intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam và đề xuất nhằm quản lý nợ công hiệu quả hơn

Chia sẻ: Dfvcx Dfvcx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

447
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam và đề xuất nhằm quản lý nợ công hiệu quả hơn nêu nợ công là một phần quản trọng trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU, hay chỉ là những nước nghèo như Châu Phi đến nước đang phát triển như Việt Nam, Campuchia, đều phải đi vay để phục vụ nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu kh6ong thì khủng hoảng nợ công có thể xáy ra với hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam và đề xuất nhằm quản lý nợ công hiệu quả hơn

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ KHOA KINH TEÁ & QUAÛN TRÒ KINH DOANH ÑEÀ TAØI NGHIEÂN CÖÙU : MOÂN : TAØI CHÍNH COÂNG THÖÏC TRAÏNG QUAÛN LYÙ NÔÏ COÂNG ÔÛ VIEÄT NAM VAØ ÑEÀ XUAÁT NHAÈM QUAÛN LYÙ NÔÏ COÂNG HIEÄU QUAÛ HÔN Giaùo vieân höôùng daãn : Sinh vieân thöïc hieän : TS.NGUYEÃN HÖÕU ÑAËNG NGUYEÃN VAÊN NHAÂN MSSV : M000251 LÔÙP : TAØI CHÍNH NGAÂN HAØNG KHOÙA 19 ÑIEÄN THOAÏI : 0939266177 Cần Thơ - 2012
  2. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn PHẦN 1: THÖÏC TRAÏNG QUAÛN LYÙ NÔÏ COÂNG ÔÛ VIEÄT NAM GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 1 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  3. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn Nợ công là một phần quản trọng trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU, hay chỉ là những nước nghèo như Châu Phi đến nước đang phát triển như Việt Nam, Campuchia, đều phải đi vay để phục vụ nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu kh6ong thì khủng hoảng nợ công có thể xáy ra với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 1. Tình hình nợ công của Việt Nam : Tại Việt Nam thời gian qua, nợ công đã đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối ngân sách nhà nước. Hiện tại, nợ công của Việt Nam vẫn đang trong giới hạn an toàn, phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định và ưu đãi. Theo tờ báo nổi tiếng Economist, đồng hồ tổng nợ toàn cầu (Current Global Public Debt) ghi nhận mỗi người Việt Nam hiện tại đang gánh số nợ 776.89 USD (Cập nhật ngày 01/11/2012). So với thế giới, nợ công của Việt Nam đang ở mức trung bình cả về giá trị tuyệt đối, bình quân đầu người, và cả tỷ lệ so với GDP. Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới. Theo số liệu mà Economist cung cấp, tổng mức nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 69,51 Tỷ USD, tương đương 49,7% GDP, tăng 12,6% so với năm 2011. Theo dự báo, đến năm 2013, nợ công của Việt Nam tăng lên mức 77,59 tỷ USD, tương đương tăng 11,6%. Khi đó, nợ công bình quân đầu người củ Việt Nam sẽ tăng lên mức hơn 860 USD, nhưng tỉ lệ nợ công/GDP sẽ giảm còn 48,4%. Theo Bộ Tài chính hiện các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức an toàn và nợ công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ công, các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí trả nợ từ 14 -16% tổng số thu ngân sách (giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn cảnh báo là dưới 15%). So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm thì chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình. GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 2 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  4. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn Bảng: Số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 Tuy nhiên, để đưa ra một chỉ số giới hạn an toàn cho vấn đề nợ công của một quốc gia là khó khăn và nhiều khi không thực hiện được. Mỗi quốc gia có một đặc thù kinh tế cho riêng mình, nếu chỉ xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ công tính trên GDP để xác minh mức độ an toàn là chưa đủ, chưa phản ánh dúng thực chất vấn đề. Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân trong buổi hội thảo kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13 đặt cảu hỏi : “Nợ công ở Việt Nam – An toàn hay báo động?”. Bội chi ngân sách kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến nợ công và nợ nước ngoài đã đến mức báo động chứ không phải ở ngưỡng an toàn, trong phạm vi an toàn. Đại biểu nói : “Tôi cho rằng nợ công Việt Nam đang ở mức báo động”. Ông Ngân quả quyết và phân tích, theo ước tính, đến cuối 2011 là 54,5% GDP, nợ nước ngoài là 41,5%GDP, tương đương 50 tỷ USD. Nếu so với dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay (chỉ khoảng 14 - 15 tỷ USD) thì số nợ nước ngoài gấp tới hơn 3 lần. So sánh với các nước trong khu vực thì thấy, hiện Thái Lan nợ công (gồm nợ nước ngoài, nợ Chính phủ, nợ doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh) chỉ có 44,1%GDP thôi trong khi dự trữ ngoại hối của họ là 176 tỷ USD. Indonesia, Malaysia nợ công chỉ có 26,9% GDP, Philippines 47,3%... “Nhìn họ để thấy nợ của mình lên tới 54,5%GDP là ở mức nguy hiểm rồi. Với lại, nợ công, nợ nước ngoài của các nước là thặng dư cán cân thương mại, là xuất siêu có dư để trả nợ nước ngoài, còn ta thì ngược lại, năm nào cũng nhập siêu cao, lấy đâu để trả nợ nước ngoài”, ông Ngân lo lắng. Nợ công và tỷ lệ nợ công tính trên GDP của Việt Nam không phải là cao. Nếu nói về khả năng trả nợ thì hàng năm Việt Nam chỉ phải trả nợ nước ngoài cả gốc lẫn lãi khoảng 1 tỷ USD, đây là số tiền không lớn để chúng ta trả nợ nước ngoài (chỉ tính riêng việc chúng ta xuất khẩu dầu thô đủ khả năng để trả nợ gốc và lãi nợ nước ngoài hàng năm). Các món vay nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn là vay nợ dài hạn. GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 3 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  5. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn Tuy nhiên, theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Với thực trạng này, rõ ràng chi phí trả lãi đang trở thành gánh nặng ngày càng gia tăng của Chính phủ. 