intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: "Quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức công ty, và tình hình hoạt động của yamaha-motor việt nam trong những năm gần đây "

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

362
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại hội IX của Đảng đã được xác định đường lối phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó có nhấn mạnh một nội dung rất quan trọng là phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đưa đất nước ta trở thành một đất nước công nghiệp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: "Quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức công ty, và tình hình hoạt động của yamaha-motor việt nam trong những năm gần đây "

  1. TIỂU LUẬN Phân tích quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức công ty, và tình hình hoạt động của Yamaha-Motor Việt Nam trong những năm gần đây.
  2. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 A. LỜI MỞ ĐẦU Đại hội IX của Đảng đã được xác định đường lối phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó có nhấn mạnh một nội dung rất quan trọng là phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đưa đất nước ta trở thành một đất nước công nghiệp. Xuất phát từ quan điểm này mà trong những năm qua Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. Việc Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam ký kết các hợp đồng liên doanh dẫn tới thành lập các doanh nghiệp liên doanh tạ i Việt Nam đang đóng góp tích cực vào việc thay đổi bộ mặt của nền kinh tế và sự tăng trưởng GDP. Trong hằng loạt các doanh nghiệp liên doanh ra đời trong những năm vừa qua thì sự ra đời của công ty Yamaha-Motor Việt Nam – Nhật Bản – Malaysia là một ví dụ điển hình trong việc đầu tư có hiệu quả tại Việt Nam. Trong bài viết của mình, em xin đi phân tích quá trình thành lập, cơ cấ u tổ chức công ty, và tình hình hoạt động của Yamaha-Motor Việt Nam trong những năm gần đây. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến vủa Thầy Cô và bạn bè để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn.
  3. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 B. NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY. Trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa: Công ty Yamaha-Motor( Nhật Bản). Tổng công ty lâ m nghiệp Việt Nam trong nhà máy cơ khí cờ đỏ( Việt Nam và công ty công nghiệp Hong Long Industris Berhad( Malaysia ) và giấy phép đầu tư 2029/GP của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam. Công ty Yamaha-Motor Việt Nam được thành lập vào ngày: 01/04/1999. Trụ sở chính: Xã Trung Giã-Huyện Sóc Sơn Hà Nội. Vốn pháp định: 24.250.000 USD trong đó: - Công ty Yamaha Motor( Nhật Bản ) 46%. - Công ty Lâ m nghiệp và nhà máy cơ khí cờ đỏ( Việt Nam ) 30%. - Công ty công nghiệp Hong Long Industris Berhad( Malaysia ) 24%. Sản phẩ m: xe máy. Tổng diện tích: 100.000m2. Diện tích xây dựng: 22.000m2. Số công nhân: 1057 công nhân. Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp liên doanh quy định: Trong liên doanh hai bên thì mỗi bên có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị, nếu là liên doanh nhiều bên thì ít nhất mỗi bên có một thành viên trong Hội đồng quản trị. Trường hợp liên doanh nhiều bên mà chỉ có một bên Việt Nam hoặc chỉ có một bên nước ngoài thì bên đó phải có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị. Trong trường hợp liên doanh mới thì trong Hội đồng quản trị phải có ít nhất hai thành viên cũ, trong đó có nhất một thành viên là bên Việt Nam.
  4. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 Đứng đầu hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận cử ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm tổng giám đốc doanh nghiệp. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng không được quá 5 năm. Thực hiện đúng các quy định tại Điều 11 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam công ty Yamaha-Motor Việt Nam có Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên. Tổng giám đốc công ty đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị( Tổng giá m đốc là người Nhật Bản ). Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên là: - 3 thành viên người Nhật Bản. - 2 thành viên người Việt Nam. - 2 thành viên người Malaysia. Trong đó: - Tổng giám đốc là người Nhật Bản. - Phó tổng giám đốc là người Việt Nam( phụ trách chính sách ). - Phó tổng giám đốc là người Malaysia( phụ trách tài chính ). Theo quy định tại điều 56 luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được Quốc Hội ban hành ngày 12/11/1996 và sửa đổi bổ sung ngày 9/6/2000 thì cơ quan quản lý đối với công ty liên doanh Yamaha-Motor Việt Nam Là Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam.
