp tƣ duy sáu chiếc mũ. Chúng ta cần chiếc mũ này vì cảm xúc, trực giác, linh cảm, cảm giác cũng rất quan trọng khi quyết định một vấn đề, bởi vì chúng thƣờng đƣợc đúc kết từ thực tiễn, kinh nghiệm mà có. Khi đƣợc phép đội mũ đỏ, mọi ngƣời có thể thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét, đánh giá theo ý kiến cá nhân mình, và đặc biệt ta không phải chứng minh, giải thích do đâu mà có những nhận định nhƣ vậy. Điều đó là bình thƣờng, chúng ta vẫn thƣờng nói tình yêu không cần lý do, không cần phải có cơ sở mà. Nếu không có chiếc mũ này, mọi ngƣời sẽ không có cơ hội để bộc lộ suy nghĩ cá nhân của mình, lúc đó họ sẽ làm điểu đó bằng cách này hay cách khác, họ sẽ ngụy trang để thể hiện dƣới nhiều hình thức, điều đó sẽ dẫn đến chiếc mũ trắng hay những chiếc mũ khác không còn đƣợc thực hiện đúng. Tuy nhiên khi đội mũ đỏ, mọi ngƣời vẫn phải đƣa ra ý kiến về vấn đề đang thảo luận, chứ không phải những cảm xúc không liên quan. Bộc lộ cảm xúc quá nhiều sẽ khiến cuộc họp trở nên lan man, vì thế mọi ngƣời cố gắng thể hiện suy nghĩ cá nhân một cách ngắn gọn, đầy đủ và chân tình. Trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp nên quy định thời gian dành cho chiếc mũ đỏ ngắn hơn những chiếc mũ khác. Bên cạnh việc bộc lộ ý kiến bản thân, chiếc mũ đỏ cũng giúp ta tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm của ngƣời khác. Khi mọi ngƣời đã biết và cảm thông với những suy nghĩ của nhau, vấn đề sẽ càng lúc càng sáng sủa, càng dễ dàng đƣợc giải GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 8
  9. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” quyết hơn. Trong khi đội mũ đỏ, chúng ta ngƣời đƣợc phép bộc lộ tình cảm, cảm xúc cá nhân và mọi ngƣời lắng nghe, không ai đƣợc quyền phản đối, nhạo báng, đơn giản vì đó là cảm xúc của ngƣời khác. Phƣơng thức tƣ duy sáu chiếc mũ rất khác biệt so với lối tƣ duy tranh luận, cho nên chúng ta không bao giờ áp dụn g những quy tắc tranh luận trong khi thảo luận theo phƣơng pháp tƣ duy này. Mọi ngƣời không tranh cãi về quan điểm của ngƣời vừa nêu mà tìm cách cung cấp một cách tối đa dữ liệu có liên quan, phù hợp. Vì thế, nếu trong một cuộc họp thông thƣờng, chúng ta không đƣợc phép đƣa ra những ý kiến kiểu nhƣ “Tôi không đề bạt anh A làm trƣởng phòng vì tôi ghen tị với anh ta”, nhƣng trong cuộc họp sử dụng phƣơng pháp tƣ duy sáu chiếc mũ, bạn có thể bộc lộ cảm xúc đó một cách tự nhiên “Khi đội chiếc mũ đỏ này, tôi không muốn đề bạt anh A làm trƣởng phòng, chỉ vì tôi có cảm giác ghen tị”. Mọi ngƣời sẽ thông cảm với ý kiến đó, bởi vì trong số mọi ngƣời ở cuộc họp cũng có những ngƣời có cùng cảm xúc với bạn. “ Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Chia sẻ cảm xúc sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn để chúng ta dễ dàng hơn trong việc cùng xây dựng tấm bản đồ đƣợc hoàn thiện. Chiếc mũ đen : Mũ đen thể hiện sự bi quan, phản đối, tiêu cực. Vậy thì sao chúng ta lại cần đến chiếc mũ này? Bởi