intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phương thức thanh toán nhờ thu

Chia sẻ: Sfdsf Sdfsd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

1.087
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm qua, các ngân hàng đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phương thức thanh toán nhờ thu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ INH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT  BÀI TIỂU LUẬN MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU GIẢNG VIÊN: ThS. NGUYỄN PHƯỚC KINH KHA NHÓM 7: NGUYỄN HOÀNG TIÊN MSSV: 0954030693 LÊ THỊ THANH TRÚC MSSV: 0954022168 PHAN THỊ TUYẾT NGA MSSV: 0954030403 LÊ THỊ HUỲNH ANH MSSV: 0954030017 TRƯƠNG THỤY ANH THƯ MSSV: 0954030682 TP.HCM, NGÀY 1 THÁNG 3 NĂM 2012
  2. Mục lục Lời mở đầu .............................................................................................................................................. 3 I. Phương thức thanh toán nhờ thu ....................................................................................................... 4 1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................................... 4 2. Khái niệm .................................................................................................................................... 4 3. Đối tượng tham gia ...................................................................................................................... 4 4. Phân loại ...................................................................................................................................... 5 II. Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) .................................................................... 5 1. Khái niệm .................................................................................................................................... 5 2. Quy trình ..................................................................................................................................... 5 3. Lợi ích ......................................................................................................................................... 6 4. Rủi ro .......................................................................................................................................... 7 III. Nhờ thu kèm chứng từ ................................................................................................................. 8 1. Khái niệm .................................................................................................................................... 8 2. Quy trình. .................................................................................................................................... 8 3. Lợi ích ....................................................................................................................................... 11 4. Rủi ro ........................................................................................................................................ 12 IV. Vai trò của ngân hàng ................................................................................................................ 15 1. Ngân hàng chuyển chứng từ ....................................................................................................... 15 2. Ngân hàng xuất trình chứng từ. .................................................................................................. 17 Mẫu chỉ thị nhờ thu ............................................................................................................................... 19 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 24 2
  3. Lời mở đầu Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng. Sự giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày một lớn đã đòi hỏi quá trình thị trường hàng hóa xuất-nhập khẩu phải nhanh chóng thuận tiện cho các bên.Đặc biệt, trong những năm qua, các ngân hàng đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng.Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất-nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thứ thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn, đặc biệt là phương thức thanh toán nhờ thu. Với phương thức này, nó sẽ giúp đóng góp phần nào những hạn chế, những bất cập giữa phương thức tín dụng thư và phương thức ghi sổ. Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em xin tìm hiểu và trình bày về đề tài “ Phương thức thanh toán nhờ thu- Collection“. Do thời gian có hạn cũng như năng lực còn hạn chế, bài tiểu luận còn có nhiều thiếu sót. Nhóm luôn mong chờ sự đóng góp của thầy và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn. 3
