intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Chia sẻ: Asdada Sfasfdsa | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:24

1.910
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính lãnh thổ thể hiện bằng sự phân chia không gian sống giữa các cá thể, điều chỉnh nơi sống và được phát hiện trong sự phân bố các nhóm động vật, thực vật, cả ở trên cạn và dưới nước. Người ta gặp hiện tượng này nhiều nhất ở động vật có xương sống (chim, thú) và một số chân khớp trong việc xây tổ, đẻ trứng, chăm sóc và bảo vệ con cái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tập tính bảo vệ lãnh thổ

  1. Chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình tổ 3 Tập tính bảo vệ lãnh thổ
  2. Tính lãnh thổ thể hiện bằng sự phân chia không gian  sống giữa các cá thể, điều chỉnh nơi sống và được phát  hiện trong sự phân bố các nhóm động vật, thực vật, cả ở  trên cạn và dưới nước. Người ta gặp hiện tượng này  nhiều nhất ở động vật có xương sống (chim, thú) và một  số chân khớp trong việc xây tổ, đẻ trứng, chăm sóc và  ảo vệ con cái. b              Tính lãnh thổ là biểu hiện sự phân bố không gian sống  của cá thể trong quần thể. Lãnh thổ được hiểu là khu  vực mà cá thể hay các cá thể (ví dụ như hiện tượng  cặp đôi ở một số loài chim, thú…) thường sống và  được bảo vệ chống lại sự xâm phạm của một hoặc  một số sinh vật khác.
  3. Nguyên nhân gây nên hiện tượng tính lãnh thổ:              - Cạnh tranh thức ăn  do thiếu thức ăn.              - Cạnh tranh nơi làm  tổ, nơi cư trú.              - Cạnh tranh khi ghép  đôi hay cạnh tranh về kiếm  ăn cho các con non, cá thể  hoặc các mâu thuẫn đối  kháng khác.
  4. Kích thước lãnh thổ thường thay đổi kể cả cùng một loài trong  những môi trường sống khác nhau. Nói chung, ở những môi  trường giàu dinh dưỡng lãnh thổ thường nhỏ hơn ở những nơi  nghèo dinh dưỡng vì khi nguồn thức ăn dồi dào chỉ cần khu vực  nhỏ cũng đủ cung cấp thức ăn .              Cho đến nay, sự lựa chọn độ lớn lãnh thổ được xem xét  trong hai cơ sở sau :             - Sự điều chỉnh về kích thước trong phản ứng với mật  độ nguồn lợi.             - Sự điều chỉnh kích thước trong phản ứng với các chi  phí bảo vệ.
  5. * Cơ sở 1             Động vật điều chỉnh kích thước lãnh thổ đối với mật độ của nguồn  lợi chính thường là thức ăn, vì vậy lãnh thổ có được phải đủ lớn nhằm thỏa  mãn nhu cầu.             Những bằng chứng thực nghiệm:             - Kích thước lãnh thổ (kích thước của khu vực gia đình) có tỷ lệ  thuận với trọng lượng của cơ thể và số lượng lớn các động vật (như chim, …)             - Những phân tích nguồn lợi thường đưa ra các kích thước lãnh thổ là  nhỏ hơn ở nơi thức ăn hoặc chất dinh dưỡng dồi dào hơn.             Thao tác thực nghiệm về sự cung cấp thức ăn chỉ ra:             - Càng nhiều thức ăn được cung cấp ---> Các lãnh thổ trở nên nhỏ  hơn             - Thức ăn thưa đi ---> Các lãnh thổ trở nên lớn hơn * Cơ sở 2               Sự đa dạng trong kích thước lãnh thổ xẩy ra vì nhiều kẻ cạnh tranh  bị hấp dẫn đến những vùng giàu nguồn lợi (thức ăn, điều kiện sinh sống  tốt) và vì vậy những khu vực này cần có sự bảo vệ khu vực chặt chẽ hơn.               Mật độ nguồn lợi được tăng cường ---> Mật độ kẻ xâm nhập  tăng---> Sự bảo vệ lãnh thổ tăng lên (tiêu tốn thời gian và năng lượng)
  6. Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng lá cơ hội để lựa  chòn bạn tình (không phải mọi vùng lãnh thổ đều  như nhau). Con cái thường chọn những con đực  chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất  con đực đó có khả  năng bảo vệ một vùng lãnh thổ trù phú chắc là phải  to khỏe. Kết bạn với những con đực như vậy là  những con đực có nguồn gen tốt sẽ cho những con  mạnh khỏe là điều kiện để duy trì và phát triển nòi g  iống
  7. Tính lãnh thổ ở chim Phân chia tính lãnh thổ của chim ra làm một số kiểu:              - Khu vực được bảo vệ là nơi ghép đôi, nơi đẻ và cũng là nơi  kiếm ăn của chim non.              - Khu vực được bảo vệ là nơi ghép đôi và làm tổ nhưng  không phải là nơi kiếm ăn của chim non (các loài chim sống gần  biển).              - Chỉ có khu vực ghép đôi là được bảo vệ.              - Chỉ có tổ là được bảo vệ (như chim cánh cụt…).              - Những khu vực được bảo vệ không có liên quan đến sự sinh  sản. Khi bảo vệ lãnh thổ chúng hạn chế tối đa sự những cuộc xung đột  trực tiếp ở những đường biên. Cách thị uy thường gặp là tiếng hót  hay các tập tính khác đủ xua đuổi các cá thể cùng loài, do vậy khu  vực được tăng cường bảo vệ ở đầu mùa sinh sản thường lớn hơn  thời kỳ cuối khi mà nhu cầu thức ăn là lớn nhất. 