  5. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2003. 1. Những kết quả đạt được trong năm 2003. Như chúng ta đã biết công ty Yamaha-Motor Việt Nam là công ty chuyên sản xuất-kinh doanh mặt hàng xe máy. Nhận thức rõ Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu đi lại của người dân rất cao. Trong khi đó các phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Với thị trường hơn 80 triệu dân, lại có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam á, nhân công lại rẻ nên công ty Yamaha đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe gắ n máy tại Việt Nam. Qua 5 năm hoạt động sản xuất, hiệu quả kinh doang của công ty ngày càng cao. Năm 2003 công ty đã sản xuất và bán ra thị trường 28.400 xe các loại tăng 51% so với 19000 xe năm2002. Hiện nay với mạng lưới đại lý rộng khắp trên toàn quốc, tổng số đại lý là 62 đại lý với 35 đại lý phía Bắc, 27 đại lý phía Nam thì Yamaha-Motor đã đang cung cấp kịp thờ i nhu cầu của khách hàng. Với 5 sản phẩm chính là: Sirius, Jupiter R, Jupiter V, Nouvo, Mio. Chỉ khoảng 26 triệu đồng Việt Nam khách hàng của Yamaha-Motor Việt Nam đã có thể sở hữu bất kỳ sản phẩm nào của công ty. Từ những chiếc xe ga Mio, Nonvo hay những chiếc Jupiter thể thao mạnh mẽ, đầy cá tính và rất trẻ trung. 2. Phương châm kinh doanh của Yamaha-Motor Việt Nam. Công ty đạt được những kết quả to lớn như trên là do có phương châm kinh doanh đứng đắn. Bài bản từ chiến lược quảng cáo, tiếp thị đến khâu hậu maĩ. Nhờ vậy, họ ngày càng chiếm được cảm tình của khách hàng kể cả những khách hàng khó tính. Không chỉ có vậy mà họ còn đưa ra nhiều sản phẩ m phong phú đa dạng với chất lượng không thua kém gì các sản phẩm xe máy khác trên thị trường, với giá thành hợp lý phù hợp với thu nhập của
  6. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 người tiêu dùng. Đây là yếu tố cơ bản để tạo nên doanh thu ngày càng cao của công ty. Trong chiến lược kinh doanh của mình công ty đã lấy khẩu hiệu:” Đi lên cùng sự phồn vinh của đất nước”. Với lời tuyên bố của ông tổng giám đốc công ty:” Chúng tôi Yamaha-Motor Việt Nam sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp phát triển ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắ n máy”. Phương châm của chúng tôi dựa trên cơ sở:” Hướng vào thị trường, hướng vào khách hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ những câu hỏi của khách hàng được chuyển tải tới các đại lý và các bên có liên quan của Yamaha-Motor Việt Nam. Với phương châm này, chúng tôi sẽ thoả mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng về chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối cùng chúng tôi sẽ tạo được “Kando” nghĩa là chiế m lấy trái tim của khách hàng, vốn nằm trong phần toàn cầu của tập đoàn Yamaha. Lời tuyên bố trên cho chúng ta thấy một chiến lược mang tính lâu dài của Yamaha-Mott\or Việt Nam nói riêng và tập đoàn Yamaha nói chung. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng được Yamaha hướng tới như là mối quan tâm hàng đầu của họ. Chính điều này đã tạo nên sự thành công và chỗ đứng của Yamaha-Motor Việt Nam trên thị trường Việt Nam. Có thể nói với kết quả đạt được trong năm 2003 là tăng 51% so với nă m 2002 khiến chúng ta có thể khẳng định công ty là một doanh nghiệp liên doanh làm ăn có hiệu quả. Các chính sách đầu tư của công ty đang đi đúng hướng, đó là tín hiệu đáng mừng và là niềm tin cho các nhà đầu tư khác khi họ đầu tư vào Việt Nam.