  4. I. Phương thức thanh toán nhờ thu 1. Cơ sở pháp lý Phương thức thanh toán nhờ thu được thực hiện theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (Uniform rules for the collection of commercial paper, 1967 revision – ICC) do Phòng thương mại quốc tế (International chamber commerce ICC) ban hành 1967. Quy tắc này được ICC sửa đổi năm 1978 số xuất bản No 522 (Uniform rules for collection – URC No 522), có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1996 và đây là văn bản hiện hành. 2. Khái niệm Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó đơn vị xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu (hoặc séc) và bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình. 3. Đối tượng tham gia  Người nhờ thu/người ủy thácthu (Principal): là bên bán (đơn vị xuất khẩu) ra chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng.  Người trả tiền (Drawee): bên mua, đơn vị nhập khẩu, là người được ký phát hối phiếu.  Ngân hàng ủy thác thu (Remitting bank): là ngân hàng phục vụ cho bên bán (đơn vị xuất khẩu), được bên bán ủy thác thu hộ tiền bên mua, có nhiệm vụ chuyển giao chứng từ ra nước ngoài để đòi tiền bên mua.  Ngân hàng thu hộ tiền (Collecting bank): có nhiệm vụ thu hộ tiền bên mua (đơn vị nhập khẩu) thường là đại lý ngân hàng chuyển chứng từ ở nước ngoài. Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền đơn vị nhập khẩu mà phải thông qua một ngân hàng khác – đó là ngân hàng xuất trình chứng từ.  Ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank): thực hiện chức năng giống như ngân hàng thu hộ, là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền bên mua. 4
  5. 4. Phân loại Có 2 loại: - Phương thức nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) - Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) II. Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) 1. Khái niệm Nhờ thu hối phiếu trơn là khi người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (thông qua ngân hàng), đồng thời người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra (trả sau). 2. Quy trình Sơ đồ 1: Quy trình nhờ thu trơn (1) Nhà xu t kh u Nhà nh p kh u (2) (7) (5) (4) (3) Ngân Hàng bên Ngân Hàng bên xu t kh u nh p kh u (6) Bước 1: Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng có quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn. Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu và đồng thời gửi trực tiếp chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu nhận hàng. Bước 2: Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng từ có liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền (Thư yêu cầu thanh 5
  6. toán là chỉ thị của nhà xuất khẩu lập gửi ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng thu tiền nhà nhập khẩu nước ngoài. Chỉ thị phải rõ ràng, chính xác đầy đủ, dễ hiểu, nếu có những điều khoản khó hiểu, không rõ ràng, mơ hồ…mà dẫn đến ngân hàng hành động sai, thì những rủi ro đó nhà xuất khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm, ngân hàng sẽ miễn trách nhiệm về hậu quả xảy ra từ yêu cầu của khách hàng.) Bước 3: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu, và lập chỉ thị nhờ thu gửi cho ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà nhập khẩu nhờ thu hộ tiền. Bước 4: Ngân hàng thu hộ ở nước nhà nhập khẩu tiến hành xuất trình hối phiếu, đòi tiền nhà nhập khẩu. Bước 5: Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng. Nếu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ, với hợp đồng ngoại thương đã ký kết thì đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu (đối với hối phiếu kỳ hạn), hoặc từ chối và gửi trả lại hối phiếu nếu như không phù hợp. Bước 6: Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng thu hộ phục vụ nhà nhập khẩu chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng chuyển chứng từ (ghi nợ trên tài khoản nhà nhập khẩu) hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán (qua Telex hoặc Swift). Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, thì ngân hàng xuất trình sẽ chuyển trả lại hối phiếu. Bước 7: Ngân hàng chuyển chứng từ có ghi trên tài khoản nhà xuất khẩu và gửi giấy báo có hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn trả hối phiếu bị từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu. 3. Lợi ích - Phương pháp nhờ thu trơn tương đối đơn giản, ít tốn kém và chi phí rẻ. - Nhờ thu trơn bổ sung cho phương thức chuyển tiền trả sau là người xuất khẩu có thể chủ động đòi tiền sau khi giao hàng. - So với thanh toán ghi sổ, tốc độ thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn nhanh hơn. - Giảm rủi ro thanh toán cho người xuất khẩu vì chứng từ và hàng hóa chỉ được chuyển giao cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã ký hối phiếu chấp nhận thanh toán. 6
