intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Tổ chức lao động khoa học: Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

148
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài tiểu luận gồm có 4 phần: Những vấn đề chung về kỷ luật lao động, các nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động, nguyên tắc và trách nhiệm kỷ luật lao động, các biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Tổ chức lao động khoa học: Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp

  1. TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC Đề tài: Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao   động trong doanh nghiệp. 1
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................3 NỘI DUNG......................................................................................................4 I. Những vấn đề chung về kỷ luật lao động...................................................4 II. Các nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động.................................8 III. Nguyên tắc và trách nhiệm kỷ luật lao động............................................11 IV. Các biện pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp..14 KẾT LUẬN......................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................26 2
  3. MỞ ĐẦU Kỷ luật lao động trong doanh nghiệp là những tiêu chuẩn quy định hành   vi cá nhân của người lao động mà doanh nghiệp xây dựng nên dựa trên cơ sở  pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã  hội. Kỷ luật lao động là cơ  sở, nền tảng của quan hệ lao động trong doanh  nghiệp, dựa vào những quy định, chuẩn mực chung của kỷ luật lao động mà  các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ  của  mình từ đó giúp họ  thực hiện công việc một cách hiệu quả  với năng suất và  chất lượng cao. Chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ làm cho thời gian lao động  hữu ích tăng lên. Các quy trình công nghệ  được bảo đảm, máy móc thiết bị,  vật tư nguyên liệu… được sử dụng tốt hơn vào mục đích sản xuất từ đó quá  trình sản xuất diễn ra liên tục tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ khoa học kỹ  thuật kinh nghiệm tiên tiến vào sản xuất. Do vậy các doanh nghiệp cần phải hết sức coi trọng công tác kỷ  luật  lao động, coi đó là một trong những nhiệm   vụ  quan trọng hàng đầu trong   việc củng cố  mối quan hệ  lao động trong doanh nghiệp và cần đưa ra các  chính sách quy định hợp lý về  kỷ luật lao động và các biện pháp nhằm đảm   bảo thực hiện kỷ luật lao động một cách có hiệu quả. Xuất phát từ vai trò của kỷ luật lao động trong doanh nghiệp và trước   đòi hỏi thực tiễn em xin chọn đề  tài: "Các biện pháp tăng cường kỷ  luật   3
  4. lao động trong doanh nghiệp" để đưa ra một số ý kiến chủ quan của cá nhân  em về kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thuỳ Anh  đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em. Rất mong được sự giúp đỡ  của Thầy Cô  và các bạn. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 4
  5. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm Kỷ  luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của   người lao động mà doanh nghiệp xây dựng nên dựa trên cơ  sở  pháp lý hiện  hành và các chuẩn mực đạo đức xã  hội. 2. Vai trò, nội dung của kỷ luật lao động trong doanh nghiệp 2.1. Phân biệt kỷ  luật lao động xã hội chủ  nghĩa với kỷ  luật lao   động trong xã hội khác. Kỷ luật lao động là nền tảng để xây dựng xã  hội, không có kỷ luật thì  không thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất   và các hoạt động của họ trong các tổ chức xã  hội. Kỷ luật lao động là những   tiêu chuẩn quy định hành vi của con người trong xã  hội, nó được xây dựng  dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và những chuẩn mực đạo đức xã  