vì đây là một chiếc mũ cực kỳ quan trọng. Có những điều xảy ra không giống nhƣ chúng ta biết. Có những điều chúng ta mong đợi lại không xảy đến. Chúng ta cần chỉ ra những khó khăn và khúc mắc. Làm sao chúng ta tiến hành mọi việc mà không trái pháp luật,vẫn duy trì đƣợc những giá trị và quan điểm đạo đức của chúng ta? Không bất cứ quyết định nào đƣợc đƣa ra mà không có những nhận định về khả năng thất bại, thua lỗ. Trong cuộc sống, việc phạm lỗi là điều khó tránh khỏi: “Một lần ngã là bao lần bớt dại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” Vì vậy, chúng ta phải đội mũ đen để cùng thảo luận về những rủi ro có thể gặp phải. Chúng ta sẽ cùng nhau suy xét một cách cẩn trọng, giúp ta tránh đƣợc những GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 9
  10. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” vấn đề nhƣ phạm pháp, nguy hiểm, thua lỗ, gây ô nhiểm hay các vấn đề bất lợi khác. Lối tƣ duy chiếc mũ đen là lối tƣ duy logic. Tất cả những lý lẽ đƣa ra để phê phán đều phải dựa trên nền tảng logic. Nếu những nhận xét của chúng ta đơn thuần chỉ là những cảm xúc, lúc đó chúng ta đang sử dụng chiếc mũ đỏ tƣ duy chứ không phải chiếc mũ đen. Với vai trò đánh giá lại ý tƣởng, chiếc mũ đen giúp mọi ngƣời cân nhắc lại xem chúng ta có nên phát triển hay chúng ta nên từ bỏ ý tƣởng đó. Dần dần, tấm bản đồ về những vấn đề tiềm tàng, những trở ngại, những khó khăn và nguy hiểm ngày càng hiện rõ. Điều này khiến cho sự việc đƣợc xem xét một cách toàn diện hơn và kỹ lƣỡng hơn. Quyết định cuối cùng đƣợc dựa trên những tƣ duy đƣợc đƣa ra bởi chiếc mũ trắng (số liệu thực tế), chiếc mũ vàng (những lợi ích có thể), chiếc mũ đen (sử cẩn trọng) và chiếc mũ đỏ (khả năng trực giác và cảm giác). Tuy nhiên, việc đƣa ra những ý kiến phản bác luôn dễ dàng hơn việc góp ý xây dựng, nên chúng ta cần tránh việc lạm dụng chiếc mũ này. Nếu một vấn đề bị nhìn nhận quá kỹ dƣới chiếc mũ đen, vấn đề đó sẽ không thể tiến triển tốt. Ví dụ nhƣ khi một ngƣời đƣa ra một ý tƣởng mới lạ, mọi ngƣời nhanh chóng nêu ra rất nhiều bất lợi, sự bất khả thi của ý tƣởng khiến cho việc phát triển ý tƣởng mới không đƣợc chấp nhận. Vì vậy sau khi đội chiếc mũ đen chúng ta nên đội chiếc mũ vàng: “Các bạn rất có lý khi đội chiếc mũ đen, vậy bây giờ chúng ta sẽ thử đội chiếc mũ vàng xem sao” Chiếc mũ vàng : Màu vàng là màu của mặt trời, ta thƣờng nghe câu “Ngày mai trời lại sáng”. Vì thế đội chiếc mũ vàng là lúc chúng ta thể hiện lối tƣ duy tích cực nắm bắt cơ hội tích cực. Có những ý tƣởng thoạt đầu chẳng có gì thú vị thì sau khi đƣợc xem xét theo quan điểm chiếc mũ vàng lại bộc lộ nhiều ƣu điểm. Ngay cả những ý tƣởng tƣởng nhƣ chẳng có gì hấp dẫn, nếu chúng ta chịu khó bỏ thời gian để xem xét chúng, chúng ta có thể nhận thấy chúng có những giá trị nhất định. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 10