  7. 4. Rủi ro Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trong mậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền (việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua). Đối với người mua, áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. Ngân hàng không chịu trách nhiệm thanh toán, khi ngân hàng xuất trình chứng từ đòi tiền thì nhà nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán không chậm trễ, mà không quy định cụ thể thời gian hiệu lực thanh toán, nên việc đồng ý hay không sẽ do nhà nhập khẩu chủ động. Rủi ro có thể xảy ra do điều kiện diễn biến trên thị trường bất lợi như: giá cả hàng hóa giảm xuống, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi… Ví dụ về phương thức nhờ thu trơn: Ngày 01/01/2011 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xuất khẩu một lô hàng gỗ mỹ nghệ qua bên Mỹ cho DN X trị giá lô hàng là 100.000.000đ chưa bao gồm thuế và chi phí bốc dở. Hai bên thỏa thuận thanh toán theo hình thức nhờ thu trơn. Tức là tập đoàn HAGL sau khi giao trực tiếp hàng hóa cho bên DN X đồng thời sẽ giao cả bộ chứng từ hàng hóa cho DN X. Sau đó HAGL sẽ gửi hối phiếu đòi nợ cho ngân hàng đại diện bên mình yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền hàng cho tập đoàn. Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ bao gồm hối phiếu nhờ thu, bộ chứng từ hàng XK. Ngân hàng tiếp nhận chứng từ và đóng dấu đã nhận vào hồ sơ “RECEIVED”, sau đó kiểm tra các chứng từ, hoàn thiện hồ sơ nhờ thu, gửi chứng từ và xử lý thông tin. Ngân hàng đại diện bên DN X, tức ngân hàng Liên Việt Bank sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ nhận từ ngân hàng nước ngoài. Liên Việt Bank sẽ thông báo cho khách hàng của mình – DN X nêu rõ giá trị bộ chứng từ nhờ thu và điều kiện thanh toán. Nếu DN X thanh toán/chấp nhận thanh toán sẽ báo cho ngân hàng của mình. Liên Việt Bank tiến hành hạch toán, thu phí, gửi lệnh thanh toán của DN X cho bên ngân hàng XK bằng cách ghi có vào tài khoản tiền gửi của DN X, sau đó lưu hồ sơ. Ngân hàng đại diện bên HAGL sau khi nhân thông báo thanh toán/chấp 7
  8. nhận thanh toán sẽ báo cho khách hàng của minh bằng cách ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của HAGL, lưu hồ sơ. III. Nhờ thu kèm chứng từ 1. Khái niệm Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán giữa bên bán (nhà xuất khẩu) và bên mua (nhà nhập khẩu) bằng cách bên bán sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của bên mua. Không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận hàng. Bộ chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: - Chứng từ thương mại kèm theo chứng từ tài chính - Hoặc chỉ chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ có 2 loại: + Nhờ thu trả ngay D/P (Documents against payment): bên mua phải thanh toán ngay cho bên bán khi nhận được chứng từ. + Nhờ thu trả chậm D/A(Documents against acceptance): Phương thức này cho phép người mua ký chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, và hối phiếu này được ngân hàng nhờ thu giữ cho đến ngày đáo hạn của hối phiếu. Trong phương thức thanh toán này thì người mua không phải thanh toán ngay mà khi đến ngày đáo hạn của hối phiếu người mua mới phải thực hiện thanh toán như đã chấp thuận. 2. Quy trình. Trình tự diễn biến nhờ thu kèm chứng từ khác với nhờ thu trơn cơ bản là nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ dựa vào hối phiếu và chứng từ hàng hóa kèm theo điều kiện: nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán hoặc ký chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới giao chứng từ để nhận hàng. 8