hội. Ngoài  kỷ luật nói chung trong sản xuất, xã  hội còn có kỷ luật bộ phận như: kỷ luật   lao động, tổ chức của các tổ chức đảng, các đoàn thể. Tính chất của kỷ  luật trong quá trình lao động là do quan hệ  sản xuất   thống trị  xã hội mà trước hết là quan hệ  sở  hữu về  tư  liệu sản xuất quyết   định. Mỗi khi phương thức sản xuất xã  hội thay đổi thì bản chất và hình thức   kỷ luật lao động cũng thay đổi. Dưới chế độ nô lệ kỷ luật lao động được đặc  trưng bằng tính chất mất nhân quyền và sự phụ thuộc hoàn toàn của người nô  lệ  vào chủ  nô. Tổ  chức lao động phong kiến dựa vào kỷ  luật roi vọt cưỡng   bức một cách thô bạo quần chúng nông dân. Tổ chức lao động tư bản dựa vào   kỷ  luật chết đói; vào  cưỡng bức kinh tế  đối với công nhân làm thuê. Sự  ra   đời của phương thức  sản xuất xã  hội chủ  nghĩa kèm theo sự  ra đời và phát  5
  6. triển của kỷ luật lao động sản xuất mới. Kỷ luật lao động xã  hội chủ  nghĩa   là biểu hiện quan hệ sản xuất dựa trên chế  độ  công hữu tư liệu sản xuất và  quan hệ  xã hội hợp tác tương trợ  của những người công nhân đã thoát khái   ách áp bức bóc lét, quan hệ sản xuất đó tạo ra và khuyến khích mối quan hệ  tự nguyện tự giác đối với lao động là nghĩa vụ  đối với xã hội. Lênin đã viết  rằng: "Tổ chức lao động cộng sản chủ nghĩa mà bước đầu tiên là chủ  nghĩa   xã  hội thì dựa vào và ngày càng dựa vào kỷ luật tự  nguyện tự giác của chính   ngay những người lao động".  Tính tự nguyện tự giác của kỷ luật  lao động   xã  hội chủ nghĩa là điểm khác nhau cơ bản so với kỷ luật lao động của các   hình thái xã hội có đối kháng giai cấp. Kỷ luật lao động là cơ sở để thông qua  đó xây dựng nên những quan hệ lao động mới chỉ có trong chế độ xã  hội chủ  nghĩa, là động lực cho sự phát triển nhân cách con người. Kỷ luật lao động xã  hội chủ nghĩa là do những người lao động xây dựng nên và tự nguyện tự giác  chấp hành nó. Do vậy, xây dựng và củng cố  kỷ  luật lao động xã   hội chủ  nghĩa là trách nhiệm của mọi thành viên trong tập thể. Lênin đã tiên đoán  rằng: việc xác lập kỷ luật lao động xã  hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài  và liên quan chặt chẽ  với việc đấu tranh khắc phục những tàn dư  của văn  hoá, đời sống thói quen tập tục và quan trọng nhất là trong quan hệ giữa con  người với con người với tài sản xã hội, trách nhiệm của người lao động với   đồng đội và chính bản thân mình. Quá trình đó không thể hình thành một cách  tự phát mà phải được tiến hành bằng  một công việc về  chính trị  và tổ  chức   to lớn của những người lao động. Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranh   không khoan nhượng với bất kỳ một biểu hiện vô kỷ luật nào. Từ  những vấn đề  trên có thể  đi đến kết luận là kỷ  luật lao động xã  hội chủ nghĩa là sự tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc tự nguyện, tự  giác của những người lao động đối với các nội quy lao động trong các cơ  quan, xí nghiệp và tổ  chức, đồng thời đó cũng là thước đo đạo đức và lối   sống xã  hội chủ nghĩa của người lao động. 6
  7. 2.2. Nội dung của kỷ luật lao động  Kỷ luật lao động là một khái niệm rộng. Về mặt nội dung bó bao hàm  kỷ luật về  lao động, kỷ  luật lao động về  quy trình công nghệ  và kỷ  luật về  sản xuất. Kỷ  luật lao động được quy định trong pháp luật của Nhà nước. Bao  gồm: * Nghĩa vụ chấp hành thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. * Nghĩa vụ  chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của   người sử dụng lao động. * Nghĩa vụ chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về an toàn lao   động, vệ sinh lao động. * Nghĩa vụ chấp hành bảo vệ tài sản, bảo vệ bí mật kinh doanh  và bí   mật công nghệ của doanh nghiệp. 