  7. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 III. ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Cơ cấu tổ chức. Nhìn lại cách tổ chức của công ty ta thấy có hai nhà đầu tư phía Việt Nam và hai nhà đầu tư nứơc ngoài. Như vậy theo quy định tại điều 11 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nă m 1996:” Trong trường hợp liên doanh nhiề u bên thì mỗi bên có ít nhất một thành viên trong Hội đồng quản trị”. Như vậy về phần cơ cấu của công ty hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật Việt Nam. Vốn góp của các bên liên doanh là: Nhật Bản( 46% ), Việt Nam(30%), Malaysia (24%). Theo quy định tại điều 8 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 thì: Phần vốn góp của bên nước ngoài và vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định. Đối với doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lệ góp vốn tối thiểu của mỗi bên Việt Nam do Chính Phủ quy định. Như vậy nhìn từ tỉ lệ góp vốn và tỉ lệ trong Hội đồng quản trị của công ty là hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên từ những quy định của pháp luật chúng ta cũng có thể thấy một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, gây ra sự e ngại của các nhà đầu tư. Như chúng ta đã biết công ty liên doanh được thành lập dựa trên hợp đồng liên doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam hoặc
  8. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 hiệp định ký giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ nước ngoài. Về bả n chất đây là các hợp đồng kinh tế, mà theo quy định thì khi ký kết các hợp đồng kinh tế phải đảm bảo sự tự nguyện, bình đẳng, tự do thoả thuận và thống nhất ý trí. Thế nhưng với quy định mang tính chất bắt buộc cứng nhắc về số lượng thành viên là người Việt Nam trong Hội đồng quản trị đã làm mất đi nguyê n tắc bình đẳng về tự do thoả thuận. Theo quy định hiện hành thì cho dù phía Vịêt Nam có góp bao nhiêu phần trăm vốn hay nói đúng hơn là cho dù ít thì vẫn được đảm bảo số thành viên trong Hội đồng quản trị, tức là số thành viên tham gia quản lý doanh nghiệp. Trên thực tế nhà đầu tư nước ngoài luôn góp phần vốn lớn nhất, thậm chí lớn hơn nhiều lần nhưng họ vẫn không có quyền quyết định trong việc quản lý doanh nghiệp cũng như không thể thoả thuận về số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị do đã có những quy định mang tính bắt buộc của pháp luật Việt Nam. Về trình độ quản lý kinh tế của người Việt Nam còn nhiều hạn chế, các nhà đầu tư nước ngoài rất sợ làm ăn sẽ không có hiệu quả do thành viê n quản lý là người Việt Nam chiếm khá đông. Có thể nói đây là quy định cứng nhắc, mang tính có lợi cho phía Việt Nam nhiều hơn. Song nhìn từ hình trên, điều kiện của Việt Nam những quy định hiện hành cũng có những cơ sở pháp lý phù hợp, mang tính có lợi cho phía Việt Nam. Mục đích quy định số lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trị như vậ y là để phía Việt Nam có thể đóng góp ý kiến của mình nhiều hơn, có khả năng bảo vệ ý kiến. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư nước ngoàI khó gây ra khả năng lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam.