  9. Sơ đồ 2: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ 4 Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ (Remitting Bank) (Collecting Bank) 8 7 6 5 3 9 1 Người bán Người mua (nhà xuất khẩu) (nhà nhập khẩu) (Exporter) (Importer) 2 Diễn giải quy trình: Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng mau bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” Bước 2: Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu Người xuất khẩu chỉ giao hàng theo địa chỉ của người nhập khẩu chỉ định, không giao chứng từ cho người nhập khẩu. Với quy định này, người nhập khẩu muốn nhận hàng thì phải trả tiền mới được ngân hàng trao bộ chứng từ để đi nhận hàng. Người xuất khẩu không gửi trực tiếp hàng hóa trực tiếp cho ngân hàng nhờ thu trừ khi có thỏa thuận trước với ngân hàng đó, nếu không ngân hàng sẽ không chịu bất kì trách nhiệm nào đối với hàng hóa đó, mà sẽ do người ủy thác chịu. 9
  10. Bước 3: Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ ( bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu. Bước 4: Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng đại lý nhờ thu hộ tiền. Trên cơ sở đơn yêu cầu nhờ thu, ngân hàng nhờ thu lập một Lệnh nhờ thu với các chỉ thị không được mâu thuẩn với Đơn yêu cầu nhờ thu. Nhà xuất khẩu điền những nội dung vào lệnh nhờ thu và ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền, thực chất đây là hợp đồng ký kết giữa người ủy thác (nhà xuất khẩu) với ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng nhờ thu gửi Lệnh nhờ thu và bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ. Ngân hàng nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Tuy nhiên, ngân hàng nhờ thu phải lập bản sao kê chứng từ để chuyển cho ngân hàng thu hộ. Bước 5: Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng thu hộ tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nhờ thu nhưng không có trách nhiệm phải kiểm tra chứng từ, ngân hàng nhận chứng từ như thế nào thì xuất trình cho nhà nhập khẩu như thế ấy, ngoài ra không chịu trách nhiệm gì cả. Ngân hàng thu hộ thực hiện quyền khống chế chứng từ đối với nhà nhập khẩu. Bước 6: Nhà nhập khẩu chấp nhận hoặc tù chối thanh toán. Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với hợp đồng và không mâu thuẩn lẫn nhau thì thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán ( tùy vào điều kiện trao chứng từ); ngược lại có quyền từ chối nhận chứng từ. Bước 7: Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng thu hộ lập tức gửi thông báo về việc đồng ý thanh toán hoặc từ chối thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng nhờ thu. 10
  11. Trường hợp nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng thu hộ phải lập tức thông báo chi tiết việc thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng nhờ thu, và trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Trường hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng thu hộ cần tìm ra lý do việc từ chối thanh toán rồi thông báo ngay cho ngân hàng nhờ thu. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng nhờ thu phải có chỉ thị thích hợp về việc xử lý các chứng từ. Nếu 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán mà ngân hàng hàng thu hộ vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại cho ngân hàng nhờ thu, ngân hàng thu hộ sẽ không chịu trách nhiệm già thêm. Bước 8: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hổi phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu chấp nhận hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu. Bước 9: Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy chập nhận nợ cho nhà xuất khẩu. 3. Lợi ích a) Đối với bên bán (nhà xuất khẩu): Sau khi bên mua đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán thì bên bán chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho bên mua. Khi hối phiếu đến hạn thanh toán mà bên mua chưa thanh toán thì bên bán có quyền khiếu nại bên mua ra tòa. Để giải quyết trường hợp bên mua không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán thì bên bán có thể chỉ định người đại diện (phải xác định rõ thẩm quyền) để giải quyết . b) Đối với bên mua (nhà nhập khẩu): Bên mua được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với D/A, bên mua được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu hết hạn thanh toán. 11