2.3. Vai trò của kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Kỷ luật lao động có một vai trò rất to lớn trong sản xuất. Bất kỳ một   nền sản xuất xã  hội nào còng không thể thiếu được kỷ luật lao động. Bởi vì   để  đạt được mục đích cuối cùng của sản xuất thì phải thống nhất mọi cố  gắng của công nhân, phải tạo ra một trật tự cần thiết và phối hợp hành động  của mọi người tham gia vào quá trình sản xuất. Trong điều kiện của chủ  nghĩa xã  hội việc tôn trọng kỷ luật lao động một cách thường xuyên là một  trong những điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế và trên cơ sở đó nâng cao  đời sống công nhân lao động. Chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ làm cho thời   gian lao động hữu ích tăng lên. Các quy trình công nghệ  được đảm bảo, máy  móc thiết bị, vật tư  nguyên vật liệu… được sử  dụng tốt hơn vào mục đích   sản xuất… tất cả những cái đó làm tăng số lượng sản phẩm. Tăng cường kỷ  luật lao động sẽ giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục   và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, những kinh   7
  8. nghiệm trên vào sản xuất. Ngoài ra tăng cường kỷ  luật lao động còn là một   biện pháp để  giáo dục và rèn luyện con người lao động mới phát huy tinh  thần trách nhiệm, ý thức tập thể và góp phần xây dựng một xã  hội kỷ cương   trật tự. 3. Các hình thức kỷ luật lao động Có 3 hình thức kỷ luật lao động đó là: * Kỷ  luật lao động ngăn ngừa (phê bình) dựa trên cơ  sở  đưa ra những   sự  nhắc nhở  và phê bình nhẹ  nhàng có tính xây dựng. Người lao động thấy   bản thân không tự bôi xấu xỉ nhục. Trong kỷ luật lao động ngăn ngừa, thông qua những người quản lý trực   tiếp sẽ giải thích rõ những sai sót, sử dụng cách tiếp cận hữu ích không chính  thức và cho phép người dưới quyền tự chủ làm việc. * Kỷ  luật lao động khiển trách là hình thức kỷ  luật chính thức hơn và   được tiến hành tế nhị, kín đáo "phía sau cánh cửa". Mục đích là tiếp cận tích   cực nhằm tạo cơ  hội cho người vi phạm sửa chữa vấn để  và tránh lặp lại  trong tương lai  làm cho người lao động hiểu rõ điều họ đang làm không được   chấp nhận nhưng mọi việc có thể sẽ đủ thoả mãn nếu họ thực sự có chuyển   biến theo hướng mong đợi của doanh nghiệp. Người quản lý phải có trách nhiệm trong việc đạt được sự nhất trí với  những người dưới quyền bằng những thủ tô và phải giám sát họ. * Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng áp dụng đối với người vi phạm   kỷ luật. Đôi khi còn được gọi là kỷ luật đúng đắn hoặc "kỷ luật tiến bộ" bởi  nó  đưa ra những  hình phạt nghiêm khắc hơn, tăng theo thời gian  đối với  những người bị kỷ luật. Thông thường, các mức nối tiếp của kỷ luật trừng phạt như sau: ­ Cảnh báo miệng 8
  9. ­ Cảnh báo bằng văn bản ­ Đình chỉ công tác ­ Sa thải Trị những sai phạm rất nghiêm trọng như ăn cắp hoặc làm giả tài liệu  cơ quan, một người mắc lỗi rất hiếm khi bị sa thải ngay khi mắc lỗi l ần đầu.  Bởi vậy khi áp dụng   hình thức sa thải người quản lý cần chứng tỏ  được   rằng đã cố  gắng giáo dục người phạm lỗi nhưng không có chuyển biến tích  cực. 4. Các loại vi phạm kỷ luật lao động Việc vi phạm kỷ luật lao động cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau   như: * Người lao động vi phạm các quy định và nội dung của doanh nghiệp   đã được niêm yết và thông báo. * Người  lao  động thực hiện công việc không  đạt các yêu cầu, tiêu  chuẩn thực hiện công việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của bộ phận và của   doanh nghiệp. * Người lao động có biểu hiện các hành vi thiếu nghiêm túc, và phạm   pháp chống đối doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên  thị trường. II. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Nguyên nhân về phía người lao động 1.1. Do người lao động chưa nắm được các chính sách, quy định về   kỷ luật lao động của doanh nghiệp. 9