  11. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” Lối tƣ duy chiếc mũ vàng bao trùm toàn bộ những xét đoán chắc chắn. Và ngƣời sử dụng chiếc mũ vàng nên cố gắng hết khả năng để tìm ra càng nhiều sự ủng hộ càng tốt để chứng minh cho sự chắc chắn của mình – những cố gắng nhờ vào sự tận tâm và ý thức xem xét vấn đề một cách toàn diện. Nhƣng chiếc mũ vàng tƣ duy cũng không yêu cầu bạn chỉ đƣa ra những quan điểm mà bạn có minh chứng cụ thể để biện dẫn. Nói cách khác, bạn nên nỗ lực hết mình để chứng minh cho sự lạc quan của bạn, nhƣng nếu nỗi lực đó không thành công, bạn vẫn có thể nêu ra quan điểm của mình nhƣ một sự suy đoán. Hãy tạo điều kiện để ý tƣởng trở thành hiện thực. Những đề nghị đƣợc đƣa ra nhằm làm cho sự việc tiến triển theo chiều hƣớng tốt đẹp hơn. Đó có thể là những ý kiến giúp chúng ta giải quyết những vƣớng mắc, đó có thể là ý kiến để chúng ta cải thiện tình hình, đó cũng có thể là một ý kiến giúp chúng ta nhận ra và sử dụng cơ hội đang đến. Trong mọi trƣờng hợp thì đề nghị đƣợc đƣa ra sao cho chúng ta có thể đạt đƣợc sự thay đổi tích cực về cách xem xét vấn đề. “Thói quen tích cực là sức bật cuộc đời”. Chúng ta hãy cùng khuyến khích nhau nhìn nhận vấn đề theo hƣớng tích cực để mở mang tầm nhìn, để hiện thực ƣớc mơ, để cơ hội không vụt qua khỏi tầm tay. Tuy nhiên nên nhớ rằng chiếc mũ vàng luôn song hành cùng chiếc mũ đen. Chúng ta tự tin, lạc quan với những ý tƣởng mới nhƣng không quên xem xét những rủi ro gặp phải để có thể tìm cách hạn chế. Kết hợp hoàn thiện hai chiếc mũ này, chúng ta đã đến rất gần sự hoàn thiện cho tấm bản đồ của mình. Chiếc mũ xanh lá cây : Đây là chiếc mũ rất tuyệt vời. Màu lục hay còn gọi là màu xanh lá cây, là màu của chồi non, của sự sống, của sức sáng tạo. Vì vậy, nói đến chiếc mũ tƣ duy màu xanh lá cây chính là nói đến “Tƣ duy sáng tạo”. Trong cuộc sống, mỗi ngày chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối. Thay vì ngồi than khóc hay chỉ trích lẫn nhau, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra giải pháp để giải quyết những khó khăn, rắc rối đó. Khi sử dụng chiếc mũ xanh lá cây, chúng ta tìm kiếm và đƣa ra những ý tƣởng mới, đƣa ra những phƣơng án và những sự GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 11
  12. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” lựa chọn. Đó có thể là một sự lựa chọn có sẵn hoặc sự lựa chọn mới. Sử dụng chiếc mũ xanh tƣ duy, chúng ta gắng sức để sửa đổi và hoàn thiện những ý tƣởng đã đƣợc nêu ra. “Ngƣời sáng tạo dành nhiều thời gian cho việc sáng tạo”. Vì thế hãy dành thời gian để sáng tạo ra những ý tƣởng mới. Khi đã tìm ra đƣợc một hƣớng để giải quyết vấn đề, sao chúng ta không đặt ra câu hỏi “Có ý tƣởng nào nữa không?”, “Có cách nào khác nữa không?” “Có cách nào tốn kém ít hơn, thực tế hơn và dễ thực hiện hơn không?”