  12. c) Đối với Ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan. Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại. Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng. 4. Rủi ro a) Đối với bên bán (nhà xuất khẩu) Ngân hàng thương mại trao bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Điều này có thể xảy ra khi ngân hàng thương mại đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài.Nếu điều này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện Lệnh nhờ thu, thì hậu quả phát sinh do bên bán chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp bên bán không liên quan đến việc chỉ thị ngân hàng thu hộ. Khi ngân hàng thu hộ đồng ý thì hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể giao. Ngoài ra, với việc nhận hàng, lưu kho, mua bảo hiểm hay dở hàng hóa thì ngân hàng thu hộ không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Khi ngân hàng thực hiện các hoạt động để bảo vệ hàng hóa, như dàn xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa,thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thất hay hư hỏng mất mát hàng hóa. Bên bán chịu mọi chi phí liên quan tới việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho dù ngân hàng không được yêu cầu làm việc này. Bên bán có quyền kiện bên mua khi bên mua không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán mà hàng hóa đã được gửi đi từ trước. Nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian, trong khi đó, hàng hóa có thể bóc dở và lưu kho. 12
  13. Khi có bất kỳ sự chậm trễ nào hay thất lạc nào thì các ngân hàng không chịu trách nhiệm b) Đối với nhà nhập khẩu Bên mua có thể gặp rủi ro khi bên bán lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại. Trong khi đó, các ngân hàng không chịu bất kì trách nhiệm nào khi có chứng từ giả hay sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ. Sau khi ký hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu), bên mua buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn, nếu không sẽ bị kiện ra tòa. Thậm chí bên mua không thể dùng các lý do chính đáng để bào chữa cho việc thanh toán của mình ví dụ như bên bán không giao hàng hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng,..Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của bên mua. c) Đối với ngân hàng nhờ thu Ngân hàng nhờ thu chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã ứng trước tiền cho bên mua trước khi nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ. Nếu không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ bên bán. d) Đối với ngân hàng thu hộ/ ngân hàng xuất trình Nếu ngân hàng chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà bên mua thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu bên mua không nhận chứng từ và không thanh toán hoặc không chấp nhận. Mọi hậu quả phát sinh do có hành động trái với các chỉ thị trong Lệnh nhờ thu thì các ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm. Ví dụ phương thức nhờ thu kèm chứng từ Nội dung tình huống Ngân hàng TMCP Vietcombank nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng nhờ thu là ngân hàng Singapore. 13
  14. Ngày 18/5/2006 ngân hàng TMCP Vietcombank đòi tiền nhà nhập khẩu ở Việt Nam nhưng nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. Ngày 19/5/2006, ngân hàng TMCP Vietcombank giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho ngân hàng Singapore, đồng thời yêu cầu chỉ thị xử lý bộ chứng từ. Ngày 20/5/2006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng TMCP Vietcombank và yêu cầu giao bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng TMCP Vietcombank đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Ngày 21/5/2006, khi ngân hàng TMCP Vietcombank tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng Singapore thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng Singapore.Ngân hàng TMCP Vietcombank đã giải trình toàn bộ sự việc với ngân hàng Singapore.Tuy nhiên, ngân hàng Singapore không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng TMCP Vietcombank. Cách giải quyết:  Cơ sở pháp lý: Theo Điều 26/ URC522 c.2. Thông báo việc chấp nhận thanh toán Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về việc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu tới. c.3. Thông báo việc không thanh toán hay/ và không chấp nhận thanh toán Ngân hàng xuất trình cần tìm ra lý do của việc này không thanh toán khác và/hoặc không chấp nhận thanh toán và thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu. Ngân hàng xuất trình phải gửi ngay thông báo không thanh toán và/hoặc thông báo không chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục xử lý các chứng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán và/hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng xuất trình 14