  10. Các chính sách, nội quy lao động là văn bản cụ thể hoá những quy định,   của pháp luật doanh nghiệp về nghĩa vụ  lao động trong một đơn vị  sử  dụng  lao động nhất định.  Nếu người lao động không nắm vững những quy định này thì một cách  vô ý thức họ sẽ vi phạm các quy định đó. 1.2. Do người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong lúc thể trạng   không tốt Khả   năng  lao  động,  năng  suất  lao   động,  chất  lượng  công  việc  của  người lao động phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: trình độ tay nghề, kỹ  năng, kỹ  xảo, điều kiện làm việc, nhân viên phục vụ… nhưng cũng có một  nhân tố rất quan trọng quyết định đến mực hoạt động của người lao động là  thể trạng của họ. Thể trạng của người lao động  là tổng hợp các nhân tố sau:  sức cơ bắp, tâm lý, tâm trạng của người lao động khi người lao động có thể  trạng không tốt (cơ thể khoẻ mạnh, tâm trạng vui vẻ) thì họ sẽ  làm việc với   tinh thần hăng say, tập trung mọi hoạt động đạt kết quả  cao, ngược lại khi   người lao động cảm thấy mệt mỏi, buồn phiền vì một vấn đề  nào đó thì họ  sẽ  mất tập trung trong công việc, làm việc kém năng suất dễ  xảy ra tai nạn   lao động và không thực hiện đúng quy trình công nghệ  và dẫn đến vi phạm   kỷ luật. 1.3. Do người lao động bất bình với người quản lý và có ý chống   đối với người quản lý. Bất bình của người lao động là sự  không đồng ý, là sự  phản đối của   người lao động đối với người sử  dụng lao động về  các mặt: thời gian lao  động, tiền lương, điều kiện lao động… Bất bình có thể có nguyên nhân rõ ràng, bất bình tưởng tượng hoặc bất   bình im lặng và bất bình được bày tỏ. Nguyên nhân có thể là do lỗi của người   quản lý hoặc cũng có thể  do người lao động tưởng tượng ra người quản lý  10
  11. đối xử bất công với mình. Tuy nhiên, vì với bất cứ lý do nào khi bất bình xảy  ra cũng gây cho người lao động tâm lý không tốt và ảnh hưởng tiêu  cực đến  tinh thần thái độ  của họ  đối với tổ  chức, từ đó dễ  dẫn đến vi phạm kỷ  luật   lao động. 1.4. Do trình độ chuyên môn của người lao động còn hạn chế.  Trình độ  chuyên môn của người lao  động là kỹ  năng, kỹ  xảo, kinh   nghiệm của người lao động về thực hiện công việc quy trình công nghệ, nếu   trình độ  không tốt sẽ  dẫn đến thực hiện công việc thiếu năng suất, không  đảm  bảo chất lượng, vi phạm quy trình công nghệ  và dẫn đến vi phạm kỷ  luật lao động. 2. Nguyên nhân từ phía người quản lý 2.1. Thiếu sót trong công tác thiết kế, ban hành các chính sách, quy   định về kỷ luật lao động. Chính sách, nội quy kỷ  luật lao động là những văn bản cụ  thể  hoá   những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà doanh  nghiệp xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo  đức xã  hội. Nội dung của các chính sách đó bao gồm các điều khoản quy định về  hành vi của người lao động trong các lĩnh vực liên quan đến thực hiện nhiệm  vụ lao động như: số lượng và chất lượng công việc, quy trình công nghệ, thời   gian làm việc, thời giờ  nghỉ  ngơi… các hình thức kỷ  luật lao động và trách  nhiệm vật chất. Nếu các chính sách, quy định đó thừa hoặc thiếu một trong những nội   dung trên hoặc vi phạm các nguyên tắc kỷ  luật lao động sẽ  dẫn đến người  lao động không hiểu, không phục, thực hiện không đúng dễ dẫn đến vi phạm   kỷ luật lao động. 11
  12. 2.2. Do việc truyền tải thông tin đến người lao động không kịp thời   và đẩy đủ. 2.3. Do thiếu sót trong công tác quản lý nhân sự. Đó là thiếu sót trong  các khâu: * Tuyển  mộ, tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực. Nếu cán bộ nhân sự  tuyển mộ, tuyển chọn sai hoặc đào tạo không đúng đối tượng sẽ  dẫn đến  tuyển được người lao động kém chất lượng không đáp  ứng được yêu cầu  công việc, thái độ không tốt dễ dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động. * Bố  trí công việc, phục vụ  nơi làm việc. Đây là những khâu nhằm  đảm bảo cho mỗi người lao động thực hiện một công việc phù hợp và giúp  