. “Tôi không thông minh nhưng tôi tò mò một cách đam mê.” Einstein Chính sự tò mò trong đam mê đã giúp Einstein có rất nhiều ý tƣởng trong việc nghiên cứu khoa học của ông. Vậy chúng ta cũng hãy tìm cho mình sự đam mê để có thể sáng tạo. Chúng ta hãy thử “mạo hiểm” để áp dụng một phƣơng pháp, giải pháp mới. Vì nếu ta cứ suy nghĩ và hành động nhƣ cũ, ta sẽ nhận đƣợc kết quả nhƣ cũ. Khi đƣợc yêu cầu nêu ra những ý tƣởng, nếu ngƣời trả lời nêu ra một ý tƣởng đã cũ, thì ngƣời trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp có thể nhắc nhở “Anh vừa đƣa ra những cách tiếp cận vấn đề theo cách truyền thống. Chúng ta sẽ xem xét những ý tƣởng đó sau. Nhƣng trƣớc hết chúng ta hãy dành mƣời phút để sử dụng chiếc mũ xanh lá cây và xem xem liệu chúng ta có thể có một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ hay không”. Tƣ duy mới lạ tạo nên một thái độ, một cái nhìn, kỹ thuật (bao gồm sự tiến triển, sự khích động và hoạt động khích động) khiến chúng ta đi tắt nhanh khỏi lối tƣ duy thông thƣờng nhờ vào hệ thống khuôn mẫu bất đối xứng đối với mỗi cá nhân. Nó đƣợc sử dụng để tạo ra những khái niệm mới và những cách nhận thức mới. Do đó, đội chiếc mũ xanh là cách để chúng ta cùng vạch ra nhiều con đƣờng trên tấm bản đồ để từ đó chúng ta có nhiều cách để lựa chọn, sự lựa chọn sẽ trở nên phong phú và nhất định ta sẽ chọn ra đƣờng con đƣờng thuận tiện, tối ƣu nhất. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 12
  13. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” Chiếc mũ xanh lam : Màu xanh lam là màu của trời xanh, màu bao trùm vạn vật. Vì thế, mũ xanh lam sẽ là chiếc mũ kiểm soát những chiếc mũ khác, tổ chức cho lối tƣ duy của chúng ta có hệ thống. Ngƣời trƣởng nhóm hay ngƣời điều hành cuộc họp có thể đội chiếc mũ xanh lam suốt buổi họp để điều khiển tổ chức, vạch lối tƣ duy, bảo đảm luật chơi luôn đƣợc tôn trọng: “Tôi sử dụng chiếc mũ xanh lam và gợi ý rằng đã đến lúc chúng ta nên sử dụng chiếc mũ đỏ tƣ duy để làm cho bầu không khí đỡ căng thẳng”. Những ngƣời khác cũng nên đội chiếc mũ xanh lam này là ngƣời viết kịch bản, đạo diễn, huấn luyện viên, vân vân. Họ đội chiếc mũ này và điêu khiển tƣ duy cũng nhƣ nhìn nhận sự tiến bộ của diễn viên, vận động viên… “Kiểu nhảy tự do là kiểu nhảy mà nghệ sỹ múa ngẫu hứng thể hiện để biểu lộ chủ đề chung. Nhưng kiểu múa ba lê chính thức lại là kiểu múa mà mỗi bước nhảy của nghệ sỹ đều được một biên đạo múa biên đạo chính xác từ trước. Tôi muốn đề cập đến vai trò biên đạo tư duy của chiếc mũ xanh lam ở phần này.” Tác giả Ts. Edward de Bono Chiếc mũ xanh lam nên đƣợc sử dụng đặc biệt là để xác định trọng tâm. Lối tƣ duy mũ xanh lam nên đƣợc sử dụng nhƣ lối tƣ duy dẫn đƣờng cho bất cứ lối tƣ duy nào khác nhằm đạt đƣợc trọng tâm này. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 13