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : Nghiên cứu tình hình nợ công tại một số nước châu Âu có thể giúp rút ra một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới khủng hoảng như sau: một là, tất cả các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Tình hình thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm ; hai là, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế (ví dụ : chi phí quốc phòng – an ninh, chi trợ cấp xã hội, chi trả lương hưu cho công chức, chi bù lãi suất ngân hàng cho các dự án công ích, chi lễ tân nhà nước hay các lễ kỷ niệm,…); ba là, thời gian thực hiện dự án kéo dài. Hiếm có dự án công nào hoàn thành đúng tiến độ. Hậu quả là tiền lãi phải trả trên nợ vay tăng ; bốn là, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thường thấp hơn các dự án vay vốn thương mại của khu vực tư) ; năm là, trách nhiệm người đi vay không cao vì những người tham gia quyết định vay nợ không hẳn là những người sẽ phải lo trả nợ nhất là khi người vay không có cơ hội tái đắc cử ; và sáu là, Chính phủ có khả năng che đậy các vấn đề bất cập của tình hình nợ công trong một thời gian khá dài (có thể tới 10 năm) nên việc điều chỉnh chính sách khắc phục không được kịp thời. Để không bị cuốn vào khủng hoảng nợ công, các nước đang phát triển cần tránh : - Vay nợ quá nhiều, nhất là vay nợ nước ngoài. Tốt nhất là không để tỉ lệ nợ nước ngoài vượt quá 50% tổng số nợ công . - Vay nợ mà không rõ hay không chắc khả năng trả nợ. Đây là nguyên nhân khiến các Chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ để rồi nợ ngày càng chồng chất với lãi suất ngày càng cao mà không tạo ra giá trị gia tăng mới. - Chấp nhận lãi suất vay nợ công cao hơn lãi suất vay thương mại. - Coi trọng mục tiêu chính trị ngắn hạn hơn hiệu quả kinh tế dài hạn. - Ban hành các quyết định vay nợ trong một phạm vi hẹp những người có quyền lực mà thiếu phản biện và có trách nhiệm cá nhân đầy đủ. GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 4 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  6. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn PHẦN 2: MOÄT SOÁ ÑEÀ XUAÁT NHAÈM QUAÛN LYÙ HIEÄU QUAÛ NÔÏ COÂNG ÔÛ VIEÄT NAM GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 5 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  7. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn  Phát triển nội lực nền kinh tế Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thô hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.  Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả - Công khai, minh bạch về tài chính Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị công nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản trị nợ công. Theo hướng dẫn quản lý nợ công của IMF (2003) cũng như Cẩm nang minh bạch tài khóa (2007), cần đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơ bản như sau: Thứ nhất, xác định rõ vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của Chính phủ. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa. Thứ hai, khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế; chính sách và vai trò quản lý của khu vực công phải rõ ràng và được công bố công khai. Thứ ba, về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững; thiết lập và kiểm soát cơ quan/tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ. Thứ tư, luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh. Luật cũng phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹ chứng khoán không bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ. Tất cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tra của Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho công chúng. Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 6 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  8. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và công khai cho công chúng. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng thông tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thông tin công khai về nợ còn nhằm tăng cường khả năng can thiệp và phòng ngừa tình huống xấu xảy ra. - Cải cách hành chính Việc cải cách hành chính nhà nước cần được thực hiện trên tất cả các nội dung: Thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,... Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thông tin đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của bộ, địa phương để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công. - Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động ngân hàng, cụ thể : + Về hoạt động kiểm toán : Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm. + Về hoạt động ngân hàng: Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.  Thay đổi cơ cấu nợ công Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ công, Chính phủ Việt Nam nên phát hành trái GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 7 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  9. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng các đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.  Kiểm soát nợ công ở mức an toàn Để kiểm soát nợ công ở mức an toàn, cần phải xác định được đâu là mức an toàn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/GDP và nợ nước ngoài/GDP). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ công. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia... Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy những nước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Thái Lan (1996) chỉ có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%...  Sử dụng hiệu quả nợ công Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau: - Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạng tham nhũng, quan liêu. - Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước. - Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước. GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 8 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
  10. Thöïc traïng quaûn lyù nôï coâng ôû Vieät Nam vaø ñeà xuaát nhaèm quaûn lyù nôï coâng hieäu quaû hôn Tài liệu tham khảo :  The Economists Intelligence Unit’s global public debt clock, www.economist.com  Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn  Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2009), “Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công”, Tạp chí Kinh tế phát triển số tháng 9/2009. GVHD: TS.Nguyeãn Höõu Ñaëng 9 SVTH : Nguyeãn Vaên Nhaân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2