cho dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục. Nếu bố  trí công việc phục vụ  nơi   làm việc không tốt sẽ dẫn đến ngõng dây chuyền sản xuất. * Tiền lương là động lực chủ  yếu của người lao động. Nó kích thích   người lao động tích cực làm việc và thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Nếu   tiền lương không đảm bảo, không chính xác thì người lao động không có  động lực làm việc tốt và thực hiện công việc không đạt năng suất, hiệu quả  có thể dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động. * Điều kiện làm việc: là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất   có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. Cải thiện các điều kiện lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong doanh   nghiệp. Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện có  hiệu quả  các quá trình lao động. Cải thiện điều kiện lao động còn nâng cao   hứng thú trong lao động, tạo điều kiện cho việc giáo dục tinh thần lao động,  điều kiện lao động là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến duy trì   kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. 12
  13. III. NGUYÊN TẮC VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG  1. Nguyên tắc Nền tảng của kỷ  luật trong quản lý nguồn nhân lực là việc giáo dục,   đào tạo và chỉ dẫn tốt. Ban quản lý phải luôn luôn giúp người lao động hiểu   rằng, nếu mọi việc không được thực hiện đúng quy tắc đã định thì những   hình phạt sẽ được áp dụng. Chính vì vậy người quản lý phải hướng dẫn các quy tắc và những hình  phạt áp dụng trong trường hợp sai phạm một cách kịp thời, để  họ  hiểu rằng   ban quản lý có quyền áp dụng những hình phạt. Một người giữ  gìn kỷ  luật   tốt là người biết tâm lý của  một người, họ tiến hành công việc đúng yêu cầu  chỉ dẫn thì vấn đề kỷ luật lao động trong doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt. Muốn kỷ luật có hiệu quả trong doanh nghiệp cần tuân thủ theo những  nguyên tắc sau: * Xây dựng hệ thống kỷ luật một cách rõ ràng hợp lý và cơ  thể  không  dựa vào ý muốn cá nhân, trong đó quy định rõ các điều khoản kỷ luật, mức độ  vi phạm kỷ luật và các hình thức kỷ luật tương ứng, đồng thời phải xây dựng   cơ chế khiếu nại tạo điều kiện cho việc thông tin hai chiều trong kỷ luật một   cách dân chủ, công khai, công bằng với người lao động. Để xây dựng, doanh nghiệp cần căn cứ vào tính chất và  bản chất hành  vi tính chất nghề nghiệp, vị trí công việc mà họ đảm nhận cũng như trình độ  hiểu biết của người lao động. * Phải quy định rõ trách nhiệm của người có liên quan đến kỷ luật lao  động, nhằm tránh tình trạng û lại, thụ động chồng chéo và đổ lỗi cho nhau khi   vi phạm kỷ luật lao động và xử lý lao động. * Phải thông tin đẩy đủ  và xử  lý kịp thời các điều khoản của kỷ  luật  lao động đến mọi người lao động nhằm khuyến khích ý thức tốt tự thực hiện   13
  14. giữ  gìn kỷ  luật trong từng người lao động và kỷ  luật tổ, nhóm trong các tổ  nhóm làm việc. * Việc phổ  biến các điều khoản của kỷ  luật đến mọi người lao động  có thể thông qua các cuốn số  tay hướng dẫn giới thiệu về doanh nghiệp qua   các văn bản, công văn, hợp đồng, thoả   ước tập thể, hay niêm yết trên bảng   thông báo của doanh nghiệp. * Khi thông báo các nội dung của kỷ  luật lao động, điều khôn khéo là  phải thông báo những xử  phạt đối với những hành vi vi phạm tuy nhiên kỷ  luật không được cướp đi lòng tự trọng của người lao động ở bất cứ nơi nào,   lúc nào việc giải thích rõ lý do đối với mỗi điều khoản trong kỷ  luật cần  thiết. * Trước khi tiến hành kỷ  luật, cần phải tiến hành điều tra xác minh   được các vi phạm, mức độ  vi phạm và các hình thức kỷ  luật tương  ứng đã  được quy định và thông báo cho người vi phạm biết. * Trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt trong việc sa thải, người quản  lý