  14. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” “Tôi sử dụng chiếc mũ xanh lam của tôi để nói rằng chúng ta đã dạt rất xa khỏi điểm bắt đầu của chúng ta.. Chúng ta đã đƣa ra rất nhiều ý tƣởng thú vị nhƣng chẳng có ý tƣởng nào trong số chúng liên quan đến trọng tâm ban đầu. Chúng ta cần trở lại hƣớng chính”. “Không có tư duy hệ thống thì hạt giống tầm nhìn như được gieo trên cát sỏi”. Do đó chiếc mũ xanh lam chính là trọng tâm quan trọng dẫn dắt các lối tƣ duy khác đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng ta có thể sử dụng chiếc mũ xanh lam để tóm tắt, khái quát, kết luận kết quả của buổi họp. CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phƣơng pháp tƣ duy “sáu chiếc mũ” đã đƣợc sử dụng rất phổ biến trên rất nhiều lĩnh vực, vậy đối với lĩnh vực công nghệ thông tin của chúng ta thì sao? Sau đây là một ví dụ cho ứng dụng phƣơng pháp tƣ duy “sáu chiếc mũ” vào quy trình thực hiện một dự án phần mềm. Vòng đời của một dự án phần mềm sẽ là : 1. Nhận mô tả yêu cầu từ khách hàng 2. Thiết kế 3. Lập trình 4. Kiểm chứng phần mềm, sửa lỗi 5. Hoàn tất dự án. Trong mỗi giai đoạn, ngƣời trƣởng nhóm sẽ đội chiếc mũ màu xanh lam và điều hành cuộc họp. Mọi ngƣời sẽ cùng tuân theo những quy định mà trƣởng nhóm đƣa ra. Nếu trƣởng nhóm quy định đội mũ vàng thì tất cả phải đội mũ vàng, nếu trƣởng nhóm quy định thời gian dành cho mũ đỏ là 2 phút trong khi mũ xanh lá cây là 15 phút thì mọi ngƣời chỉ đƣợc phát biểu cảm xúc trong vòng 2 phút mà thôi. Ngƣời trƣởng nhóm đội mũ xanh lam có nhiệm vụ chọn mũ cho mọi ngƣời, GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 14
  15. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” đảm bảo mọi ngƣời nghiêm túc tuân thủ luật chơi và cố gắng lái cho cuộc họp đi đúng hƣớng, đúng mục tiêu. “Kẻ thù của vấn đề phức tạp chính là lối tƣ duy phức tạp”, vì vậy tƣ duy sáu chiếc mũ giúp mọi ngƣời tƣ duy một cách đơn giản theo một hƣớng do trƣởng nhóm đề ra. Đối với giai đoạn nhận yêu cầu, giai đoạn này rất quan trọng. Mọi ngƣời sẽ đƣợc yêu cầu đội chiếc mũ trắng để thuật lại yêu cầu của khách hàng , lấy thông tin, số liệu cần thiết. Kế đến họ có thể đội chiếc mũ màu đỏ để phát biểu cảm nghĩ về dự án của họ (Họ có quyền đƣa ra ý kiến có muốn nhận dự án hay không, có thích thú với đề tài đó hay không). Sau đó họ sẽ đội chiếc mũ đen để đƣa ra những rủi ro khi thực hiện dự án với những yêu cầu đã đƣợc đặt ra. Và ngƣời trƣ ởng nhóm có thể yêu cầu mọi ngƣời đội chiếc mũ màu vàng để thể hiện tính tích cực, khả thi của dự án. Đối với giai đoạn thiết kế, ngƣời trƣởng nhóm sẽ yêu cầu họ đội chiếc mũ đen và nêu lên những sai sót có thể gặp phải khi thiết kế chƣơng trình. Sau đó mọi ngƣời sẽ cùng đội mũ xanh lam để đƣa ra những định hƣớng tƣ duy cho dự án. Cuối cùng họ sẽ cùng nhau đội mũ xanh lá cây để đƣa ra những ý tƣởng sáng tạo cho dự án của họ. Nếu có nhiều ý tƣởng hay và không biết nên chọn ý tƣởng nào, mọi ngƣời sẽ lại đội chiếc mũ đỏ để nhờ kinh nghiệm, cảm nhận, cảc xúc lên tiếng. Sau khi đã thống nhất ý tƣởng thì sẽ bắt đầu thiết kế chƣơng trình. Đối với giai đoạn lập trình, giai đoạn này mọi ngƣời chỉ việc đội chiếc mũ đen để đƣa ra những sai sót có thể có trong khi lập trình chƣơng trình. Đối với giai đoạn kiểm chứng phần mềm, sửa lỗi, đây là một giai đoạn rất quan trọng trong