  15. vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi đến, ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.  Cách xử lý: Căn cứ vào quy định của Điều 26 URC 522 nói trên, việc ngân hàng TMCP Vietcombank tự ý nhận tiền và giao chứng từ cho nhà nhập khẩu khi chưa nhận được chỉ thị phản hồi về việc xử lý bộ chứng từ, đồng thời cũng không thông báo cho ngân hàng Singapore về việc nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán là trái với Điều 26 URC 522 1995 ICC. Vì vậy mọi chi phí, thiệt hại phát sinh do sai sót này sẽ do ngân hàng TMCP Vietcombank chịu. IV. Vai trò của ngân hàng 1. Ngân hàng chuyển chứng từ Ngân hàng chuyển chứng từ là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu nên được gọi là nhờ thu thanh toán hàng xuất khẩu ( Export Documentary Collection) hay là phương thức nhờ thu đi (outward bills collection). Quy trình Tiếp nhận hồ sơ  Kiểm tra đối chiếu Hoàn thiện hồ sơ nhờ thu Gửi chứng từ và xử lý thông tin  Thông báo thanh toán/chấp nhận thanh toán Lưu hồ sơ.  Tiếp nhận hồ sơ Sau khi giao hàng xong đơn vị nhập khẩu làm bộ chứng từ thanh toán, hồ sơ của khách hàng gồm có: - Thư yêu cầu thanh toán của khách hàng (2 liên) - Bộ chứng từ hàng xuất khẩu (bản gốc và bản sao). Ngân hàng tiếp nhận chứng từ và ký đóng dấu đã nhận hồ sơ “ RECEIVED” . Ngân hàng sẽ mở hồ sơ theo dõi và ghi số tham chiếu cho mỗi hồ sơ nhắm giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý thông tin qua lại giữa các ngân hàng với nhau.  Kiểm tra đối chiếu Kiểm tra thư yêu cầu thanh toán với nội dung sau: - Hối phiếu: trả ngay hay trả chậm. 15
  16. - Cách giao chứng từ và trả tiền: nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) hay nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A). - Số tiền và loại tiền phải thanh toán hay chấp nhận thanh toán. - Trả tiền bằng điện hay bằng thư. - Giao chứng từ khi thanh toán toàn bộ hay thanh toán từng phần. - Tên và địa chỉ đầy đủ của người trả tiền. - Tên và địa chỉ đầy đủ ngân hàng của người trả tiền (nếu có). - Nếu khách hàng không xác định được ngân hàng nhờ thu thì ngân hàng có quyền lựa chọn ngân hàng thích hợp để gửi chứng từ nhờ thu. - Phí nhờ thu ở phía Việt Nam và ngoài Việt Nam ai chịu? - Có tham chiếu URC No.522 không?  Kiểm tra bộ chứng từ. Theo URC No.522 ngân hàng không chịu bất cứ sai sót hay tính hợp pháp của bộ chứng từ, mà ngân hàng chỉ có nhiệm vụ xem xét bộ chứng từ đảm bảo phù hợp với số lượng chứng từ đã ghi trong thư yêu cầu thanh toán và chuyển đi qua ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Nhưng trên thực tế, ngân hàng cần kiểm tra nội dung và hình thức của từng chứng từ để đảm bào chứng từ gửi đi hoàn toàn hợp lệ, tránh sai sót, và rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho khách hàng.  Hoàn thiện hồ sơ nhờ thu Sau khi kiểm tra hồ sơ nhờ thu, nếu chưa đầy đủ thì ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn thiện bộ chứng từ để gửi đi nhờ thu. Trước hết ngân hàng sẽ ký hậu các chứng từ liên quan ( chứng từ được ký phát theo lệnh của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu). Sau đó lập chỉ thị nhờ thu/ lện nhờ thu, gửi cho ngân hàng đại lý nước ngoài dựa trên thư yêu cầu thanh toán của khách hàng.  Gửi chứng từ và xử lý thông tin Ngân hàng tiến hành gửi bộ chứng từ đến ngân hàng thu hộ. Sau đó tiến hành theo dõi trả lời của ngân hàng nước ngoài. Trong khi chờ thanh toán, nếu nhận được bất cứ thông tin nào về tình hình bộ chứng từ từ phía ngân hàng đại lý nước 16
  17. ngoài, ngân hàng chuyển chứng từ sẽ đối chiếu với hồ sơ lưu và liên hệ với khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Kể từ ngày gửi bộ chứng từ trong khoảng thời gian theo quy định, nếu không có bất cứ hồi âm nào của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng tiến hành tra soát (MT 420) gửi ra nước ngoài nhắc nhở thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu bộ chứng từ bị thất lạc phải đối chiếu, kiểm tra với công ty chuyển phát nhanh, bưu điện, nếu không có hồi âm thì ngân hàng điện tra soát để xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.  Thông báo cho khách hàng: thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Trường hợp được thanh toán Nếu D/P: Khi nhận được báo có từ ngân hàng nước ngoài về bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ngân hàng tiến hành ghi có vào tài khoản. Nếu D/A: Khi nhận được điện thông báo chấp nhận từ ngân hàng đại lý nước ngoài, ngân hàng sẽ tiến hành thông báo cho đơn vị xuất khẩu và đổng thời theo dõi đến ngày đáo hạn thanh toán của hối phiếu. Trường hợp bị từ chối thanh toán Nếu bị từ chối một phần, hoặc toàn phần thì ngân hàng thông báo cho khách hàng để có biện pháp xử lý. Nếu bị từ chối toàn bộ giá trị lô hàng xuất và ngân hàng nước ngoài đã gửi trả lại hối phiếu và bộ chứng từ (nếu có) thì ngân hàng gửi trả lại cho khách hàng.  