phải chứng minh rõ ràng người lao động đã phạm lỗi hoặc bị  coi là tội  phạm. Khi đã xác định rõ các sai phạm vì việc xử  lý kỷ  luật phải được thực   hiện một cách nhất quán và công minh theo đúng nội quy quy chế đã đề ra và   thông báo cho người lao động biết về hình thức kỷ luật họ phải chịu và giới  hạn về thời gian đối với hình thức kỷ luật đó. 2. Trách nhiệm đối với kỷ luật lao động Kỷ  luật là trách nhiệm của mọi người trong hoạt  động của một tổ  chức, một doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau đều có  một trách nhiệm với kỷ  luật khác nhau trong việc giữ  gìn kỷ  luật trong tập   thể  lao động. Việc phải định trách nhiệm với kỷ  luật càng rõ ràng càng tạo  điều kiện cho việc duy trì kỷ  luật trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt  14
  15. động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là trách nhiệm đặc biệt đối với việc duy  trì kỷ luật trong nội bộ doanh nghiệp: * Người quản lý bộ phận: họ là người thay mặt cho doanh nghiệp tiếp   xúc hàng ngày với người lao động trong bộ  phận quản lý là người đương  nhiên chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về kỷ luật lao động. Do đó, người quản lý bộ phận phải hiểu biết về kỷ luật lao động, các  quy tắc, thông lệ  cần thiết để  quản lý tốt, phải hiểu rõ nhân cách của mọi   người dưới quyền và có cách thức đối xử công bằng, đúng mực. Người quản lý bộ phận cần đào tạo cho nhân viên của mình về kỷ luật   lao động trong doanh nghiệp, để  họ  biết điều gì nên hay không nên làm, khi  gia nhập vào nhóm làm việc với các đặc tính cá nhân là phải tuân theo kỷ luật   lao động chứ không thể theo lề thói thông thường của bản thân. Đây thực sự là một thử thách lớn, một trách nhiệm nặng nề với người   quản lý bộ phận. * Phòng quản trị nhân lực: phải là người đào tạo và hướng dẫn cho ng­ êi quản lý bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật nhằm giúp họ làm   quen với những khía cạnh của công tác kỷ luật. Phòng quản trị nhân lực chịu   trách nhiệm chính về  việc thiết kế  chính sách, thủ  tục và thực hiện kỷ  luật   lao động trong doanh nghiệp. * Công đoàn là một lực lượng hỗ trợ trong việc thi hành kỷ luật như hỗ  trợ  giáo dục ý thức kỷ  luật và xử  trí các vụ  việc vi phạm kỷ  luật, cũng như  hỗ  trợ  trong việc đề  ra các chính sách đúng đắn về  kỷ  luật lao động. Được   thể  hiện trong các hợp đồng lao động, thoả   ước lao động tập thể  ban hành  nội quy lao động. * Ban quản lý cấp cao: hội đồng quản trị  thông qua giám đốc doanh  nghiệp phải  ủng hộ  và hỗ  trợ  phát triển và duy trì hệ  thống kỷ  luật trong   doanh nghiệp. Ban   quản lý cấp cao đại diện là Giám đốc là người chủ  trì   15
  16. việc xây dựng và phê duyệt các chính sách và thủ  tục hợp lý trong doanh  nghiệp, trực tiếp tổ chức thực hiện tốt các quy chế này. * Người lao động có trách nhiệm tuân thủ  các quy tắc, quy chế  làm  việc để đạt tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. IV.   CÁC   BIỆN   PHÁP   NHẰM   TĂNG   CƯỜNG   KỶ   LUẬT   LAO  ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Soạn thảo, đề  ra các chính sách, quy định về  kỷ  luật lao động  trong doanh nghiệp một cách hợp lý. 2. Biện pháp tác động đến nhận thức của người lao động.  Biện pháp giáo dục thuyết phục đối với những người đã vi phạm kỷ  luật lao động đóng một vi trò hết sức quan trọng. Biện pháp này được xuất   phát từ bản chất kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là dựa trên cơ sở quan hệ  tự  nguyện tự  giác của người lao động đối với việc chấp hành kỷ  luật lao   động. Trong giáo dục thuyết phục cần đặc biệt chú ý giáo dục nhận thức về  kỷ  luật lao động cho các thành viên mới  bước vào cuộc sống lao động. Có   nhiều hình thức để tiến hành giáo dục nhận thức về kỷ luật lao động như: * Tuyên truyền phổ biến các nội quy lao động trong xí