chu kỳ sống của phần mềm. Trƣớc đây nó đƣợc xem nhƣ là một công việc dễ dàng, đƣợc thực hiện bởi những ngƣời ít chuyên môn, nhƣng trong thập kỷ này, việc kiểm chứng phần mềm đã đƣợc chú trọng hơn, xem nhƣ là một phần quan trọng trong vòng đời của phần mềm (Software Development Life Cycle - SDLC). Trong giai đoạn này, mọi ngƣời sẽ đội chiếc mũ đen và đƣa ra những sai sót có thể đã gặp trong quá trình thực hiện dự án từ việc mô tả yêu cầu, đến thiết kế và lập trình. Sau khi đã xem xét những sai sót, mọi ngƣời sẽ đƣợc chỉ định đội mũ vàng để tìm ra những ƣu điểm của dự án, những mặt nên phát huy và GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 15
  16. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” cuối cùng sẽ đội mũ trắng để tổng hợp thông tin từ công việc kiểm chứng phần mềm. Đối với giai đoạn cuối cùng là hoàn tất và bàn giao phần mềm. Mọi ngƣời sẽ cùng đội mũ trắng để thuật lại những gì mình đã làm đƣợc, đạt đƣợc, những gì chƣa làm đƣợc. Rồi trƣởng nhóm cho họ đội nón màu đỏ để biết cảm nhận của họ sau khi hoàn tất dự án, tìm hiểu nguyện vọng và dự định của họ sau khi hoàn thành dự án. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 16
  17. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” KẾT LUẬN Phƣơng pháp tƣ duy sáu chiếc mũ thật sự là một phƣơng pháp tƣ duy hiệu quả , nó giúp ta tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian, tăng năng suất (vì tập trung vấn đề vào một hƣớng), đồng thời nó cũng loại trừ vấn đề tự tôn, tránh đƣợc việc tranh cãi vô ích, sự rối loạn tƣ tƣởng. Từ đó chúng ta sẽ nhanh chóng đi đến kết luận trong sự đồng nhất và sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí từ việc rút ngắn thời gian họp hành, thảo luận. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là:  Hiệu quả tức thời  Dễ học, sử dụng, và thực hiện  Không phụ thuộc vào ngƣời khác  Điều chỉnh thói quen mà không tấn công  Tăng cƣờng sức mạnh  Có thể sử dụng ở mọi cấp độ  Cải thiện ảnh hƣởng các nền văn hóa  Giảm xung đột  Khuyến khích hợp tác  Tăng cƣờng chất lƣợng tƣ duy  Tƣ duy tích cực và sáng tạo  Có ở mọi nơi. Tuy nhiên, đề áp dụng đƣợc phƣơng pháp tƣ duy này, những ngƣời thực hiện phải luôn ghi nhớ :  Tuân thủ suy nghĩ theo ý nghĩa của những chiếc mũ  Chiếc mũ không mô tả thói quen suy nghĩ  Tất cả các góc nhìn đƣợc tôn trọng  Tuân thủ trình tự các mũ và luật chơi  Không làm phức tạp hóa nội dung  Thông báo thời gian mỗi mũ  Tăng thời gian khi có nhiều ý tƣởng mới  Thời gian dùng mũ đỏ nên ít hơn các mũ khác. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 17
  18. ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƢ DUY” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GSTSKH. Hoàng Kiếm, Slide “Phƣơng pháp luận sáng tạo khoa học” . 2. Ts. Edward de Bonoƣ, “Six thinking hats”. 3. www.edwdebono.com. 4. www.trizvietnam.com. 5. www.chungta.com. 6. www.cafesangtao.com. GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2