Lưu hồ sơ Sau khi thu phí, hạch toán và báo cáo cho nhà xuất khẩu ngân hàng tiến hành lưu các chứng từ liên quan vào hồ sơ theo quy định. 2. Ngân hàng xuất trình chứng từ. Phương thức này thực hiện trong thanh toán hàng nhập khẩu, còn gọi là nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu ( Inward bils collection, Import Documentary Collection).Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thu hộ ( Collecting Bank), ngân hàng xuất trình chứng từ ( Presenting bank). Quy trình. Tiếp nhận – Kiểm tra hồ sơ nhận từ ngân hàng nước ngoài  Thông báo cho khách hàng  Thanh tóan/ chấp nhận thanh toán  Lưu hồ sơ.  Tiếp nhận – kiểm tra hồ sơ nhận từ ngân hàng nước ngoài. 17
  18. Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài (Remitting bank) chuyển đến, ngân hàng thu hộ đóng dấu đã nhận “RECEIVED”, ghi giờ, ngày tháng nhận, mở hồ sơ theo dõi và ghi số tham chiếu. Ngân hàng tiến hành kiểm tra chỉ thị nhờ thu hay thư yêu cầu nhờ thu ( Collection Schedule) của ngân hàng nước ngoài lập, yêu cầu chỉ thị nhờ thu phải đảm bảo cung cấp các chỉ dẫn một cách chính xác, đầy đủ các nội dung cần thiết để ngân hàng có thể dễ dàng thực hiện trách nhiệm nhờ thu của mình.  Thông báo cho khách hàng. Với vai trò là ngân hàng thu hộ, ngân hàng tiến hành xuất trình chứng từ và thư thông báo chứng từ nhờ thu cho đơn vị nhập khẩu. Trong đó nêu rõ trị giá bộ chứng từ nhờ thu, điều kiện thanh toán D/P hay D/A. Theo quy tắc URC No.522 khách hàng có nhiệm vụ thanh toán không chậm trễ, nhưng đa số hiện nay ngân hàng đều quy định thời gian để đơn vị nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc từ chối thanh toán trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận thông báo nhờ thu hàng nhập.  Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Trường hợp nhờ thu được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu nhờ thu D/P: Đơn vị nhận khẩu chỉ nhận được bộ chứng từ sau khi đã làm thủ tục thanh toán tiền cho ngân hàng, yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi cùa mình để thanh toán cho nước ngoài. Nếu nhờ thu D/A: Nếu đơn vị nhập khẩu chấp nhận thanh toán hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ. Ngân hàng tính ngày đáo hạn theo dõi thu tiền đơn vị nhập khẩu thông báo kết quả chấp nhận hối phiếu bằng điện. Trường hợp từ chối thanh toán. Nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán một phần hoặc toàn bộ trị giá bộ chứng từ nếu như có lý do hợp lý. Nếu bộ chứng từ bị từ chối thanh toán, ngân hàng có trách nhiệm thông báo ngay cho ngân hàng đại lý nước ngoài và đưa ra lý do từ chối và chờ để nhận được chỉ thị tử ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của nhà xuất khẩu.  Lưu hồ sơ. Ngân hàng tiến hành hạch toán, thu phí và hoàn tất hồ sơ và lưu hồ sơ theo quy định. 18
  19. Mẫu chỉ thị nhờ thu Mẫu 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THƯ XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ / GIẤY ĐỀ NGHỊ CHIẾT KHẤU THEO PHƯƠNG THỨC NHỜ THU Kính gửi : NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH …………………… Tên đơn vị: .............................................................................................................................................................................. Địa chỉ : ................................................................................................................... Điện thoại: .............................................. Họ tên người đại diện hữu quyền:.....................................................Chức vụ: ......................................................................... Trị giá hối phiếu/ bộ chứng từ: ............................................................................................................................................. Số lượng chứng từ (Documents): Loại chứng từ: Số lượng Loại chứng từ Số lượng  Bill of exchange [ ] bản  Packing list [ ] bản Cert. of origin [ ] bản  Cert. of Insurance [ ] bản Notification [ ] bản  Inspection Certif. [ ] bản Com. Invoice [ ] bản  B/L(AWB) [ ] bản Copy of cable [ ] bản  Ben’s certificate [ ] bản Cert. of weight [ ] bản  ......................