nghiệp. * Thảo luận kiểm điểm tình hình kỷ  luật lao động  ở  các cuộc họp tổ  sản xuất phân xưởng, bộ phận sản xuất và toàn xí nghiệp. * Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo kịp thời tình  hình kỷ luật lao động trong nội bộ xí nghiệp. * Tâm sự  gặp gì của các công nhân tiên tiến lâu năm có uy tín đối với   các công nhân trẻ về kỷ luật lao động. Trong biện pháp giáo dục thuyết phục   các tập thể lao động có vai trò quyết định. Các tập thể lao động là những đơn   vị, cơ bản của nền sản xuất xã  hội. Là nơi giáo dục đào tạo hình thành nhân   cách con người mới xã  hội chủ nghĩa. Là nơi trực tiếp phát hiện và đấu tranh  16
  17. với những hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động. Trong điều kiện nước ta về  vấn đề kỷ luật lao động các tập thể lao động có quyền sau đây: ­ Qua đại hội công nhân viên chức và tổ  chức công đoàn tập thể  lao   động có quyền thông qua nguyên tắc trật tự nội quy lao động của tập thể đơn  vị mình. ­ Có quyền bàn bạc về  tình hình kỷ  luật lao động và đề  ra các biện   pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị. ­ Có quyền dùng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần như  bình xét các danh hiệu, đề nghị khen thưởng cho những công nhân gương mẫu  về kỷ luật lao động. ­ Có quyền thi hành kỷ  luật lao động và đề  nghị  chính quyền thi hành  kỷ luật lao động đối với công nhân vi phạm kỷ luật. Trong trường hợp biện pháp giáo dục thuyết phục không có tác dụng  đối với người lao động vi phạm kỷ  luật hoặc vi phạm kỷ  luật lao động  ở  mức độ  nặng thì phải sử  dụng biện pháp hành chính cưỡng bức. Biện pháp   này có cơ  sở  pháp lý là luật lệ  lao động và các văn bản pháp quy của Nhà  nước về lao động. Các hình thức kỷ luật có thể áp dụng là: + Phê bình. + Cảnh cáo. + Hạ  tầng công tác, hạ  cấp bậc kỹ  thuật chuyển sang làm công việc  khác. + Buộc thôi việc. Tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, mức độ tái phạm và sự thành khẩn của người vi  phạm mà hội đồng kỷ luật xí nghiệp xem xét và quyết định áp dụng hình thức  kỷ  luật thích hợp. Bên cạnh hình thức kỷ  luật về  hành chính cũng cần áp   dụng hình phạt về  kinh tế  đối với công nhân vi phạm kỷ  luật như  cắt các  17
  18. phần thưởng, bồi thường một phần hoặc toàn bộ  phần giá trị  vật chất nếu  làm hư  hại đến tài sản xã  hội chủ  nghĩa và tài sản tập thể. Để  củng cố  kỷ  luật kỷ  luật lao động cần phải kết hợp chặt chẽ  hợp lý các biện pháp giáo  dục, thuyết phục và hành chính cưỡng bức. Việc lựa chọn biện pháp nào là  tuỳ thuộc ở mức độ vi phạm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Biện pháp giáo  dục rất có hiệu lực và là phương tiện chủ yếu để giáo dục thái độ tự giác đối  với lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động. Tuy nhiên, trong nhiều  trường hợp không tránh khỏi dùng các biện pháp hành chính   cưỡng bức.  Cũng cần phải thấy rằng hình phạt chỉ hợp lý khi nó cần thiết. 3. Các biện pháp ngăn ngừa vi phạm kỷ luật lao động.  Muốn ngăn ngừa vi phạm kỷ luật lao động cần phải thực hiện tốt các   khâu trong công tác quản trị như: Tăng cường kỷ  luật lao động là một phương hướng của tổ  chức lao   động khoa học. Kỷ luật lao động được duy trì nghiêm túc là cơ sở để áp dụng  các phương hướng khác của tổ  chức lao động khoa học. Đồng thời tổ  chức  lao động khoa học là  điều kiện, là phương tiện để củng cố kỷ luật lao động  tổ  chức quá trình lao động có  ảnh hưởng đến tập quán, tâm lý thói quen của   con người đến tinh thần trách nhiệm trước tập thể  và  xã hội. Tổ  chức lao  động ở trình độ cao sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối  với công việc của mình, xoá bỏ  các điều kiện có thể  dẫn đến vi phạm kỷ  luật lao động. Ngược lại, nếu tổ chức lao động còn nhiều thiếu sót sẽ là điều   kiện thuận lợi để  đưa công nhân tới vi phạm kỷ  luật lao động. Các phương  hướng chủ yếu sau đây của tổ chức lao động khoa học có ảnh hưởng tới kỷ  luật lao động. * Cải tiến tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Tại nơi làm việc có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất như sức   lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. 18