  9. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 Mặt khác đưa người Việt Nam tham gia vào quản lý các doanh nghiệp là dần để học hỏi kinh nghiệ m quản lý kinh tế của các nhà đầu tư nước ngoài, từng bước chuyển giao khoa khọc kỹ thuật tiên tiến vào Việt Nam nhằ m đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mới, đội ngũ quản lý kinh tế của Việt Nam đã được nâng cao về trình độ và kinh nghiệm quản lý thì có lẽ các nhà là m luật cần xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn. Để làm sao các nguyên tắc của hợp đồng kinh tế được đả m bảo và thực hiện thống nhất, tạo sự tin tưởng, quan tâ m của các nhà đầu tư nước ngoài khi chọn lựa đầu tư vào thị trường Việt nam. 2. Cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào đều quan tâ m đến hiệu quả đầu tư của mình làm sao càng đạt được lợi nhuận cao càng tốt. Chính vì vậy khi quyết định đầu tư vào Việt Nam các nhà đầu tư mà cụ thể ở đây là công ty Yamaha-Motor Việt Nam đã nghiên cứu một cách toàn diện: Về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các chính sách của công ty luôn gắn liền với khách hàng, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng để làm mục tiêu kinh doanh cho mình. Vì vậy trong những năm qua công ty đã làm cho người tiêu dùng mến mộ, chiếm được trái tim người tiêu dùng. Công ty còn không ngừng cả thiện mẫu mã, đưa ra thị trường nhiều sản phẩ m xe máy khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng, với giá cả mang tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó công ty yamaha-motor Việt Nam luôn gắn liền sự phat triển của mình đối với các hoạt động thể thao, văn hoá-xã hội nhằm đóng góp một phần vào các chính sách xã hội của Chính Phủ Việt Nam. Điều đó không
  10. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 những cho thấy sự gắn kết giữa sự phát triển của công ty với Chính phủ Việt Nam, người dân Việt Nam mà còn là một chiến lược quảng bá thương hiệ u của công ty. Đây là một chiến lược kinh doanh hết sức chuyên nghiệp và đem lại hiệu quả rất cao. Trong những năm tới để tiếp tục phát triển hơn nữa công ty cần có những chính sách tiếp thị mạnh mẽ hơn, da dạng hoá sản phẩ m đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng từ người có thu nhập thấp đên người có thu nhập cao và mọ i lứa tuổi. Đồng thời phải tiếp tục hướng ra thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các nước Đông Nam á. Một thị trường gần gũi với thị trường Việt Nam và nhu cầu đang còn rất lớn. Nhìn chung qua 5 nă m đi vào hoạy động của công ty Yamaha-Motor Việt Nam đã thu được mhững kết quả to lớn. Và chúng ta có thể khẳng định rằng công ty đã và đang chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Công ty Yamaha-Motor Việt Nam đã có thể coi là một ví dụ điển hình trong hàng loạt các doanh nghiệp liên doanh đang làm ăn có lãi và hiệu quả trên thị trường Việt Nam hiện nay.
  11. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 C. KẾT LUẬN Có thể nói sự thành công của công ty Yamaha-Motor Việt Nam không những giúp cho các nhà đầu tư khác thê m tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam trong quá trình thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mà còn giúp cho Chính phủ Việt Nam nhận thấy những bất cập cần sửa đổi để phù hợp hơn trong giai đoạn tới. Trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp liên doanh đầu tư tại Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Để nền kinh tế của Việt Nam ngày càng khởi sắc Chính phủ Việt Nam cần tếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư, mở rộng hơn nữa các lĩnh vực của nhà đầu tư. Với tư cách là một sinh viên đang học tập, nghiên cứu luật kinh tế. Em thiết nghĩ mình cần đi sâu tìm hiểu về các quy định của luật kinh tế cũng như mọi chủ trương đầu tư cho Việt Nam để làm sao có thể góp phần vào việc cải thiện các chính sách đầu tư, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  12. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật trường ĐHQL&KD Hà Nội. 2. Những điều cần biết về Luật thành lập công ty. < Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội > 3. Thời báo kinh tế Việt Nam. < Thư viện trường ĐHQL&KD Hà Nội > 4. Trang Web Yamaha-Motor Việt Nam. < Trang Yamaha.com >
  13. NGUYỄN ĐỨC HÙNG- LỚP 7.13 MSV:O2DO2695 MỤC LỤC A. Lời nói đầu……………………………………………………………..1 B. Nội dung……………………………………………………………….2 I.Quá trình thành lập công ty………………………………………………2 II.Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2003……………………………..4 1. Những kết quả đạt được trong năm 2003………………………………4 2. Phương trâm kinh doanh của Yamaha-Motor Việt Nam………………4 III.Đánh giá về cơ cấu tổ chức và kinh doanh của doanh nghiệp…………6 1. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………6 2. Cách thức kinh doanh của các doan nghiệp……………………………8 C. Kết luận……………………………………………………………….10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2