  8. Ví dụ, những con chim đen cánh  đỏ thiết lập vùng lãnh thổ của  mình ở những vùng đầm lầy cỏ  dại nơi mà con cái làm tổ.  Chúng xua đổi tất cả những con  đực khác trừ những con cái. Một  số con đực có vùng lãnh thổ  rộng lớn số khác thì nhỏ hơn, và  một số con thậm chí còn không  có lãnh thổ. Hiển nhiên là những  con không có lãnh thổ và lãnh  thổ nhỏ thì ít có khả năng giao  phối hơn. Những con đực có  lãnh thổ rộng lớn có nhiều cơ  hội giao phối hơn và chúng là  những con có kích thước cơ thể,  sự hung hăng và các đặc tính  hấp dẫn giới tính khác vựơt trội
  9. Tính lãnh thổ như một cơ chế phòng thủ chống lại vật ăn  thịt. Lãnh thổ có khuynh hướng được đặt cách nhau, ở một  số loài chim còn có nguỵ trang cho tổ của chúng, nhờ vậy  giúp chúng ngăn cản sự tập trung hoặc sự tạo nhóm vào  lúc sinh sản. Điều này, có thể giảm sự nguy hiểm từ vật  ăn thịt vì rất nhiều vật ăn thịt sẽ tập trung vào một loại  con mồi khi có một hoặc một số cá thể con mồi loại đó bị  phát hiện  Sự tập chung nhóm có thể thúc đẩy sự săn mồi của động  vật ăn thịt và do đó giảm tính an toàn cho mỗi cá thể con  mồ i
  10. Vào mùa xuân, những con  chim Barrow's Goldeneyes cái  bảo vệ lãnh thổ của mình trên  mặt nước (hình dưới), nơi  chúng dùng hầu hết thời của  mình trong mùa làm tổ.  Ranh giới được chỉ ra trên  hình. Chúng bảo vệ tổ bằng  cách diễn tả sự tức giận và  chiến đấu một cách trực tiếp  kẻ xâm lược, có khi cả ở dưới  nước. Những lãnh thổ xa bờ  nhỏ hơn vì chúng ít có khả  năng đựơc bảo vệ và thường  bị bỏ đi sớm. Những con chim  không có lãnh thổ định khu  thành bầy ở rìa khu vực kiếm  ăn.
  11. Tính lãnh thổ ở thú Cách đánh dấu lãnh thổ rất đa dạng ở thú:  Nhiều động vật thuộc lớp Thú dùng các chất tiết từ tuyến  thơm, nước tiều đề đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng  chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận  giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguốn thức ắn và nơi ở.  Chúng đánh dấu bằng cách để lại một bãi phân, một bãi nước  bọt hoặc động tác chà cây gây bật vỏ cây ra làm dấu hiệu  Ranh giới của lãnh thổ thường xen kẽ nhau hoặc lồng vào  nhau trong phạm vi nào đó mà con thú của hai loài ít đi lại  nhất.
  12. Động vật sẵn sàng đấu tranh, tiêu diệt đồng loại để bảo vệ lãnh  thổ
  13. Thỏ rừng cái vào mùa sinh sản chiếm cứ một khu vực nhất định  và trở nên hung dữ hơn bình thường với đồng loại, các con đực  thì ít thể hiện hơn. Khi có một con thỏ khác đi vào vùng bảo vệ  lập tức bị đánh bật ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2