….. [ ] bản Ngân hàng nhờ thu: .............................................................................................................................................................. Địa chỉ: ................................................................................................................................................................................ Đơn vị nhận nhờ thu (người mua): ........................................................................................................................................ Địa chỉ: ................................................................................................................................................................................ Hàng hóa: ............................................................................. Gửi chứng từ bằng: [ ] Dịch vụ phát chuyển nhanh [ ] Thư bảo đảm Yêu cầu của khách hàng (chọn một trong hai mục sau): Trường hợp yêu cầu ACB thu hộ bộ chứng từ hàng xuất khẩu Chỉ thị nhờ thu: 19
  20.  Nhờ thu trả ngay (Release Documents Against Payment (D/P).  Nhờ thu trả chậm (Release Documents Against Acceptance (D/A)………ngày kể từ ngày........................................ Gởi điện/thư thông báo trong trường hợp từ chối thanh toán/ từ chối chấp nhận nhờ thu. Thu tất cả các khoản phí phát sinh ngoài Việt Nam từ người mua, không thể bỏ qua. Thu tất cả các khoản phí phát sinh ngoài Việt Nam từ người bán.  Chỉ thị khác : ............................................................................................................................................................ Đề nghị Ngân hàng ghi có vào tài khoản số : .................................................................................................................... của .............................................................................................................................. tại : ............................................. ....................................................................................................................................................................................... sau khi nhận được thanh toán từ phía nước ngoài . Trường hợp chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ nhờ thu: - Căn cứ theo Hợp đồng ……………….………………………….……số:…………………….ngày:……………… ký giữa Ngân hàng Á Châu và :.............................................................................................................................. - Đề nghị ACB cho chúng tôi chiết khấu có truy đòi theo nội dung dưới đây: + Số tiền chiết khấu : ............................................................................................................................................ + Bằng chữ :.......................................................................................................................................................... + Thời hạn: ........................................................................................................................................................... + Mục đích sử dụng : ............................................................................................................................................. + Phương thức giải ngân: Ghi có vào tài khoản số : ..................................... tại :……………………………………... Cam kết của khách hàng: - Chúng tôi cam kết không qui trách nhiệm cho ngân hàng đối với việc chậm trễ hay mất mất chứng từ trên đường vận chuyển. - Chúng tôi cũng không qui trách nhiệm cho ngân hàng trong trường hợp không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ/người mua hàng vì bất cứ lý do gì. - Chúng tôi chịu trách nhiệm thanh toán phí của Ngân hàng Á Châu và các khoản phí phát sinh ngoài Việt nam liên quan đến việc thực hiện nhờ thu trong trường hợp Ngân hàng Á Châu không thu được từ người mua như chỉ thị trên. - Nhờ thu này được áp dụng theo các Quy tắc thống nhất về Nhờ thu ấn bản số 522 do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành và các quy định pháp luật của Việt nam. - Chúng tôi cam kết hàng hóa xuất khẩu liên quan đến bộ chứng từ nhờ thu này phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật. - Thư này là một phần không tách rời của Hợp đồng …………………………………………………………… nêu trên. Mọi chi tiết xin liên hệ Ông/Bà .................................................................................. Điện thoại số ...................................... Chứng từ được giao cho Ông /Bà... ngày ............ tháng........... năm .......................... 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2