  19. Chính tại nơi làm việc quá trình kết hợp giữa yếu tố đã diễn ra hay nói   cách khác nơi làm việc là nơi diễn ra quá trình lao động. Nơi làm việc còn là   nơi thể hiện kết quả cuối cùng của mọi hoạt động về tổ chức sản xuất và tổ  chức lao động trong xí nghiệp. Vì thế nơi làm việc là khâu đầu tiên; khâu cơ  sở  là một bộ  phận cấu thành xí nghiệp. Về  mặt xã  hội nơi làm việc là nơi   thể  hiện rõ nhất tài năng, trí sáng tạo và nhiệt tình của người lao động. Nơi   làm việc cũng là nơi góp phần rèn luyện, giáo dục và đào tạo người lao động  nhiệm vụ của tổ chức phục vụ nơi làm việc là: + Tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để  tiến hành các  nhiệm vụ sản xuất với năng suất cao. + Bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng. + Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để  tiến hành quá trình lao   động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. + Bảo đảm khả  năng thực hiện các động tác và thao tác lao động tiên  tiến. Nơi làm việc được tổ  chức phục vụ  hợp lý là nơi làm việc thoả  mãn  đồng bộ  các yêu cầu về  sinh lý, vệ  sinh lao động tâm lý và xã  hội học lao  động, về thẩm mỹ sản xuất và về kinh tế. Nếu nơi làm việc không được tổ  chức và phục vụ  theo khoa học sẽ  dẫn đến lãng phí thời gian làm việc lãng phí công suất máy móc thiết bị, ảnh  hưởng tới quy trình công nghệ, tạo điều kiện cho vi phạm kỷ luật lao động.   Cải tiến tổ  chức và phục vụ  nơi làm việc sẽ  góp phần củng cố  tăng cường  kỷ luật lao động và nâng cao trình độ tổ chức lao động xã hội. * Cải hiện các điều kiện lao động và chế  độ  làm việc nghỉ  ngơi cho  người lao động. Điều kiện lao động  là tổng hợp các nhân tố  của môi trường sản xuất  có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. 19
  20. Điều kiện lao động thực tế  rất phong phú và đa dạng, điều kiện lao  động chia thành 5 nhóm: ­ Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động: sự  căng thẳng về  thể  lực, sự  căng thẳng về thần kinh, nhịp độ lao động tư thế lao động, tính đơn điệu của   lao động. ­ Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường: vì khí hậu, tiếng  ồn, rung động, siêu âm, môi trường không khí, tia bức xạ, tia hồng ngoại, ion  hoá và chiếu sáng chất độc. ­ Nhóm điều kiện thẩm mü của lao động, bố trí không gian sản xuất và  sự phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu thẩm mü, âm nhạc, màu sắc. ­ Nhóm điều kiện tâm lý xã hội. ­ Nhóm điều kiện chế  độ  làm việc nghỉ  ngơi: sự  luân phiên giữa làm  việc và nghỉ giải lao, độ dài thời gian nghỉ ngơi, hình thức nghỉ. Các nhân tố  trên đến có tác động  ảnh hưởng đên sức khỏe khả  năng  làm việc của con người trong quá trình lao động nhiệm vụ của cải thiện điều   kiện lao động là tính hết tất cả những nhân tố  điều kiện lao động vào trạng   thái tối  ưu để  chóng không dẫn đến vi phạm các hoạt động sống của con  người mà ngược lại tác động thúc đẩy củng cố sức khoẻ, nâng cao khả năng   làm việc. Để  đạt được mục tiêu đó các xí nghiệp cần phải tiến hành cải  thiện điều kiện lao động và áp dụng các tiêu chuẩn quy định của nhà nước về  vệ sinh, an toàn lao động trong điều kiện nước ta hiện nay là: + Thay thế các thiết bị quy trình công nghệ phát sinh ra các yếu tố độc  hại bằng thiết bị, các quy trình công nghệ  mới ít phát sinh ra các yếu tố  độc  hại hơn. + Tách công nhân ra khỏi môi trường độc hại bằng cơ khí hoá, tự động  hoá và sử dụng các phương tiện điều khiển từ xa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2